Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập sách giáo khoa Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.45 KB, 4 trang )

Câu 1: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
Trả lời:
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO 2. Khi nồng độ
CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO 2;
tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rât mạnh (hình 10.1 SGK). Tại trị
số nồng độ CO2 Thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng
tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng. Tại diểm no ánh sáng, nếu tăng cường
độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Ngoài ra mối phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ
ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng...)
Câu 2: Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp.
Trả lời:
Nước là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang
hợp.
-

Nước tham gia vào các phản ứng trong pha tối cùa quang hợp.

Nước là tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng cho CO 2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để
pha tối quang hợp có thể xảy ra.
-

Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.

Câu 3: Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ ?
Trả lời:
Nhiệt độ ảnh hường đến các phản ứng enzim trong quang hợp. Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại
đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưỏng, phát triển của loài cây.
Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây. pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng
nhiệt độ thêm 10* thì cường độ quang hợp tăng lên 2 - 2.5 lần.
Câu 4: Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.
Thí dụ:


Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục. Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử
diệp lục.

Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
Trả lời:
Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucozo được sử dụng trong hô hấp: hô hấp hiếu
khí / hô hấp kị khí =38/2=19 lần.
Câu 1. Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
Trả lời:
+ Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong
không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim:
+ Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học
trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.
Câu 2. Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
Trả lời:
Ông tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức
ăn.


Câu 3. Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Trả lời:
Nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn được tiêu hóa trong lòng ống
tiêu hóa, bên ngoài tế bào.
Câu 4. Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu
hóa?
Trả lời:
Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:
Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải ( phân); thức ăn
trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.
Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, y dịch tiêu hóa bị

hòa loãng với rất nhiều nước.
Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện các
chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học. Hấp thụ thức ăn trong khi đó, túi tiêu
hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa.
Câu 6: Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
Trả lời:
Chim và thú là động vật hằng nhiệt (đẳng nhiệt) và hoạt động nhiều hơn nên phổi rất phát triển và có
rất nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn. Riêng chim có thêm hệ thống túi khí làm tăng hiệu
quà trao đổi khí.
Câu 2;Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có
tổ chức thấp ( ví dụ thủy tức) được thực hiện như thế nào ?
Trả lời :
ở động vật đơn bào và đa bào có tổ chức thấp (ví dụ thủy tức) sự trao đổi khí với môi trường được
thực hiện qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể.
Câu 3. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ bị nhanh chết. Tại sao?
Trả lời:
Để lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh chết do khí 0 2 và C02 không khuếch tán qua da được vì da
bị khô.
— Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao phổi là cơ quan
trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn.
Bảng 17 dưới đây cho thấy tỉ lệ phần trăm thể tích khí O2 và CO2 trong không khí hít vào
và thở ra ở ngoài. Giải thích tại sao có sự khác nhau
về tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra.
khí:

Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn vì phổi có đủ 4 đặc điểm bề mặt của trao đổi
1. Phổi có rất nhiều phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn so với phổi bò sát và
lưỡng cư.
2. Ở phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc và máu có sắc tố hô hấp.
3. Thành mao mạch và phế nang mỏng và ẩm ướt.

4. Có sự lưu thông khí liên lục (hít vào, thở ra).

-

Có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí 02 và C02 trong không khí hít vào và thở ra vì:


+ Khí 02 từ không khí ở phế nang đã khuếch lán vào máu nên lượng
O2 trong không khí thở ra bị giảm.
+ Khí CO2 từ máu khuêch lán vào phế nang làm tăng lượng C0 2 trong không khí thở ra.
Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí của
mang cá xương đạt hiệu quả cao (tham khảo thêm hình 17.3 và 17.4. trang 73 SGK)?
Trả lời:
Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao do:
Câu tạo của mang gồm nhiều cung mang và rất nhiều phiến mang. Điều này làm cho mang
cá có diện tích trao đổi khí rất lớn.
-

Ở mang cá có hệ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố đỏ.

-

Thành mao mạch rất mỏng.

-

Có sự lưu thông khí (nước) liên tục qua mang.

-


Dòng nước chảy một chiều gần như là liên tục qua mang là do:

+ Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng ha thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích
khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.
+ Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích
khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua
mang. Ngay lúc đó, của miệng cá lại mở ra và thềm miệng lại hạ xuống làm cho nước lại tràn vào
khoang miệng.
Nhờ hoạt động nhịp nhàng của của miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng
qua mang theo một chiều và gần như là liên tục
- Hiện tượng dòng chảy song song và ngược: Dòng nước chảy bên ngoài mao mạch ngược chiều
với dòng chảy trong mao mạch của mang. Nếu dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang cùng
chiều với dòng máu chảy trong mao mạch mang thì hiệu quả trao đổi khí sẽ kém hơn.
Quan sát hình 17. ì và hình 17.2, hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng.
Trả lời:
- Ở giun đất: Khí C02 khuếch tán vào cơ thể, C02 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài qua da ẩm ướt,
có nhiều mao mạch.
- Ở côn trùng: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng
chịt đem ôxi tới các tế bào.
Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim (hình 15.3
—> hình 15.5 có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa ở người? Các bộ phận đó có chức năng
gì?
Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất châu chấu, chim có bộ phận khác với ống tiêu hóa
của người là: diều, dạ dày cơ (ở chim). Diều là nơi chứa thức ăn và tiết ra các dịch làm mềm thức ăn.
Dạ dày cơ rất khỏe có chức năng nghiền nát thức ăn dạng hạt.
Quan sát hình 12.1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải hình chứa hạt nảy mầm (hình 12. 1A) bị vẩn đục khi
bơm hút hoạt động?
- Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái (hình 12.1 B) có phải do hạt nãy mầm hô
hấp hút O2 không, vì sao?

- Nhiệt kế trong hình (hình 12.1C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài hình chứng
thực điều gì?


- Nước vôi trong hình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm họat động là do hạt đang nảy mầm thải ra C0 2.
Điều đó chứng tỏ rằng hạt đang nảy mầm hô hấp giải phóng ra C0 2.
- Đúng, giọt nước màu di chuyển sang phía bên trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì ôxi
đã được hạt đang nẩy mầm hô hâp hút.
Nhiệt kế trong hình (hình 12.1C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài chứng thực hô
hấp giải phóng nhiệt
Dựa vào hình 12.2, hãy cho biết có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit ptruvic được hình
thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong đường plân?
Có 4 phân tử ATP và 2 phân tử axil ptruvic được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong
đường phân.
Dựa vào kiến thức về hô hấp đã học ở phần trên, hãy nêu vai trò của ôxi đổi với hố hấp của
cây.
Có ôxi mới có hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu khí bảo đảm cho quá trình phân giải hoàn toàn nguyên
liệu hô hấp giải phóng ra C02 và nước, tích lũy nhiều năng lượng hơn so với phân giải kị khí.

Dựa vào kiến thức về hô hấp. mối quan hệ giữa hô hấp và môi trưởng, hãy nêu một số
biện pháp bảo quản nóng phẩm.
1. Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thưởng sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các
kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16° tùy theo
từng loại hạt.
2. Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp
này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, của lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ:
khoai tây ở 4°C, cải hắp ở l°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 - 7°C.
3. Bảo quản trong điều kiện nồng độ C0 2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản
hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thưởng sử dụng trong các kho kín có
nồng độ C02 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ

CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo
quản.



×