Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 93 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





PHAN ANH TUẤN



QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ




THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện trong luận
văn này đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, ngày 8 tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn



Phan Anh Tuấn














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy
GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ ngƣời tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn, xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa chức năng và
sinh viên của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức đã động viên giúp đỡ,
tạo điều kiện và hợp tác trong quá trình thực hiện đề tài.
Luận văn chắc chắn sẽ còn những hạn chế. Tác giả kính mong nhận đƣợc
sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn


Phan Anh Tuấn









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do lựa chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài 4
8. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 5
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5
1.1.1. Trên thế giới 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 6
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GDTC CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 7
1.2.1. Một số khái niệm công cụ 7
1.2.1.1. Giáo dục thể chất 7

1.2.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục 8
1.2.1.3. Khái niệm về quản lý GDTC 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1.2.1.4. Khái niệm về biện pháp quản lý GDTC 10
1.2.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động GDTC trong các trƣờng đại học, cao đẳng 12
1.2.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác GDTC 12
1.2.1.2. Các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc về công tác GDTC 13
1.3. Các vấn đề về quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Công nghiệp 14
1.3.1. Mục tiêu quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng CĐ Công nghiệp 14
1.3.2. Chức năng và nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên 14
1.3.2.1. Chức năng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN . 14
1.3.2.2. Các nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN 16
1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động GDTC ở trƣờng Cao đẳng Công nghiệp 17
1.3.3.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình GDTC 17
1.3.3.2. Quản lý việc đổi mới phƣơng pháp GDTC cho sinh viên nhằm
nâng cao hiệu quả GDTC trong nhà trƣờng 17
1.3.3.3. Quản lý việc khai thác, sử dụng sân bãi, dụng cụ tập luyện trong
dạy học môn GDTC 18
1.3.3.5. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của
sinh viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC 18
1.3.3.6. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho
giáo viên giảng dạy môn GDTC 20
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động GDTC 20
1.3.4.1. Các yếu tố chủ quan 20
1.3.4.2. Các yếu tố khách quan 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 23
Chƣơng 2: 24THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC 24

2.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 24
2.1.1. Mục đích khảo sát 24
2.1.2. Đối tƣợng khảo sát 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.1.3. Nội dung khảo sát 24
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát 25
2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA 25
2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển của trƣờng CĐCN Việt Đức 25
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 25
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƢỜNG
CĐCN VIỆT ĐỨC 27
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về vai
trò của hoạt động GDTC 27
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung chƣơng trình GDTC ở trƣờng CĐCN
Việt Đức 30
2.2.2.1. Mục tiêu môn học 30
2.2.2.2. Nhiệm vụ của môn học GDTC 31
2.2.2.3. Nội dung chƣơng trình 31
2.2.2.4. Phân phối chƣơng trình GDTC cho sinh viên 32
2.2.3. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp và hình thức tiến hành GDTC ở
trƣờng CĐCN Việt Đức 34
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC CHO SINH VIÊN Ở
TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC 36
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức 36
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên
trƣờng CĐCN Việt Đức 38
2.3.3. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDTC
cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức 41

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDTC ở trƣờng
CĐCN Việt Đức 43
2.3.4.1 Thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả GDTC
cho sinh viên 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.3.4.2. Thực trạng kết quả kiểm tra đánh giá GDTC ở trƣờng CĐCN
Việt Đức 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 49
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC 50
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GDTC CHO
SINH VIÊN TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC 50
3.1.1. Nguyên tắc tính khoa học của các biện pháp 50
3.1.2. Nguyên tắc tính hệ thống của các biện pháp 50
3.1.3. Nguyên tắc tính đồng bộ của các biện pháp 50
3.1.4. Nguyên tắc tính thực tiễn của các biện pháp 51
3.1.5. Nguyên tắc tính khả thi của các biện pháp 51
3.1.6. Nguyên tắc tính hiệu quả 51
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC CHO
SINH VIÊN Ở TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC 51
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của GDTC cho cán bộ
giảng viên và sinh viên 51
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên giảng
dạy môn GDTC 53
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cƣờng cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện
phục vụ GDTC cho sinh viên 56
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả GDTC
cho sinh viên 58

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cƣờng tổ chức các phong trào thể dục, thể thao
trong nhà trƣờng 61
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 62
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 64
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 64
3.4.3. Đối tƣợng khảo nghiệm 64
3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm 64
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm 64
3.4.6. Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý 65
3.4.6.1. Khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp quản lý 65
3.4.6.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý 66
3.4.7. Khảo nghiệm về nội dung, cách tiến hành của từng biện pháp 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Khuyến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT
: Giáo dục và Đào tạo

GDTC
: Giáo dục thể chất
CĐCN
: Cao đẳng công nghiệp
TDTT
: Thể dục thể thao
SV
: Sinh viên
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
NXB
: Nhà xuất bản
VĐV
: Vận động viên
TQ
: Trung Quốc
VN
: Việt Nam
RLTT
: Rèn luyện thân thể
GV
: Giảng viên
Tr
: Trang
n
: Số lƣợng
%
: Tỷ lệ %











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDTC 27
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về
vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất cho sinh viên 28
Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên dạy GDTC và sinh
viên trƣờng CĐCN Việt Đức về vai trò của GDTC đối với việc
nâng cao kỹ năng vận động và phẩm chất đạo đức cho sinh viên 29
Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy GDTC ở trƣờng 34
Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học môn GDTC cho sinh
viên trƣờng CĐCN Việt Đức 35
Bảng 2.6: Đánh giá của cán bộ, giáo viên về thực trạng công tác tổ chức
quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức ( n = 22) 38
Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của sinh viên về thực trạng quản lý hoạt động
GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức (n = 200) 40
Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về sử dụng các biện pháp
chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDTC cho sinh viên trƣờng
CĐCN Việt Đức (n = 15) 42
Bảng 2.9. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức 45

Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về phƣơng
pháp kiểm tra đánh giá kết quả môn học GDTC bằng chấm
điểm kỹ thuật (n = 22) 46
Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá của sinh viên về phƣơng pháp kiểm tra đánh
giá kết quả môn học GDTC bằng chấm điểm kỹ thuật (n = 200) 47
Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy GDTC
về tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC
cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức (n = 22) 65
Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy GDTC
về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho
sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức (n = 22) 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy GDTC
về nội dung và cách tiến hành của các biện pháp quản lý hoạt
động GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức (n = 22) 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Đối với Việt Nam, một đất nƣớc đang trong giai đoạn hội nhập và phát
triển, yêu cầu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc
đặt ra là nhiệm vụ hàng đầu đối với toàn Đảng, toàn dân trong đó vai trò của
giáo dục và khoa học - công nghệ có tính chất quyết định. Đảng và Nhà nƣớc
đã xác định:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là con đƣờng cơ bản để công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Vai trò của giáo dục, trong đó có giáo dục
đại học là nhân tố quan trọng góp phần quyết định tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội, giáo dục góp phần vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc.

Giáo dục thể chất trong nhà trƣờng giữ một vai trò quan trọng trong việc
giáo dục toàn diện. GDTC là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức
khoẻ sinh viên, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng vận
động cơ bản, là một con đƣờng, một phƣơng tiện có hiệu quả để thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện và phát triển hài hòa, cân đối hình thể, nâng cao năng
lực thể chất và các tố chất thể lực cho học sinh, sinh viên.
GDTC và thể thao trƣờng học thực sự có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp đổi mới nền giáo dục của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, bởi chỉ có
thể phát triển trí tuệ tốt nhất trên một cơ thể khỏe mạnh. Cùng với chuyên
ngành khoa học khác, GDTC và thể thao trƣờng học thực hiện các mục tiêu về
GD&ĐT nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể,
Mỹ để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững
và tăng cƣờng an ninh quốc phòng cho đất nƣớc.
Trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT nói chung và công tác GDTC
và thể thao trƣờng học nói riêng ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng
kích lệ. Ngoài việc phổ cập giảng dạy môn GDTC ở trƣờng học các cấp, nhiều
trƣờng cũng chú trọng cải tiến nội dung phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất
lƣợng giảng dạy, giúp cho chất lƣợng công tác GDTC đƣợc nâng cao rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Trƣờng CĐCN Việt Đức trong nhiều năm qua, công tác GDTC cho sinh
viên của trƣờng luôn thực hiện theo đúng chƣơng trình đào tạo do Bộ Giáo dục
& Đào tạo quy định, đã góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
Thể chất của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã đƣợc các cơ sở sử dụng lao động
đánh giá cao.
Tuy vậy, trong công tác GDTC vẫn còn tồn tại những vấn đề nhƣ: Ý thức
coi nhẹ học tập môn GDTC của sinh viên còn có tỷ lệ khá lớn, công tác đổi mới
nội dung và phƣơng pháp dạy học còn chậm, chất lƣợng giảng dạy, học tập và rèn
luyện chƣa cao, công tác quản lý GDTC còn những bất cập vì vậy muốn nâng cao

chất lƣợng đào tạo toàn diện của nhà trƣờng, trong đó có GDTC cho sinh viên thì
cần phải có một phƣơng thức tổ chức quản lý phù hợp. Xuất phát từ những lý do
đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động Giáo dục Thể chất cho
sinh viên trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động quản lý GDTC cho sinh viên ở trƣờng CĐCN Việt Đức, từ đó đề xuất các
biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng GDTC cho sinh viên nhà trƣờng
trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho
sinh viên ở trƣờng CĐCN Việt Đức.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động GDTC của cán bộ
giảng viên và sinh viên ở trƣờng CĐCN Việt Đức, quá trình quản lý các hoạt
động giáo dục của trƣờng Cao đẳng.
- Khách thể điều tra: 15 ngƣời là cán bộ quản lý các phòng, khoa chức
năng, 7 giáo viên giảng dạy môn GDTC và 200 sinh viên hệ cao đẳng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở
trƣờng cao đẳng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở
trƣờng CĐCN Việt Đức.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trƣờng
CĐCN Việt Đức và tiến hành khảo nghiệm tính khả thi, mức độ phù hợp của
các biện pháp.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động GDTC cho sinh viên ở trƣờng

CĐCN Việt Đức phụ thuộc vào các biện pháp quản lý, nếu đề xuất đƣợc hệ
thống các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên phù hợp với đối
tƣợng quản lý, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động GDTC, góp phần thực thiện mục tiêu giáo dục toàn diện
của nhà trƣờng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên
của trƣờng CĐCN Việt Đức, lấy ý kiến chuyên gia về thực trạng công tác quản
lý giáo dục thể chất, thực trạng hoạt động GDTC và đánh giá tính khả thi của
các biện pháp quản lý đã đề xuất.
6.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tế về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi và quan sát một số
giờ lên lớp của giáo viên môn GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Tiến hành phỏng vấn với Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, giáo viên
giảng dạy môn GDTC, các bộ phận có liên quan đến hoạt động GDTC cho sinh
viên ở trƣờng CĐCN Việt Đức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Đề tài tiến hành tổng kết công tác GDTC cho sinh viên ở trƣờng CĐCN
Việt Đức đã thực hiên trong những năm gần đây (từ năm 2010 đến nay).
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu thông qua:

- Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động và chƣơng
trình GDTC.
- Nghiên cứu hệ thống các văn bản, các quy chế, quy định hoạt động
TDTT trong nhà trƣờng.
- Thông qua đánh giá tổng hợp về kết quả học tập và rèn luyện thể chất
của HSSV trƣờng CĐCN Việt Đức.
6.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để phân tích các kết quả khảo sát nhằm đánh giá
thực trạng và các kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý
GDTC cho sinh viên dƣới góc độ tiếp cận quản lý hoạt động giáo dục thể chất
ở trƣờng CĐCN Việt Đức.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động Giáo dục Thể chất cho
sinh viên ở trƣờng Cao đẳng Công nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lí hoạt động Giáo dục Thể chất cho sinh
viên trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục Thể chất cho sinh
viên trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP


1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Trên thế giới
Ở Mỹ, trong những năm gần đây, trong công tác quản lý hoạt động
GDTC đã coi trọng đổi mới chƣơng trình đào tạo, coi trọng và tăng cƣờng các
môn học tự chọn, đồng thời chú trọng cải tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng
phát huy tính tự giác tích cực của ngƣời học và ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin trong dạy học nói chung và GDTC nói riêng.
Ở Liên Xô cũ cũng chú trọng công tác quản lý TDTT trƣờng học và thể
thao thành tích cao. Các công trình nghiên cứu về quản lý TDTT trong GDTC
của Novicop Mátveep (1978) đã hình thành hệ thống nguyên lý phƣơng pháp
quản lý huấn luyện vận động viên thể thao trẻ.
Trung Quốc là nƣớc đang phát triển và là một cƣờng quốc về TDTT, bởi
vậy việc nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý TDTT nói chung và tổ chức
quản lý hoạt động GDTC trƣờng học nói riêng hết sức đƣợc coi trọng. Chỉ tính
từ năm 1996 đến 2004, trong 8 năm đã có hàng chục công trình nghiên cứu về
quản lý TDTT và quản lý hoạt động GDTC trƣờng học, nổi bật nhất là các công
trình của: Trần Hiếu Tân (1990) nghiên cứu về quản lý giáo dục, đã khái quát
cơ sở lý luận và xây dựng nên các nội dung phƣơng pháp, phƣơng thức quản lý
giáo dục của Trung Quốc.
Các giáo sƣ bộ môn Quản lý học của học viện TDTT Bắc Kinh (1988),
Chu Nghiêm Kiệt (1988), Trƣơng Lê Chính (1990) đã xây dựng các giáo trình
về quản lý TDTT trƣờng học giúp các giáo viên, cán bộ quản lý GDTC có đƣợc
các kiến thức cơ bản trong quản lý TDTT trƣờng học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Ngoài ra còn rất nhiều các tác giả nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau về
quản lý TDTT nhƣ:
Tác giả Vƣơng Nghị Cƣơng (1999), Vƣơng Lộ Đức (2001) nghiên cứu

về hệ thống quản lý các môn học cơ sở ở các trƣờng đại học, cao đẳng và quản
lý các số liệu kiểm tra thể chất nhân dân.
Tác giả Tôn Chí Kiên (1998), Thiệu Nhiên Mạc (2000) nghiên cứu về
quản lý sân bãi tập luyện của các trƣờng học và của các cơ sở tập luyện.
Tác giả Vƣơng Chí Kiên (1999) nghiên cứu các biện pháp tiếp tục bồi
dƣỡng chuyên môn của giáo viên TDTT.
Tác giả Hà Xuân Lợi (2003) nghiên cứu hiện trạng và cơ chế vận hành
quản lý nguồn nhân lực TDTT ở các trƣờng đại học, cao đẳng Trung Quốc.
Tác giả Ngụy Nham (2002) nghiên cứu về cơ chế quản lý VĐV bóng rổ
các đẳng cấp [38, tr18-125].
Qua các công trình nghiên cứu có thể nhận thấy các tác giả đã quan tâm
nghiên cứu và đã xây dựng đƣợc hệ thống lý luận quản lý và các biện pháp
quản lý trong công tác tổ chức quản lý TDTT nói chung, GDTC nói riêng.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Việt Nam cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu các biện pháp quản
lý nhằm nâng cao chất lƣợng GDTC cho sinh viên. Trong đó phải kể đến các
công trình nhƣ:
Tác giả Nguyễn Văn Thế (2000) với đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực
trạng và những giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học viên hệ đào tạo dài
hạn ở học viện kỹ thuật quân sự”.
Tác giả Phạm Kim Lan (2001), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
GDTC ở Học viện Ngân hàng - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tác giả Đào Xến (2001), “Những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất
lượng GDTC ở trường Đại học Cần Thơ”.
Tác giả Vũ Đức Văn (2008), “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao
chất lượng GDTC cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Tác giả Trịnh Bá Cƣờm (2010), “Biện pháp tăng cường quản lý giáo dục

thể chất cho sinh viên trường TH Kinh tế Quảng Ninh”
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học trong nƣớc và nƣớc
ngoài đã kể trên, các tác giả đã đề cập tới những vấn đề cơ bản về công tác
quản lý GDTC trƣờng học, đồng thời ở các góc độ khác nhau đã đề xuất các
giải pháp chuyên môn. biện pháp xã hội hóa, biện pháp quản lý nhằm nâng cao
chất lƣợng GDTC cho Học sinh, sinh viên trong các trƣờng học. Song chƣa có
đề tài nào nghiên cứu về thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho
sinh viên trƣờng Cao đẳng công nghiệp.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GDTC CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Một số khái niệm công cụ
1.2.1.1. Giáo dục thể chất
Theo từ điển thể thao Nga -Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (2000)
thì “GDTC đƣợc hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát
triển thể lực, tăng cƣờng thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thể
thao để thực hiện”. [13, tr 198].
Tác giả Nôvicốp và Mátvêép cho rằng “GDTC là hoạt động cơ bản có
định hƣớng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp
thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dƣỡng chung ở nhà
trƣờng các cấp” [ 23].
Còn các nhà lý luận TDTT của Việt Nam nhƣ: Nguyễn Toán, Phạm
Danh Tốn thì cho rằng do bắt nguồn từ gốc Hán nên có ngƣời gọi tắt GDTC là
thể dục theo nghĩa tƣơng đối hẹp vì theo nghĩa rộng của từ Hán cũ Thể dục còn
có nghĩa là TDTT. Bởi vậy theo hai tác giả trên thì GDTC là một trong những
hình thức hoạt động cơ bản có định hƣớng rõ của TDTT trong xã hội, một quá
trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ
thống giáo dục và giáo dƣỡng chung (chủ yếu trong các nhà trƣờng. “Trong quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



trình GDTC ngoài giáo dƣỡng thể chất thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức và
phòng cách GDTC cho ngƣời học cũng hết sức quan trọng”.[32, tr 32].
Cũng theo hai tác giả trên thì đặc trƣng cơ bản và chuyên biệt thứ nhất
của giáo dƣỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trƣng thứ hai là sự tác động
có chủ đích đến sự phát triển theo định hƣớng các tố chất thể lực nhằm nâng
cao sức vận động của con ngƣời. Hai tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn đã
đƣa ra định nghĩa: “GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt
là dạy học vận động (động lực) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động
của con ngƣời” [32, tr 24].
Trên cơ sở các quản điểm của các tác giả nên trên, theo chúng tôi: “giáo
dục thể chất là một quá trình đƣợc tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch
thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằm phát triển các kỹ năng vận động, các
tố chất vận động và phát triển thể lực cho ngƣời học ”.
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhân
cách ngƣời học trong các nhà trƣờng nói chung và trƣờng cao đẳng công
nghiệp nói riêng, nó có thể tiến hành bằng nhiều con đƣờng nhƣ: thông qua tổ
chức các hoạt động thể thao trong nhà trƣờng, thông quan các hoạt động rèn
luyện thân thể ngoài nhà trƣờng nhƣng trong đó con đƣờng dạy học môn thể
dục là con đƣờng cơ bản và quan trọng nhất.
1.2.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Theo các chuyên gia về quản lý giáo dục thì quản lý giáo dục là một bộ
phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội. Quản lý giáo dục đƣợc xuất hiện
cùng lúc với sự ra đời của hoạt động giáo dục. Với cách tiếp cận khác nhau, các
nhà khoa học quản lý đã đƣa ra khái niệm quản lý giáo dục nhƣ:“Quản lý giáo
dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ
thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện các chính sách của nhà trường XHCN Việt Nam mà mục tiêu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ đưa hệ giáo dục tới mục
tiêu dự kiến”. [24].
Quản lý giáo dục có một số đặc trƣng cơ bản sau đây:
- Quản lý giáo dục là tổ chức điều hành phối hợp các lực lƣợng giáo dục
nhằm thúc đẩy công tác giáo dục thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng
mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
- Quản lý giáo dục với đặc trƣng cơ bản là quản lý con ngƣời nên đòi hỏi
tính khoa học và tính nghệ thuật cao trong quá trình quản lý. Hiệu quả của quản
lý giáo dục đƣợc đo lƣờng bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trong
đó mục tiêu giáo dục là cơ bản.
- Quản lý giáo dục là một quá trình luôn luôn biến đổi, đòi hỏi chủ thể
quản lý phải có tri thức, kinh nghiệm quản lý, năng động sáng tạo và luôn luôn
thích nghi với những biến đổi của môi trƣờng và sự phát triển của đối tƣợng
quản lý. Mục tiêu của quản lý giáo dục là mục tiêu của hệ thống giáo dục và
mục tiêu giáo dục nhà trƣờng.
Ở cấp quản lý giáo dục nhà trƣờng, mục tiêu của quản lý giáo dục thực
hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng và không ngừng cải tiến để
nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng.
Nội dung quản lý đa dạng và phong phú, bao gồm: Quản lý hoạt động
dạy học, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý xây dựng phát triển đội ngũ …
Quản lý giáo dục nhà trƣờng bao giờ cũng gắn với bốn chức năng của
quản lý: Lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.
1.2.1.3. Khái niệm về quản lý GDTC
Với cách tiếp cận về quản lý TDTT nói chung và quản lý GDTC nói
riêng là một bộ phận không thể thiếu đƣợc của quản lý xã hội. Các nhà quản lý
học TDTT của (Liên Xô cũ) Nôvicốp, Mátvêép đã đi đến khái niệm về quản lý
TDTT trong đó có quản lý TDTT trƣờng học tức là GDTC trƣờng học nhƣ
sau:“Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, có kế hoạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC
đã đề ra”.[ 23, tr 27].
Còn các nhà nghiên cứu quản lý học TDTT ở nƣớc ta với cách tiếp cận
quản lý TDTT hƣớng vào hoạt động có ý thức, có tổ chức của con ngƣời nhằm
không ngừng phát triển sự nghiệp TDTT và sự nghiệp GDTC cho học sinh,
sinh viên trƣờng học các cấp, góp phần đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện
Đức, Trí, Thể, Mỹ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chọn khái niệm sau
đây làm khái niệm công cụ: “Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính
mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản
lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học
sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng
công tác giáo dục thể chất cho sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng
mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội”. [2, tr 5].
Từ khái niệm về quản lý GDTC của các học giả trong và ngoài nƣớc,
chúng ta có thể khái quát về quản lý GDTC nhƣ sau:
- Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực lƣợng GDTC
nhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục,
đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
- Quản lý GDTC với đặc trƣng cơ bản là quản lý con ngƣời nên đòi hỏi
phải có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính kỹ thuật cao. Trong quá trình quản
lý hiệu quả GDTC đƣợc đo lƣờng bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý,
trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản.
1.2.1.4. Khái niệm về biện pháp quản lý GDTC
* Khái niệm biện pháp
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý thì “Biện pháp” là
phƣơng pháp xử lý công việc hoặc giải quyết vấn đề”. [37].
* Khái niệm biện pháp quản lý GDTC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Theo các học giả quản lý TDTT nhƣ Chu Nghiêm Kiệt, Vƣơng Tế Chính
(Trung Quốc), Phạm Đình Bẩm (Việt Nam) thì biện pháp quản lý GDTC đƣợc
khái niệm nhƣ sau:“Biện pháp quản lý GDTC là các phương pháp xử lý sự việc và
giải quyết vấn đề mà người quản lý sử dụng để tác động liên tục có mục đích, có
kế hoạch lên khách thể quản lý nhằm làm cho hoạt động GDTC vận hành theo
đúng nguyên lý giáo dục và thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra” [ 3, tr 21].
Thực tế trong quản lý GDTC ngƣời ta vận dụng 5 biện pháp cơ bản sau:
- Biện pháp quản lý hoạt động GDTC bằng văn bản pháp quy thông qua
các quy định về rèn luyện thân thể, quy chế về học tập, kiến tập, kiểm tra, thi
do Bộ, Sở Giáo dục & Đào tạo quy định.
- Biện pháp quản lý hoạt động GDTC thông qua chƣơng trình đào tạo:
Cơ cấu nội dung chƣơng trình, chƣơng trình của từng kỳ học, năm học, nội
dung có liên quan đến rèn luyện kỹ năng và rèn luyện thể chất cho học sinh,
sinh viên.
- Biện pháp quản lý hoạt động GDTC bằng kế hoạch và điều hành kế
hoạch: Ngƣời quản lý căn cứ vào kế hoạch năm học, mục tiêu và chƣơng trình
đào tạo, căn cứ vào đặc điểm năm học, đối tƣợng tuyển sinh, tình hình giáo
viên, cơ sở vật chất của nhà trƣờng… để xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt
động GDTC trong suốt khóa học, trong từng năm học và trong từng học kỳ, kế
hoạch cụ thể cho từng nội dung học tập, đặc biệt là điều khiển kế hoạch đúng
tiến độ, có kiểm tra giám sát để chấn chỉnh những sai, lệch kịp thời.
- Biện pháp quản lý bằng hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.
Trong biện pháp này cần quan tâm tới các công việc sau:
+ Giáo dục và nâng cao nhận thức về lợi ích tác dụng của TDTT và rèn
luyện thể chất.
+ Quản lý giáo dục ý thức tham gia các hoạt động nội khóa môn GDTC.
+ Nâng cao ý thức cạnh tranh trong quá trình học tập môn GDTC.
+ Quản lý sân bãi dụng cụ phục vụ học tập và luyện tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Trong hoạt động GDTC thì sân bãi, dụng cụ tập luyện có vai trò rất quan
trọng nhằm giúp thầy và trò thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung và mục đích
của mỗi giáo án tập luyện.
Trong quản lý sân bãi, dụng cụ không những cần kịp thời mở rộng diện
tích, mua sắm đủ dụng cụ phục vụ cho tập luyện mà còn có kế hoạch bảo quản
sửa chữa sân bãi, dụng cụ để phục vụ tốt, kịp thời cho công tác giảng dạy, tập
luyện và thi đấu TDTT chính khóa và ngoại khóa.
- Biện pháp quản lý với công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công tác
GDTC.
Trong quá trình GDTC chất lƣợng, hiệu quả của quá trình đƣợc thể hiện
ở kết quả học tập và rèn luyện thể chất của học sinh, sinh viên. Bởi vậy việc
xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và tổ chức tiến hành kiểm tra đánh
giá khách quan chính xác sẽ giúp nâng cao đƣợc chất lƣợng công tác GDTC
trong các trƣờng học.
Theo chúng tôi, biện pháp quản lý giáo dục thể chất là: “Cách làm, cách
xử lý vấn đề của chủ thể quản lý để tác động một cách liên tục, có hệ thống, có
mục đích lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý GDTC đề ra”.
1.2.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động GDTC trong các trƣờng đại học, cao đẳng
1.2.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác GDTC
Trong Văn kiện Đại hội Đảng các khóa VIII, IX, X. Đảng ta luôn khẳng
định cần phải nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, cần đổi mới tạo chuyển
biến rõ rệt về chất lƣợng và hiệu quả GDTC đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng
cao, đáp ứng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [8,9,10].
Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 01-12- 2011 của Ban chấp hành Trung
ƣơng nêu rõ: “Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã
hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lƣợng cuộc sống của
nhân dân, chất lƣợng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối

sống và môi trƣờng văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi
ngƣời dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thƣờng xuyên lãnh đạo công tác thể
dục, thể thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển”
Qua quan điểm đƣờng lối thể hiện qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng,
có thể nhận thấy Đảng ta luôn nhất quán quan điểm coi trọng công tác GDTC
trong trƣờng học các cấp. Coi GDTC là một bộ phận quan trọng trong nền giáo
dục XHCN, là một nội dung không thể thiếu trong chƣơng trình đào tạo ở các
trƣờng đại học, cao đẳng và THCN nói chung và trƣờng Cao đẳng Công nghiệp
nói riêng.
1.2.1.2. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác GDTC
Thông tƣ liên tịch số 04-93/GD&ĐT-TDTT ngày 17/6/1993 về việc xây
dựng kế hoạch đồng bộ, xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp nhằm cải tiến
công tác tổ chức quản lý TDTT và GDTC trong trƣờng học đến năm 2025. [5].
Luật Giáo dục (2005) quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học
nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tâng lớp thanh, thiếu niên nhi đồng.
GDTC là nội dung bắt buộc với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ
thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học”. [ 28 ].
Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29-11-2007 của Quốc Hội
khóa XI, kỳ họp thứ 10. Mục 2. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trƣờng
đã nêu rõ: “ Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chƣơng trình giáo
dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho ngƣời học thông
qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện”. [ 29 ].
Chỉ thị ngày 02/5/2004 của Bộ GD&ĐT và Quyết định ngày 01/9/2004
của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao chất lƣợng GD&ĐT và GDTC nói riêng.

Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28-04-2011 của Thủ tƣớng Chính phủ
đã phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóng ngƣời Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2030. Đề án đã xác định mục tiêu: “Phát triển thể lực, tầm vóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ngƣời Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc từng bƣớc nâng cao chất
lƣợng giống nòi, tăng tuổi thọ khỏe mạnh của ngƣời Việt Nam”. [ 31 ]
Tất cả các quan điểm và văn bản chỉ đạo công tác GDTC của Đảng,
Quốc Hội, Chính phủ là những cơ sở pháp lý cho hoạt động GDTC trong các
nhà trƣờng hiện nay.
1.3. Các vấn đề về quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Công nghiệp
1.3.1. Mục tiêu quản lý GDTC cho sinh viên trường CĐ Công nghiệp
Hiệu quả quản lý hoạt động GDTC đƣợc đo lƣờng bằng kết quả thực
hiện các mục tiêu quản lý. Hệ thống mục tiêu quản lý GDTC cho sinh viên
đƣợc xác định là:
- Đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đào tạo môn học GDTC của nhà trƣờng.
- Phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDTC có trình độ, năng lực
chuyên môn đáp ứng với yêu cầu của hoạt động GDTC trong nhà trƣờng.
- Xây dựng, mua sắm, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở sân bãi, dụng cụ phục
vụ cho dạy và học môn GDTC.
- Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần
chúng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDTC trong nhà trƣờng.
- Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ gia đình và xã hội để làm tốt
công tác GDTC cho thế hệ trẻ nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra và đảm bảo
sự ổn định và phát triển của hệ thống giáo dục chung.
1.3.2. Chức năng và nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên
1.3.2.1. Chức năng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường CĐCN
Với tƣ cách là một nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong trƣờng

học, quản lý GDTC thực hiện các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kế hoạch: gồm ba nội dung chủ yếu sau
+ Dự đoán, dự báo nhu cầu phát triển.

×