Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

GDTX Bao cao so ket 5 nam thuc hien Nghi quyet Trung uong 7 Khoa X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.27 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X)
và 4 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ (Khoá XVI)
về: Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 5 năm 2013

1


UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Số: 56 /CTHĐ-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 5 năm 2013

BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X và 4 năm
thực hiện nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ khoá XVI
–––––––––––––––
Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương (Khóa X) đã ban hành Nghị
quyết số 26 - NQ/TƯ "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Để thực hiện
Nghị quyết nói trên của Trung ương, ngày 19/5/2009, Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08 - NQ/TU "Về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020", với mục
tiêu: “...Nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút


ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền,
đặc biệt quan tâm vùng miền núi, vùng sâu, vùng tái định cư; nâng cao dân trí,
đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng giai cấp nông dân mới theo ý thức tự vươn
lên, có khả năng làm chủ nông thôn mới. Nghị quyết cũng nêu rõ đến năm 2010
Hà Tĩnh có 15% lao động được đào tạo nghề và tăng lên 50% vào năm 2020;
năm 2015 có đạt 60% và đến năm 2020 có 90% trường đạt chuẩn Quốc gia;
Phấn đấu năm 2015 có 25% số xã, đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông
thôn mới".
Các Nghị quyết đã xác định: Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không
chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp, với mục
tiêu xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên
tiến.
Để cụ thể hoá mục tiêu, nội dung của Nghị quyết TW 7 (khoá X), Thủ
tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về Hướng
dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, Ngành GD và ĐT
có trách nhiệm lớn lao trong việc thực hiện các nội dung của bộ tiêu chí nói trên.
Đặc biệt tập trung vao hai tiêu chí. Đó là: tiêu chí số 5 - về Trường học và tiêu
chí số 14 - về Giáo dục.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và 4 năm thực hiện
Nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh
2


giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020" và các văn bản của Chính
phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây
dựng nông thôn mới, Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh tiến hành sơ kết để nhìn nhận đánh

giá việc học tập quán triệt, triển khai thực hiện và những kết quả được trong thời
gian qua đồng thời đề ra những nhiệm vụ giải pháp tích cực hơn trong thời gian tới,
góp phần cùng với các ngành, các cấp hoàn thành tốt những mục tiêu các Nghị
quyết đã đề ra.
Phần I
SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT
I. TỔ CHỨC HỌC TẬP QUÁN TRIỆT CÁC NGHỊ QUYẾT
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung triển khai thực hiện các Nghị
quyết, theo các văn bản chỉ đạo của Đảng uỷ cấp trên, Sở GD&ĐT đã kịp thời tổ
chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết cho cán bộ cốt cán của ngành, chỉ đạo các
trường THPT, các Phòng GD&ĐT triển khai học tập, quán triệt đến tất cả cán
bộ, đảng viên toàn ngành.
Kết quả có gần 100% cán bộ, đảng viên tham gia học tập, quán triệt nghị
quyết. Hầu hết các cán bộ, đảng viên trong ngành đều thấy được vai trò của
nông nghiệp, nông dân và nông thôn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
của đất nước. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)
mang tính toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền
vững ở khu vực nông thôn, hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh”.
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN
Sau học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, Sở GD&ĐT đã tích cực,
chủ động phối hợp với các cấp các ngành để triển khai thực hiện các nội dung về
"nông nghiệp, nông dân và nông thôn" nói chung và xây dựng nông thôn mới
nói riêng. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tham gia tổ chức các lớp học tập tuyên truyền sâu rộng trong toàn
ngành và các tầng lớp nhân dân những chủ trương, đường lối của Đảng và

Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Sau khi tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết cho cán bộ cốt cán của
ngành, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường THPT, các Phòng GD&ĐT và các
Trung tâm DN-HN-GDTX phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng và chính quyền
3


địa phương tổ chức các lớp học tập, quán triệt đến tận cán bộ, đảng viên, giáo
viên trong tất cả các cơ sở giáo dục. Đồng thời, có nhiều biện pháp tuyên truyền
sâu rộng trong nhân dân, thông qua các kênh thông thông tin như: làm pha nô,
áp phích mang nội dung tuyên truyền tại các trường học, truyên truyên miệng
cho phụ huynh học sinh,... giúp nhân dân hiểu được chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.
2. Phối hợp với các ngành chuyên môn tiến hành biên soạn tài liệu, tổ
chức tập huấn cho cán bộ cốt cán cấp huyện và cấp xã về Bộ tiêu chuẩn
quốc gia xây dựng NTM
- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở cử cán bộ cốt cán của ngành cùng
với Sở ban, ngành cấp tỉnh tham gia lên lớp tập huấn nghiệp vụ xây dựng NTM
cho Chủ tịch UBND các xã.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán Phòng GD&ĐT cấp huyện các nội
dung thuộc các tiêu chí về Chuẩn quốc gia xây dựng NTM nói chung và các
tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng.
3. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
Xác định nhiệm vụ xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị hết sức quan
trọng, vừa có tính trước mắt và vừa có tính lâu dài và phải được chỉ đạo đồng bộ
nên Sở đã tổ chức hội nghị quán triệt chủ trương đến tất cả cốt cán của ngành,
lồng ghép nội dung xây dựng NTM vào các văn bản chỉ đạo và các văn bản
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hàng năm của các phòng GD&ĐT, các cấp học,
bậc học. Để việc chỉ đạo xây dựng NTM được tập trung, thống nhất và có hiệu
quả Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, điều hành thực hiện công việc sau:

- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của ngành gồm 15 đồng
chí, do đồng chí Giám đốc Sở làm trưởng ban, các uỷ viên là Lãnh đạo Sở,
Thường trực công đoàn ngành và các Trưởng phòng chuyên môn liên quan.
- Thành lập tổ giúp việc xây dựng Nông thôn mới gồm Lãnh đạo một số
phòng chức năng và chuyên viên trực tiếp theo dõi, giúp lãnh đạo Sở thường
xuyên cập nhật các thông tin về công tác chỉ đạo và tiến độ thực hiện ở cơ sở.
Hàng tháng tổ thư ký tổng hợp các số liệu của các địa phương và toàn tỉnh báo
cáo Giám đốc và các cơ quan liên quan.
- Riêng đối với xã Gia Phố là xã chỉ đạo điểm của Trung ương, Giám đốc
đã cử một đồng chí Lãnh đạo ngành cùng với thành viên BCĐ trực tiếp theo dõi,
chỉ đạo.
- Hướng dẫn các phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã thành lập Ban
chỉ đạo, tổ giúp việc, xây dựng kế hoạch, lộ trình XDNTM của địa phương;
phân công Lãnh đạo, chuyên viên trực tiếp phụ trách các xã chỉ đạo điểm và các
đơn vị khó khăn.

4


- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, theo chức năng, nhiệm vụ được giao
thường xuyên bám sát cơ sở, đôn đốc lãnh đạo các trường tích cực tham mưu
với cấp uỷ, chính quyền địa phương về kế hoạch thực hiện các mục tiêu
XDNTM và đăng kí thời gian hoàn thành các mục tiêu XDNTM. Rất nhiều đơn
vị đã thể hiện tinh thần và quyết tâm cao trong việc thực hiện các mục tiêu
XDNTM.
- Trên cơ sở các tiêu chí 5 và 14 trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng
NTM, Sở chỉ đạo các phòng GD&ĐT rà soát thực trạng các tiêu chí cho từng xã
trên địa bàn huyện thị xã, thành phố tại những thời điểm nhất định để đánh giá
tiến độ và lộ trình thực hiện.
- Chỉ đạo các trung tâm DN-HN-GDTX bám sát nắm bắt nhu cầu, kịp thời

tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo tinh thần Quyết định 1956/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện Đề
án "Quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông đến năm 2020".
4. Công tác đỡ đầu, tài trợ
- Thực hiện Quyết định 276/QĐ-UBND và Quyết định 277/QĐ-UBND
ngày 20/01/2012 về việc chấp thuận và giao các đơn vị đỡ đầu thực hiện
Chương trình XDNTM giai đoạn 2012-2020 của UBND tỉnh, ngày 12/3/2012,
Sở GD&ĐT đã tổ chức ký kết “Chương trình phối hợp đỡ đầu XDNTM” với xã
Sơn Bằng, huyện Hương Sơn; tham gia hỗ trợ, tư vấn cho các đơn vị đỡ đầu của
Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh (xã Yên Hồ, Đức Thọ và xã Kỳ Tân, Kỳ Anh).
+ Đối với xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, Sở GD&ĐT đã cấp 900 triệu
đồng trong Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục để xây dựng trường THCS;
+ Hỗ trợ trực tiếp xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh một bộ máy vi tính trị giá 9
triệu đồng.
5. Hoạt động phối hợp với các sở, ban, ngành
Thực hiện Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 12/4/2012 của UBND
tỉnh, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Văn phòng Điều phối và các sở ngành như
sau:
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối góp ý cho dự thảo Quy chế phối hợp;
góp ý sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND,
về việc "Ban hành quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản
lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh".
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo
kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW.
- Chỉ đạo các trung tâm DN-HN-GDTX tổ chức điều tra điều tra số liệu
về lao động nông thôn, nhu cầu thực tế của các địa phương về đào tạo nghề.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để mở các lớp đào tạo nghề
5



ngắn hạn cho nhân dân lao động nông thôn. Trong thời gian qua một số trung
tâm hoạt động có hiệu quả điển hình Trung tâm DN-HN-GDTX Hương Sơn,
Thành phố, Can Lộc; Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Vũ Quang.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN
1. KẾT QUẢ
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và Nghị quyết 08 của BCH
Đảng bộ tỉnh, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền,
sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp và các lực lượng xã hội, Ngành Giáo dục
và Đào tạo tỉnh nhà đã nổ lực phấn đấu thực hiện và đạt được những kết quả sau đây:
1.1. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo viên về vấn đề "nông nghiệp,
nông dân và nông thôn" có chuyển biến tích cực:
Quá trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết, nhìn
chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nhận thức được Nông nghiệp, nông thôn, nông
dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là
cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
Vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong
quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông
thôn, nông dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các cấp các ngành và toàn
xã hội; Ngành GD&ĐT có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện Nghị
quyết. Từ đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tuyên truyền, giải thích vận động các
tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện. Tích cực, chủ động phối hợp các ban, ngành,
đoàn thể phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra.
1.2. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, đội ngũ giáo viên được
bổ sung khá đồng bộ; trình độ dân trí được nâng lên đáng kể; công tác đào tạo
nghề cho thanh niên và lao động nông thôn phát triển tích cực:
- Huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất trường học tăng
nhanh. Năm 2008 huy động 40 tỉ đồng, năm 2012 là 150 tỉ đồng (tăng 110 tỉ đồng so
với năm 2008). Tổng 5 năm từ 2008 đến 2012 huy động được 530 tỉ đồng. Cùng với
sự đầu tư của Nhà nước trong năm năm (281 tỉ đồng), số ngân sách đầu tư cho xây

dựng CSVC trường học trong năm là 811 tỉ đồng.
Cơ sở vật chất thiết bị dạy học của các trường mầm non và phổ thông
được cải thiện đáng kể. 100% xã có phòng học cao tầng. Các phương tiện dạy
học được bổ sung thường xuyên, tất cả các trường học đã có máy vi tính để
phục vụ dạy học và quản lý. Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khá cao, có
526/776 đạt chuẩn (tỉ lệ 67,8%), tăng 134 trường và tăng 17% so với năm
2007. Hầu hết các trường đạt chuẩn đều được duy trì và cũng cố, đáp ứng khá
tốt yêu cầu giáo dục toàn diện.

6


- Công tác bồi dưỡng giáo viên được đẩy mạnh, trình độ chuyên môn tiếp tục
được nâng lên. Tỉ lệ giáo viên các cấp đạt chuẩn và trên chuẩn tăng 4,3% so với năm
2007 (số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn năm 2007 là 95,5%, năm 2012 là 99,8%);
- Phố cập giáo dục THCS tiếp tục được cũng cố vững chắc; số người dân
trong độ tuổi 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS tăng 2% so với năm 2007
(năm 2007 tỉ lệ 91,4%, năm 2012 tỉ lệ 94,4%); tỉ lệ số người trong độ tuổi phổ cập
còn mù chữ giảm 0,125% (năm 2007 là 0,25%, năm 2012 là 0,125%);
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chuyển biên tích cực; tỉ lệ lao
động nông thôn được đào tạo nghề tăng hơn 11% so với năm 2007 (năm 2007 là
5,5%, năm 2012 là 16,5%);
- Số thanh niên được đào tạo nghề năm 2012 tăng gấp 3,1 lần so với năm
2007 (năm 2007 là 4092 người, năm 2012 là 12685 người);
1.3. Các tiêu chí thuộc Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới
gắn với ngành GD&ĐT đạt kết quả khá:
Thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng NTM là nội dung cốt lõi
trong việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy "về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn". Trong đó, Tiêu chí số 5 - Trường học và Tiêu chí
số 14 - Giáo dục gắn trực tiếp với Ngành GD&ĐT. Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT

đã phối hợp với các sở, ngành và các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện khá
quyết liệt: Trong 3 năm, từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2003, Sở đã ban hành 37 công
văn chỉ đạo toàn ngành và báo cáo cấp trên việc thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dưng NTM. Cuối năm 2012, Sở đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện
Chương trình xây dựng NTM và biểu dương các đơn vị, cá nhân có thành tích cao
trong thực hiện xây dựng NTM nói chung và các tiêu chí về giáo dục nói riêng.
Tính đến cuối năm 2012 kết quả thực hiện các tiêu chí 5, 14 trên địa bàn
toàn tỉnh như sau:
- Tiêu chí số 5: (Nội dung tiêu chí: Xã đạt NTM phải có 80% trở lên số
trường học trên địa bàn có CSVC đạt chuẩn quốc gia).
Qua kết quả rà soát, đến hết năm học 2011-2012 toàn tỉnh đã có 67 xã đạt:
Kỳ Anh 8 xã, Cẩm Xuyên 1 xã, Thạch Hà 9 xã, Can Lộc 10 xã, Lộc Hà 3 xã,
Đức Thọ 10 xã, Hương Sơn 7 xã, Vũ Quang 3 xã, Hương Khê 12 xã và TP Hà
Tĩnh 1 xã và Nghi Xuân 3 xã.
Một số xã có cơ sở vật chất cả 3 cấp học đạt chuẩn quốc gia, điển hình như:
xã Thiên Lộc (Can lộc), Tùng Ảnh (Đức thọ), Cẩm Bình, Cẩm Thành (Cẩm
Xuyên)...;
- Tiêu chí số 14:
+ Xã đạt NTM phải đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS: hiện nay 235/235
(100%) xã, phường, thị trấn đã đạt nội dung tiêu chí này;
7


+ Xã đạt NTM phải có 85% trở lên học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục
học trung học: nội dung này đã có 189/232 xã đạt.
+ Xã đạt NTM phải có 35% trở lên lao động qua đào tạo (từ sơ cấp nghề
trở lên): nội dung này có 26/232 xã NTM đạt.
Các địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao như: Tùng Ảnh (Đức
Thọ), Kỳ Bắc (Kì Anh), Ngọc Sơn, Thạch Ngọc, Thạch Vĩnh, Thạch Tân (Thạch
Hà), Gia Phố (Hương Khê), Tiến Lộc (Can Lộc), Xuân Đan (Nghi xuân)…

+ Đối với 12 xã chỉ đạo điểm của tỉnh:
- Xã đạt cả 2 tiêu chí, có 4 xã: Kỳ Tân (Kì Anh), Thạch Tân (Thạch Hà),
Thiên Lộc (Can Lộc), Tùng Ảnh (Đức Thọ);
- Xã chỉ đạt Tiêu chí số 5, có 3 xã: Thạch Châu (Lộc Hà), Sơn Châu
(Hương Sơn), Hương Minh (Vũ Quang);
- Xã chỉ đạt Tiêu chí số 14, có 01 xã: Hương Trà (Hương Khê);
- Xã chưa đạt cả 2 tiêu chí, có 04 xã: Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), Thạch Hạ
(TP Hà Tĩnh), Thuận Lộc (Hồng Lĩnh), Xuân Viên (Nghi Xuân).
+ Đối với 35 xã chỉ đạo điểm của tỉnh huyện:
- Xã đạt cả 2 tiêu chí, có 3 xã: Kỳ Thư (Kì Anh), Thạch Long (Thạch Hà), Phú
Phong (Hương Khê).
- Xã đạt Tiêu chí số 5, có 9 xã: Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), Khánh Lộc (Can
Lộc), Thái Yên, Trường Sơn, Đức Yên (Đức Thọ); Sơn Tân, Sơn Tây, Sơn Kim1
(Hương Sơn), Phúc Trạch (Hương Khê).
- Xã chỉ đạt Tiêu chí số 14, có 02 xã: Kỳ Bắc (Kì Anh), Thạch Đài (Thạch
Hà).
- Xã chưa đạt cả 2 tiêu chí, có 22 xã: Kỳ Giang, Kỳ Phương, Kỳ Trung (Kì
Anh); Cẩm Nam, Cẩm Yên (Cẩm Xuyên); Thạch Môn (TP Hà Tĩnh); Phù Việt,
Tượng Sơn (Thạch Hà); Đồng Lộc, Thanh Lộc, Quang Lộc, (Can Lộc); Thạch
Bằng, Ích Hậu (Lộc Hà); Cương Gián, Xuân Hội, Xuân Lĩnh (Nghi Xuân);
Trung Lễ, Yên Hồ (Đức Thọ); Sơn Ninh, Sơn Bằng (Hương Sơn); Ân Phú (Vũ
Quang).
+ Đối với các xã còn lại:
Tiêu chí số 5: Nhìn chung các xã đã có sự nổ lực phấn đấu cao trong việc
huy động mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vất chất, mua sắm trang thiết
bị trường học, nhằm đảm bảo CSVC đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên kết quả đạt
được chưa như mong muốn, tiến độ thực hiện còn chậm so với lộ trình chung.
Tiêu chí 14.1 (phổ cập GDTHCS): Tất cả các xã đều đạt.
Tiêu chí 14.2 (tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học:
Phổ thông, Bổ túc, học Nghề): Đa số các xã đạt, trừ một số ít xã ở vùng sâu,

vùng xa, vùng bãi ngang.
8


Tiêu chí 14.3 (tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo): Số xã đạt còn khiêm
tốn.
Như vậy, sau một thời gian thực hiện tiêu chí 5 và 14 của Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Số lượng trường đạt chuẩn
quốc gia của các cấp học ngày càng tăng; công tác PCGDTH và PCGDTHCS
ngày càng vững chắc.
2. Nguyên nhân:
Có được những kết quả quan trọng nêu trên là do những nguyên nhân sau:
2.1. Xác định xây dựng NTM mới là một chủ trương lớn và rất đúng đắn
của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Xây
dựng nông thôn mới là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mọi người, mọi cấp, mọi
ngành. Trong đó ngành GD&ĐT có vai trò hết sức quan trọng trong đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội nói chung và
xây dự nông thôn mới nói riêng. Phát triển giáo dục là tiền đề để xây dựng NTM,
đồng thời xây dựng NTM thành công sẽ thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển.
Ngành giáo dục đã thực sự chủ động trong việc triển khai thực hiện chương trình
XDNTM.
2.2. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và liên tục, đòi hỏi
phải có sức mạnh của đông đảo các lực lượng xã hội tham gia. Vì vậy, công tác
tuyên truyền, vận động để thống nhất ý chí và hành động trong các tầng lớp
nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thời gian qua Ngành GD tỉnh nhà
đã làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động, giác ngộ quần chúng nhân dân
thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.
2.3. Các cơ quan quản lý và các đơn vị sự nghiệp của ngành Giáo dục và

Đào tạo đã có sự phối hợp tích cực với các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các
xã, phường, thị trấn trong việc phân công nhiệm vụ và đề ra giải pháp phù hợp
để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở các địa
phương, tạo được sức mạnh tổng hợp cả về ý chính, hành động và nguồn lực vật
chất để xây dựng NTM, Tạo được phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp trong
toàn ngành và toàn tỉnh. Đây là yếu tố mang tính quyết định sự thành công trong
xây dựng NTM.
2.4. Để huy động được toàn ngành tham gia đóng góp tích cực và có hiệu
quả vào thực hiện chủ trương xây dựng NTM thì trước hết, Sở GD&ĐT (là cơ
quan quản lý về GD&ĐT ở địa phương) phải chủ động xây dựng kế hoạch, tổ
chức hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các cơ sở giáo dục tham gia
tích cực vào từng lĩnh vực cụ thể thuộc nội dung của Chương trình. Đặc biệt,
phải thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc về công tác xây dựng NTM. Thường
9


xuyên kiểm tra đôn đốc, nắm chắc tình hình để chỉ đạo kịp thời và sâu sát. Tránh
các hiện tượng quan liêu, nắm không chắc tình hình, thiếu sự phối hợp, báo cáo
sai thực tế.
Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết TW7 của BCH Trung
ương (Khóa X) và Nghị quyết 08 TU của Tỉnh ủy (Khóa XVI) về "Nông nghiệp,
nông dân và nông thôn" và 3 năm xây dựng NTM là toàn diện và khá rõ nét; đã
xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu trong toàn ngành, có tính thuyết phục cao và
sức lan tỏa mạnh mẽ, đóng góp tích cực, xứng đáng vào việc đẩy nhanh tiến
trình xây dựng NTM ở mỗi địa phương và toàn tỉnh.
IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong
việc chỉ đạo, thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về "Nông nghiệp,
nông dân và nông thôn" và Chương trình xây dựng NTM của Ngành GD&ĐT

như sau:
1.1. Việc tổ chức học tập quán triệt nội dung Nghị quyết chưa đồng đều, có
nơi mới chỉ phổ biến trong cán bộ cốt cán, hoặc có phổ biến trong đảng bộ, chi
bộ nhưng số lượng đảng viên tham gia ít, chất lượng học tập còn thấp. Một số
cán bộ, đảng viên, giáo viên trong ngành chưa thấy được một cách sâu sắc về
mối quan hệ biện chứng giữa: "Nông nghiệp", "Nông dân" và "Nông thôn" cũng
như sự tác động qua lại giữa phát triển "Giáo dục - Đào tạo" với "Xây dựng
NTM"; chưa thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của "Nghị quyết tam nông" và
Chương trình xây dựng NTM. Vì vậy, chưa nhận thức được trách nhiệm của
mình trong việc gắn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với công tác xây dựng
NTM, có lúc còn giao động, thiếu niềm tin. Công tác truyên truyền vận động
quần chúng nhân dân ở một số đơn vị chưa được thường xuyên, liên tục, tính lan
tỏa chưa mạnh. Nhận thức của nhân dân chưa đầy đủ.
1.2. Việc xây dựng Chương trình hành động ở một số đơn vị còn lúng túng,
nội dung còn chung chung, thiếu tính thực tiễn; phân công trách nhiệm không rõ
ràng cụ thể; tổ chức, quản lý thiếu sâu sát. Việc thực hiện Nghị quyết ở một số
đơn vị còn lúng túng, chưa huy động tốt các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu
đề ra. Một số lãnh đạo chỉ đạo thiếu tập trung, thiếu tính kiên quyết, còn có tư
tưởng trông chờ, ỷ lại. Một số tổ chức đoàn thể quần chúng chưa thực sự vào
cuộc, sự phối hợp chưa đồng bộ. Công tác tham mưu của ngành giáo dục - đào
tạo ở một số đơn vị chưa thật tốt, kết quả đạt được chưa cao, chưa vững chắc.
1.3. Việc quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông còn chậm, có
nơi triển khai thực hiện thiếu bàn bạc dân chủ nên chưa tạo được đồng thuận
trong việc sáp nhập trường học các cấp theo quy hoạch; có đơn vị chỉ thực hiện
việc sáp nhập một cách cơ học chứ chưa có sự đầu tư về điều kiện đảm bảo để
10


đạt được mục tiêu "sau khi sáp nhập điều kiện dạy và học tốt hơn" như đề án đã
đề ra. Phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia chưa mạnh và đồng

đều theo yêu cầu của Chương trình xây dựng NTM. Một số đơn vị có biểu hiện
chạy theo thành tích trong xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia nên chất
lượng không đảm bảo. Một số trường được công nhận "Trường học đạt chuẩn
quốc gia" nhưng sau một thời gian ngắn đã bị xuống cấp nghiêm trọng không
đạt yêu cầu.
1.4. Công tác Phổ cập GD THCS mặc dầu được công nhận nhiều năm song
ở một số địa phương có biểu hiện không vững chắc, tỷ lệ số người 15 – 18 tuổi
có bằng tốt nghiệp THCS của một số xã vẫn còn thấp như: Hương Lâm, Hương
Liên (Hương Khê), Hương Quang (Vũ Quang) đạt dưới 80%, tỷ lệ học sinh bỏ
học THCS còn khá cao;
Công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT
tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu quả xã hội của
phân luồng chưa cao. Tâm lý của nhiều phụ huynh sau khi học xong THCS tiếp
tục cho con vào THPT để được vào các trường Cao đẳng, Đại học mà không cho
đi đào tạo nghề. Số liệu thống kê trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THCS được tuyển vào THPT xấp xỉ 85%, một số địa phương trên 90%,
chủ yếu là tuyển sinh vào các hệ THPT, BT THPT. Đối với bản thân học sinh
sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và trường nghề đều muốn thoát ly
khỏi địa bàn nông thôn. Do đó, nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng NTM
hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.
1.5. Tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng cập nhật khoa học kỹ thuật cho lao
động nông thôn (theo Quyết định 1956 của Thủ tưởng Chính phủ) còn nhiều
lúng túng; Các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế về
cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật thiếu và không đồng bộ, chậm đổi mới; đội ngũ
giảng viên, kỹ thuật viên thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
xã hội; phần lớn các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn dạy những nghề gì
trường có, chứ chưa dạy được những nghề mà lao động nông thôn cần. Việc xây
dựng các làng nghề truyền thống chưa được các địa phương chú trọng đúng
mức. Tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so với yêu cầu;
2. Nguyên nhân hạn chế:

2.1. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, giáo viên về xây dựng
nông thôn mới chưa đầy đủ, chưa thấy được mục đích, ý nghĩa lớn lao của công
tác XDNTM đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện
nay nên một số đơn vị triển khai chậm, lúng túng và có thái độ ỷ lại, chờ đợi,
quyết tâm chưa cao trong thực hiện.
2.2. Công tác tham mưu của một số phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục chưa
kịp thời, chưa đúng hướng, chưa tạo được sự thống nhất cao trong cấp ủy và

11


chính quyền địa phương nên ít được quan tâm đầu tư về mọi mặt cho đơn vị.
Mặt khác, có một số đơn vị khi được đầu tư, chưa phát huy được hiệu quả sử
dụng, thậm chí còn để hư hỏng, mất mát.
2.3. Tác động của suy giảm kinh tế thế giới và trong nước có ảnh hưởng rất
lớn đến tình hình kinh tế địa phương. Vì vậy, việc đầu tư ngân sách của Nhà
nước và huy động nguồn lực trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị dạy học gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các
mục tiêu xây dựng CSVC trường học theo tiêu chí NTM.
2.4. Giữa năng lực và yêu cầu đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Thị trường
việc làm chưa phong phú, chưa hấp dẫn cũng là những nguyên nhân đào tạo
nghề chưa phát triển được.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Để triển khai thực hiện các Nghị quyết có hiệu quả cần làm tốt công tác
tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán
bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên quan
tâm chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị và chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của xã hội.
2. Gắn việc phát triển GD&ĐT với xây dựng NTM; phải thực sự thấm

nhuần quan điểm phát triển GD&ĐT vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong xây
dựng NTM; đầu tư cho giáo dục cũng là đầu tư cho xây dựng NTM và ngược
lại, đầu tư xây dựng NTM cũng là đầu tư cho GD&ĐT để có trách nhiệm phối
hợp hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả, đầu tư đúng hướng và ưu tiên đầu tư cho
giáo dục - đào tạo. Phát huy sức mạnh của địa phương, huy động nguồn lực tự
có, nguồn lực từ trong nhân dân, bằng nhiều dạng khác nhau (tiền, công lao
động, đất đai,…) để xây dựng NTM, tránh sự trông chờ, ỷ lại.
3. Trong quan điểm chỉ đạo phải có kết hợp giữa "diện" và "điểm". Trên cơ
sở chỉ đạo xây dựng mô hình điểm để nhân ra diện rộng. Xây dựng điểm trong
lĩnh vực giáo dục phải chịu sự chi phối chung trong kế hoạch của tỉnh, của
huyện để tập trung chỉ đạo có hiệu quả. Đồng thời phải có sự phối hợp giữa các
ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội để huy động tối đa lực lượng tham
gia xây dựng NTM.
4. Phải quan tâm công tác tổ chức chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,
tiến hành sơ kết, đánh giá kịp thời để rút kinh nghiệm, bổ cứu.

Phần thứ hai

12


PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM
TIẾP THEO
I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHUNG:
Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), Nghị
quyết 08 của Tỉnh ủy (Khóa XVI), gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(Khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và Chỉ thị số
03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; tập trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh nhà gắn
với xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 20 của

HĐND tỉnh.
Phát triển cân đối về cơ cấu và quy mô, đa dạng về hình thức học tập, đáp ứng
nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của các tầng lớp nhân dân, hướng tới một xã
hội học tập. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đảm
bảo tốt các điều kiện dạy học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt
chương trình giáo dục hướng nghiệp và phần luồng học sinh sau THCS, THPT; tăng
cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguồn
nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội và củng cố an ninh quốc phòng nói chung và
đáp ứng nhu cầu của công cuộc xây dựng NTM nói riêng.
II. CÁC CHỈ TIÊU GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1. Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2013
- Đối với nhóm 12 xã điểm của tỉnh:
+ Phấn đấu đến hết năm 2012, cả 12 xã đều đạt Tiêu chí số 5 (hiện nay còn
05 xã chưa đạt: Cẩm Thành, Thạch Hạ, Thuận lộc, Xuân Viên và Hương Trà)
+ Phấn đấu giữ vững kết quả các Tiêu chí 14.1, 14.2 (cả 12 xã đã đạt); nâng
cao tỷ lệ 14.3 đối với 7 xã chưa đạt (Cẩm Thành, Thạch Hạ, Thạch châu, Thuận
lộc, Xuân Viên, Sơn Châu, Hương Minh).
- Đối với nhóm 35 xã điểm của huyện:
+ Phấn đấu có thêm 7 xã đạt tiêu chí số 5 trong số 23 xã chưa đạt.
+ Phấn đấu giữ vững kết quả Tiêu chí 14.1, 14.2 (35 xã đạt 14.1, 34 xã đạt
14.2, Khánh Lộc chưa đạt 14.2). Hiện nay mới có 5/35 xã đạt 14.3, phấn đấu đến
cuối năm có thêm 6 xã đạt 14.3 và các xã còn lại nâng cao dần tỷ lệ lao động
qua đào tạo.
- Đối với tất cả các xã còn lại: Phấn đấu có thêm nhiều trường chuẩn quốc
gia, củng cố vững chắc kết quả phố cập giáo dục THCS (14.1), nâng cao tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (14.2) và tỷ lệ lao động
nông thôn qua đào tạo (14.3) nhằm đảm bảo lộ trình đã đăng ký.
2. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020

13



- Đối với nhóm 12 xã điểm của tỉnh:
+ Phấn đấu đến hết năm 2012, cả 12 xã đều đạt Tiêu chí số 5 (hiện nay còn
05 xã chưa đạt: Cẩm Thành, Thạch Hạ, Thuận lộc, Xuân Viên và Hương Trà)
+ Phấn đấu giữ vững kết quả các Tiêu chí 14.1, 14.2 (cả 12 xã đã đạt); nâng
cao tỷ lệ 14.3 đối với 7 xã chưa đạt (Cẩm Thành, Thạch Hạ, Thạch châu, Thuận
lộc, Xuân Viên, Sơn Châu, Hương Minh)
- Đối với nhóm 35 xã điểm của huyện
+ Phấn đấu có thêm 7 xã đạt tiêu chí số 5 trong số 23 xã chưa đạt
+ Phấn đấu giữ vững kết quả Tiêu chí 14.1, 14.2 (35 xã đạt 14.1, 34 xã đạt
14.2, Khánh Lộc chưa đạt 14.2). Hiện nay mới có 5/35 xã đạt 14.3, phấn đấu đến
cuối năm có thêm 6 xã đạt 14.3 và các xã còn lại nâng cao dần tỷ lệ lao động
qua đào tạo
- Đối với tất cả các xã còn lại: Phấn đấu có thêm nhiều trường chuẩn quốc
gia, củng cố vững chắc kết quả phố cập giáo dục THCS (14.1), nâng cao tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (14.2) và tỷ lệ lao động
nông thôn qua đào tạo (14.3) nhằm đảm bảo lộ trình đã đăng ký
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ
cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành
Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên để mọi người
quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục
chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với thực hiện Chỉ thị 35-CT/TU, Kết
luận 05-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định 33/2011/QĐ/UBND của
UBND tỉnh về "Xiết chặt kỹ luật, kỹ cương hành chính trong thực hiện chức trách
nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức,…", tạo sự chuyển biến sâu sắc
về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn và sinh hoạt hàng ngày; xây dựng khối đoàn kết, thống
nhất, đồng sức, đồng lòng trong mỗi cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và trong toàn

ngành, tạo sức mạnh tổng hợp và quyết tâm cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ
chính trị được phân công.
2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt đề án quy hoạch hệ thống trường học,
đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tốt các điều
kiện dạy học
Tiếp tục chỉ đạo làm tốt Đề án quy hoạch hệ thống trường lớp và các cơ sở
giáo dục đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2286 QĐ-UBND, ngày
08/8/2012, đảm bảo cân đối giữa quy mô và cơ cấu, giữa các loại hình, vùng miền,
các cấp học và ngành nghề đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút người học
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

14


Tích cực huy động các nguồn lực: nguồn vốn ngân sách Trung ương, trái
phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay ODA, ngân sách tỉnh,
huyện, xã, các nguồn tài trợ, nguồn đóng góp, nguồn huy động từ xã hội hóa, lồng
ghép các chương trình... để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị,
điện, nước, vệ sinh môi trường, cảnh quan … cho các trường học một cách đồng bộ
theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất trường học thuộc tiêu
chí số 5 - Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Phấn đấu đến năm 2015 có 75%
trường Mầm non đạt chuẩn mức độ 1, 60% đạt chuẩn mức độ 2, có 80% trường
THCS và 80% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu các tiêu chí về giáo dục
về đích trước các tiêu chí khác trong 19 tiêu chí xây dựng NTM.
3. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đồng bộ về chất lượng; tích
cực đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên
môn, nâng cao chất lượng dạy học
Tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục để sắp xếp, bố trí lại đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ và đảm bảo về cơ
cấu, chuẩn về trình độ, chấm dứt tình trạng dạy chéo môn. Tăng cường bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện
tốt cơ chế "một cửa" trong giao dịch đảm bảo nhanh, gọn. Tích cực đổi mới, tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, tạo nề nếp chủ động trong dạy học và hoạt động
thường xuyên ở cơ sở, hạn chế hiện tượng đối phó trong hoạt động chuyên môn.
Quản lý tốt các hoạt động dạy thêm, học thêm. Thực hiện tốt công tác kiểm định chất
lượng GD, công khai hóa kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra đánh giá.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; đa dạng hóa hình thức đào tạo
nghề gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ,
đảng viên và mọi thành viên trong xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát
triển của đất nước, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển giáo dục - đào
tạo với xây dựng NTM để thấm nhuần sâu sắc hơn quan điểm "giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu", từ đó có sự ưu tiên trong đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Kêu
gọi, tranh thủ các nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đầu tư cho
giáo dục.
Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo
dục học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; Đề cao vai trò Hội đồng
giáo dục các cấp, có biện pháp chỉ đạo thích hợp để các Hội đồng giáo dục hoạt
động có nền nếp, có hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Phát huy vai trò của
Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn
TNCSHCM… để tổ chức, động viên các lực lượng xã hội tham gia hoạt động giáo

15


dục, nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và động cơ học tập đúng đắn, nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tiếp tục cũng cố, nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo

nghề hiện có; đa dạng hoá các lực lượng xã hội tham gia đào tạo nghề; coi trọng vai
trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề; Khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực,
kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề. Thực hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp và các
cơ sở đào tạo nghề trong hoạt động đào tạo nghề để gắn giữa học lý thuyết với thực
hành, lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu
cầu sử dụng.
Phát huy tốt vai trò của các trung tâm Dạy nghề - Hướng nghiệp - Giáo dục
thường xuyên cấp huyện và các Trung tâm Học tập cộng đồng xã, phường thị trấn
trong việc điều tra nhu cầu đào tạo nghề và làm đầu mối liên kết tổ chức các lớp đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ về nông thôn để
nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Nơi nhận:
- Đại biểu dự hội nghị;
- Giám đốc, các P.Giám đốc;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, GDTX.

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
(đã ký)

Trần Trung Dũng

16



×