Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Các giải pháp bảo hiểm tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.64 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TÂM

CÁC GIẢI PHÁP BẢO HIỂM TÀI LIỆU GIẤY
TẠI CÁC TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LƢU TRỮ HỌC VÀ TƢ LIỆU HỌC
Mã số: 5 10 02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. NGUYỄN VĂN HÀM
Hà Nội - 2003


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu "Các giải pháp bảo hiểm tài liệu giấy tại
các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia " là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài
được tác giả độc lập nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tiễn trong và ngoài
nước, tổng kết đúc rút kinh nghiệm từ các bài viết đăng tải trên các tư liệu tham
khảo và sự phân tích đánh giá và tổng hợp của bản thân. Luận văn hoàn toàn
không có sự sao chép nguyên văn của bất cứ công trình nghiên cứu nào trong và
ngoài nước.
Lời cam đoan của tôi là đúng sự thật với danh dự của người làm công tác
nghiên cứu khoa học, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2003
Tác giả

Nguyễn Thị Tâm

2




LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến các thày giáo, cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng,
Trường Đại học Khoa học-Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học và luận văn
này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Cục Văn thư và Lưu trữ
nhà nước, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học, Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ
quốc gia và các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều về vật chất và tinh thần để hoàn thành luận văn
này.
Bản luận văn của tôi không thể hoàn thành được nếu không có sự giúp đỡ
tận tình của PGS. Nguyễn Văn Hàm, Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị
Văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc
gia Hà Nội. Xin Thày hãy ghi nhận lòng biết ơn sâu sắc của người học trò này.
Cuối cùng xin cảm ơn những người thân trong gia đình nội, ngoại đã động
viên và giúp đỡ tôi có được thành công ngày hôm nay./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2003
Tác giả

Nguyễn Thị Tâm

3


MỤC LỤC NỘI DUNG
Nội dung


STT

Trang

Lời mở đầu
1.

Mục đích và ý nghĩa của đề tài

8

2.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

10

3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

11

4.

Nguồn tài liệu tham khảo

13

5.


Phương pháp nghiên cứu

14

6.

Bố cục luận văn

15

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TÀI LIỆU HIỆN BẢO QUẢN
TẠI CÁC TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA
1.1.

Tình hình tài liệu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

1.1.1.

Lịch sử hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia I

1.1.2.

17

17

Thẩm quyền quản lý và sưu tầm, thu thập tài liệu của Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia I

19

1.1.3.

Tình hình tài liệu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

20

1.2.

Tình hình tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

27

1.2.1.

Lịch sử hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia II

1.2.2.

1.2.3.

27

Thẩm quyền quản lý và sưu tầm, thu thập tài liệu của Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia II


28

Tình hình tài liệu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

29

4


II
1.3.

Tình hình tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

1.3.1.

Lịch sử hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia III

1.3.2.

32

Thẩm quyền quản lý và sưu tầm, thu thập tài liệu của Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia III

1.3.3.
1.4.

32


32

Tình hình tài liệu lưu trữ hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III
Nhận xét chung về tình hình tài liệu hiện bảo quản tại các Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia

34
37

Chƣơng 2
thực trạng bảo hiểm tài liệu
tại các Trung tâm lƣu trữ quốc gia
2.1.

Quan niệm về bảo hiểm tài liệu và phông bảo hiểm

39

2.1.1.

Quan niệm về bảo hiểm

39

2.1.2.

Quan niệm về phông bảo hiểm


41

2.2.

Sự cần thiết phải bảo hiểm tài liệu lưu trữ

43

2.3.

Thực trạng bảo hiểm tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

47

2.3.1

Cơ sở pháp lý để tiến hành bảo hiểm tài liệu lưu trữ

47

2.3.2.

Thực trạng bảo hiểm tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia

48

2.3.2.1. Thực trạng bảo hiểm tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia I


48

2.3.2.2. Thực trạng bảo hiểm tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II

51

2.3.2.3. Thực trạng bảo hiểm tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ

2.3.3.

Quốc gia III

53

Nhận xét chung về thực trạng bảo hiểm tài liệu tại các Trung tâm

53

5


Lưu trữ Quốc gia

Chƣơng 3
các Giải pháp Bảo hiểm tài liệu
tại các Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia
3.1

Nhóm giải pháp về nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chế độ,


58

chính sách vền bảo hiểm tài liệu
3.1.1.

Nội dung những vấn đề cần nghiên cứu, quy định để tiếp tục hoàn

59

thiện thể chế, chính sách về bảo hiểm tài liệu
3.1.2.

Các hình thức văn bản cần ban hành để quản lý, chỉ đạo công tác

59

bảo hiểm
3.2.

Giải pháp về tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

64

3.2.1.

Giải pháp về tổ chức

64


3.2.2.

Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

66

3.3.

Giải pháp về lựa chọn tài liệu để bảo hiểm

69

3.4.

Giải pháp về lựa chọn công nghệ để bảo hiểm

73

3.4.1.

Giải pháp công nghệ micrôphim

73

3.4.1.1. Tình hình ứng dụng công nghệ micrôphim trên thế giới và khả
năng ứng dụng công nghệ này vào việc bảo hiểm tài liệu ở các
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

73


3.4.1.2. Quy trình công nghệ

76

3.4.1.3. Thiết bị, vật tư

79

3.4.2.

Giải pháp công nghệ số hoá

82

3.4.2.1. Tình hình ứng dụng công nghệ số hoá trên thế giới và khả năng
ứng dụng công nghệ này vào việc bảo hiểm tài liệu ở các Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia

82

3.4.2.2. Quy trình công nghệ

84
6


3.4.2.3. Thit b, vt t
3.4.3.

85


Gii phỏp cụng ngh micrụphim-s hoỏ

86

3.4.3.1. Tỡnh hỡnh ng dng cụng ngh micrụphim-s hoỏ trờn th gii v
kh nng ng dng cụng ngh ny vo vic bo him ti liu
cỏc Trung tõm Lu tr Quc gia

87

3.4.3.2. Quy trỡnh cụng ngh

88

3.4.3.3. Thit b, vt t

90

3.4.4.

Cỏc gii phỏp khỏc

93

3.4.5

Mt s xut v vic la chn cụng ngh bo him ti liu

93


3.5.

Gii phỏp v xõy kho bo him

94

3.6.

Giải pháp về đầu t- kinh phí

95

Kết luận

97

Ti liu tham kho

100

Ph lc

104

7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Hiện tại, ba Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước đang trực tiếp quản lý gần 30 km giá tài liệu lưu trữ có giá trị về chính
trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, lịch sử được hình thành trong quá trình hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu trải qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau của dân tộc Việt Nam. Đại bộ phận tài liệu lưu trữ là bản
gốc, bản chính của tài liệu được khắc, được viết, được ghi trên nhiều vật mang
tin khác nhau như trên gỗ (tài liệu Mộc bản), trên giấy dó (tài liệu Hán-Nôm...),
trên giấy công nghiệp (tài liệu tiếng Pháp, tiếng Việt...), trên bản can, bản sao
ánh sáng...(tài liệu kỹ thuật), trên phim, ảnh, băng, đĩa...(tài liệu phim điện ảnh,
ảnh, ghi âm, tài liệu điện tử) và được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau như chữ
Hán-Nôm, chữ Pháp, chữ Anh, chữ Việt.... Có thể nói rằng tài liệu bảo quản tại
các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia là rất đa dạng và phong phú cả về nội dung và
hình thức. Đây là một trong những nguồn sử liệu rất quan trọng, là di sản đặc
biệt của dân tộc, có giá trị rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ, bảo quản an toàn và tổ chức khai thác sử
dụng có hiệu quả khối tài liệu lưu trữ này là trách nhiệm của Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước mà trực tiếp là của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Thực hiện
trách nhiệm được Nhà nước giao cho, trong những năm qua, các Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia đã cố gắng từng bước giải quyết tình trạng tài liệu tích đống, tu bổ
tài liệu bị hư hỏng, đa dạng hoá và hiện đại hoá các công cụ tra cứu, mở rộng các
hình thức phục vụ khai thác sử dụng tài liệu nhằm phát huy giá trị của tài liệu lưu
trữ phục vụ mọi yêu cầu xã hội. Đặc biệt, để bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ,
các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng để
mở rộng và tăng cường cơ sở vật chất. Chẳng hạn, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
8


đã được đầu tư kinh phí để cải tạo nhà kho 4 tầng chuyển đổi môi trường bảo
quản tài liệu từ thông gió tự nhiên sang điều hoà không khí; Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II đã được đầu tư xây mới kho lưu trữ với sức chứa gần 20 km giá tài

liệu và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã được đầu tư xây mới kho lưu trữ với
sức chứa 15 km giá tài liệu. Bên cạnh việc cải tạo và xây mới kho lưu trữ thì các
trang thiết bị để bảo quản tài liệu; để khống chế và duy trì nhiệt độ, độ ẩm; để
báo cháy, chữa cháy; để theo dõi đột nhập; để vệ sinh tài liệu, để vận chuyển tài
liệu lưu trữ cũng không ngừng được tăng cường theo hướng hiện đại hoá. Tuy
nhiên, để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ nhất là tài liệu quý, hiếm trong
mọi tình thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải tiến hành lập phông
bảo hiểm tài liệu lưu trữ. Vấn đề này càng trở nên cấp bách đối với các Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia vì qua khảo sát thực tế tình hình tài liệu ở các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia cho thấy sự an toàn của tài liệu lưu trữ, đặc biệt là tài liệu được
ghi trên vật mang tin là giấy công nghiệp chiếm đại bộ phận trong số tài liệu lưu
trữ đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi tốc độ lão hoá do tự thân vật mang tin của
tài liệu gây nên; do tác động của điều kiện môi trường khí hậu nóng, ẩm đặc biệt
là thiên tai bão lụt; do tác động của các sinh vật phá hoại; do hoả hoạn, chiến
tranh, khủng bố...có thể xẩy ra bất cứ lúc nào và do nhu cầu sử dụng tài liệu lưu
trữ ngày một gia tăng. Việc tiếp cận, khai thác sử dụng thường xuyên đối với bản
gốc, bản chính tài liệu lưu trữ vốn đã xuống cấp sẽ dẫn tới nguy cơ tiềm tàng là
làm cho tài liệu nhanh chóng bị hư hỏng và có thể dẫn tới huỷ hoại hoàn toàn.
Để góp phần từng bước tìm ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế
tối đa ảnh hưởng của những tác động của tự nhiên và con người đối với tài liệu
lưu trữ quốc gia nói chung và tài liệu lưu trữ quý, hiếm tại các Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia nói riêng, chúng tôi chọn đề tài "Các giải pháp bảo hiểm tài liệu
giấy tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia” để nghiên cứu. Với tên gọi của đề tài
như đã nêu, chúng tôi đặt ra các mục tiêu cần phải giải quyết như sau:
9


Một là, nghiên cứu thực trạng tài liệu đang bảo quản tại các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia. Để đi tới giải quyết vấn đề này, trước hết chúng tôi tập trung
nghiên cứu làm rõ lịch sử thành lập, vị trí, chức năng, nhiệm vụ cũng như thẩm

quyền quản lý tài liệu của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;
Hai là, nghiên cứu tình hình bảo hiểm tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, trước hết chúng tôi sẽ tập trung làm
sáng tỏ khái niệm thế nào là bảo hiểm tài liệu và phông bảo hiểm; sự cần thiết
phải lập bản sao bảo hiểm tài liệu và thực trạng của việc tiến hành lập bản sao
bảo hiểm tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hiện nay;
Ba là, đề xuất các giải pháp bảo hiểm tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia. Phần này được xác định là trọng tâm nghiên cứu của đề tài.
Nếu mục tiêu trên được giải quyết thì đề tài sẽ có ý nghĩa cơ bản như sau:
Thứ nhất, đề tài góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống lý luận
về bảo hiểm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam vì cho đến nay tất cả giáo trình bậc đại
học cũng như trung học mới chỉ đề cập đến công tác bảo quản tài liệu nói chung
mà chưa đề cập sâu và chi tiết đến vấn đề này.
Thứ hai, đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học để Nhà nước nghiên
cứu, ban hành cơ chế chính sách; cơ chế đầu tư về cơ sở vật chất; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ để làm công tác bảo hiểm tài liệu lưu trữ.
Thứ ba, đề tài góp phần giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra
cho các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ
quốc gia như lập đề án, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đề án, kế
hoạch về bảo hiểm tài liệu lưu trữ nhằm thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh lưu trữ
quốc gia được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 04/4/2001.
2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Bảo hiểm tài liệu lưu trữ là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, ngay cả
khái niệm thế nào là bảo hiểm tài liệu cũng chỉ mới được pháp quy hoá trong
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Cục Lưu trữ Nhà nước quá trình phát triển và trưởng thành, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002.
2. Công văn số 375/LTNN-NVTW ngày 11/8/2003 của Cục Lưu trữ nhà nước
về việc phê duyệt Danh mục thiết bị và vật tư, hoá chất để nghiên cứu thửu
nghiệm lập phông bảo hiểm trên micôphim.
3. Công văn số 432/LTNN-NVTW ngày 28/9/2003 của Cục Lưu trữ nhà nước
v/v phạm vi, đối tượng, phương thức bảo hiểm và tỷ lệ tài liệu lưu trữu cần bảo
hiểm.
4. Công văn số 129/VTLTNN-NVTW ngày 31/10/2003 của Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước về việc hướng dẫn xác định, thống kê tài liệu lưu trữ thuộc
diện bảo hiểm.
5. Dương Văn Khảm: Những yêu cầu cơ bản về việc lập phông bảo hiểm tài
liệu lưu trữ quốc gia, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1 năm 1988.
6. Dương Văn Khảm chủ biên và tập thể tác giả: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I,
Hà Nội, năm 1989.
7. Lê Văn Năng, Nguyễn Duy Phương: Giải pháp công nghệ trong việc bảo
hiểm và quản lý khối tài liệu Châu bản, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1 năm
1996.
8. Lê Văn Năng, Vũ Xuân Thắng: Giải pháp công nghệ trong việc lưu trữ và
quản lý tài liệu ghi âm tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam, số 1 năm 2000.
9. Mục lục Châu bản Triều Nguyễn, Tập II năm Minh Mạng 6 (1825) và 7
(1826), Nhà xuất bản văn hoá, Hà Nội, năm 1998.
11


10. Nghiêm Kỳ Hồng chủ biên cùng tập thể tác giả: Văn bản hiện hành về
công tác văn thư và công tác lưu trữ, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm
1996.
11. Ngô Thiếu Hiệu, Vũ Thị Minh Hương: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 40
năm xây dựng và phát triển (1962-2002), Hà Nội, 2002.

12. Nguyễn Hữu Thời chủ biên, tập thể tác giả: Từ điển Lưu trữ Việt Nam, Hà
Nội, năm 1992.
13. Phạm Thị Huệ: Vài nét về tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam, số 1 năm 2001.
14. Phan Đình Nham chủ biên cùng tập thể tác giả: Sách chỉ dẫn phông lưu trữ
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, TP. Hồ Chí Minh, năm 1996.
15. Pháp lệnh lưu trữ quốc gia được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua
ngày 04/4/2001.
16. Quyết định số 385/QĐ-TC ngày 6/9/1988 của Cục Lưu trữ Nhà nước thực
hiện việc đổi tên các Kho Lưu trữ Nhà nước Trung ương thành các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia
17. Quyết định số 13/QĐ-LTNN ngày 23/12/2001 của Cục Lưu trữ Nhà nước
về ban hành thẩm quyền quản lý, sưu tầm, thu thập tài liệu của các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia.
18. Từ điển thuật ngữ lưu trữ quốc tế, Munchen-New York-London-Paris, năm
1998.
19. Tờ trình số 213/TTr-LTNN ngày 24/5/2000 của Cục Lưu trữ nhà nước về
Đề án thành lập Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.
20. Tờ trình số 43/TTr-TTI ngày 01/4/2002 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
về xin phê duyệt Dự án nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin tài liệu Châu
bản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

12


21. Văn bản hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác văn thư và công tác
lưu trữ, NXB Lao động, Hà Nội, năm 1999.
22. Vũ Chu Thạ chịu trách nhiệm công bố và tập thể Ban biên soạn: Sách chỉ
dẫn các phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia I Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1995.

23. Vũ Minh Hương: Kho bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia của Pháp, Tạp chí
Lưu trữ Việt Nam, số 3 năm 2000.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
24. ATLANTI, International Institute for Archival Science (Tạp chí
ATLANTI, Viện Nghiên cứu khoa học lưu trữ quốc tế), Maribor, 1995.
25. Guidelines for the care and preservation of microforms in tropical
countries, General Information Programme and UNISIST, United Nations
Educational Scientific and Cultural Organization (Hướng dẫn bảo quản
micrôphim ở các nước nhiệt đới, Chương trình thông tin chung và UNISIST, Tổ
chức Văn hoá và Khoa học Giáo dục của Liên hiệp quốc), Paris, tháng 6/1990).
26. Handbook for Digital Projects: a Management Tool for Preservation and
Access (Cẩm nang cho các dự án số hoá: công cụ quản lý cho việc bảo quản và
truy cập), Northeast Document Conservation Center Andover, Massachusetts,
2000.
27. Hartmut Weber: Digitisation as a Method of Preservation?(Số hoá có phải
là một phương pháp bảo quản?), Amsterdam, July, 1997.
28. Hartmut Weber: Filmkonservierug in Technologischen Dimensionen (Bảo
quản phim trong khuôn khổ công nghệ), E-mail: h.weber barch.bun.de.
29. IGI Selected in Cornell's Digital to Microfilm Brittle Books Projects, (IGI
Lựa chọn dự án số hoá để micrôphim những cuốn sách bị giòn tại Đại học
Cornell), http:// www.igraph.com/PressReleases/WP-Cornell,htm.

13


30. Keeping Archives (Lưu giữ tài liệu lưu trữ), The Australien Society of
Archivists Inc, 1993.
31. Microfilming Public Records (Micrôphim hồ sơ công), Queensland State
Archives, 1999.
32. Peter Walne chủ biên: Từ điển thuật ngữ lưu trữ, Munchen-New YorkLondon-Paris, 1998.

33. Preservation Options in a Digital World: To Film or to Scan ( Những vấn
đề bảo quản trong thế giới số hoá: chụp film hay quét), New York State Library
Cultual Education Center Librarian's Room Albany, New York, October 3-5,
2000.
34. Tổng cục Lưu trữ Liên bang Nga: Các quy tắc công tác của các cơ quan
lưu trữ nhà nước Liên bang Nga, Mátxcơva, 2002 (nguyên bản tiếng Nga).

14



×