Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thong bao ket qua kiem tra lien ket dao tao nam hoc 2009 2010 doi voi cac co so dao tao DH CD TCCN tren dia ban Ha tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.53 KB, 4 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 98 /SGD&ĐT-GDCN

Hà Tĩnh, ngày 21 tháng 01 năm 2010

THÔNG BÁO
Kết quả kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh năm học 2009 - 2010
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp chuyên
nghiệp (TCCN), đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trên địa bàn và Quyết định số
42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT quy định về
liên kết đào tạo (LKĐT) trình độ TCCN, CĐ, ĐH (gọi tắt là Quyết định 42);
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động LKĐT trên địa bàn theo nội
dung Quyết định 42; thực hiện trọng tâm nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, Sở
GD&ĐT Hà Tĩnh đã thành lập đoàn kiểm tra gồm Thanh tra giáo dục, Phòng
Giáo dục chuyên nghiệp, tiến hành kiểm tra hoạt động này tại các trường
chuyên nghiệp và các cơ sở có hoạt động LKĐT trình độ ĐH, CĐ, TCCN (gọi
chung là trường). Đến nay, đoàn đã kiểm tra tại 15 địa điểm đặt lớp (chủ yếu
kiểm tra hồ sơ, điều kiện cơ sở vật chất, công tác quản lý của đơn vị phối hợp
đào tạo). Sau đây là một số kết luận và kiến nghị:
I. Quy mô, loại hình, cơ cấu ngành nghề đào tạo:
Hiện nay đang tồn tại 28 lớp LKĐT trình độ ĐH, 02 lớp CĐ và 03 lớp
TCCN với tổng số học viên là 1.962 người; chỉ có 02 lớp LKĐT theo hình thức
chính quy, còn lại là hình thức vừa làm vừa học; số lớp và học viên tuyển mới
trong năm 2009 là 07 lớp với 387 người; hầu hết các lớp được mở trước khi có
Quyết định 42.
Địa điểm đặt lớp: 18 lớp đặt tại Trung tâm GDTX tỉnh, huyện, thị xã; số
lớp còn lại đặt tại các trường CĐ, TCCN và các trường nghề của tỉnh;


Về ngành nghề chủ yếu đào tạo các ngành như Quản trị kinh doanh, Kế
toán, Nông lâm, Thuỷ lợi, Xây dựng, Chăn nuôi - thú y, Chuyên ngành Thanh
nhạc, Y tế, Sư phạm mầm non và Sư phạm kỹ thuật; trình độ đào tạo chủ yếu là
đại học.
Xét từ góc độ mục tiêu của xã hội hoá giáo dục, các lớp trên góp phần
huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục; mở
rộng quy mô, nâng cao trình độ và hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển
1


kinh tế - xã hội; đa dạng hoá loại hình trường lớp và hình thức đào tạo để đáp
ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng lao động trên địa bàn toàn tỉnh...
Tuy nhiên, tính kế hoạch, quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cao,
chưa thực sự thống nhất tập trung từ việc phân bổ chỉ tiêu, ngành nghề đến việc
định hướng liên kết, quản lý chỉ đạo hoạt động đào tạo liên kết; một số lớp
tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép...
II. Những ưu điểm và hạn chế của các đơn vị phối hợp đào tạo:
1. Ưu điểm:
a. Về xác định nhu cầu và địa điểm đặt lớp.
Hầu hết các đơn vị phối hợp đào tạo đã nắm bắt thông tin, xác định được
nhu cầu về số lượng, ngành nghề, trình độ đào tạo; tham gia thực hiện nhiệm vụ
tuyển sinh (theo hợp đồng giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp đào tạo), đúng
yêu cầu của quy chế tuyển sinh; số học viên trúng tuyển đảm bảo chỉ tiêu và
thấp hơn số học viên đăng ký dự thi;
Chọn lựa địa điểm đặt lớp phù hợp điều kiện đi lại, ăn ở của học viên,
phòng học đảm bảo các điều kiện về bàn ghế, ánh sáng, cảnh quan môi trường
sư phạm;
Đoàn kiểm tra ghi nhận và đánh giá nỗ lực của các đơn vị phối hợp đào
tạo trong việc nắm bắt nhu cầu, xác định ngành nghề và lựa chọn địa điểm đặt
lớp, tiêu biểu là Trung tâm GDTX tỉnh.

b. Về hồ sơ LKĐT và công tác phối hợp quản lý:
Hồ sơ cơ bản có đủ các văn bản khẳng định quy trình tổ chức hoạt động
LKĐT hợp lý theo Quyết định 42: Tờ trình về việc mở lớp liên kết đào tạo của
đơn vị chủ trì đào tạo, kèm theo nhu cầu về đào tạo đã được đơn vị phối hợp
đào tạo xác định; Giấy phép đồng ý mở lớp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Biên bản
ghi nhớ, hợp đồng thoả thuận về LKĐT đã được hai bên ký; các bản sao hợp lệ
văn bản xác định về chỉ tiêu được phê duyệt; hồ sơ tuyển sinh và các văn bản có
liên quan khác; Sổ đăng ký HSSV (tập lý lịch trích ngang có dán ảnh của
HSSV)...; một số lớp có sổ theo dõi lên lớp hằng ngày, hoặc sổ tương tự của
đơn vị chủ trì đào tạo, phục vụ việc quản lý chương trình, thời gian giảng dạy,
học tập của giảng viên và học viên...
Có đủ bảng kê về cơ sở vật chất và đội ngũ hiện có của đơn vị phối hợp
đào tạo; các lớp học đều có đủ quyết định thành lập và đều phân công cán bộ
quản lý theo dõi, giám sát quá trình đào tạo;
Các lớp được mở sau Quyết định 42, có hồ sơ, thủ tục đầy đủ, thể hiện
tính pháp lý cao.
2


2. Những hạn chế cần khắc phục:
Một số lớp còn thiếu những văn bản mang tính pháp quy: Lớp CĐ Tin
học đặt tại trường CĐ Nghề Việt Đức (thiếu văn bản giao chỉ tiêu đào tạo của
UBND tỉnh); Lớp Kế toán tại trường Cao đẳng Nghè Công nghệ Hà Tĩnh (hợp
đồng đào tạo thiếu chặt chẽ; thiếu biên bản thoả thuận trách nhiệm với trường
Trung cấp KTNN&PTNT Hà Tĩnh);
Do các đơn vị chủ trì đào tạo không cung cấp, hoặc cung cấp không kịp
thời, thiếu tính đồng bộ nên phần lớn các lớp không có, hoặc không đủ chương
trình, kế hoạch đào tạo toàn khoá, nhất là ở các lớp thuộc Trung tâm GDTX
tỉnh. Hạn chế này dẫn đến việc đơn vị phối hợp đào tạo và các cơ quan quản lý
nhà nước khó kiểm soát được việc thực hiện tiến độ chương trình, chất lượng

đào tạo theo mục tiêu khoá học.
Sổ lên lớp hằng ngày, sổ đầu bài còn thiếu, loại mẫu không thống nhất
hoặc ghi chép không đầy đủ; điểm số của học viên qua các kỳ thi chưa được cập
nhật kịp thời; tên gọi một số mã ngành đào tạo chưa thống nhất giữa Giấy phép
mở lớp, Quyết định trúng tuyển và một số loại văn bản liên quan khác (một số
lớp ở Trung tâm GDTX tỉnh).
Việc phối kết hợp giữa đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo
ở một số trường thiếu tính chặt chẽ, hài hoà, dẫn đến hiệu quả và chất lượng đào
tạo chưa cao; hồ sơ quản lý đào tạo một số lớp sắp xếp chưa khoa học, chưa đủ
và đúng quy định theo Quyết định 42...;
Ở một số đơn vị như các trường Trung cấp nghề Việt Nhật, Trường Cao
đẳng Nghề Công nghệ Hà Tĩnh và các lớp do Trung tâm GDTX tỉnh đặt địa
điểm tại các huyện, thị xã, việc tổ chức giảng dạy thực hành, phần lớn học viên
phải trở về trường ĐH, CĐ (đơn vị chủ trì tạo) để thực hiện; theo đó, thời lượng
thực hành, thực tập thể hiện qua hồ sơ quản lý chiếm tỉ lệ rất ít so với tổng thể
kế hoạch đào tạo; thực tế trên đã tạo nên những tốn kém về thời gian, kinh phí
của người học, ảnh hưởng chất lượng đào tạo và khó khăn cho việc theo dõi,
quản lý đối với những bên có trách nhiệm;
III. Một số kiến nghị đề xuất:
Đối với các đơn vị có hoạt động LKĐT:
Tiếp tục khôi phục và bổ sung đủ các văn bản thuộc hồ sơ mở lớp, tuyển
sinh và quản lý theo đúng Quyết định 42;

3


Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ giao cho cơ quan chuyên môn là Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm
trước tỉnh về công tác tham mưu, đề xuất việc cho phép tổ chức hoạt động
LKĐT các trình độ ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn;

- Hằng năm khi xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cho các ngành, cần xem xét nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành
nghề, nhằm đảm bảo sự ổn định, cân đối và phát triển trên địa bàn toàn tỉnh.
Đối với Bộ GD&ĐT:
- Quy định trách nhiệm và yêu cầu cụ thể đối với đơn vị chủ trì đào tạo:
khi tổ chức liên kết tại các địa phương, nhất thiết phải tuân thủ những điều
khoản tại Quyết định 42, tránh tình trạng khi có chỉ tiêu, các trường chủ động
liên kết với các đơn vị không có chức năng theo quy định; phải có ý thức, thái
độ hợp tác bình đẳng với đơn vị phối hợp đào tạo, chủ động cung cấp đủ các
loại văn bản (theo quy định của Quyết định 42) mà đơn vị phối hợp liên kết
phải lưu giữ, quản lý;
- Ban hành, hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc một số loại sổ sách
biểu mẫu nhằm tăng cường công tác quản lý để các bên liên kết, các cấp có
thẩm quyền tiện theo dõi, giám sát./.

Nơi nhận:

- Các Vụ: GD ĐH, GDCN;
- Ủy ban Nhân dân tỉnh;
- Giám đốc; các Phó Giám đốc;
- Các đơn vị chủ trì đào tạo;
- Các đơn vị phối hợp LKĐT;
- Lưu: VT, GDCN, GDTX, TTr

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Trần Trung Dũng


4



×