Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay Luan van Noi dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.84 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
----------------------------------------

ĐỖ THỊ THUÝ HOÀN

KHẢO SÁT HỆ THỐNG BÀI LUYỆN VÀ BÀI TẬP TRONG MỘT SỐ
SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH:

Mã số:

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

602201

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thiện Nam

HÀ NỘI 2008

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở Việt Nam cũng như ở nhiều


nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Đã có khá nhiều giáo trình tiếng
Việt được biên soạn, xuất bản ở trong và ngoài nước. Các giáo trình được biên
soạn ở thời kì đầu (những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỉ XX) nói chung
nặng về cung cấp những kiến thức ngữ pháp lí thuyết, nhấn mạnh khả năng đọc
hiểu. Dần dần cũng đã có những cuốn giáo trình theo hướng nhấn mạnh giao
tiếp hơn: chẳng hạn phần hội thoại được đưa lên đầu mỗi bài và gắn liền với
những tình huống thực tế hơn; các bài đọc cũng dần “trung tính” hơn, phù hợp
hơn; hệ thống bài luyện, bài tập cũng đa dạng và dần cập nhật với những xu
hướng mới trong khoa học dạy tiếng. Hệ thống bài luyện, bài tập một phần rất
quan trọng trong việc biên soạn sách dạy tiếng; chúng liên quan trực tiếp đến
việc phân bố ngữ liệu, tri thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của từng bài học.
Tiếng Việt đã và đang được coi là nhu cầu và phương tiện cần thiết cho
bất cứ người nước ngoài nào muốn hiểu biết tình hình đất nước, kinh tế, văn hóa
và con người Việt Nam. Việc nghiên cứu tiếng Việt như một ngoại ngữ đặt ra
những yêu cầu ngày càng cao về nhiều lĩnh vực có liên quan như: tâm lý học,
ngôn ngữ học, phương pháp luận dạy tiếng, …
Đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu của công tác dạy tiếng, nhiều giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn. Bên cạnh đó,
nhiều hội nghị khoa học về tiếng Việt như một ngoại ngữ, tiếng Việt cho người
nước ngoài đã được tổ chức ở cả trong nước và ở nước ngoài.
Đối với việc dạy tiếng nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói
riêng, giáo trình được coi là điểm bắt đầu cho việc lên kế hoạch cho một chương
trình đào tạo. Khái niệm giáo trình dạy tiếng là khái niệm căn bản trong sự phát
triển của lĩnh vực dạy tiếng trong thế kỉ XX. Phần bài luyện và bài tập là phần

2


không thể thiếu trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Chúng
không chỉ chiếm số lượng lớn mà còn được cấu tạo dưới nhiều hình thức rất

phong phú như: bài luyện theo tranh, bài luyện theo tình huống (tình huống cho
trước), bài tập từ vựng (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ ghép, từ láy,..), bài tập
ngữ pháp,…
Cũng như các phần khác (hội thoại, giải thích ngữ pháp, bài đọc, …), bài
luyện và bài tập dùng để rèn luyện kĩ năng sử dụng ngoại ngữ của học viên.
Chính vì vậy, chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ
thống bài luyện, bài tập trong sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được
biên soạn và xuất bản tại Việt Nam từ những năm 1980 cho đến gần đây.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cấu trúc của một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, trên đại thể có
thể chia ra làm ba phần chính là: hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe), giải thích
ngữ pháp, bài luyện và bài tập.
Mặc dù phần hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe) là phần quan trọng nhằm
cung cấp ngữ liệu cho người học, tuy nhiên, bên cạnh đó, phần bài luyện và bài
tập cũng có vai trò rất quan trọng. Bài luyện, bài tập giúp người học củng cố
phần ngữ liệu đã được cung cấp trong phần bài học (hội thoại, bài đọc, bài
nghe).
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu phần bài luyện
và bài tập trong các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Trong hoạt động ngôn ngữ nói chung, bên cạnh dạng nói, còn tồn tại dạng
ngôn ngữ viết. Về nguồn gốc, dạng ngôn ngữ nói xuất hiện trước và được sử
dụng phổ biến hơn dạng ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, dạng viết chiếm ưu thế hơn
trong việc lưu trữ thông tin. Bài luyện và bài tập trong các sách dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài được các tác giả trong và ngoài nước thiết kế bằng nhiều
hình thức khác nhau.

3



Chúng tôi lựa chọn các quyển sách dạy tiếng Việt đã được biên soạn và xuất
bản ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX cho đến gần đây làm đối tượng
nghiên cứu chủ yếu. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan về
hệ thống bài luyện và bài tập đã được biên soạn trong các sách này. Chúng tôi
hy vọng tìm ra được phương pháp tốt hơn cho việc biên soạn hệ thống bài luyện
và bài tập trong sách tiếng Việt cho người nước ngoài. Với những dẫn chứng chi
tiết, có tính xác thực và trực tiếp nhất, luận văn hy vọng sẽ góp phần giải quyết
những vấn đề phức tạp trong việc biên soạn phần bài luyện, bài tập trong sách
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Trong luận văn, chúng tôi thực hiện khảo sát phần bài luyện, bài tập trong
các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã chọn.
Các quyển sách đã được biên soạn, xuất bản ở nước ngoài và các chương
trình dạy tiếng Việt trên phát thanh, truyền hình và internet không nằm trong
phạm vi khảo sát chính của luận văn, mà chỉ có giá trị so sánh để làm rõ đối
tượng nghiên cứu.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Luận văn khảo sát và miêu tả các dạng bài luyện, bài tập trong các sách
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như trên đã nói. Qua khảo sát, chúng tôi cố
gắng chỉ ra được những mặt đạt và chưa đạt trong việc biên soạn các loại bài tập
trong sách. Hy vọng rằng thực tế của chương trình dạy tiếng Việt hiện hành và
việc so sánh loại hình bài tập trong các sách khác nhau và trong các sách xuất
bản ở nước ngoài sẽ giúp chúng tôi hiểu ra được công tác biên soạn phần bài tập
nói chung phải thực tế hơn, khách quan hơn dựa theo những cứ liệu có tính
thuyết phục hơn.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn tổng quan về
quá trình phát triển, ứng dụng những phương pháp biên soạn bài tập trong các
sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong khoảng thời gian 30 năm.
Chúng tôi cũng hy vọng sẽ phát hiện được những điểm mạnh cũng như những
điểm hạn chế của từng công trình, từng giai đoạn. Qua đó có thể đề nghị được
4



một số giải pháp cho việc biên soạn hệ thống bài luyện, bài tập trong sách dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay.
Cụ thể là: xác định các dạng bài tập, tiêu chí nhận diện các loại hình bài
tập trong sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong số những giáo trình
đã khảo sát, chúng tôi hy vọng tìm được những điều có thể áp dụng cho việc
biên soạn phần bài tập trong sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Qua đó,
chúng tôi cố gắng đưa ra những loại hình bài tập, theo ý kiến của chúng tôi, có
ưu điểm hơn trong việc biên soạn phần bài tập trong sách dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài.
Luận văn sẽ tiến hành phân loại các dạng bài tập trong các sách dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài. Các dạng bài tập sẽ được cụ thể hóa, xây dựng theo
hệ thống, có mối quan hệ theo trật tự hệ thống.
Không chỉ khảo sát tình hình biên soạn các dạng bài tập trong các sách
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài xuất bản tại Việt Nam trong khoảng 30
năm trở lại đây, trong luận văn, chúng tôi cũng sơ bộ khảo sát các dạng bài tập
trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được viết và xuất bản ở
nước ngoài do người Việt Nam hoặc người nước ngoài thực hiện. Kết quả khảo
sát đó được dùng để so sánh với thực tế biên soạn bài tập trong sách dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài đã xuất bản ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: thống kê, tổng hợp,
miêu tả, so sánh.
Sau khi đã thống nhất lựa chọn sách tiếng Việt cho người nước ngoài ở các
trình độ khác nhau, dành cho các đối tượng khác nhau, chúng tôi tiến hành khảo
sát và miêu tả các loại hình bài tập (trong các sách gọi là bài luyện và bài tập).
Thống kê là thủ pháp đầu tiên, được tiến hành đối với các bài luyện, bài tập
trong sách. Các bài luyện, bài tập xuất hiện trong sách đều được thống kê bằng
các phiếu tư liệu.


5


Sau khi chúng tôi đã thống kê được các dạng bài tập (bài luyện và bài tập)
khác nhau. Các loại hình bài tập có liên quan đến nhau được tập hợp vào cùng
nhóm. Chúng sẽ được tổng hợp để đưa ra một bức tranh chung về loại hình bài
tập với trật tự nhất định.
Thủ pháp phân tích được tiến hành với trong các dạng bài tập. Tìm những
điểm khác biệt của từng dạng bài tập để phân biệt với những tiểu loại tương tự
hoặc khác biệt.
Thủ pháp so sánh được thực hiện giữa các dạng bài tập giữa các sách tiếng
Việt cho người nước ngoài được viết và xuất bản ở Việt Nam với các sách tiếng
Việt xuất bản ở nước ngoài (do người Việt Nam hoặc người nước ngoài viết).
Thủ pháp quan sát sư phạm: qua thực tế công việc, giải quyết những vấn đề
còn tồn tại mà trong quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, bài luyện và
bài tập trong sách chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Các thủ pháp trên có thể được dùng phối hợp, tùy từng trường hợp cụ thể, tùy
đối tượng khảo sát cụ thể để áp dụng thủ pháp thích hợp.
5. Tư liệu
Chúng tôi tiến hành thống kê và mô tả hệ thống bài luyện và bài tập trong
các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản ở Việt Nam từ
những năm 80 của thế kỉ XX đến gần đây. Cụ thể là:
1. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trường Đại học Tổng hợp, Hà
Nội 1980.
2. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (II), Trường Đại học Tổng hợp, Hà
Nội 1980.
3. Tiếng Việt cho người nước ngoài. Bùi Phụng, NXB Đại học & Trung học
chuyên nghiệp, 1992.
4. Tiếng Việt cơ sở. Vũ Văn Thi, NXB KHXH, 1996.

5. Tiếng Việt nâng cao. Nguyễn Thiện Nam, NXB GD 1998.
6. Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế, NXB VHTT Hà
Nội, 2000.
6


7. Tiếng Việt trong giao dịch thương mại. Nguyễn Anh Quế và Hà Thị Quế
Hương, NXB VHTT, 2000.
8. Thực hành tiếng Việt B (Sách dùng cho người nước ngoài). Đoàn Thiện
Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001.
9. Thực hành tiếng Việt C (Sách dùng cho người nước ngoài). Đoàn Thiện
Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001.
10. Thực hành tiếng Việt (Dành cho người nước ngoài). Nguyễn Việt Hương,
NXB ĐHQG HN 2004.
11. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (I). Nguyễn Văn Huệ
(chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.
12. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (II). Nguyễn Văn Huệ
(chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.
13. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (III). Nguyễn Văn Huệ
(chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.
14. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (IV). Nguyễn Văn Huệ
(chủ biên), NXB Giáo dục, 2004.
15. Tiếng Việt nâng cao (Dành cho người nước ngoài). Tập thể tác giả Viện
Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB KHXH,
2004.
16. Tiếng Việt trình độ A (tập 1). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế
giới, 2004.
17. Tiếng Việt trình độ A (tập 2). Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế
giới, 2004.
18. Tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ nâng cao). Nguyễn Văn Phúc

(chủ biên), NXB ĐHQG HN, 2004.
19. Tiếng Việt cho người nước ngoài (chương trình cơ sở). Trịnh Đức Hiển
(chủ biên), NXB ĐHQG HN, 2005
20. Bài đọc tiếng Việt nâng cao. Hwang Gwi Yeon-Trịnh Cẩm Lan-Nguyễn
Khánh Hà, NXB ĐHQG HN, 2006.
7


Một số sách dạy tiếng Việt do các tác giả Việt Nam viết hoặc tác giả nước
ngoài viết được xuất bản ở nước ngoài; một số sách tiếng Việt cho người nước
ngoài dành cho người tự học; các sách và chuyên luận bằng tiếng Việt do các tác
giả Việt Nam hoặc các tác giả nước ngoài viết nhưng đã được dịch sang tiếng
Việt.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn có 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về các loại hình bài tập.
1.1. Đặc điểm của các loại hình bài luyện, bài tập.
1.2. Phân biệt các loại hình bài luyện.
1.3. Các loại hình bài luyện tiếng Việt.
1.4. Phân loại bài tập.
1.5. Tầm quan trọng của việc biên soạn các loại hình bài tập phù
hợp phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt.
Chương II: Khảo sát các loại hình bài tập trong các sách dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài.
2.1. Thống kê các loại hình bài tập trong những sách đã chọn.
2.2. So sánh những loại hình bài tập phù hợp ở những trình độ khác
nhau.
2.3. Tương quan về các dạng bài tập trong những sách dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài xuất bản ở Việt Nam và một số sách xuất bản
ở nước ngoài

Chương III: Một số giải pháp về hệ thống bài tập.
3.1. Phương pháp biên soạn hệ thống bài tập phù hợp trình độ.
3.2. Việc lựa chọn loại hình bài tập.
3.3. Ứng dụng các loại hình bài tập nhằm củng cố vốn từ, ngữ pháp.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1

Bửu Khải - Phan Văn Giưỡng, Tiếng Việt (Vietnamese) for Beginners 2,
Center for Asia Pacific Studies, Victoria University of Technology,
Brown Prio Anderson Pty. Ltd Burwood, Victoria, 1993.

2

Dana Healy, Tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB Tổng hợp thành
phố HCM, 2007.

3

Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, NXB giáo dục, 1996.

4

Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB ĐH&THCN, 1986.

5


Đỗ Hữu Châu - Cơ sở ngữ dụng học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội,
2003.

6

Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, 1985.

7

Đỗ Thanh, Từ điển từ công cụ tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 2002.

8

Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm
từ điển học, 2000.

9

Hữu Quỳnh – Vương Lộc, Khái quát về lịch sử và ngữ âm tiếng Việt
hiện đại, NXB GD, 1980.

10

Jantharat, Prawet - Duy Ho - Dung Luong - Hai Luu - Do Tran,
Vietnamse Language Program – Security Module, Foreign Service
Institute, USA, 2003.

11


Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán - Phương pháp dạy học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.

12

Lê Huy Khoa, Tiếng Việt thực dụng dành cho người Hàn Quốc, NXB
Văn hóa Sài Gòn, 2007.

13

Mai Ngọc Chừ, Học tiếng Việt qua tiếng Anh (Studying Vietnamese
through English, NXB Thế Giới, 2005.

14

Nguyễn Bích Thuận – Nguyễn Long – Marrybeth Clark, Spoken
Vietnamese for beginners, NXB Northern Illinois University - Center

9


for Southeast Asian Studies - Southeast Asian Language Series, 1994.
15

Nguyễn Bích Thuận, Contemporary Vietnamese – An Intermediate Text,
NXB Northern Illinois University - Center for Southeast Asian Studies Southeast Asian Language Series, 1994.

16

Nguyễn Bích Thuận, Contemporary Vietnamese Reading, NXB

Northern Illinois University - Center for Southeast Asian Studies Southeast Asian Language Series, 1994.

17

Nguyễn Chí Hòa, Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB ĐHQG HN,
2004.

18

Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa,
2001.

19

Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, NXB
KHXH, 1963.

20

Nguyễn Phú Phong, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt - Loại từ và chỉ
thị từ, NXB ĐHQGHN, 2002.

21

Nguyễn Quốc Hùng M.A, Nói tiếng Việt, VOV Hà Nội, 1999.

22

Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Kết từ tiếng Việt trong một số sách dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng Việt cho

người nước ngoài (luận văn thạc sĩ), ĐHQGHN, 2004.

23

Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết, Dẫn luận ngôn ngữ học , NXB GD, 2002.

24

Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐH&THCN, 1985.

25

Nguyễn Thiện Nam, Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước
ngoài và những vấn đề liên quan (luận án tiến sĩ ngữ văn), ĐHQGHN,
2001.

26

Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Từ điển Ngữ pháp tiếng Việt cơ bản, NXB
ĐHQG thành phố HCM, 2003.

27

Phan Văn Giưỡng, Tiếng Việt (Vietnamese) Intermediate 3, National

10


Library of Autralia, 1994.

28

Tập thể tác giả, The Rosetta Stone Language Library, Tiếng Việt 1,
Fairfield Language Technologies, 2002.

29

Tập thể tác giả, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN) - Viện Ngôn ngữ học, Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài, NXB ĐHQGHN, 1997.

30

Tập thể tác giả, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Ngữ pháp tiếng
Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1983.

31

Tập thể tác giả, Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở
nước ngoài (Chương trình dành cho người lớn), Đề án hỗ trợ việc dạy
và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, Hà Nội 2006.

32

Tập thể tác giả, Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở
nước ngoài (Chương trình dành cho thanh, thiếu niên), Đề án hỗ trợ
việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, Hà Nội
2006.

33


Tập thể tác giả, Giáo trình cơ sở Việt ngữ (tập I), NXB Đại học Bắc
Kinh, 1996.

34

Tập thể tác giả, Giáo trình cơ sở Việt ngữ (tập II), NXB Đại học Bắc
Kinh, 1996.

35

Tập thể tác giả, Giáo trình cơ sở Việt ngữ (tập III), NXB Đại học Bắc
Kinh, 1996.

36

Trần Thị Chung Toàn, Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật, NXB ĐHQG,
2000.

37

Trần Việt Thanh, Tiếng Việt dành cho người Nhật (tập 1), NXB Trẻ.
2006.

38

Trần Việt Thanh, Tiếng Việt dành cho người Nhật (tập 2), NXB Trẻ,
2006.

39


Trịnh Thị Thái Hòa, Các dạng câu hỏi và bài tập phục vụ cho kiểm tra

11


đánh giá kỹ năng lời nói bằng tiếng Nga của sinh viên chuyên ngữ giai
đoạn đầu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐH Đà Nẵng, số 4 (27),
2008.
40

Vương Thị Hoa Hồng, Tiếng Việt dành cho người Hàn Quốc, NXB Trẻ,
2007.

Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
41

Ann, Raimes, Techniques in teaching writing, Oxford University Press,
1983.

42

Bac Hoai Tran, Việt ngữ đàm thoại (Conversation Vietnamese), Tan
Van/ Mekong Center Publisher, Japan, 1996.

43

Đoàn Thiện Thuật (editor-in-chief), A Concise Vietnamese Grammar
(For non-native speakers, Thế Giới Publisher, 2001.


44

Madsen, Harold S. , Techniques in Testing , Oxford University Press,
1993.

45

Raitza, Kathrin – Lương Văn Kế, Vietnamesisch fur Anfanger, Helmut
Buske Verlag Hamburg, 2002.

46

Richards, Jack C. – Platt, John & Platt, Heidi, Longman Dictionary of
Language Teaching & Applied Linguistics, Longman Singapore
Publishers, 1992.

47

Richards, Jack C. & Sandy, Chuck, Passages, NXN Trẻ, 2001.

48

School of Language, Autralian Defence Force (ADF School of
Language), Khóa tiếng Việt tổng quát (từ bài 11 đến bài 18).

49

Tuan Duc Vuong and John Moore, Colloquial Vietnamese, A Complete
Language Course, Routledge, Co – published in Thailand with Asia
Books Co. Ltd, Bangkok, 1994.


50

Ur, Penny, Teaching Listening Comprehension, Cambridge University

12


Press, 1988.
Tài liệu tham khảo trên Internet
51

Đinh Lư Giang, EVietnam - Bài tập kiểm tra tiếng Việt (TOVIF),
www.vietcourses.com.

52

Tập thể tác giả, Chương trình dạy tiếng Việt của báo Nhân Dân,
www.nhandan.com.vn.

53

Trần Lý Lê, Bài tập tiếng Việt Online, Trung tâm thực hành Ứng dụng
Ngôn ngữ học và tiếng Việt (CALV) – .

54

Trịnh Thị Lan, Yêu cầu đối với việc thiết kế bài tập tiếng Việt dưới ánh
sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp, .


13



×