Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DSpace at VNU: Đổi đời nhờ làm du lịch tại gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.85 MB, 2 trang )

Xuân Giáp Ngọ

2014

ĐỔI ĐỜI NHỜ LÀM DU LỊCH TẠI GIA
VĂN CHƯƠNG

Địa danh Sa Pa (Lào Cai) từ bao đời nay
đã nổi tiếng bởi khí hậu ơn hòa cùng
cảnh sắc thiên nhiên kì thú với nhiều cung
đường trải nhựa phẳng lì, những bản làng
cùng những ngơi nhà sàn xinh xắn của
đồng bào Mơng, Dao, Tày, Giáy, những
sạp thổ cẩm rực rỡ sắc màu và cả những
cơ bán hàng dun dáng... gợi nên bức
tranh về một cuộc sống hài hòa với thiên
nhiên, n bình và đáng sống.
PHÁT TRIỂN NHỜ "KHO VÀNG" THIÊN NHIÊN!
Ơng chủ nhà sàn Đào A Son (bản Dền, xã Bản Hồ) đã mở đầu câu
chuyện về hành trình đi tìm hướng xóa đói, giảm nghèo bằng một
câu khẳng định như thế. Ơng chính là người đầu tiên nghĩ ra cách
làm du lịch tại gia tức là nhận đón khách du lịch về "3 cùng" (cùng
ăn, cùng ở, cùng làm) với gia đình. Một thời gian khơng lâu sau đó bà
con người Tày trong xã đã tiếp thu, học hỏi và phát triển mơ hình này
ngày một chun nghiệp, đem lại hiệu quả rõ nét. Bản Dền của ơng
có khoảng 130 hộ, với gần 600 nhân khẩu, chủ yếu là người Tày. Đất
tự nhiên rộng, nhưng chủ yếu là núi cao, rừng ngun sinh, ruộng hai
vụ chỉ khoảng gần 30 ha. Trước đây bà con chỉ biết cấy lúa, ni trâu,
bò, gà, lợn theo kiểu thả rơng, phát rừng làm nương rẫy nên cuộc

94



Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

sống quanh năm nghèo khó. Nhiều người đã trăn trở nghĩ cách làm
kinh tế nhưng nếu chỉ trồng cấy và chăn ni khơng thơi cũng khơng
khá hơn được. "Làm sao để thốt nghèo đây? Người Tày mình hát
then, hát lượn, đàn tính hay, múa sạp, múa xòe dẻo; có nhiều món ăn
ngon, độc đáo; phong cảnh bản làng đẹp, khách nước ngồi rất mê,
sao khơng làm du lịch để có thu nhập cao hơn? Câu hỏi đó cứ đau
đáu trong lòng tơi..." - ơng Son nhớ lại. Bụng nghĩ là tay làm, ơng vay
tiền ngân hàng, sửa sang lại căn nhà sàn của mình để làm du lịch. Ơng
cho sắm đệm lau, gối bơng để khách ngủ đêm. Khu chuồng trại chăn
ni được đặt cách li hẳn khỏi khu người ở, ni thêm gà đen đặc sản;
đào ao thả cá; trồng một số loại cây ăn quả hợp khí hậu vùng núi cao
như mận tím Tả Van, Tả Hồng Ly, đào ngố, trồng rau cải Mèo... vừa
tạo cảnh quan đẹp, vừa cung cấp thực phẩm sạch cho khách. Vợ con
ơng xe lanh, nhuộm mầu, dệt vải, thêu thổ cẩm truyền thống tại nhà.
Đội văn nghệ gia đình được lập gồm tồn các con, cháu chun biểu
diễn văn nghệ dân tộc do chính bà Lù Thị Út - vợ ơng phụ trách. Tiếng
lành đồn xa, khách du lịch nước ngồi đến Sa Pa đều muốn xuống
bản Dền khám phá thiên nhiên, xem xe lanh, dệt thổ cẩm, thưởng
thức các món ăn dân tộc, nghe hát then, múa xòe, múa sạp tại nhà
ơng Son. Nhờ làm du lịch tại gia, vợ chồng ơng Son có nguồn thu
nhập khơng dưới 300 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần làm nơng
nghiệp. Đời sống khấm khá dần lên, ơng khơng ngừng đầu tư mở
rộng quy mơ nhà sàn và nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.
Theo cách làm giàu của ơng Son, đến nay, bản Dền đã có hơn 30 nhà
sàn đón khách du lịch, mỗi nhà sàn được cải tiến thêm một tầng gác,



có thể chứa được 30 - 40 người, khách thích ngủ ngay dưới sàn nhà
gỗ, trên những tấm nệm làm bằng bông lau êm ái, sạch sẽ, với gối
nhồi bông tự nhiên, sau một ngày leo núi, khám phá Vườn quốc gia
Hoàng Liên, tắm thác Cá Nhảy nước trong vắt, mát lạnh, hoặc tắm
suối nước nóng ngay đầu bản. Giá mỗi đêm nghỉ là 60 ngàn đồng,
còn ăn uống thì tùy nhu cầu, cơm lam, cá suối, gà đen gói lá dong
nướng, thịt lợn cắp nách, rau cải nương, ngồng su hào, đủ cả. Toàn
bộ thực phẩm đều do bà con trong bản tự làm ra. Làm du lịch nhàn
hơn làm nông nghiệp mà thu nhập lại cao hơn cả chục, cả trăm lần
khiến người dân ở bản Dền nói riêng, xã Bản Hồ nói chung hào hứng
lắm. Nhà nhà nghĩ cách kinh doanh du lịch, người người nói chuyện
làm du lịch…
TỰ HỌC NGOẠI NGỮ ĐỂ LÀM NGHỀ
Cũng giống như nhiều hộ gia đình khác ở bản Dền (xã Bản Hồ), nếu
như trước đây, gia đình anh Lồ A Phú, bản Tả Van Giáy (Sa Pa, Lào Cai)
sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, vẫn phải chạy ăn từng
bữa, ba đứa con cũng không được đi học, thì từ ngày làm du lịch đón
khách lưu lại nghỉ tại nhà mình (homestay), kinh tế của gia đình anh
cải thiện rõ rệt. Trung bình mỗi tháng có gần chục đoàn khách đến ăn,
ở, sinh hoạt cùng gia đình, chi phí cho mỗi khách vào khoảng 60.000
- 90.000 đồng/ngày. Nếu cứ được đều đặn như vậy thì mỗi tháng gia
đình anh Phú có thêm gần chục triệu đồng. "Từ ngày vợ chồng tôi
mở cửa đón khách, kinh tế gia đình dần được ổn định, việc phụ thuộc
vào mùa màng nường rẫy đã không còn nặng nề như trước nữa, chăn
nuôi lợn, gà cũng theo mục đích hàng hóa do mình tự tạo đầu ra. Vui
nhất là mỗi người được tự giới thiệu về bản sắc văn hóa dân tộc mình
cho du khách, chẳng riêng tôi mà bà con đều rất tự hào về điều đó
" - Lồ A Phúc chia sẻ cởi mở.

Trong những năm qua, tại Sa Pa, không ít người nông dân mở được

công ty du lịch quốc tế. Điển hình là Công ty Vietdiscovery, do nông
dân Đỗ Trọng Nguyên làm Giám đốc. Dấn thân cho loại hình mới mẻ
du lịch mạo hiểm, công ty đã tổ chức được nhiều tour thành công
như khám phá, leo núi. Du khách cũng rất hào hứng với những tour
khám phá tại các bản làng, kết hợp những đêm văn nghệ đặc sắc.
Loại hình du lịch homestay cũng đã phổ biến ở huyện Bắc Hà, đặc
biệt tại một số xã như Bản Phố, Na Hối, Bảo Nhai, Tài Chải. Một trong
những người đi đầu trong làm homestay ở xã Na Hối là ông Sèn Diu
Pà (dân tộc Nùng). Năm nay đã bước sang tuổi 73, nhưng "máu" du
lịch dường như vẫn còn hừng hực chảy trong ông. "Để nói chuyện
được với người nước ngoài, chúng tôi cũng phải tự học tiếng Anh rất
nghiêm túc đấy. Học từ con cháu có văn hóa, từ hướng dẫn viên của
nhà nước, rồi địa phương tập huấn... Mục đích chính của việc học
tiếng là để giới thiệu cho khách hiểu bản sắc dân tộc mình!" - già Pà
cười rung chòm râu bạc.
Khác hẳn với hình thức nghỉ dưỡng thường chọn những nơi có điều
kiện tốt, du lịch homestay chọn nhà dân bản địa cho khách nghỉ chân.
Khách cùng hòa nhập trong sinh hoạt với gia chủ, từ giờ giấc nghỉ
ngơi, ăn uống đến hoạt động vui chơi giải trí... Tùy theo từng mục
đích của du khách mà chủ nhà chủ động thiết kế cho khách những
chương trình chuyên biệt. Nhưng hầu hết đều chọn cách ba trong
một, tức "cùng ăn, cùng nghỉ, cùng lao động". Chẳng thế mà không
ít bà con Tày, Giáy Dao, Mông vốn chỉ quen với bùn đất, cấy cày, thời
gian qua lại chuyển sang "đánh vật" với "món" ngoại ngữ để làm
nghề - cái nghề cho thu nhập khá mà không quá vất và như làm
nông nghiệp...

Số 274 + 275 - 2014

95




×