Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.33 KB, 6 trang )

Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh
viên trường Đại học Lao động Xã hội
REASEACHING THE SIGNS OF ANXIETY DISORDERS IN STUDENT IN
UNIVERSITY OF LABOR AND SOCIAL AFFAIRS
NXB H. : ĐHGD, 2013 Số trang 74tr. +

Đỗ Thị An
Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên;
Mã số: Thí điểm; Người hướng dẫn: TS. Đỗ Ngọc Khanh
Năm bảo vệ: 2013
Keywords: Tâm lý học; Trẻ vị thành niên; Rối loạn lo âu
Content
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe tâm thần (SKTT) được xem là một tình trạng sức khỏe mà mỗi cá nhân nhận
thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống,
làm việc hiệu quả, thành công và có thể đóng góp cho cộng đồng. SKTT là sự hòa hợp giữa
trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tình cảm; là trạng thái tâm lý ổn định và vui khỏe của con
người. Nó được biểu hiện ở chỗ con người cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, vui tươi, yêu đời, tự
tin từ đó mà quản lý được hành vi của mình, cư xử đúng mực và tôn trọng mọi người xung
quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về giá trị bản thân. SKTT không chỉ ảnh hưởng lên cuộc sống
cá nhân mỗi người mà còn làm cho họ có khả năng ứng phó nhanh nhẹn và thích hợp với các
khó nhăn của cuộc sống. Các vấn đề SKTT đặc biệt là trầm cảm, lo âu nếu không được quan
tâm phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả cho cả cá nhân và gia đình (đối với
trường hợp tự tử và thực hiện các hành vi tự tử); ảnh hưởng tới mối quan hệ của cá nhân với
các thành viên trong gia đình, với bạn bè; ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường; năng suất
lao động cũng như sự phát triển cá nhân nói chung. Chúng ta đang đứng trước một thách thức
lớn về vấn đề SKTT. Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề SKTT có xu hướng gia
tăng. Năm 1996, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của thế giới của Đại học Harvard, WHO và
Ngân hàng thế giới cho biết gánh nặng toàn cầu của các rối loạn tâm thần chiếm 10,5% gánh
nặng bệnh tật, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn được cho là thấp hơn so với thực tế. Năm 2000, tại Việt


Nam, chương trình Quốc Gia về chăm sóc SKTT ở cộng đồng sơ bộ tổng kết tỷ lệ mắc điểm lo
âu qua test Zung trong dân cư ở Thành phố Thái Nguyên là 2,85% [20]
Trung tâm Thực hành Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng của trường Đại học Lao
động Xã hội là nơi các em sinh viên tìm đến để chia sẻ những băn khoăn, lo lắng các em gặp
phải trong quá trình học tập và cả trong cuộc sống của các em. Với kinh nghiệm thực tế của
bản thân khi làm việc tại Trung tâm Phát triển Công tác xã hội của trường, tôi nhận thấy nhiều
sinh viên đến trung tâm tham vấn có những biểu hiện của các rối loạn lo âu. Với sinh viên, thời
gian học tập ở trường đại học là quãng thời gian quan trọng trong quá trình tích lũy tri thức,
kinh nghiệm phương pháp tư duy. Từ điểm xuất phát này họ trở thành con người trưởng thành
và bước vào đời. Trở thành sinh viên, bên cạnh niềm vui sướng, tự hào, bản thân các em bắt
đầu cuộc sống với những khó khăn trong việc chuyển tiếp từ môi trường học phổ thông trung

1


học sang môi trường học tập ở bậc cao hơn, các em phải làm quen với một môi trường học tập
ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, cách học, các mối quan hệ
với thầy mới, bạn mới, phương pháp học mới, môi trường sống mới và điều kiện kinh tế có
nhiều khác biệt so với nhịp sống ở các thành phố lớn tạo ra không ít khó khăn cho các em.
Đem theo những khó khăn này nhiều sinh viên đã lúng túng không biết kiểm soát cuộc sống,
nỗi lo chồng nỗi lo và nguy cơ các em rơi vào vòng lo âu - trầm cảm là rất lớn. Lúc đó, không
chỉ học tập mà cả các chức năng xã hội khác của các em cũng bị suy giảm nghiêm trọng điều
này đã được chỉ ra khá rõ trong một nghiên cứu về sự suy giảm chất lượng cuộc sống ở các đối
tượng trên 18 tuổi có các rối loạn lo âu và cảm xúc trong các thử nghiệm lâm sàng của BS Lê
Hiếu năm 2007 [11].
Nhiều nghiên cứu và các bài viêt về rối loạn lo âu cũng chỉ ra rằng, khi con người bị
rối loạn lo âu thì điều này cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Người bệnh bị
suy giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ mất việc làm, giảm chất lượng cuộc sống. Theo
nghiên cứu của Hoge (2004), những bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa nghỉ việc trung bình 6
ngày/tháng, so với 3,1 - 3,5 ngày/tháng trên bệnh nhân hen, đái tháo đường, viêm khớp. Chi

phí xã hội đối với rối loạn lo âu lan tỏa và các vấn đề cộng đồng kèm theo là rất đáng kể, tăng
nhu cầu được trợ giúp ở các trung tâm y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, có xu
hướng lạm dụng chất, nghiện chất. Năm 2004, chi phí điều trị nội trú rối loạn lo âu lan tỏa ở Châu
Âu dao động từ 2000-3000 EU/bệnh nhân/đợt điều trị, so với chi phí điều trị các rối loạn lo âu khác
chỉ từ 300-1000EU/bệnh nhân/đợt điều trị [6].
Như vậy, việc hiểu rõ học sinh sinh viên thường có các biểu hiện rối loạn lo âu như thế
nào để từ đó tuyên truyền giúp học sinh sớm nhận thức và phòng ngừa sẽ làm giảm hậu quả
của rồi loạn lo âu. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm
hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên
trường Đại học Lao động Xã hội” hướng tới việc:
- Tìm ra những biểu hiện lo âu mà sinh viên trường ĐHLĐXH gặp phải.
- Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện RLLA nói chung và tỷ lệ rối loạn lo âu được phân chia
theo các dạng rối loạn lo âu cụ thể.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: các khái niệm có liên quan, một số học
thuyết bàn về lo âu, một số RLLA phổ biến và giới thiệu một mô hình trị liệu cho RLLA được
cho là có hiệu quả. Tổng quan cơ sở sữ liệu của các nghiên cứu đi trước, những nghiên cứu
trước đã giải quyết được vấn đề gì, những gì chưa giải quyết được – đưa ra khái niệm công cụ
của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện của rối loạn lo âu nói chung và các dạng rối
loạn lo âu cụ thể ở sinh viên trường Đại học Lao động xã hội.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện về rối loạn lo âu của sinh viên trường Đại học
Lao động - Xã hội.
- Khách thể nghiên cứu: 185 sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội


2


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các công việc như: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa
những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
liên quan đến rối loạn lo âu nói chung và rối loạn lo âu của sinh viên nói riêng…để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra qua bảng hỏi có sử dụng test và thang đo
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những biểu hiện RLLA
và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu trầm cảm ở sinh viên. Bảng hỏi có sử dụng
thang đo mức độ lo âu – Zung (Self Rating Anxiety Scale).
5.3. Phương pháp thống kê
Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần mềm thống kê
SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 17.0.
Các thông số và phép toán thông kê được sử dụng trong nghiên cứu này là: Phân tích sử
dụng thống kê mô tả với các chỉ số:


Điểm trung bình cộng (mean).



Độ lệch chuẩn (standardizied devation).



Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: t – test, one-way Anova.


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số đề xuất
References
1. Trần Thị Bình An (1992), Sử dụng các test MMPI, Beck và Zung đánh giá các rối loạn
cảm xúc, trầm cảm, lo âu, Công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai, tập 1.
2. Huỳnh Hồ Ngọc Anh (2012), Tác động của trị liệu hành vi nhận thức đến thần chủ có
rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp, Luận văn thạc sỹ.
3. Ngô Hoàng Anh, Vũ Ngọc Duy và Nguyễn Thị Mỹ Trang (2010). Tìm hiểu mức độ
biểu hiện của stress ở sinh viên của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng.
4. Võ Văn Bản (2002), Stress và các phòng chống, Nxb Y học Hà Nội.
5. Bản dịch của Viện Sức khỏe Tâm Thần – Bện viện tâm thần Trung Ương (1999),
Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi
6. Nguyễn Thị Phước Bình (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan
tỏa.
7. Bộ môn Tâm Thần - Trường Đại học Y Hà Nội (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng.
8. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm Lý học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội.

3


9. Đặng Hoàng Hải (2010), Rối loạn lo âu. Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch,
10. Trần Như Minh Hằng (2003), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ lâm sàng RLLA ở công nhân
may của công ty may Lê Trực và Minh Khai thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ y học,
Đại học Y Hà Nội.

11. Lê Hiếu (2007), Suy giảm chất lượng cuộc sống trong các rối loạn trầm cảm lo âu, Bệnh
viên tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Bùi Quang Huy(2009), Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân tâm
thần phân liệt thể paranoid.
13. Nguyễn Thanh Hương và các cộng sự (2008), Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến lo âu và
trầm cảm, Trường Đại học y tế công cộng.
14. Đặng Bá Lãm – Bahr Weiss (2007), Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), Nghiên cứu rối loạn trầm cảm, lo âu ở trẻ bị ung thư và
phương thức ứng phó của cha mẹ, Luận án tiến sĩ y học trường Đại học Y Hà Nội.
16. Cao Hoàng Minh (2012), Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề
sức khỏe tâm thần.
17. Trần Viết Nghị (2003), Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị học trong tâm thần,
Bộ môn Tâm Thần - Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Michael Dunne (2009), Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
của SV y tế công cộng và SV điều dưỡng tại đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Viết Thiêm (2003), Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị trong tâm thần,
tài liệu giảng dạy sau đại học, Đại học Y Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2003), Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến RLLA của trẻ
em, Luận văn thạc sỹ tâm lý học.
21. Nguyễn Hồng Thúy, Trần Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng Minh (2003),
Nghiên cứu“Ứng dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi cho 20 trẻ em có RLLA và gia
đình”.
22. Hà Thị Thư (2007), Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Lao động - Xã hội.
23. Nguyễn Xuân Thức (2002), Tâm lý học đại cương, NXb Đại học Sư Phạm Hà Nội.
24. Nguyễn Minh Tuấn (2002), Rối loạn lo âu, Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị,
Nxb Y học.
25. Trần Đình Xiêm (1995), Rối loạn lo âu, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, 329 – 346.
26. Nguyễn Kim Việt (2003), Rối loạn ám ảnh nghi thức, Các rối loạn liên quan đến stress

và điều trị trong tâm thần, bài giảng sau đại học, Đại học Y Hà Nội, (tr. 22)
27. Nguyễn Kim Việt (2009), Lâm sàng và điều trị các rối loạn lo âu, Bộ môn tâm thần –
Đại học Y Hà Nội.tr 4.
28. Nguyễn Kim Việt (2011), Tập báo cáo và bài giảng Rối loạn trầm cảm, Bộ môn Tâm
Thần trường Đại học Y Hà Nội.

4


Tài liệu nước ngoài - tài liệu tiếng Anh
29.

Al-Turkait et al, Relationship between Symptoms of Anxiety and depression in a Sample of
Arab College Students Using the Hopkins Symptom Checklist 25, Original Paper ,
Psychopathology 2011;44:230–241.

30.

Amir A. Khan et al, (2005) Personality and comorbidity of common psychiatric
disorders, British Jouranl of Psychiatry, pp.186,190-196.

31.

Andri S. Bjornsson et al, Cognitive- Behavioral group therapy versus group
psychotherapy for social anxiety disorder among college students: A randomized
controlled trial, Research Article, Depression and Anxiety 28 : 1034–1042, 2011.

32.

Arthur W. Blume et al, The Relationship of Microaggressions With Alcohol Use and

Anxiety Among Ethnic Minority College Students in a Historically White Institution,
Cultural Diversity and Ethnic Minority Psychology, Vol. 18, No. 1, 45–54, 2012.

33.

Barlow P. et al (1996), psychological views of anxiety, Journal of mental health, N017.

34.

Bruce F. Chorpita, Modular Cognitive-Behavioral Therapy for Childhood Anxiety
Disorders, the Guilford Press, 2007.

35.

Dan J.Stein (2009), “Generalized axiety disorders”, Textbook of anxiety, American
Psychiatric Publishing, Inc, pp. 3, 4, 115-119, 125-126, 6, 180, 210, 351, 352, 362, 369.

36.

E.J.L. Griez, C. Faravelli, David Nutt, Joseph Zohar. Anciety disorders,
coppyright@2001. John Wiley & Sons ltd. Print ISBN 0-471-97893-6 Electronic ISBN
0-470-84643-7.

37.

Julie Schulz et al (2005), The Diagnosis and Treatment of Generalized Anxiety Disorder,
Clinical Focus, Primary Psychiatry 2005;12(11):58-67

38.


Kelly A. Johnson, James E. Johson, and Thomas P. P, Social anxiety, depression,
and disorted cognitions in college students,

39.

Miri Cohen and Hasida Ben-Zur, Michal J. Rosenfeld, Sense of Coherence, Coping
Strategies, and Test Anxiety as Predictors of Test Performance Among College
Students,

40.

Peter Tyrer et al (2006), Generalised anxiety disorder, Lancet 2006; 368: 2156–66.
Department of Psychological Medicine, Division of Neuroscience & Mental Health,
Imperial College, London W6 8RP, UK.

41.

Randy S. Burke and Robert S. Stephens, Social anxiety and drinking in college
students: A social cognitive theory analysis,

42.

Richard C.S. (2000), Anxiety Disorder, Curent diagnostic treatment of psychiatry, Mc
Graw Hill international edition.

43.

Vladan Starcevic (2010), Anxiety Disorders in Adults, Oxford University Press, 198
Madison Avenue, New York, pp 124,127,129


Tài liệu online
44. />45. Social Phobia, www.psychologytoday.com
46. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, thông tin từ trang psychologytoday.com.

5


47. />%BB%8Fa
48. />
6



×