ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Lê Hoài Nam
Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh các trường
chuyên nghiệp ở tỉnh Yên Bái hiện nay
Luận văn Thạc sĩ Triết học
Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hồ Trọng Hoài
Hà Nội - 2008
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới hệ
thống chính trị, phát huy dân chủ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở
nước ta và hội nhập với thế giới hiện nay. Vì vậy, Đảng ta chỉ rõ: “Tăng
cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật,
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được
thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”[25, tr.57]. Do đó,
việc nâng cao ý thức pháp luật cho công dân là vấn đề có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn to lớn được các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức
xã hội và các đoàn thể quần chúng đặc biệt quan tâm nhằm góp phần xây
dựng một xã hội văn minh, kỷ cương, pháp luật của nhà nước được tăng
cường.
Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ nâng cao ý thức pháp luật cho công dân
cần phải được triển khai rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt trong
học sinh, sinh viên - nguồn nhân lực quan trọng của xã hội. Bởi sự hiểu biết
về hệ thống, các quy phạm pháp luật hiện hành; thái độ tôn trọng đối với pháp
luật và ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật... là cơ sở cho mỗi học sinh,
sinh viên nâng cao, phát triển ý thức pháp luật. Đây cũng là một trong những
đòi hỏi bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu
nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước
ta hiện nay.
Ở các tỉnh miền núi, những đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn
hoá, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán... nhiều khi đã trở thành những
“trở lực” cho quá trình nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công
dân, thực hành dân chủ, “tăng cuờng kỷ cương, kỷ luật”. Vì vậy, làm rõ thực
trạng và nguyên nhân ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật của học sinh
2
các trường chuyên nghiệp ở các tỉnh miền núi, từ đó đề xuất các phương
hướng, giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nguồn nhân lực này có
ý nghĩa quan trọng trong quá trình thể chế hoá pháp luật, trau dồi văn hoá
pháp lý, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, thực hiện tốt đường
lối của Đảng, chính sách của Nhà nước... của mỗi công dân ở nước ta hiện
nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn “Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật cho học
sinh các trường chuyên nghiệp ở tỉnh Yên Bái hiện nay” làm đề tài luận văn
thạc sĩ triết học cho mình. Từ tên đề tài này, hy vọng, qua các kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh các trường chuyên nghiệp
ở địa phương, góp phần vào việc nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh
viên trên địa bàn các tỉnh miền núi nói riêng và cả nước nói chung, đáp ứng
yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật công dân trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những vấn đề về pháp luật, ý thức pháp luật, vai trò của pháp luật, giáo
dục pháp luật, biện pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường, tình hình chấp
hành pháp luật của học sinh, sinh viên... ở nước ta hiện nay đã được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình như: “Những đặc điểm
của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Luận án TS
Triết học của Đào Duy Tấn (2000); “Giáo dục pháp luật trong các trường đại
học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện
nay”, Luận án PTS Luật học của Đinh Xuân Thảo (1996); Đào Trí Úc với
“Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” (Chương trình khoa học công
nghệ cấp nhà nước KX 07-17); PTS.Trần Ngọc Đường - Dương Thanh Mai
với “Bàn về giáo dục pháp luật” (1995); “Một số vấn đề về giáo dục pháp
luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số” của Nguyễn Duy Lãm chủ biên
(1996); TS. Nguyễn Đình Đặng Lục với “Giáo dục pháp luật trong nhà
trường” (2004); “Tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc miền
3
núi tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay” Luận văn tốt nghiệp cao cấp chính
trị của Lò Thị Nga (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001); Vương
Thanh Hương – Nguyễn Minh Đức với “Thực trạng phạm tội của học sinh,
sinh viên trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà
trường”(1995)… ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết
về vấn đề này, nhưng đều nghiên cứu ở tầm vĩ mô. Vì vậy, nghiên cứu về ý
thức pháp luật của học sinh các trường chuyên nghiệp ở một tỉnh miền núi
thông qua điều tra tại các trường này là đề tài hết sức mới mẻ, chưa từng được
quan tâm, tìm hiểu.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở phân tích thực trạng ý thức pháp
luật của học sinh các trường chuyên nghiệp ở tỉnh Yên Bái nhằm đề xuất các
giải pháp góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng này, đáp ứng yêu
cầu đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao của địa phương
hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ bản chất, chức năng của ý thức pháp luật và tầm quan trọng của
việc nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh các trường chuyên nghiệp ở tỉnh
Yên Bái hiện nay.
- Phân tích thực trạng ý thức pháp luật của học sinh các trường chuyên
nghiệp ở tỉnh Yên Bái hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh các
trường chuyên nghiệp ở tỉnh Yên Bái hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng ý thức pháp luật của
học sinh các trưòng chuyên nghiệp ở tỉnh Yên Bái và nguyên nhân của thực
trạng đó.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là ý thức pháp luật của học sinh các
trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái (thông qua khảo sát các
4
trường: Trung học Nông - Lâm Yên Bái, Trung học Kinh tế Yên Bái, Trung
học Y tế Yên Bái, Trung học Văn hóa nghệ thuật Yên Bái, Trường Trung cấp
nghề tỉnh Yên Bái).
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu của luận văn gồm các sách, báo, bài viết trên những Tạp
chí chuyên ngành; các luận án, luận văn và các công trình nghiên cứu khác có
liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, điều
tra, biểu đồ...
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: Luận văn góp phần khẳng định sự quan thiết của việc
nâng cao ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên của các trường chuyên nghiệp
nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà
trường, các cơ quan pháp luật trong quá trình tuyên truyền và giáo dục ý thức
pháp luật cho học sinh, sinh viên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Ý thức pháp luật và tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức
pháp luật cho học sinh các trường chuyên nghiệp ở tỉnh Yên Bái hiện nay
Chương 2: Ý thức pháp luật của học sinh các trường chuyên nghiệp ở
tỉnh Yên Bái hiện nay - thực trạng và nguyên nhân
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học
sinh các trường chuyên nghiệp ở tỉnh Yên Bái hiện nay.
5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lâm Tuấn Anh - Nguyễn Thị Minh Phương (2006), Một số yếu tố
văn hoá và giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển làng xã, NXB. Thế giới, Hà
Nội.
2. Lê Thị Tuyết Ba (2006), “Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và
phát triển của ý thức đạo đức ở nước ta hiện nay”, www.chungta.com.
3. Ban Tư tưởng -Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị
quyết Đại hội X của Đảng, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Triết hoc Mác-Lênin (dùng
trong các trường Đại học, cao đẳng), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Môn học pháp luật (Tập bài giảng dùng
trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề), NXB. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Dung (2004), Thế chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền,
NXB. Tư pháp, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khóa VII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Yên Bái lần thứ XV.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Yên Bái lần thứ XVI.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Lê Quý Đức – Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hoá đạo đức ở nước ta hiện
nay vấn đề và giải pháp, NXB. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
6
12. Phạm Duy Đức (2004), Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay
những vấn dề lý luận và thực tiễn, NXB. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
13. Trần Ngọc Đường - Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật,
NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Vương Thanh Hương – Nguyễn Minh Đức (1995), Thực trạng phạm tội
của học sinh, sinh viên trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật
trong nhà trường, Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Minh Hiền (2008), Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao
động trong các loại hình doanh nghiệp, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
16. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Triết học
Mác - Lênin, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Duy Lãm (1996), Một số vấn đề về giáo dục pháp luật ở miền núi
và vùng dân tộc thiểu số, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. X.M.Lê-pê-khin (1978), Những nguyên lý Lê-ninnít về giáo dục thanh
niên, NXB. Thanh niên, Hà Nội.
19. Nguyễn Đình Đặng Lục (2004), Giáo dục pháp luật trong nhà trường,
NXB. Giáo dục, Hà Nội.
20. Dương Thị Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp
ở Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Lò Thị Nga (2001), Tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
miền núi tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay, Luận văn tốt nghiệp cao cấp
chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Ngọ Văn Nhân (2006), “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp
luật”, Tạp chí Triết học (8), tr.11 - 16.
23. Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi
văn hoá xã hội ở Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
7
24. Lê Hồng Sơn (2001), Học và làm theo pháp luật (Hỏi - Đáp), NXB. Giáo
dục, Hà Nội.
25. Đào Duy Tấn (2000), Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức
pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường đại học,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay,
Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
27. Trần Văn Thắng (2008), Giáo trình pháp luật, NXB. Đại học sư phạm Hà
Nội, Hà Nội.
28. Vũ Anh Tuấn (2001), Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng
xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
29. Hoàng Anh Tuyên (2006), Pháp luật dành cho mọi nhà, NXB. Tư pháp,
Hà Nội.
30. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình lý luận chung về
Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
31. Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (2000), Giáo trình pháp luật
đại cương, NXB. Tài Chính, Hà Nội.
32. Trường Trung học Nông – Lâm Yên Bái (2007), Báo cáo tổng kết năm
học 2006 – 2007.
33. Trường Trung học Kinh tế Yên Bái (2007), Báo cáo tổng kết năm học
2006 – 2007.
34. Trường Trung học Y tế Yên Bái (2007), Báo cáo tổng kết năm học 2006 –
2007.
35. Trường trung học Văn hoá nghệ thuật Yên Bái, Báo cáo tổng kết năm học
2006 – 2007.
8
36. Trường Trung cấp nghề tỉnh Yên Bái, Báo cáo tổng kết năm học 2006 –
2007.
37. Đào Trí Úc (2006), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Chương
trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07-17.
38. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1994), Xã hội và pháp luật,
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9