Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.71 KB, 6 trang )

Chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Hà Văn Giang
Khoa Luật
Luận văn ThS. Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. Phân tích các khái niệm, bộ phận cấu thành cũng như phương thức thực hiện
dân chủ đại diện theo cách hiểu chung và phương thức tiếp cận theo pháp luật Việt Nam.
Phân tích thực trạng chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam, tập trung vào thực tế tại Việt Nam và hệ thống các quy định pháp luật
có liên quan. Tiếp đó tìm ra yêu cầu đổi mới, giải pháp hoàn thiện chế độ dân chủ đại
diện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Dân chủ đại diện là chế độ được xây dựng và đề cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Các
Hiến pháp của chúng ta đều thể hiện thống nhất tư tưởng Hồ Chí Minh: quyền lực nhà
nước là quyền lực của nhân dân ủy quyền cho nhà nước thông qua bầu cử, các cơ quan
nhà nước không tự mình có được quyền lực ấy. Nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện
quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Đây là cơ sở vững
chắc nhất, tiên quyết nhất bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Đây cũng là
nền tảng, là cơ sở để tổ chức bộ máy nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhân dân
Việt Nam là nguồn, là chủ thể của quyền lực nhà nước như Điều 2 Hiến pháp 2013 quy
định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [41]. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực
hiện sự thống nhất quyền lực nhà nước trên cơ sở có sự phân công thực thi quyền lực đó.
Sự phân công quyền lực nhà nước trong một chỉnh thể quyền lực nhà nước thống nhất
gồm có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, tính đại diện cho nhân dân được
thể hiện thông qua Quốc hội với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn đề ra những chủ trương, giải pháp
nhằm mở rộng và phát huy dân chủ. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong quá trình đổi


mới của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: Xây dựng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động là một trong những bài học kinh nghiệm
của cách mạng Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nhận định: Một
trong những thành tựu của 10 năm đổi mới (1986 - 1996) là quyền làm chủ của nhân dân


trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa được phát huy. Trong sự
nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định, cùng với đổi mới về kinh tế là đổi mới về chính trị, với
mục tiêu hàng đầu là xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, thực hiện và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động. Công cuộc đổi mới chính trị của chúng ta luôn bao
hàm nội dung: dân chủ đại diện là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ, tham gia
quản lý nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại
diện cho mình và các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã
hội. Quốc hội, HĐND các cấp, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, là các hình
thức tổ chức của dân chủ đại diện.
Những năm gần đây, tính dân chủ của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân là Quốc
hội ngày càng được tăng cường thông qua việc cải tiến phương thức hoạt động và nâng
cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nói chung và của
ĐBQH nói riêng. Tính dân chủ đại diện được thể hiện ở quy trình bầu cử ngày càng dân
chủ, mở rộng cơ hội cho các thành phần ngoài Đảng, cho phép tự ứng cử… Phương thức
hoạt động tại nghị trường được đổi mới theo hướng tăng cường thảo luận, tăng tính phản
biện, tạo cơ hội cho các đại biểu thể hiện được ý kiến của cử tri trên khắp mọi miền đất
nước. Cũng tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu đại diện cho cử tri cũng thực hiện quyền
giám sát của mình đối với hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua các hình thức: xem
xét báo cáo, chất vấn, giám sát chuyên đề… nhằm bảo vệ lợi ích cho những người đã bỏ
phiếu bầu ra mình. Tính dân chủ đại diện của Quốc hội đã ngày càng giảm bớt hình thức,
thực quyền của Quốc hội ngày càng cao hơn, tính "chịu trách nhiệm" của Chính phủ được
coi trọng hơn.
Tuy nhiên, để có một thiết chế dân chủ đại diện thực sự, thì cơ chế thực thi dân chủ cần
minh bạch, rõ ràng hơn, đảm bảo quyền dân chủ là thực quyền trong mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội. Bên cạnh đó trình độ của nhân dân (những người chủ) và trình độ của
ĐBQH (những người đại diện cho dân) cần được nâng cao để thực hiện quyền và nghĩa
vụ đúng với vai trò, vị thế của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đại diện là sự kết tinh của lòng yêu nước, thương dân,
từ việc tiếp thu những tinh hoa của các học thuyết về dân chủ và dân quyền của nhân loại.
Cùng với tiến trình dân chủ hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước, cùng với xu hướng
đổi mới quy trình hoạt động của Quốc hội, chắc chắn rằng, thiết chế dân chủ đại diện
theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ ngày càng hoàn thiện trên đất nước ta
Keywords. Chế độ dân chủ; Nhà nước pháp quyền; Pháp luật Việt Nam;
Content.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam.


Chương 2: Thực trạng của chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

References.
Tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước
pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Dung (2000), Một số vấn đề về Hiến pháp và Bộ máy nhà nước, Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội.
3. Nguyễn Đăng Dung - Bùi Ngọc Sơn (2004), Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb
Thế giới.
4. Nguyễn Sĩ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn
tham chiếu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Dự án VIE 04/105 và UNDP (2007), Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung
ương khóa VII, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, NNb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX về đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, Hà
Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Quy định số 19-QĐ/TW ngày 03/01 của Bộ Chính trị về
những điều đảng viên không được làm, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Vương Hà (2002), "Những đổi mới tích cực của Quốc hội khóa X", Báo Lao động, (69),
ngày 21/3.
20. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách
khoa Việt Nam, tập 1, Hà Nội.
21. Jean - Jacques Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
22. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
23. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.


24. Trung Lý (Chủ nhiệm đề tài) (2002), Đại biểu Quốc hội: địa vị pháp lý, các mối quan hệ và
hiệu quả hoạt động, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
25. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Minh (2001), "Bàn về tính đại diện nhân dân của Quốc hội Việt Nam",
Nghiên cứu lập pháp, (9), tr. 35-39.
30. Quốc hội (1997), Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (1992-1997), Hà Nội.
31. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
32. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
34. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
35. Quốc hội (1992), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội.
36. Quốc hội (1997), Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hà Nội.
37. Quốc hội (2001), Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
38. Quốc hội (2003), Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội.
39. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
40. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ công chức, Hà Nội.

41. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
42. Roger H.Davidson và Walter J.Olszek (2002), Quốc hội và các thành viên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
43. Bùi Ngọc Thanh (2000), Về tổ chức các kỳ họp Quốc hội, Bài viết tại Hội thảo của Ủy ban
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, tổ chức tại Quảng Ninh.
44. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Hà Nội.


45. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2002), Nghị quyết số 304-NQ/UBTVQH10 ngày 23/4/2002 quy
định về việc kê khai tài sản đối với những người ứng cử Đại biểu Quốc hội, Hà Nội.
46. Văn phòng Quốc hội (1992), Đại biểu Quốc hội khóa X (1992-1997), Hà Nội.
47. Văn phòng Quốc hội (1994), Lịch sử Quốc hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Văn phòng Quốc hội (2002), Đại biểu Quốc hội khóa XI (2002-2007), Hà Nội.
49. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2010), Hiến pháp Italia năm 1947, (Tài liệu dịch tham
khảo), Hà Nội.
50. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2010), Hiến pháp Ba Lan năm 1997, (Tài liệu dịch tham
khảo), Hà Nội.
Tiếng Anh
51. Edward V.S Chnair, Bertram Gross (1993), Congress Today, Nxb St.Martins Press.N.Y.
Tiếng Pháp
52. Montesquieu (1874), L’esprit des lois. Garnier Frères, Libraires - esditeurs, Paris.



×