UBND TỈNH HÀ TĨNH
BAN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
GDTC - YTTH
Số: 938 /BC. GDTC-YTTH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 9 năm 2011
BÁO CÁO
Hoạt động Giáo dục thể chất - Y tế trường học năm học 2010-2011 và
kế hoạch năm học 2011-2012
I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ GDTC-YTTH năm học 2010-2011.
1. Công tác quản lý chỉ đạo:
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo- Bộ
Y tế và các bộ, ngành TW; Liên ngành sở Giáo dục & Đào tạo - sở Y tế có văn
bản số 1502/HD.LN. SGD&ĐT-SYT hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ
công tác Giáo dục thể chất và Y tế trường học (GDTC-YTTH).
Trên cơ sở kết quả kiểm tra của Đoàn liên ngành và báo cáo của Ban chỉ
đạo hoạt động GDTC-YTTH cấp huyện; sở Giáo dục & Đào tạo đã có Thông báo
kèm công văn số 580/SGD&ĐT-TCCB về việc đánh giá kết quả hoạt động
GDTC-YTTH trong năm học 2010-2011.
2. Kết quả thực hiện:
+ Việc thực hiện nhiệm vụ công tác GDTC-YTTH bước đầu đã đạt được một
số kết quả nhất định. Các đơn vị đã kết hợp lồng ghép với cuộc vận động “Xây dựng
trường học thân thiện” để thực hiện tốt hoạt động GDTC-YTTH, như Trường THPT
Nguyễn Du, TH thị trấn Xuân An 2 (Nghi Xuân); TH Bắc Nghèn, THCS Thiên Lộc
(Can Lộc); TH Thị trấn Đức Thọ,...Các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Kỳ Anh, TP Hà
Tĩnh, TX Hồng Lĩnh,...là những đơn vị có nhiều hình thức hoạt động phong phú, đạt
kết quả tốt. Đánh giá chung bậc học mầm non thực hiện khá nghiêm túc những quy
định về công tác y tế học đường.
+ Tuy vậy, hoạt động GDTC-YTTH vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập,
cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt trong thời gian tới:
- Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp trường chưa đủ thành phần, nên hoạt động còn gặp
khó khăn. Công tác báo cáo, thống kê không đầy đủ, không kịp thời nên Ban chỉ đạo các
cấp chưa đánh giá đúng thực trạng hoạt động GDTC-YTTH của các trường học. Lãnh
đạo của một số đơn vị chưa ý thức được tầm quan trọng, tinh thần trách nhiệm chưa cao
nên hoạt động GDTC-YTTH còn nhiều hạn chế, như trường tiểu học TT Hương Khê,
trường THPT Vũ Quang, THPT Trần phú, THCS Phong Bắc (Kỳ Anh)...
- Sự phối hợp của các sở ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện chưa nhịp nhàng.
- Theo báo cáo của các đơn vị, tại thời điểm 20/9/2011 đội ngũ nhân viên Y tế
hiện có 287 biên chế, hợp đồng 210, còn thiếu 319 người trong tổng số 816 trường
học. Những trường có nhân viên y tế thì hoạt động rõ nét hơn, những trường còn thiếu
nhân viên Y tế thì hoạt động GDTC-YTTH chưa triển khai, hoặc có triển khai nhưng
còn sơ sài (vì cán bộ Y tế là nhân tố chính trong công tác YTTH). Bên cạnh đó một số
nhân viên y tế chưa chủ động trong công việc, nghiệp vụ còn lúng túng, chưa được
tập huấn công tác YTTH. Hồ sơ, kế hoạch, sổ theo dõi, sổ nhật ký chưa đầy đủ; việc
cập nhật các văn bản pháp quy chưa kịp thời.
- Nguồn nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh và giáo viên chưa đảm
bảo. Do không đủ nguồn nước nên các công trình vệ sinh rất bẩn; cá biệt có
trường học thực hiện biện pháp “khóa cửa không sử dụng”. Trang thiết bị và kinh
phí đầu tư cho hoạt động GDTC-YTTH còn ít, chưa đảm bảo hoạt động.
- Tuy chưa xẩy ra tình trạng mất an toàn lao động trong trường học, nhưng
lĩnh vực này cũng cần lưu tâm, đã có một số học sinh chết đuối, một số trường bố
trí học sinh học tập trong khu vực đang thi công xây dựng, nhưng không có dụng
cụ che chắn như ở trường MN Đức Hòa (ĐT) và Cổ Đạm (NX),...
- Tại một số trường học, hệ thống ánh sáng chưa đảm bảo, hệ thống cửa sổ,
cửa ra vào chưa hợp lý; trường ẩm thấp, nhưng chưa có giải pháp khắc phục.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động GDTC-YTTH còn hạn chế, bên
cạnh chưa có Dự án đầu tư về lĩnh vực YTTH (năm 2011 Hà Tĩnh không có Dự
án Mục tiêu y tế học đường do Cục Y tế dự phòng chủ đầu tư). Tỷ lệ học sinh
tham gia BHYT chưa cao, năm học 2010-2011 có 555 / 568 trường,151053 /
223207 học sinh tham gia BHYT ( 68%); việc thanh toán kinh phí % từ nguồn
thu Bảo hiểm y tế chưa kịp thời, chưa thống nhất.
- Công tác duy tu, bảo dưỡng, khai thác, sử dụng các công trình sau đầu tư
chưa được quan tâm đúng mức; một số công trình cấp nước-vệ sinh nước sạch
thuộc Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT chưa phát huy được hiệu
quả, có công trình đã hư hỏng nhưng không được sửa chữa kịp thời.
- Diện tích khuôn viên một số trường còn chật hẹp, hệ thống sân chơi bãi
tập của một số trường chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của học
sinh. Thiếu cơ sở vật chất, thiếu công trình vệ sinh, hoặc một số công trình vệ
sinh đã có nhưng chất lượng xuống cấp, cá biệt có trường học rất bẩn; bên cạnh
đó một số trường học chưa có phương án xử lý rác thải, đó chính là những
nguyên nhân dễ xẩy ra dịch bệnh.
- Một số trường học tổ chức bán trú chưa đảm bảo các điều kiện an toàn vệ
sinh thực phẩm (ATVSTP), có dấu hiệu chủ quan, xem thường các nguy cơ dễ
dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Thực tế trên địa bàn Hà Tĩnh đã xẩy ra một số vụ
việc cần quan tâm, như ngộ độc thực phẩm ở trường MN Cẩm Vịnh (CX), ngộ
độc hóa chất ở trường MN Xuân Hải (Nghi Xuân); một học sinh cá biệt của
trường THCS Trường sơn (ĐT) bỏ thuốc trừ sâu vào trong nước uống của nhà
trường; trường MN Thịnh Lộc (LH) đã có một cháu mẫu giáo vấp ngã vào nồi
canh làm bỏng toàn thân; trường MN Thạch Quý (TP), Thạch Liên (TH) vị trí
bếp gần công trình vệ sinh nhưng không có dụng cụ che chắn; diện tích bếp của
một số trường chật hẹp, ẩm thấp, không đúng quy cách bếp một chiều,..Bậc tiểu
học có 37 trường tổ chức bán trú, trên 100 nhân viên phục vụ nhưng chưa được
tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chu đáo; hầu hết số nhân viên phục vụ các trường
tổ chức bán trú chưa có ràng buộc chặt chẽ về hợp đồng lao động.
Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP chưa thống nhất, một số
đơn vị chưa thực hiện đúng quy định như các trường MN thuộc huyện Vũ Quang,
Thạch Hà....;riêng TP Hà Tĩnh áp dụng Quyết định 11 của Bộ Y tế giao cho
UBND các xã, phường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; một số đơn vị
chỉ có 01 cán bộ trung tâm Y tế dự phòng đi kiểm tra thẩm định cấp giấy chứng
nhận ATVSTP mà không phối hợp với phòng GD& ĐT.
- Hoạt động GDTC ngoại khoá, phong trào rèn luyện thân thể ở các địa bàn
dân cư chưa sôi nỗi, nhất là phong trào thể dục buổi sáng.
Những khó khăn, tồn tại nêu trên là nguy cơ dễ dẫn đến sự gia tăng một số
bệnh, dịch, tật ở lứa tuổi học đường, nhất là tình trạng “cận thị ở lứa tuổi học
đường”, đây là nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần
của học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
II. Phương hướng, nhiệm vụ sắp tới:
Để triển khai có hiệu quả hoạt động GDTC-YTTH, yêu cầu các thành viên
Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Ban chỉ đạo cấp huyện tập trung chỉ đạo các trường học
thực hiện tốt các nội dung trong Hướng dẫn liên ngành số 1502/HD.LN.
SGD&ĐT-SYT, Công văn số 5687/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/8/2011 của Bộ
GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn công tác GDTC- YTTH, cần tập trung chỉ
đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Kiện toàn Ban chỉ đạo hoạt động GDTC-YTTH các huyện, thị xã, thành
phố; bổ sung đầy đủ các thành phần theo hướng dẫn (Trưởng phòng GD&ĐT là
Phó Ban trực cấp huyện, chịu trách nhiệm chỉ đạo các trường MN, TH, THCS,
THPT trên địa bàn). Đến nay các đơn vị Can Lộc, Lộc Hà, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh,
Nghi Xuân đã kiện toàn Ban chỉ đạo cấp huyện, đơn vị còn lại cần khẩn trương
kiện toàn Ban chỉ đạo để triển khai hoạt động. Hướng dẫn các trường kiện toàn ban
chỉ đạo cấp trường theo quy định tại Thông tư số 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT của
Liên Bộ GD&ĐT- Bộ YTế (có thành phần trạm y tế phường xã, thị trấn và hội phụ
huynh). Xây dựng mạng lưới GDTC-YTTH tuyến huyện (có hộp thư, địa chỉ
thường xuyên cập nhật thông tin).
Ban chỉ đạo các cấp cần có chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể hàng
năm, hàng tháng, hàng tuần; hoạt động theo chủ điểm như dịch sốt xuất huyết,
các bệnh dịch khác, đặc biệt là dịch “ Tay, chân, miệng” theo tinh thần Công điện
của Thủ tướng Chính phủ.
Bổ sung biên chế YTTH cho những đơn vị còn thiếu, đảm bảo100% trường
MN phải có đủ nhân viên y tế (biên chế hoặc hợp đồng lao động) theo Quyết định
50/2009/QĐ-UBND. Có kế hoạch bổ sung nhân viên y tế cho các trường TH, THCS
còn lại để đảm bảo hoạt động GDTC-YTTH trong năm học 2012-2013; trong tình
hình hiện nay các nhà trường có thể hợp đồng những người có chuyên môn về y tế
(bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng) đã nghỉ hưu nhưng đảm bảo sức khỏe để công tác.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên YTTH, nhân viên phục
vụ các trường có tổ chức bán trú mỗi năm tập huấn ít nhất 1 lần vào đầu năm học,
do phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện.
Nhân viên y tế chịu trách nhiệm về công tác YTTH, bao gồm xây dựng kế
hoạch hoạt động, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, lập kế
hoạch mua sắm thuốc thiết yếu, các dụng cụ y tế cần thiết trang bị cho phòng y
tế, tham mưu tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác YTTH.
2. Quán triệt đầy đủ Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT “Giáo dục thể
chất và y tế trong trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ
và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên”.
Cần xác định đúng vị trí và tầm quan trọng của hoạt động GDTC-YTTH vừa
mang tính thường xuyên và lâu dài, thực chất là hoạt động giáo dục góp phần
nâng cao chất lượng dạy- học. Tăng cường công tác truyền thông vệ sinh, bảo vệ
môi sinh, môi trường và y tế học đường. Thực hiện đầy đủ các nội dung theo Hướng
dẫn liên ngành 1502/HĐ.LN.SG&ĐT-SYT.
Cập nhật kịp thời các văn bản pháp quy, đảm bảo đầy đủ hồ sơ về công tác
GDTC-YTTH như kế hoạch hoạt động, các loại biên bản, nhật ký, sổ cấp phát
thuốc, hồ sơ khám sức khỏe cho học sinh....
Khảo sát, thống kê tình hình thực trạng lĩnh vực GDTC-YTTH để từ đó có
những giải pháp kịp thời, cụ thể. Phòng TCCB sở GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị
thống kê, báo cáo, cập nhật.
Hiện nay, liên Bộ đang tiến hành tổ chức tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện
Chỉ thị 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác YTTH;
đề nghị Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiến hành đánh giá việc thực hiện
Chỉ thị 23/2006/CT-TTg; đây là cơ hội tốt để các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm
chỉ đạo, thực hiện tốt hoạt GDTC-YTTH.
3. Đảm bảo 100% trường học đủ nguồn nước uống, nước sinh hoạt, nước
phục vụ cho các công trình vệ sinh.
Những đơn vị chưa đủ công trình vệ sinh cần có kế hoạch xây dựng bổ
sung đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và thiêt kế theo quy định tại Quyết định
số 1221/2000/QĐ-BYT. Có phương án khắc phục những công trình vệ sinh bị
hỏng. Bố trí học sinh, lao công trực nhật hàng ngày.
Ban chỉ đạo cấp huyện tổ chức kiểm tra thực trạng hệ thống công trình vệ
sinh trường học. Tham mưu UBND các cấp hỗ trợ ngân sách để xây dựng, bổ
sung hệ thống công trình vệ sinh các trường học (một số tỉnh đã xây dựng Đề án
đưa vào kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm).
Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh trường học, bố trí học sinh trực
nhật hàng ngày. Có phương án xử lý nguồn rác thải; xây dựng cảnh quan trường, lớp
xanh - sạch - đẹp, tăng cường công tác vệ sinh trong trường học, vệ sinh môi trường,
vệ sinh thôn xóm theo từng câu lạc bộ trên địa bàn dân cư.
4. Chấn chỉnh những tồn tại, sơ sài, chủ quan trong việc tổ chức bán trú;
những nơi không bảo đảm điều kiện an toàn, những cụm điểm tổ chức bán trú
phải có cán bộ quản lý trực để theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm ATVSTP.
Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống các dịch bệnh, nhất là các cơ sở tổ
chức học bán trú có bếp ăn tập thể. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm khi có ngộ độc
thực phẩm xảy ra trong nhà trường.
Các đơn vị cần tính toán kỹ điều kiện đảm bảo tổ chức bán trú nhằm khắc
phục tình trạng quá tải, chủ quan, tuỳ tiện. Phải có Hợp đồng mua bán nguồn
thực phẩm cho các nhà trường tổ chức bán trú.
Thực hiện văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan, Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm sẽ phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà
soát việc tổ chức bán trú trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Cần có sự kết hợp lồng ghép công tác GDTC-YTTH với các hoạt động
chuyên môn. Trong quá trình chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nếu phát hiện
những hiện tượng sai phạm về lĩnh vực này; yêu cầu các phòng, ban chuyên môn
của các sở, ngành báo cáo về Ban chỉ đạo của các cấp để xem xét, xử lý.
6. Thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình GDTC nội khoá theo quy
định của Bộ, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, thể dục thể thao ngoài
trường học theo câu lạc bộ trên địa bàn dân cư.
7. Thực hiện nghiêm túc các hình thức kiểm tra, thanh tra; đưa nội dung
GDTC-YTTH vào việc đánh giá thi đua của cá nhân và các đơn vị. Xây dựng các
điển hình tiên tiến, các đơn vị đạt chuẩn GDTC-YTTH để tuyên tuyền, nhân rộng
phong trào. Ngoài việc lồng ghép với kiểm tra chuyên môn, mỗi năm thành lập các
đoàn kiểm tra riêng hoạt động GDTC-YTTH ít nhất 01 lần.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường, đề nghị các ban ngành khi
kiểm tra hoặc triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực GDTC-YTTH cần trao
đổi, phối hợp với Ban chỉ đạo các cấp để thống nhất phương án triển khai, tránh tình
trạng chồng chéo tạo gánh nặng cho các nhà trường .
8. Chỉ đạo thực hiện Quy định “Xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích” theo Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT, tăng cường các
biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, tai nạn giao
thông. Phòng, chống HIV/AIDS theo Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg và Chỉ thị
số 61/2008/CT-BGD&ĐT. Tùy thuộc điều kiện cơ sở vật chất các trường có thể
tổ chức dạy bơi cho học sinh.
9. Đảm bảo tỷ lệ huy động tối đa học sinh tham gia BHYT bắt buộc theo quy
định. Quan tâm nguồn kinh phí cho hoạt động GDTC-YTTH, từ ngân sách các cấp,
nguồn % thu Bảo hiểm y tế học sinh, các nguồn khác bằng con đường xã hội hóa,
các Dự án, các nguồn thu hợp pháp để xây dựng các công trình vệ sinh, nguồn nước
uống, nguồn nước sinh hoạt, mua sắm các dụng cụ, các loại thuốc thiết yếu theo quy
định của Bộ Y tế tại Quyết định số 1221/2008/QĐ-BYT. Tất cả các khoản thu, chi
đều phải có sổ sách ghi chép và chứng từ lưu hợp lệ. Đảm bảo nguồn kinh phí theo
Thông tư 14/2007/TT-BTC, Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT.
Đảm bảo chế độ cho đội ngũ YTTH theo quy định, tạo điều kiện vật chất
và tinh thần hỗ trợ động viên nhân viên làm công tác YTTH.
Xây dựng phòng y tế, tủ đựng thuốc có đủ cơ số thuốc, có sổ theo dõi việc
cấp phát thuốc và nhật ký chăm sóc sức khỏe cho học sinh; tuyệt đối không để
thuốc quá hạn sử dụng trong tủ thuốc của nhà trường.
Tổ chức các hoạt động dạy học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và truyền
thông về giáo dục dân số, giới tính, sức khỏe, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
10. Các sở, ngành liên quan tranh thủ các Dự án nhằm hỗ trợ các trường
học về hoạt động GDTC-YTTH, như dự án về nước sạch môi trường, dự án về vệ
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ....
III. Trách nhiệm các sở, ngành và thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh.
1. Trách nhiệm của các sở, ngành:
1.1. Sở Giáo dục & Đào tạo:
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu
với UBND tỉnh xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động GDTC-YTTH.
- Phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động
GDTC-YTTH của các trường học trên địa bàn.
- Báo cáo tình hình công tác GDTC-YTTH với UBND tỉnh, các Bộ ngành.
Báo cáo kết quả hoạt động của các thành viên với UBND tỉnh và các sở, ngành.
- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn gắn nội dung hoạt động GDTC-YTTH
vào chương trình giảng dạy trong các trường học như dạy bơi, tâm lý lứa tuổi,...
- Hướng dẫn các đơn vị thống kê, khảo sát, điều tra thực trạng công tác
GDTC-YTTH..
1.2. Sở Y tế:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế, ban hành các văn
bản chỉ đạo công tác y tế trường học. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động
YTTH theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện phối hợp với Bệnh viện
Đa khoa, phòng Y tế và phòng GD&ĐT các huyện/thị/thành phố hướng dẫn khám
sức khoẻ định kỳ cho học sinh.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định.
1.3. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:
- Hướng dẫn Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị xã,, thành phố phối hợp
với phòng GD&ĐT lập kế hoạch tập huấn cho các nhân viênYTTH.
- Có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt công tác vệ sinh,
phòng chống dịch bệnh.
- Tham mưu với Sở Y tế ban hành các văn bản chỉ đạo công tác YTTH, đề
xuất với các ngành chức năng đầu tư các Dự án hỗ trợ các nhà trường thực hiện
công tác Y tế học đường .
- Đôn đốc Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện kiểm tra, rà soát lại việc cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Thực hiện“mỗi bếp cấp 01 giấy chứng nhận
ATVSTP, một giấy chứng nhận ATVSTP không dùng chung cho nhiều bếp).
1.4. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
- Phối hợp với các phòng ban, các cơ quan liên quan kiểm tra, chịu trách
nhiệm theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện công tác ATVSTP tại các trường có
tổ chức bán trú .
- Tham mưu Sở Y tế tranh thủ các chương trình đầu tư, các Dự án vệ sinh
trường học để hộ trợ cho các nhà trường.
1.5. Sở Nội vụ:
- Soát xét lại số biên chế y tế của các trường học hiện có, đề xuất UBND
tỉnh bổ sung biên chế y tế cho các trường còn thiếu.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyển dụng, chấm dứt
hợp đồng đối với nhân viên y tế các trường học theo quy định hiện hành.
1.6. Sở Tài chính.
Hướng dẫn các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí, bổ sung ngân sách, lượng
hóa định mức kinh phí tối thiểu, đảm bảo chế độ chính sách, đề xuất bổ sung kinh phí cho hoạt động GDTC – YTTH.
1.7. Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
- Ban hành các văn bản về phòng chống tai nạn thương tích trong, ngoài
trường học, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn trong các trường học.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng chống đuối nước cho trẻ em
theo hướng dẫn của các sở, ngành.
1.8. Trung tâm Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn:
- Phối hợp với sở GD&ĐT kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực trạng các công
trình cấp nước - vệ sinh trường học, nhằm phát huy hiệu quả các công trình đã
được đầu tư.
- Khảo sát lại nguồn nước tự nhiên, nguồn nước sinh hoạt của các trường
học để tham mưu với các ngành, các cấp.
1.9. Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Chỉ đạo Bảo hiệm xã hội cấp huyện đôn đốc các trường học thực hiện đầy
đủ Bảo hiểm y tế học sinh.
- Đôn đốc BHXH cấp huyện thanh toán đầy đủ, kịp thời khoản kinh phí %
theo quy định, để các trường có kế hoạch mua sắm thuốc và các dụng cụ y tế
nhằm đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu ban đầu.
2. Trách nhiệm các thành viên Ban chỉ đạo.
Thực hiện Quyết định số 2262/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về
việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDTC và công tác YTTH , căn cứ vào nhu
cầu công tác phân công công việc cho các thành viên Ban chỉ đạo như sau:
1.2. Ông Trần Trung Dũng, Phó giám đốc sở GD&ĐT, Phó trưởng ban
VHXH- HĐND tỉnh: Phó trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban điều hành
các hoạt động GDTC-YTTH.
2.2. Ông Trần Xuân Dâng, Phó giám đốc sở Y tế: Phó trưởng ban, chỉ đạo
các phòng chuyên môn, trung tâm Y tế dự phòng, chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động GDTC-YTTH.
3.2. Bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó giám đốc sở GD&ĐT: Phó trưởng ban,
chỉ đạo, theo dõi hoạt động GDTC-YTTH các trường học; phối hợp với các sở,
ban ngành chỉ đạo hoạt động GDTC-YTTH .
4.2. Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó giám đốc trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:
Phó trưởng ban, theo dõi hoạt động vệ sinh, phòng dịch, phòng bệnh; báo cáo với
sở Y tế và các cơ quan của Bộ Y tế để hỗ trợ các Dự án về Y tế học đường, vệ
sinh trường học.
5.2. Ông Tô Quang Quyền, Trưởng phòng BVCSTE Sở LĐ - TB&XH:
thành viên, theo dõi hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ em.
6.2. Ông Bùi Hồng Lĩnh, Phó trưởng phòng TCBM Sở Nội vụ: Thành viên,
theo dõi biên chế YTTH, công tác tuyển dụng nhân viên y tế các trường học;
tham mưu bổ sung định biên y tế của các trường còn thiếu.
7.2. Ông Phan Đình Trinh, Trưởng phòng thu BHXH tỉnh: Thành viên, theo dõi,
tổng hợp công tác thu, chi, sử dụng khoản Bảo hiểm y tế học sinh.
8.2. Ông Đoàn Văn Khang, Trưởng phòng KH truyền thông Trung tâm
Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn, sở Nông nghiệp và PTNT: Thành viên,
theo dõi nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước phục vụ các công trình vệ sinh; các dự
án nước sạch môi trường.
9.2. Ông Trần Hữu Doãn, Phó trưởng phòng TCCB, Sở GD&ĐT: Thành viên,
tham mưu ban hành văn bản, hướng dẫn công tác thống kê, tổng hợp; theo dõi hoạt
động Ban chỉ đạo cấp huyện.
10.2.Bà Đoàn Thị Thuỷ, chuyên viên phòng Ngân sách, sở Tài chính
: Thành viên, theo dõi chế độ chính sách, tham mưu các nguồn thu đảm bảo hoạt động
GDTC-YTTH.
11.2. Ông Trần Minh Sáng, chuyên viên phòng Nghiệp vụ y, sở Y tế: Thành viên,
hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi hoạt động chuyên môn YTTH.
12.2. Ông Dương Văn Lâm, chuyên viên phòng GD tiểu học, sở GD&ĐT:
Thành viên, chỉ đạo và tổng hợp báo cáo hoạt động GDTC-YTTH khối các trường
tiểu học, mầm non; theo dõi hoạt động công tác YTTH toàn ngành và công tác vệ sinh
môi trường các trường học.
13.2. Ông Nguyễn Thanh Liêm, chuyên viên phòng GD trung học, sở GD&ĐT:
thành viên, chỉ đạo và tổng hợp báo cáo hoạt động GDTC-YTTH các trường THPT,
THCS; theo dõi hoạt động GDTC toàn ngành và công tác thanh thiếu niên Chữ
thập đỏ các trường học.
IV. Thành lập Tổ thư ký
1. Bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó giám đốc sở Giáo dục & Đào tạo, Phó Ban
chỉ đạo: Tổ trưởng.
2. Ông Dương Văn Lâm, chuyên viên phòng GD tiểu học, sở Giáo dục & Đào
tạo, thành viên Ban chỉ đạo: Tổ viên
3. Ông Nguyễn Thanh Liêm, chuyên viên phòng GD TH, sở Giáo dục & Đào
tạo, thành viên Ban chỉ đạo: Tổ viên.
4. Ông Phan Minh Toàn, Phó chánh thanh tra sở Y tế: Tổ viên.
5. Bà Phan Thị Thu Hường, Bác sỹ, Khoa Môi trường, Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh: Tổ viên.
6. Ông Võ Tá Thành, Bác sỹ , Trưởng phòng Thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm: Tổ viên.
7. Bà Lưu Thị Hằng Phương, Phó trưởng phòng GD mầm non, sở Giáo dục &
Đào tạo: Tổ viên.
8. Ông Trần Hữu Doãn, Phó trưởng phòng TCCB, sở Giáo dục & Đào tạo,
thành viên Ban chỉ đạo: Tổ viên, Thư ký tổng hợp.
Trên cơ sở các nội dung trên, theo nhiệm vụ được phân công yêu cầu các
thành viên Ban chỉ đạo và Tổ thư ký chủ động xây dựng chương trình kế hoạch
hoạt động; báo cáo, cập nhật kết quả lĩnh vực được phân công về Tổ thư ký để
báo cáo Trưởng ban chỉ đạo hoạt động GDTC của tỉnh; tham mưu với Sở ngành
chủ quản về những lĩnh vực công việc thuộc hoạt động GDTC-YTTH ./.
Nơi nhận:
- Các thành viên BCĐ cấp tỉnh;
- Ban VHXH- HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh ( BC);
- Ban Chỉ đạo các huyện, TX, TP;
- Lưu VT, Ban chỉ đạo, phòng CM sở.
TM. BAN CHỈ ĐẠO
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ BAN TRỰC
Đã ký
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GD & ĐT
Trần Trung Dũng
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC GDTC-YTTH
Năm học 2011-2012 ( kèm theo báo cáo)
-------------------------1. Tháng 7+ 8 + 9 năm 2011
- Kiện toàn Ban chỉ đạo hoạt động GDTC- YTTH các cấp. Xây dựng kế
hoạch hoạt động năm học 2011-2012 và mạng lưới GDTC-YTTH tuyến huyện (có
danh sách, có địa chỉ email, có điện thoại...)
- Tuyển và hợp đồng nhân viên y tế các trường còn thiếu.
- Tổng kiểm tra hệ thống công trình vệ sinh, xây dựng bổ sung số công
trình vệ sinh đảm bảo đủ số lượng theo quy định; kiểm tra công tác vệ sinh
trường lớp chuẩn bị cho năm học mới.
- Tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên Y tế và Trưởng ban chỉ đạo các trường; tham
mưu UBND cấp huyện tổ chức tổng kết đánh giá công tác GDTC- YTTH năm học
2010-2011, việc thực hiện Chỉ thị 23 và kế hoạch năm học 2011-2012.
2. Tháng 10 + 11/2011
- Báo cáo thực trạng số công trình vệ sinh, điều kiện bán trú, nguồn nước,
công trình vệ sinh rà soát cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP.... (theo
các biểu mẫu ).
- Phát động phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp”, tổ chức các hoạt động
vệ sinh môi trường, thu lượm rác thải, giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và bảo vệ
môi trường cho giáo viên và học sinh trong trường;
- Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên.
- Phối hợp với phòng ban chuyên môn để kiểm tra công tác GDTC- YTTH
3. Tháng 12/2011 và tháng 01/2012.
- Phát động phong trào thi đua “Tết trồng cây ” vào dịp Tết Nguyên Đán.
- Phối hợp với chuyên môn, kiểm tra công tác GDTC- YTTH các trường.
- Báo cáo sơ kết công tác GDTC- YTTH học kỳ I.
4. Tháng 02 + 3/2012
- Tổ chức chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về công tác
YTTH (phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, xây dựng “Trường học an
toàn phòng chống tai nạn thương tích”, GD kĩ năng sống, GD giới tính,...).
- Ban chỉ đạo các huyện thành lập các Đoàn kiểm tra công tác GDTCYTTH các trường học trên địa bàn.
5. Tháng 4 + 5/2012
- Giáo dục học sinh phòng chống các dịch bệnh thường phát sinh mùa hè.
Tổ chức tổng vệ sinh phòng bệnh mùa hè. Hưởng ứng tháng hành động vì chất
lượng ATVSTP năm 2012.
- Các trường đánh giá công tác GDTC- YTTH theo biểu điểm hướng dẫn.
- Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố.
6. Tháng 6 + 7/2011
- Các đơn vị báo cáo công tác GDTC- YTTH về Sở trước ngày 5/6/2012.
- Hoàn thành các báo cáo công tác YTTH năm học 2011 – 2012 gửi Bộ,
UBND tỉnh.
Ghi chú: Nếu có những hoạt động đột xuất sẽ được hướng dẫn bổ sung sau.