DU LỊCH SINH THÁI
CÂU 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
KHÁI NIỆM VỀ DLST
- Theo Hiệp hội DLST quốc tế: DLST là hoạt động đi lại có trách nhiệm tới các
khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân
địa phương.
- Theo định nghĩa của Honey (1999): DLST là du lịch tới những khu vực nhạy
cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại với quy mô
nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem
lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích
tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người.
- Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN: DLST là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng
góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng
địa phương.
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DLST (7 đặc trưng chung & 3 đặc trưng
riêng)
1. Tính đa ngành: đối tượng được khai thác để phục vụ dl liên quan nhiều ngành
quản lý và mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau.
2. Tính đa thành phần: gồm nhiều bên liên quan như: khách dl, người phục vụ
dl, cộng đồng địa phương,…
3. Tính đa mục tiêu: bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, mở
rộng giao lưu văn hóa – kinh tế,…
4. Tính liên vùng: thông qua các tuyến du lịch, các điểm dl ở 1 khu vực, 1 quốc
gia hay giữa các quốc gia với nhau.
5. Tính mùa vụ: thời gian diễn ra hoạt động tập trung với cường độ cao trong
năm: du lịch nghỉ biển, du lịch thể thao theo mùa…
6. Tính chi phí: mục đích đi dl là hưởng thụ các sản phẩm dl chứ không phải
kiếm tiền.
7. Tính xã hội hóa: thu hút mọi thành phần trong XH tham gia.
DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
1. Tính giáo dục cao về môi trường: dlst quan tâm đến bảo tồn và bảo vệ môi
trường.
1
2. Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng
sinh học: qua tác dụng giáo dục bảo vệ TNTN và MT, hình thành ý thức bảo
vệ thúc đẩy hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững.
3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng đia phương: nâng cao nhận thức của
cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng.
PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của khách dl và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai.
Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế
(tăng GDP), xã hội ( sức khỏe, văn hóa cộng đồng ) và môi trường (bảo tồn tài
nguyên môi trường) trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DLST ( 4 nguyên tắc )
1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn.
2. Bảo vệ môi trường và duy trì HST.
3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
4. Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
NHỮNG YẾU TỐ THIẾT YẾU (7 yếu tố) VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỂ
PHÁT TRIỂN DLST THÀNH CÔNG ( 5 yêu cầu )
NHỮNG YẾU TỐ THIẾT YẾU:
1. Ít gây ảnh hưởng tới TNTN của khu BTTN.
2. Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.
3. Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
4. Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng đp và cho các bên tham gia
khác.
5. Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của khu BTTN.
6. GD những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
7. Sẽ không thể có DLST nếu không có thiên nhiên và sự hấp dẫn của thiên nhiên.
YÊU CẦU CƠ BẢN:
1. Sự tồn tại của HST tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
2. Đảm bảo tính giáo dục nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các đặc
điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
3. Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một
cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng
cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách dl.
2
4. Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa.
5. Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa
bản địa.
Tóm lại, DLST phát triển bền vững trên cơ sở những tiền đề quan trọng như sau:
- Hấp dẫn về TN du lịch tự nhiên và nhân văn.
- Nhu cầu khách dl hướng về thiên nhiên.
- Bền vững về sinh thái và môi trường.
- Cải thiện về bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích.
- Cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu đảm bảo bền vững sinh thái.
- Khả năng tiếp nhận khách dl và tổ chức các hoạt động dlst.
- Cung cấp lợi ích cho khu vực và địa phương.
- Có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan: cơ quan quản lý nhà nước,
khách dl, cộng động địa phương, hdv dl,….
CÂU 2: TÀI NGUYÊN DLST
KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN VÀ TÀI NGUYÊN DLST
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có
thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên dl là cảnh quan thiên nhiên, nhân văn, di tích lịch sử - cách
mạng, công trình lao động sang tạo của con người có thể sử dụng làm thỏa mãn nhu
cầu của khách dl, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm dl, khu dl nhằm tạo ra sự
hấp dẫn dl.
Tài nguyên DLST là 1 bộ phận quan trọng của tài nguyên dl bao gồm
các giá trị tự nhiên của 1 HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển
không tách rời HST tự nhiên đó.
Chỉ được xem là tài nguyên DLST khi có các thành phần và các thể tổng
hợp tụ nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với 1 HST cụ thể được khai thác, use để
tạo ra các sp dl.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NGUYÊN DLST
- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để
tạo ra sản phẩm du lịch.
+ Do sự tác động, khai thác vì các lý do khác nhau, phần lớn các tài nguyên
DLST hiện còn thường nằm xa các khu dân cư.
+ Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên DLST thường được khai
thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
3
+ Do đó, để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên DLST, cần thiết phải có sự
đầu tư hạ tầng cơ sở để có thể tiếp cận tốt với các khu vực tiềm năng.
- Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
+ Gồm phần lớn tài nguyên DLST do khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự
nhiên.
+ Thực tế có nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc như các loài vsv đặc hữu, quý
hiếm hoàn toàn có thể mất do tai biến tự nhiên hoặc do tác động của con người.
CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN DLST CƠ BẢN
Bao gồm các HST điển hình và đa dạng sinh học:
1. HST rừng nhiệt đới
- HST rừng ẩm nhiệt đới
- HST rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi.
- HST rừng savan
- HST rừng khô hạn
- HST rừng núi cao.
2. HST đất ngập nước
- HST rừng ngập mặn ven biển
- HST đầm lầy nội địa
- HST sông, hồ
- HST đầm phá
3. HST san hô, cỏ biển
4. HST vùng cát ven biển
5. HST biển đảo
6. HST nông nghiệp
CÁC TÀI NGUYÊN DLST ĐẶC THÙ
Miệt vườn: Dạng đặc biệt của HST nông nghiệp. Là các khu chuyên canh trồng
cây ăn quả, hoa, cây cảnh….rất hấp dẫn đối với du khách. Hình thành nên giá
trị văn hóa bản địa riêng gọi là “ Văn minh miệt vườn “.
Sân chim: Là 1 HST đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến hàng trăm
ha, với hệ thực vật tương đối phát triển, đây là nơi cư trú di cư của nhiều loài
chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên trong đó
địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng tao nên yếu tố
thẩm mỹ hấp dẫn du khách.
TÀI NGUYÊN VĂN HÓA BẢN ĐỊA
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
4
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết đặc điểm tự nhiên của
khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn với lịch sử phát triển và tín ngưỡng của
cộng đồng.
Việc khai thác các giá trị văn hóa bản địa để đưa vào nội dung các
chương trình DLST ở từng vùng khác nhau được xem là là 1 phần hữu cơ không
tách rời của DLST, hoàn toàn không lẫn với DL văn hóa.
CÂU 3: DU LỊCH SINH THÁI VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
CÁC BÊN THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DLST (11 bên tham gia)
1. Các bộ ngành liên quan: thực hiện chức năng quản lý nhà nước, xây dựng và
ban hành văn bản pháp quy về nguyên tắc hợp tác và trách nhiệm trong hoạt
động DLST ở các khu BTTN.
2. Ban quản lý các VQG, KBTTN: chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các
hoạt động DLST ở các KBTTN.
3. Các hãng lữ hành: cung cấp những tuor trọn gói cho khách dl.
4. HDV: đóng vai trò cơ bản trong hoạt động dlst, là bộ mặt của công ty trước
khách hàng. Cần được đào tạo đầy đủ về kiến thức và nghiệp vụ và các kỹ năng
cần thiết.
5. Các cơ quan tài chính: nhận yêu cầu xin tài trợ để đề xuất các dự án.
6. Tổng cục Du lịch Việt Nam: cơ quan của nhà nước quản lý dl ở VN.
7. Cộng đồng địa phương: là những người tiếp xúc trực tiếp với du khách, cần
được đào tạo hỗ trợ nhằm thực hiện tốt sự tham gia vào hoạt động dl.
8. Chính quyền các cấp tỉnh/ thành phố, huyện, xã: đóng vai trò chính trong dlst
nhằm duy trì điều hòa các lợi ích tại địa phương để đảm bảo phát triển bền
vững.
9. Các tổ chức phi chính phủ: Cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển
các dự án dlst.
10. Các nhà điều hành du lịch: Tổ chức chuyên cung cấp các tour trọn gói cho du
khách.
11. Khách du lịch: là trọng tâm (thượng đế), nếu quên đi điều này đồng nghĩa với
việc chúng ta phải chấp nhận sự thất bại.
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA DLST DỐI VỚI MÔI
TRƯỜNG
o TÍCH CỰC ( 5 lợi ích )
1. DLST đòi hỏi rằng việc bảo tồn ở 1 số khu vực nhất định và các hoạt động bảo
tồn phải có hiệu quả để thu hút khách tới tham quan.
5
2. Nó đem lại lợi ích cho đất nước, cho khu vực, cho cộng đồng địa phương và
đặc biệt là khu BTTN và đây sẽ là nguồn chính phục vụ bảo tồn.
3. Nó có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cho các khu bảo BTTN, do đó sẽ khuyến
khích 9 phủ và các đơn vị tư nhân đầu tư thành lập các khu BTTN tương tự.
4. DLST có thể đóng góp cho bảo tồn nếu nó được sử dụng như 1 công cụ giáo
dục môi trường.
5. DLST cũng tạo công ăn việc làm mới cho cộng đồng địa phương để họ không
tham gia vào các hoạt động phá hủy HST và đe dọa đến các nguồn TNTN.
o TIÊU CỰC
Ảnh hưởng của DL nói chung:
• Tác động lên đất, trên biển và cảnh quan: các bãi biển bị những con
tàu làm xuống cấp, ô nhiễm, rác thải, xói mòn trên các lối đi bộ, xói mòn
đường ô tô, phát triển cơ sở hạ tầng quá mạnh.
• Tác động tới nước: ô nhiễm, khai thác thủy sản…
• Tác động tới thảm thực vật: khai thác củi quá mức, ảnh hưởng xấu tới
cây cối bên đường do bị dẫm đạp, nhổ cây, cây cối bị phá do các hoạt
động cấm trại, đốt lửa.
• Tác động tới đời sống hoang dã: phá hủy rạn san hô, khai thác thủy sản
quá mức, đe dọa động vật hoang dã, nhập những loài lạ,
Ảnh hưởng của DLST:
Một ảnh hưởng thường thấy cuả DLST ở các khu BTTN là do sự dẫm đạp của
du khách sẽ ảnh hưởng tới thảm thực vật che phủ.
CÂU 4: XÂY DỰNG QUY HOẠCH QUẢN LÝ & CÁC CHIẾN LƯỢC
CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DLST
CÁC NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH DLST
Nguyên tắc hòa nhập:
- GD nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó ý thức
tham gia vào các nổ lực bảo tồn được gia tăng.
- Tuyên truyền lâu dài và có hệ thống vì điều này còn phụ thuộc vào lĩnh vực
đạo đức.
- Sự hoạt động của dlst gắn liền với bảo vệ môi trường và duy trì các HST điển
hình. Việc bảo vệ và phát huy văn hóa bản địa là nguyên tắc đặc biệt quan
trọng, bởi vì các giá trị nhân văn là 1 bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá
trị của môi trường xã hội đối với HST ở 1 khu vực cụ thể.
6
- Du khách phải hòa nhập 1 cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên, môi trường
văn hóa xã hội, và phải chấp nhận sự hạn chế của chúng chứ không cải biến
theo ý của mình.
- Thái độ hòa nhập nhiệt tình quá mức cũng gây ra tác động tiêu cực, mặc dù
hành động này xuất phát từ mục đích tốt.
VD: cho ĐV hoang dã ăn sẽ làm mất đi bản năng tự tìm kiếm thức ăn của
chúng,…
Nguyên tắc về sức chứa:
Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của DL đến HST cần phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về “ Sức chứa “. Khái niệm về sức chứa được hiểu từ 4 khía cạnh:
1. Khía cạnh vật lý học: sức chứa là số lượng tối đa du khách mà khu vực có
thể tiếp nhận được, liên quan đến tiêu chuẩn tối thiểu về không gian cho 1
du khách và nhu cầu sinh hoạt của họ.
2. Khía cạnh sinh học: Dưới góc nhìn của sinh thái học, trong 1 HST khi số
lượng 1 loài thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến tác động làm thay đổi sự cân bằng
của cả HST. Sức chứa sinh thái tự nhiên khu DLST là lượng du khách đến
vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường làm xuất hiện các tác động
sinh thái do hoạt động của bản thân du khách và tiện nghi của họ gây ra.
3. Khía cạnh tâm lý: Là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá, du khách cảm
thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác
như: khó quan sát được các loài thú hoang dã, đi lại khó khăn, sự khó chịu
do rác thải.
4. Khía cạnh xã hội: Sức chứa văn hóa - xã hội là giới hạn mà tại đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội
và kinh tế của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương
có cảm giác bị phá vỡ, bị xâm nhập.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUY HOẠCH DLST ( 8 bước )
Bước 1: Thu thập và phân tích thông tin
Bước 2: Xác định phạm vi không gian lãnh thổ
Bước 3: Xác định các mâu thuẫn khi sử dụng tài nguyên
Bước 4: Xác định mục tiêu phát triển
7
Bước 5: Lập kế hoạch phát triển DLST
Bước 6: Đề xuất các hướng dẫn trong quá trình xây dựng quy hoạch và thiết kế DLST
Bước 7: Tiến hành thực hiện quy hoạch và thiết kế DLST
Bước 8: Lập quy trình điều hành, giám sát và điều chỉnh
CÁC NỘI DUNG QUY HOẠCH 1 DỰ ÁN DLST (Điều 19. ND quy hoạch
dl – luật dl)
Khoản 1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm:
1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, vùng và quốc gia;
2. Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du lịch,
các nguồn lực phát triển du lịch;
3. Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quy
hoạch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch;
4. Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch;
5. Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư; nhu cầu sử
dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch;
6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi
trường.
7. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy
hoạch.
Khoản 2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 19 – luật DL,
quy hoạch cụ thể phát triển du lịch còn có các nội dung chủ yếu sau:
1. Phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật
chất - kỹ thuật du lịch; phương án sử dụng đất;
2. Xác định danh mục các dự án đầu tư và tiến độ đầu tư;
3. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường;
4. Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch.
CÂU 5: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH
VÀ PHÁT TRIỂN DLST
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT
Khái niệm về phân tích SWOT
8
Phân tích SWOT là 1 công cụ tìm kiếm tri thức về 1 đối tượng dựa trên nguyên lý
hệ thống, trong đó:
• Phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W) là sự đánh giá từ bên ngoài, tự
đánh giá về khả năng của hệ thống trong việc thực hiện mục tiêu.
• Phân tích cơ hội (O), thách thức (T) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài
chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống.
Ý nghĩa của phân tích SWOT
• Là 1 cách rất hiêu quả để đi đến 1 quyêt định hoặc 1 giải pháp phù hợp
nhằm phát huy tốt nhất điểm mạnh, cơ hội thuận lợi và hạn chế nhiều nhất những
điểm yếu và thách thức.
• Phân tích SWOT rất thường được sử dụng trong các báo cáo định kỳ,
trong xây dựng 1 tổ chức, công ty hay thành lập 1 dự án, 1 chiến lược phát triển kinh
tế….
• Phân tích SWOT còn có thể áp dụng cho cuộc sống đời thường của cá
nhân khi cần giải quyết trước những phương án lựa chọ cho tương lai…
Nội dung của phân tích SWOT (3 giai đoạn)
• Giai đoạn xác định S, W, O, T
(1) Những điểm mạnh (S)
- Những lợi ích mang đến.
- Những thuận lợi có sẵn.
- Những sự ủng hộ từ phía tiếp nhận
(2) Những điểm yếu (W)
- Những thiếu sót gây trở ngại.
- Hiệu quả thấp / xấu khi thực hiện.
- Những điều không thể tránh khỏi
(3) Những cơ hội thuận lợi (O)
- Đâu là những cơ hội tốt có thể tiếp cận.
- Khả năng nắm bắt những cơ hội để cải thiện những điểm yếu kém.
(4) Những thách thức (T)
- Khó khăn thực tế đang tác động từ phía người sử dụng.
- Những trở ngại có tính khách quan cho việc thực hiện.
• Giai đoạn vạch ra chiến lược, giải pháp
Sau khi phân tích cần vạch ra 4 chiến lược:
CL1: chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ.
CL2: chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội.
CL3: chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách.
CL4: chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu.
Bảng tổng hợp phân tích SWOT
Yếu tố bên trong
9
PHÂN TÍCH SWOT
S W
Yếu tố bên ngoài
O S + O O - W
T S – T -W - T
• Giai đoạn xếp các nhóm giải pháp chiến lược
1. Nhóm rất ưu tiên: căn cứ vào số lần lặp lại.
2. Các nhóm ưu tiên
3. Các nhóm xem xét: khi có điều kiện mới thực hiện.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH SỨC CHỨA
Khái niệm sức chứa ( CÂU 4 )
Có 5 loại sức chứa:
1. Sức chứa vật lý.
2. Sức chứa sinh học.
3. Sức chứa tâm lý.
4. Sức chứa xã hội.
5. Sức chứa quản lý.
Các công thức chung để tính sức chứa của 1 điểm du lịch:
Sức chứa thường xuyên:
CPI = AR/ a
Trong đó:
CPI : sức chứa thường xuyên
AR: diện tích của khu vực
a: tiêu chuẩn không gian
Sức chứa hằng ngày
CPD = CPL × TR = TR/a
Trong đó:
CPD: sức chứa hằng ngày
TR: công suất sử dụng mỗi ngày
Sức chứa hằng năm
CPY = CPD / PR = ( AR × TR ) / ( a × PR )
10
Trong đó:
CPY : sức chứa hằng năm
PR: ngày sử dụng (sử dụng cả đêm 1/ 365 × OR )
OR: công suất sử dụng giường
Trong trường hợp có trước nhu cầu du lịch thì diện tích cần thiết để đáp
ứng nhu cầu đó có thể được tính như sau:
AR = ( TD × a × PR) / TR
TD: nhu cầu du lịch
Công thức tính sức chứa du lịch của 1 khu vực căn cứ vào tiêu chuẩn
trung bình cho từng cá nhân ( m
2
/người)
Sức chứa =
Tổng số khách tham quan mỗi ngày (KNM)
KMN = Sức chứa × Hệ Số Luân Chuyển
Hệ số luân chuyển
Các ví dụ về tính sức chứa:
CC
KDL
= Σ CC
i
( i: các dịch vụ du lịch )
VD1: Cắm trại:
11
Thời gian KV mở cửa cho khách Tham quan
Thời giant rung bình của 1 cuộc tham quan
HSLC =
Khu vực do du khách sử dụng
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
- S khu du lịch = 5000 m
2
- Mật độ 200 m
2
/ người
- Thời gian mở cửa: 9h
- Thời gian 1 lần cắm trại: 3h
Sức chứa hằng ngày?
Giải:
CPI = 5000 / 200 = 25 người
HSLC = 9h / 3h = 3
KLMN = CPI × HSLC = 25 × 3 = 75 người
VD2: Nhà nghỉ:
- Homestay 100 giường ( mỗi giường 1 người )
- Thời gian sử dụng 24h
- Thời gian cho phép sử dụng 24h
Sức chứa hằng ngày?
Giải:
CPI = 100 / 1= 100 người
HSLC = 24h / 24h = 1
KLMN = CPI × HSLC = 100 × 1 = 100 người
VD3: Nhà hàng:
- Nhà hàng 10 bàn × 10 ghế/bàn = 100 ghế
- 1 ghế / 1 người
- Thời gian mở cửa: 8h
- Thời gian 1 lần ăn uống: 2h
Sức chứa hằng ngày?
Giải:
CPI = 100 /1 = 100 người
HSLC = 8h / 2h = 4
KLMN = CPI × HSLC = 100 × 4 = 400 người
VD4: Xem thú đêm bằng ô tô:
- Xe ô tô = 4 hàng ghế × 3 người / 1 hàng = 12 người
- 1 ghế / 3 người
- Thời gian mở cửa : 18h – 22h = 4 giờ
- Thời gian 1 lần xem = 1 giờ
Sức chứa hằng ngày?
Giải:
CPI = 12 /1 = 12 người
12
HSLC = 4h / 1h = 4
KLMN = CPI × HSLC = 12 × 4 = 48 người
VD5: Thăm đường mòn diễn giải:
- Đường mòn diễn giải = 3km
- 10 người / 1km -> the best
- Thời gian mở cửa: 8 tiếng
- Thời gian 1 lần đi / xem = 2h
KLMN?
Giải:
CPI = 3km × 10 người/ km = 30 người
HSLC = 8h/2h = 4
KLMN = CPI × HSLC = 30 × 4 = 120 người
LAC – MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA LAC, CÁC CHỈ THỊ VÀ TIÊU
CHUẨN THƯỜNG DÙNG CỦA LAC, VD?
Khái niện và ý nghĩa của LAC
- LAC là tiến trình xây dựng bởi Cục Lâm Nghiệp Hoa Kỳ nhằm đánh
giá các tác động của du khách đối với khu vực hoang dã.
- Nó chấp nhận rằng thay đổi là không thể tránh được nhưng cần xác lập
các giới hạn ở mức độ nào thì thay đổi có thể chấp nhận được.
- Cách tiếp cận LAC hỗ trợ các nhà quản lý nắm vững các chi tiết của
việc quản lý để đánh giá sự tiến triển của thực hiện dự án DLST.
- Nếu các nhà lập kế hoạch dung LAC để thiết lập hệ thống theo dõi các
tác động của du lịch, nên có nhiều chỉ thị và tiêu chuẩn dược dùng để đánh giá sự tiến
triển của thực hiện dự án DLST.
Xây dựng LAC gồm 3 GĐ
1. Xác định vấn đề và mối liên quan của khu vực
2. Định nghĩa và mô tả các kiểu hoạt động có thể yêu cầu
3. Chọn các chỉ thị.
Thực hiện LAC gồm 5 giai đoạn
1. Xác định các chỉ thị.
2. Xác định nguyên nhân và mô tả.
3. Xây dựng hệ thống tiêu chí và tiêu chuẩn.
4. Công tác giám sát.
5. Điều chỉnh.
Các chỉ thị
1. Chỉ thị môi trường
- Xói mòn đất tại 1 điểm nào đó
- Sự lan rộng vùng bị tác hại
13
- Cắm trại hay đốt lửa trái phép
- Khuẩn E.coli tìm thấy trong nước
- Số cây bị hư hại trong khu vực cắm trại
- ……
2. Chỉ thị về trải nghiệm
- Số người xâm nhập vào các nhóm khác mỗi ngày
- Số vi phạm an toàn mỗi tháng
- Số khiếu nại về các du khách làm ồn
- Số du khách ở lại
- Nhận xét về du khách của HDV du lịch
- ….
3. Chỉ thị kinh tế
- Số công ty kinh doanh DLST trong cộng đồng bên cạnh
- Lượng phí vào cổng thu hàng tháng
- Thời gian trung bình lưu lại của khách tại điểm
- Sự đóng góp của DLST cho ngân sách địa phương
- ….
4. Chỉ thị văn hóa – xã hội
- Sự bảo dưỡng các hoạt động truyền thống
- Sự thay đổi trong dân số
- Các báo cáo về hành vi tiêu cực bởi du khách đối với dân địa phương
- Nhận xét của các HDV đối với hoạt động DLST
- Nhận xét tổng quát của dân địa phương đối với hoạt động DLST
- …
5. Chỉ thị quản lý ( cơ sở hạ tầng )
- Số lượng và chiều dài của các đường mòn
- Lượng thời gian dành cho bảo trì cơ sở hạ tầng
- Lượng khác họa trong khu cắm trại
- ….
Các tiêu chuẩn đối với các chỉ thị
1. Chỉ thị môi trường
- 30 % đất trọc trong khu cắm trại X
- Tối thiểu 5 tổ chim dọc đường mòn Y
- 3 vụ đốt lửa trái phép trong khu Z 1 năm
- 3 vụ cây hư hại trong khu cắm trại mùa hè
- ….
2. Chỉ thị về trải nghiệm của du khách
- 1 vụ xâm nhập trái phép theo các nhóm khác trong 1 ngày
- 5 than phiền về du khách làm ồn ào mỗi tháng
14
- 90% du khách hài lòng khi tham quan
- …
3. Chỉ thị kinh tế
- 2 công ty DLST thành lập mới trong cộng đồng / năm
- 50. 000 USD thu phí vào cổng mỗi năm
- Thời gian lưu trú trung bình là 3 ngày
- Đóng góp 25% tổng ngân sách địa phương.
- ….
4. Chỉ thị văn hóa – xã hội
- Món ăn địa phương phục vụ 50% trong các nhà hàng
- 3 hành vi xấu của du khách trong cộng đồng mỗi năm.
- 2 vụ cướp / năm ở cộng đồng Z.
- 25% du khách viếng thăm các sự kiện văn hóa địa phương
- …
5. Chỉ thị quản lý
- Tổng chiều dài đường mòn tăng 10% / năm và trong 6 năm.
- Người trong điểm du lịch dùng 50% thời gian cho bảo trì cơ sở hạ tầng.
- 3 vụ khắc chữ trên cây tìm thấy trong khu cắm trại trong thời kỳ 3 tháng.
- ….
PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH LỢI THẾ CẠNH TRANH GIŨA CÁC KHU
DL
Đánh giá các yếu tố bên trong các khu du lịch
- Văn hóa bản địa
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Hệ thống giao thông
- Dịch vụ vui chơi
- Hoạt động xúc tiến, quảng bá
- Vị trí khu du lịch
- Các vấn đề môi trường ( ô nhiễm, hoạt động bảo vệ môi trường )
- Định hướng phát triển
- Tiềm năng phát triển du lịch
- Đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch
Đánh giá yếu tố bên ngoài khu du lịch
- Khả năng thu hút dự án đầu tư phát triển khu du lịch
- Mức độ an toàn
- Cơ chế quản lý
- Sự tham gia của cộng đồng
- Sự tham gia của công ty du lịch, công ty lữ hành
15
- Cơ chế, 9 sách du lịch chi phối
- Nguồn vốn đầu tư
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG / NGOÀI
YẾU TỐ TRỌNG SỐ (W) ĐIỂM (S) W × S
.
.
TỔNG
so sánh tổng W × S các điểm du lịch với nhau
tổng W × S càng lớn -> lợi thế cạnh tranh càng lớn
VD:
BÊN TRONG
YẾU TỐ TRỌNG SỐ
(W)
ĐIỂM (S) W × S
• S
Phong phú tài ngyên 0.2 8 1.6
Chưa bị tác động 0.2 6 1.2
Nhiều đặc sản 0.1 6 0.6
Giao thông thuận lợi 0.1 5 0.5
• W
Cơ sở hạ tầng kém 0.1 2 0.2
Sản phẩm du lịch kém 0.2 2 0.4
Chưa có tour, tuyến du lịch 0.1 1 0.1
Cán bộ quản lý kém 0.1 1 0.1
TỔNG 4.7
BÊN NGOÀI
YẾU TỐ TRỌNG SỐ
(W)
ĐIỂM (S) W × S
• O
Quan tâm đp TN 0.2 7 1.4
Nhu cầu DLST cao 0.2 8 1.6
16
Nhiều nhà đầu tư hỗ trợ 0.1 9 0.9
• T
QH sử dụng địa phương 0.2 2 0.4
Cơ chế, chính sách kém 0.2 4 0.8
Ý thức cộng đồng kém 0.1 2 0.2
TỔNG 5.3
CÂU 6: DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG
THẾ NÀO LÀ DLST CỘNG ĐỒNG; SỰ KHÁC BIỆT SO VỚI DLST,
DLCĐ, DLST ĐẠI TRÀ
DLST cộng đồng
- Là sự kết hợp của DLCĐ và DLST.
- DLSTCĐ do CĐ tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hía bản địa với mục tiêu
bảo vệ môi trường.
- DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
- Với khách dl: DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường
và văn hóa địa phương cho du khách.
Sự khác biệt
• DLST và DLCĐ
DLST DLCĐ
- Người dân địa phương có ĐK tham gia
hoạt động du lịch thu được lợi ích và có thẩm
quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định
hoạch định phát triển.
- Có thể phát triển ở khu vực không có
dân cư sinh sống, nhưng có đk tự nhiên hoang
dã nhằm phục vụ cho hoạt động bảo tồn.
- DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực
không có điểm đặc biệt về tài nguyên tự nhiên
nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa.
- DLCĐ có thể phát triển tại các đô thị.
• DLSTCĐ và DL Đại trà
DLSTCĐ DL Đại trà
- Tổ chức theo nhóm nhỏ - Thường được tổ chức cho nhóm đông
17
người.
- Gồm những người yêu thích thiên nhiên,
đi du lịch để tìm hiểu môi trường, trải nghiệm
cuộc sống hoặc tình nguyện
- Khách DL đi du lịch vì mục đích giải trí
nghỉ dưỡng.
- Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nhưng
chú trọng hơn đến việc bảo vệ môi trường,
thiên nhiên và phát triển mọi mặt cho cộng
đồng.
- Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế
LỢI ÍCH CỦA DLST CỘNG ĐỒNG
Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng bằng việc cung cấp các
dịch vụ du lịch:
• Lưu trú tại gia.
• Hướng dẫn, diễn giải môi trường.
• Biểu diễn văn nghệ.
• Dịch vụ ăn uống.
• Vận chuyển
Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học:
• Hạn chế chặt phá rừng, săn bắt thú hoang và khai thác thủy sản
quá mức.
• Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ
môi trường với phát triển kinh tế địa phương.
• GD môi trường cho cộng đồng và du khách thông qua các hoạt
động du lịch: diễn giải môi trường, trồng cây xanh, thu gom rác…
• Đóng góp kinh phí cho bảo vệ môi trường.
Bảo tồn các giá trị văn hóa:
• Nâng cao lòng tự hào của người dân về các đặc trưng của văn hóa
địa phương.
• Khôi phục và giữ gìn các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống,
sinh hoạt văn hóa cộng đồng
• Nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng, miền, đất nước khác
cho cộng đồng qua việc giao lưu với khách du lịch.
• Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo tồn
các giá trị văn hóa với phát triển kinh tế địa phương.
Phát triển cộng đồng:
• Cải thiện mức sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa
phương.
• Xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng.
18
• Nâng cao kỹ năng hiểu biết của cộng đồng thông qua tập huấn,
hội họp
• Góp phần thúc đẩy phát triển bình đẳng giới, tăng cường sự tham
gia của phụ nữ và quyền ra quyết định cho cộng đồng địa phương.
GOOD LUCK!!!!
19