Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Xây dựng đội ngũ công chức Hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.01 KB, 5 trang )

Xây dựng đội ngũ công chức Hải quan đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn Cục
Hải quan tỉnh Thanh Hóa
Nguyễn Quỳnh Khôi
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
Mã số: 60 38 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Đội ngũ công chức; Cải cách hành chính; Luật hành chính; Pháp luật Việt
Nam; Hải quan
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 của Chính phủ nêu rõ:
Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh
bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng
dụng CNTT, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro,
đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng
lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật
hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động
thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh
quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp
của tổ chức, cá nhân [20].
Trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 vấn đề xây dựng bộ máy và nguồn
nhân lực trình độ cao ngày càng trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển
ngành Hải quan. Vì vậy, trong những năm qua, công tác xây dựng, đào tạo công chức ngành Hải
quan đã được Tổng cục Hải quan xúc tiến mạnh mẽ, công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cũng ngày
một được hoàn thiện, đã góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng thích ứng của công chức
Hải quan từ việc triển khai Hệ thống thủ tục Hải quan thủ công, Hệ thống thủ tục Hải quan điện tử
sang việc triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Tuy vậy, công tác xây dựng
đội ngũ công chức trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu vẫn còn nhiều bất cập, đội ngũ


công chức hình thành từ nhiều nguồn, trình độ khá chênh lệch, chưa có tính chuyên sâu, hiệu quả
công việc của công chức mang lại chưa cao...
Thực trạng trên gây ảnh hưởng lớn đến việc thực thi công vụ, nhiệm vụ, làm giảm hiệu
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Với vị trí công tác là công chức trong khối xây dựng lực lượng
tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa thuộc Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính. Đơn vị được giao
quản lý nhà nước về Hải quan trên địa bàn bốn tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định và Hà


Nam. Tôi nhận thấy, hiện nay việc xây dựng đội ngũ công chức Cục Hải quan Thanh Hóa là yếu
tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả
trong việc thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Những vấn đề nói
trên đặt ra yêu cầu cấp bách và thường xuyên trong việc xây dựng đội ngũ công chức ngành Hải
quan nói chung và công chức Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa nói riêng để đáp ứng giai đoạn hiện
nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ công chức Hải quan đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính qua thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình, với mong muốn thông qua việc nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị góp phần xây
dựng đội ngũ công chức Hải quan ngày một chính quy, chuyên nghiệp đáp ứng cải cách hành
chính hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những công trình nghiên cứu về công vụ, công chức
Trong những năm qua ở nước ta đề tài về công vụ, công chức đã được các nhà khoa học
rất quan tâm nghiên cứu, tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
- Đề tài khoa học cấp bộ “Xây dựng đạo đức cán bộ công chức Việt Nam trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của TS. Nguyễn Ngọc Hiến - Học
viện hành chính quốc gia, chủ nhiệm đề tài. Trong đó chủ yếu luận giải những vấn đề về sự cần
thiết xây dựng đội ngũ công chức, đạo đức công chức trong thực thi công vụ, trách nhiệm công
chức.
- Tìm hiểu về nền hành chính nhà nước của tác giả Nguyễn Hữu Khiển, năm 2003. Cuốn
sách chủ yếu phân tích các yếu tố cấu thành của nền hành chính, trong đó có những nội dung đề
cập đến công chức nhà nước.

- Đạo đức trong nền công vụ của nhóm tác giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị
Kim Thảo biên soạn năm 2002.
- Công vụ, công chức nhà nước của tác giả Phạm Hồng Thái, ấn hành năm 2004. Công
trình này tập trung làm rõ những khía cạnh lý luận, pháp lý về công vụ, công chức nhà nước, sự
hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về công vụ, công chức.
- Xây dựng đạo đức cán bộ công chức Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, của tác giả Bùi Thế Vĩnh, ấn hành năm 2003.
- Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp của tác giả Nguyễn Duy Quý,
ấn hành năm 2006.
- Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay của hai tác giải
Nguyễn Trọng Chẩn và Nguyễn Văn Phúc, ấn hành năm 2003.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức công vụ (Đề tài cấp bộ 2006 – 2007) do tác giải
Phạm Hồng Thái làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã có những luận bàn về mối quan hệ giữa pháp
luật và đạo đức, pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ, đồng thời đã phân tích sự điều chỉnh
của pháp luật về đạo đức công vụ.
- Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay - thực trạng và xu hướng biến động (Đề tài cấp bộ năm 2002-2003 do Nguyễn Thế Kiệt
- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài).
- Bài viết Trách nhiệm pháp lý của công chức trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa của tác giả Ngô Hải Phan đăng trên tạp chí Luật học.
- Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc
sỹ của Lê Thị Hằng - Viện triết học năm 2008.
- Bài viết Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công
chức ở nước ta hiện nay; Tạp chí triết học số 10/2003.
- Nghiên cứu so sánh qui định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam của
tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan, ấn hành năm 2012. Ngoài ra có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về
công vụ, công chức, đạo đức công vụ.


Như vậy, cho tới nay chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về xây dựng

đội ngũ công chức ngành Hải quan qua thực tiễn Cục Hải quan Thanh Hóa. Nhưng các công
trình trên là tài liệu tham khảo quan trọng giúp cho học viên thực hiện luận văn này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu của luận văn
Làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ công chức Hải quan; đánh giá công tác
xây dựng đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa; đưa ra những giải pháp xây dựng
đội ngũ công chức hải quan.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Thực hiện mục tiêu nói trên, luận văn có nhiệm vụ: Làm rõ những khái niệm công cụ:
công chức Hải quan; nội dung xây dựng đội ngũ công chức Hải quan, phân tích, đánh giá thực
tiễn các nội dung xây dựng đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những ưu
điểm, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại; đưa ra những giải pháp
nhằm xây dựng đội ngũ công chức Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện
đại hóa, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác xây dựng đội ngũ công chức tại Cục Hải
quan tỉnh Thanh Hóa, dựa trên các số liệu thu thập và tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong
quá trình công tác có liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ công chức Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề về xây dựng đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020. Luận văn sẽ tập trung phân tích để làm rõ và chỉ ra những
mặt được và chưa được, nguyên nhân công tác xây dựng đội ngũ công chức trong thời gian qua
và đưa ra giải pháp cho công tác xây dựng đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu
quả.
5. Phương pháp và địa điểm nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các

quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ thể. Đồng thời
dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề
liên quan.
Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh, sử
dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, khảo sát điều tra tìm hiểu cụ thể, phương pháp phân tích, đối
chiếu so sánh, hệ thống các thông tin điều tra thực tế.
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Cục Hải quan thanh Hóa – Cục Hải quan liên tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về Hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đưa ra khái niệm công chức Hải quan và chỉ ra những đặc điểm của công chức Hải quan;
nội dung xây dựng đội ngũ công chức Hải quan; đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ
công chức Cục Hải quan Tỉnh Thanh Hóa; đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công
chức Hải quan đáp ứng các yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả
của nền hành chính.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính
của đề tài được kết cấu thành 3 chương:


- Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ công chức ngành hải quan.
- Chương 2: Thực trạng đội ngũ công chức và công tác xây dựng đội ngũ công chức hải quan
của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá.
- Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ công chức hải
quan đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

References
1. Ban chấp hành trung ương Đảng (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành
trung ương khóa VIII “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”, Hà Nội

2. Ban chấp hành trung ương Đảng (2012), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng”, Hà Nội.
3. Ban chấp hành trung ương (2009), Kết luận số 37- KL/TW của Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa X ”Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay
đến năm 2020”, Hà Nội.
4. Lê Thanh Bình (1998), Chống buôn lậu và gian lận thương mại, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2010 qui định chức năng
và nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, Thành phố, Hà Nội.
6. Chủ tịch Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hòa Việt Nam (1945), Sắc lệnh số 27/SL ngày
10/9/45 thành lập sở thuế quan và thuế gián thu, Hà Nội.
7. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về
qui chế công chức, Hà Nội.
8. Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết công tác, Thanh
Hóa.
9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội
10. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, (1), Hà Nội.
11. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) về công chức nhà nước, Hà Nội.
12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học.
14. Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương - Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ
và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001, 2005, 2014), Luật Hải quan

năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005; Luật Hải quan
năm 2014, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật cán bộ công chức, Hà
Nội.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
19. Phạm Hồng Thái (2004, 2007, 2009), Công vụ và công chức nhà nước (2004); Quan hệ
giữa Pháp luật và đạo đức công vụ (2007); Lý luận nhà nước và pháp luật (2009), Hà Nội.


20. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Hà Nội.
21. Tổng cục Hải quan (1998), Bài phát biểu của Tổng Bí thư Lê khả Phiêu tại Hội nghị cán bộ
chủ chốt ngành Hải quan ngày 19/7/1998, Hà Nội.
22. Tổng cục Hải quan (2005), 60 năm hải quan Việt Nam, NXB Thông tấn, Hà Nội.
23. Tổng cục Hải quan (1999), Cải cách hành chính hải quan, NXB Tài chính, Hà Nội.
24. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Ủy ban thường vụ quốc hội (1998), Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, Hà Nội.
26. Website của Tổng cục Hải quan www.customs.gov.vn.



×