Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.4 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Tạ Thị Hoài

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO TRƢỢT
ĐẤT ĐÁ ĐỂ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI TAI BIẾN, LẤY VÍ DỤ
XÃ NẤM DẨN, HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Tạ Thị Hoài

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO TRƢỢT
ĐẤT ĐÁ ĐỂ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI TAI BIẾN, LẤY VÍ DỤ
XÃ NẤM DẨN, HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG

Chuyên nghành:

Địa chất học

Mã số:


60440201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. MAI TRỌNG NHUẬN

HÀ NỘI - 2015


ỜI MỞ ĐẦU
Trượt đất đá hay trượt lở đất đá (landslide) là một loại tai biến diễn ra với tần
suất, cường độ, quy mô khác nhau, thường phát sinh trong khu vực đồi núi nơi địa
hình cao, dốc, phân cắt mạnh và có mối liên quan chặt chẽ đến các yếu tố tự nhiên
như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn. Bên cạnh đó, nguy cơ trượt đất
đá cũng có thể gia tăng do một số hoạt động nhân sinh như cắt sườn dốc làm đường,
xây dựng công trình, canh tác trên thân khối trượt, chặt phá rừng. Trượt đất đá gây
ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại nhiều khu vực, ảnh hưởng
lớn đến tính mạng và đời sống kinh tế - xã hội của con người.
Xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang nằm trong khu vực biên giới
vùng núi phía Bắc có vị trí quan trọng với nhiều dân tộc sinh sống. Tuy nhiên, khu
vực này đã và đang chịu tác động mạnh mẽ bởi trượt đất đá, đặc biệt vào mùa mưa,
gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trong vùng. Mặc
dù được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các sự cố tạm thời đã được tiến
hành xử lý bằng một số biện pháp công trình như gia cố, xây dựng mương thoát
nước, song các biện pháp này còn mang tính thụ động chưa có sự nghiên cứu, đánh
giá đầy đủ về mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên - xã hội với trượt đất đá, cũng
như mức độ tổn thương do tai biến này dẫn đến việc chỉ giải quyết các sự cố khi tai
biến đã xảy ra, mà chưa quan tâm đến việc chủ động ứng phó. Cách tiếp cận chủ
động này nhằm ngăn chặn trượt đất đá, nâng cao tính chống chịu của hệ thống tự
nhiên - xã hội và giảm nhẹ thiệt hại trước khi tai biến này xảy ra.
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá

mức độ tổn thƣơng do trƣợt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ
xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang” làm luận văn khoa học để tập
trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu:
1. Các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn và các
hoạt động nhân sinh, hoạt động kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến
trượt đất đá, hậu quả và tổn thương do tai biến này?

vii


2. Dựa vào đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó
tai biến này hướng tới phát triển bền vững cần áp dụng những giải pháp nào?
Để trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu nêu trên, mục tiêu nghiên cứu cần đạt
được: Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để đề xuất các giải
pháp chủ động ứng phó tai biến hướng tới phát triển bền vững.
Luận văn gồm 4 chương không kể phần mở đầu và kết luận, cụ thể như sau:
Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nấm Dẩn, huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Chương 3: Đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá xã Nấm Dẩn, huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Chương 4: Giải pháp chủ động ứng phó với tai biến trượt đất đá xã Nấm
Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Luận văn là một trong những sản phẩm của chương trình hợp tác giữa Bộ
Ngoại giao Vương quốc Na Uy - Đại học Quốc gia Hà Nội về “Tăng cường năng
lực và chuyển giao công nghệ phục vụ giảm thiểu địa tai biến ở Việt Nam trong bối
cảnh biến đổi khí hậu”, trong đó học viên được tham gia trực tiếp từ công tác khảo
sát thực địa, phỏng vấn người dân địa phương, quan trắc lưu lượng người và
phương tiện lưu thông, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, thành lập sơ đồ và báo cáo
tổng kết.


viii


Chƣơng 1
LỊCH SỬ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Tổng quan về trượt đất đá
 Khái niệm
Theo Varnes (1984), thuật ngữ “trượt đất đá” - “landslide” hay thường gọi là
“trượt lở đất đá” là một hiện tượng tai biến thiên nhiên, dưới tác dụng của quá trình
địa chất động lực, công trình, gây mất ổn định mái dốc, sườn dốc hay vách dốc (gọi
chung là mái dốc) tạo ra sự dịch chuyển vật chất, phá hủy mọi thứ liên quan trên
đường đi của chúng. Trượt đất đá xảy ra khi khối đất đá bị mất cân bằng, các lực
gây ra trượt lớn hơn các lực chống trượt. Trượt đất đá bao gồm tất cả các hiện tượng
di chuyển của khối trượt trên bề mặt dốc. Các hiện tượng này bao gồm cả các hiện
tượng không thực sự trượt như đá đổ, đá rơi và dòng bùn đá.
 Phân loại
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại trƣợt đất đá theo Varnes (1984)
Kiểu vật liệu

Kiểu dịch
chuyển

Đá

Đổ
Rơi
Xoay
Trượt

Chảy ngang
Chảy dòng

Tịnh tiến

Đổ
Rơi
Sụp
Dịch chuyển
khối
Dịch chuyển
ngang
Đá lở

Đất xây dựng
Hạt thô là chủ yếu Hạt mịn là chủ yếu
Mảnh vụn đổ
Đất đổ
Mạnh vụn rơi
Đất rơi
Mảnh vụn sụp
Đất sụp
Dịch chuyển khối
Dịch chuyển khối
mảnh vụn
đất
Mảnh vụn dịch
Đất dịch ngang
ngang
Dòng mảnh vụn

Dòng đất

Trượt hỗn hợp bao gồm 2 hoặc nhiều hơn kiểu dịch chuyển cùng xảy ra

Phân loại trượt đất đá có thể được thực hiện dựa vào nhiều hệ thống khác
nhau, tuy nhiên, trong luận văn này, hệ thống phân loại theo Varnes (1984) (Bảng
1.1) được sử dụng vì hệ thống này làm nổi bật được kiểu dịch chuyển và kiểu vật
chất. Trong thực tế, bất kỳ khối trượt nào cũng được phân loại và mô tả bằng hai
cụm từ vật liệu và kiểu dịch chuyển (Hình 1.1).

ix


Hình 1.1. Thuật ngữ mô tả khối trƣợt điển hình
(theo Varnes, 1984)

Theo hệ thống phân loại nêu trên, một số kiểu trượt thường gặp bao gồm:
Kiểu dịch chuyển dạng đổ (topple): bắt đầu với sự tách, vỡ của đất, đá từ mái
dốc đứng theo mặt tách mà ở đó cường độ kháng cắt rất yếu hoặc không có. Vật
chất sau đó rơi theo trọng lực, có thể kèm theo chuyển động quay với tốc độ nhanh.
Kiểu dịch chuyển dạng rơi (fall): xảy ra khi một phần mái dốc bị lật quay,
rơi ra khỏi mái dốc với trọng tâm quay quanh một điểm hay một trục giả định. Quá
trình rơi/lật có thể bị tác động bởi trọng lực vào phần ở những vật liệu hình thành các
khe nứt tạo góc dốc ngược hoặc dưới tác động của nước, băng tồn tại trong khối đất đá.
Trượt xoay (rotational slide): là hiện tượng các khối đất, đá dịch chuyển theo
bề mặt phá hủy dạng mặt cong lõm giả định. Nếu bề mặt phá hủy (theo mặt cắt
ngang) có dạng cung trượt hình trụ hay cycloit thì trong quá trình trượt, biến dạng
bên trong khối trượt ít, thành phần đất đá cơ bản không bị xáo động. Khi trượt xảy ra,
phần đầu khối trượt dịch chuyển chủ yếu theo chiều thẳng đứng, phần bề mặt mái dốc
phía trên khối trượt có khuynh hướng tạo ra độ nghiêng dốc ngược với mái dốc.

Trượt tịnh tiến (translational slide): là hiện tượng khối trượt dịch chuyển
xuống qua bề mặt dạng mặt phẳng hoặc hơi gồ ghề. Các bề mặt phá hủy thường
dạng hình lòng máng rộng theo mặt cắt ngang. Ngược lại, mặt trượt xoay có khuynh
hướng khôi phục lại khối trượt về trạng thái cân bằng.

x


Trượt hỗn hợp (complex and compound): là kiểu trượt trung gian giữa hai
loại trượt, thường là trượt xoay và trượt tịnh tiến. Mặt trượt có dạng đường cong gãy
khúc phức tạp, phụ thuộc vào biến dạng bên trong và ứng lực cắt dọc bề mặt trong
phạm vi vật liệu dịch chuyển và những kết quả trong sự hình thành những vách dốc
trung gian, độ dốc của nó giảm đột ngột, trên bề mặt vật liệu bị biến dạng, lún xuống
tạo ra các địa hào và vùng chịu nén. Kiểu trượt này thường xuất hiện khi trong cấu tạo
của khối trượt có sự hiện diện của lớp đất yếu hay đới sét phong hóa, tạo ra các mặt
trượt trung gian điều khiển quá trình dịch chuyển và tạo ra mặt trượt hỗn hợp.
Kiểu dịch chuyển dạng dòng (flow): là sự dịch chuyển liên tục theo không
gian trong đó các dạng mặt cắt tồn tại ngắn, không được duy trì lâu. Đặc điểm phân
bố vận tốc trong khối dịch chuyển dần giống với dạng dòng chất lỏng sệt. Sự biến
đổi dần dần từ trượt tới chảy xảy ra phụ thuộc vào lượng nước trong đất, tính lưu
động và phạm vi phát triển của khối trượt. Trượt mảnh vụn có thể trở thành dòng
mảnh vụn có tốc độ cực nhanh trong các điều kiện nhất định. Dòng trượt mảnh vụn
(debris) là một dạng di chuyển dòng nhưng với quy mô lớn, dồn dập hơn, tốc độ di
chuyển nhanh hơn các dòng mảnh vụn mái dốc mở ở trên.
 Các yếu tố gây trƣợt
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành tạo trượt bao gồm các điều kiện tự
nhiên và nhân tạo, có tác dụng làm cho các lực phá hoại sự cân bằng của khối đất
đá hoạt động được dễ dàng. Quá trình trượt là kết quả tổng hợp tác động đồng
thời của nhiều yếu tố, cần đánh giá đúng các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu dẫn đến
trượt để có biện pháp phòng tránh thích hợp. Các yếu tố gây trượt đất đá chủ yếu

là do:
1) Khí hậu bao gồm các đặc điểm về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí
trong đó quan trọng nhất là lượng mưa. Lượng mưa lớn kéo dài là nguồn bổ sung
quan trọng cho nước dưới đất, nước mưa ngấm xuống sâu làm bão hòa đất đá ở
sườn dốc dẫn đến độ bền đất đá giảm, từ đó thúc đẩy quá trình trượt.
2) Đặc điểm địa hình và địa mạo là một trong những nguyên nhân gây trượt.
Thực tế quan sát đã chứng tỏ rằng trượt thường phân bố rộng rãi nhất ở trong vùng núi,

xi


những khu vực có địa hình phân cắt mạnh trên sườn cao và dốc của thung lũng sông
suối, trên các sườn ven bờ biển, trên mái dốc và công trường khai thác lộ thiên.
3) Hƣớng dốc có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quá trình thủy văn thông qua
sự thoát - bốc hơi nước, do đó có ảnh hưởng đến các quá trình phong hóa và sự phát
triển của thực vật trên sườn, đặc biệt là đối với môi trường khô hạn.
4) Độ ổn định của sườn dốc có mối liên quan đến các kiểu thạch học khác nhau
và mối quan hệ này mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào mỗi kiểu thạch học đó.
5) Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và biến đổi cấu trúc, thành
phần, tính chất các khoáng vật, đá ở gần mặt đất dưới tác dụng của các tác nhân
phong hoá. Vỏ phong hóa (VPH) là sản phẩm của quá trình phong hóa, là phần vật
chất không rắn chắc phía trên các đá, có độ dày từ không đáng kể đến hàng chục,
thậm chí hàng trăm mét.
6) Những sườn dốc cấu tạo bởi đất đá bão hoà nước bao gồm các phức hệ,
tầng nƣớc ngầm, các đới ẩm ướt, bão hòa thường xuyên hay tạm thời đối với sự
thành tạo trượt sẽ thuận lợi hơn nhiều so với các sườn dốc cấu tạo từ đất đá thoát
nước tốt. Trong nhiều trường hợp sự thành tạo trượt thường có liên quan không phải
với mức độ ẩm ướt, với lượng ẩm thâm nhập vào đất đá, cũng không phải với mức
độ chứa nước của chúng, mà liên quan với chính yếu tố tẩm ướt.
7) Yếu tố ẩm ƣớt ở đây chính là hiện tượng bôi trơn bề mặt hoặc bôi trơn ở

các đới yếu trong đất đá, làm giảm đột ngột sức chống cắt của chúng và trở thành
nguyên nhân làm mất ổn định sườn dốc.
8) Các quá trình và hiện tƣợng địa chất ngoại sinh bao gồm quá trình
mương xói, rãnh xói, xói ngầm, vận động kiến tạo mới và hiện đại, động đất và
nhiều hiện tượng địa chất hiện đại khác tạo điều kiện dễ dàng cho sự tác động của
lực cắt.
9) Thảm thực vật trên bề mặt địa hình có tác dụng bảo vệ sự xói mòn đất
của nước mưa, hạn chế nước mưa ngấm vào trong đất. Đối với những cây lớn, rễ
cây bám sâu xuống lòng đất sẽ làm tăng sức kháng cắt của đất. Vì vậy, những vùng
có thảm thực vật dày thì nguy cơ trượt cũng sẽ giảm.

xii


10) Hoạt động kinh tế - công trình của con ngƣời có thể gây nên các hiện
tượng trượt đất đá như làm tăng độ dốc của sườn tăng khả năng làm mất ổn định
sườn dốc (làm đường, kênh dẫn nước); làm tăng tải trọng trên các sườn dốc, phổ
biến là việc xây dựng nhà cửa, tăng khả năng làm mất ổn định sườn, làm thay đổi
chế độ thủy văn trên sườn và do đó gây tác động xấu đến sự ổn định của sườn.
1.1.2. Các khái niệm trong đánh giá mức độ tổn thương
Khái niệm “mức độ tổn thương - MĐTT” hay còn gọi là “tính dễ bị tổn
thương” hay “tình trạng dễ bị tổn thương” (Vulnerability – V) được nêu ra từ những
năm thập kỉ 70. Theo thời gian, khái niệm MĐTT liên tục được mở rộng. Khái niệm
về MĐTT do BĐKH được ứng dụng rộng rãi hiện nay do IPCC xây dựng. “MĐTT
là mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó
với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và
các thay đổi cực đoan của khí hậu. MĐTT là hàm số của tính chất, cường độ và mức
độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng
thích ứng của hệ thống (IPCC 2001, 2007)”. MĐTT đề cập đến khuynh hướng của các
yếu tố nhạy cảm với hiểm họa như con người, cuộc sống của họ, và tài sản bị ảnh

hưởng bất lợi khi bị tác động bởi các hiểm họa (IPCC, 2012a). MĐTT có thể được
biểu thị là hàm của độ phơi bày, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Trong đó:
-

Mức độ phơi bày (trước hiểm họa, Exposure - E) được sử dụng để chỉ sự
hiện diện (theo vị trí) của con người, sinh kế, các dịch vụ môi trường và các
nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, hoặc các tài sản kinh tế, xã hội hoặc văn
hóa ở những nơi có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiện tượng tự
nhiên và vì thế có thể là đối tượng của những tổn hại, mất mát, hư hỏng tiềm
tàng trong tương lai (IPCC, 2012a).

-

Mức độ nhạy cảm (Sensitivity – S) là mức độ một hệ thống bị ảnh hưởng
tiêu cực hoặc tích cực do biến đổi hoặc dao động khí hậu.

-

Khả năng thích ứng (Adaptive Capacity - AC) là khả năng của một hệ thống
có thể điều chỉnh với những diễn biến liên quan đến BĐKH (bao gồm thay

xiii


đổi thời tiết và hiện tượng cực đoan) nhằm giảm nhẹ những thiệt hại có thể
xảy ra, tận dụng các cơ hội, hoặc để đối phó với các hậu quả của BĐKH.
Đánh giá MĐTT do tai biến đã được UNESCO-IHE (đối với ngập lụt),
Turner và nnk (2003), Birkman (2006, 2013), Murillo-Garcia và nnk (2015) (đối
với trượt đất đá) đề cập trong các nghiên cứu trong nhiều năm qua và cho đến nay
với quan điểm: “MĐTT là xác suất hệ thống tự nhiên và xã hội bị tác động được

đặc trưng bởi mức độ phơi bày và độ nhạy cảm đối với tai biến và khả năng thích
ứng đối với tai biến đó”. Mô hình đánh giá MĐTT tương tự IPCC, được xây dựng
dựa trên 3 hợp phần chính là mức độ phơi bày (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả
năng thích ứng (Resilience – R). Trong đó, mức độ phơi bày được đánh giá theo mô
hình không gian và thời gian; nghĩa là phải thể hiện được đặc điểm vị trí (ở đâu?),
thời gian (khi nào?), loại hình tai biến (cái gì?) nằm trong khu vực không gian bị
ảnh hưởng bởi tai biến. Mức độ nhạy cảm là là khuynh hướng của các đối tượng bị
thiệt hại do tai biến. Khả năng thích ứng là khả năng ứng phó, phục hồi từ những tác
động, hậu quả do tai biến.
Nhằm đánh giá định lượng MĐTT cần xác định các tiêu chí và bộ chỉ số
đánh giá MĐTT. Các tiêu chí là cơ sở đánh giá, đặc điểm đặc trưng cho các hợp
phần mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Mỗi tiêu chí sẽ
được định lượng thông qua các biến là chỉ số tương ứng phù hợp. Các chỉ số này
cấu thành nên bộ chỉ số tổn thương có thể sử dụng để xác định, đo lường được giá
trị định lượng MĐTT của một vùng và có thể so sánh giữa các vùng khác nhau. Chỉ
số tổn thương (Vulnerability Indicator) là một thông số định lượng, dùng để đo
lường MĐTT, đặc trưng cho đặc điểm, mức độ của một hệ thống có thể bị tổn
thương (Birkmann, 2006).
Mức độ phơi bày (trước hiểm họa) và độ nhạy cảm được liên kết và cùng thể
hiện các tác động tiềm tàng đến hệ thống. Ngược lại, khả năng thích ứng thể hiện
khả năng của một hệ thống trong việc đương đầu với các tác động và rủi ro. Khi khả
năng thích ứng càng cao thì MĐTT càng thấp, khi độ phơi bày và độ nhạy cảm càng
cao thì MĐTT càng cao.

xiv


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. BCA, WWF, Ðại học Stockholm (2013). Ứng dụng hệ thông tin địa lý trong

dánh giá mức dộ tổn thương của các hệ sinh thái do biến đổi khí hậu ở Việt
Nam, Hà Nội, Việt Nam.
2. Đỗ Minh Đức và nnk (2015), Báo cáo “Hiện trạng trượt lở đất đá và sụt lún xã
Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”. Chương trình SRV-10/0026.
3. Lê Thị Thu Hiền, Mai Trọng Nhuận, Trần Văn Ý (2006), “Đánh giá tổn thương
phục vụ cho quy hoạch và quản lý môi trường (lấy ví dụ ở thành phố Hải Phòng
và phụ cận)”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, 28 (1), tr. 1-10.
4. Nguyễn Hiệu và nnk (2015), Báo cáo “Đánh giá ảnh hưởng của địa hình, địa mạo
đến trượt lở và sụt lún mặt đất xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”.
Chương trình SRV-10/0026.
5. Tạ Thị Hoài, Mai Trọng Nhuận, Trần Mạnh Liểu, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị
Thu Hà (2015), “Đánh giá mức độ tổn thương do trượt lở đất đá xã Bản Díu,
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”, Địa Chất và Tài nguyên VN. Tuyển tập báo
cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc kỷ niệm 70 năm phát triển, tr. 289299.
6. Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Quốc Thành, Lê Thành Công (2011), “Một phương
pháp định lượng phân cấp nguy cơ trượt đất áp dụng cho thi trấn Cốc Pài –
huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học Trái Đất, 33 (3).
7. Trần Trọng Huệ và nnk (2009), “Nghiên cứu đánh giá và dự báo chi tiết hiện
tượng trượt – lở và xây dựng các giải pháp phòng chống cho thị trấn Cốc Pài,
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”, Mã số KC, 08.33/06-10.
8. Phạm Văn Hùng, Nguyễn Văn Dũng (2013), “Cảnh báo nguy cơ trượt đất đá đất
ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi “, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 35
(2) tr. 107-119.

xv


9. Nguyễn Thùy Linh, Hoàng Thị Phương Thảo, Trần Thị Lụa (2014), “Đánh giá
mức độ tổn thương do tai biến tại khu vực Cửa Đáy (huyện Kim Sơn và Nghĩa
Hưng)”, Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội,

30 (2S), tr 143-154.
10. Chu Văn Ngợi và nnk (2015). “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo
đến trượt lở và sụt lún mặt đất xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mấn, tỉnh Hà Giang”.
Chương trình SRV-10/0026.
11. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2012), “Các phương pháp đánh giá tính dễ
bị tổn thương-Lý luận và thực tiễn. Phần 1. Khả năng ứng dụng trong đánh giá
tính dễ bị tổn thương lũ lụt ở miền Trung Việt Nam”, Tạp chí khoa học
ĐHQGHN. (3S), tr 115-122.
12. Phạm Trường Sinh và nnk (2015), Báo cáo “Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học
và quá trình phong hóa tới trượt lở và sụt lún xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh
Hà Giang”. Chương trình SRV-10/0026.
13. Bùi Văn Thơm, Nguyễn Đăng Túc (2011), “Các kiểu trượt đất đá khu vực Cốc
Pài huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học Trái Đất, 33 (3) tr 1-10.
14. Nguyễn Trọng Yêm và nnk (2006), “Nghiên cứu đánh giá trượt đất đá, lũ quétlũ bùn đá một số vùng nguy hiểm miền núi Bắc Bộ, kiến nghị các giải pháp
phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, Tập 1: Sườn đông dãy Hoàng Liên Sơn (huyện
Bát Xát, Sa Pa và TP Lào Cai)”. Viện Địa chất, Viện Khoa học Công nghệ Việt
Nam, mã số KC-08-01BS.
15. Ủy ban nhân dân xã Nấm Dẩn (2013), “Báo cáo Quy hoạch xây dựng nông thôn
mới xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”.
16. Nguyễn Kim Lợi (2012),
/>Tiếng Anh
17. Adger W.N., (1999), “Social vulnerability to climate change and extremes in
coastal Vietnam”. World Development, 27, pp. 249 – 69.

xvi


18. Alex Erath, James Birdsall, Kay W. Axhausen, Rade Hajdin (2009),
“Vulnerability assessment of the Swiss road network”.
19. Australian Government (2004 – 2009), “Reducing flood and storm vulnerability

in Quang Ngai Province and community resiliance to natural disasters in the
Mekong Delta”.
20. Birkmann, J. (2006:1), “Measuring vulnerability to promote disaster-resilient
societies: Conceptual frameworks and definitions. Measuring vulnerability to
natural hazards: towards disaster resilient societies”. J. Birkmann. Tokyo, United
Nations University Press: pp. 9-54.
21. Birkmann, J., ed (2013), “Measuring Vulnerability to Natural Hazards.
2nd edition. Tokyo: United National University Press. Framing vulnerability,
risk and societal responses: the MOVE framework”, Nat Hazards 67, pp. 193–
211.
22. Birkmann J., et al., 2015, “Population Landslide Vulnerability Evaluation: The
Case of the Indigenous Population of Pahuatlán-Puebla, Mexico”, Engineering
Geology for Society and Territory, (2), pp. 1793-1797.
23. Cutter S.L., (1996), "Vulnerability to environmental hazards, Progress in
Human”, Geography 20, pp. 529-539.
24. Dai, F. C., Lee, C. F and Nagi. Y. Y. (2002), “Landslide risk assessment and
management: an overview”, Engineering Geology, 64 pp. 65-87.
25. Eidsvig U. M. K., McLean A., Vangelsten B. V., Kalsnes B. (2011), “Socioeconomic vulnerability to natural hazards – proposal for an indicator-based
model”, ISGSR 2011 - Vogt, Schuppener, Straub & Bräu (eds) - © 2011
Bundesanstalt für Wasserbau ISBN 978-3-939230-01-4.
26. Galli M., F.Guzzetti (2007), “Landslide vulnerability criteria: a case study from
Umbria, Central Italy”, Environmental Management 40, pp. 649 - 664.
27. Glade T., M.J.Crozier (2005), “The nature of landslide hazard and impact”. In:
Glade T., Anderson M., & M.Crozier (Eds): Landslide hazard and risk. Wiley,
Chichester pp. 43-74.

xvii


28. IDRC – International Development Research Centre (2010), “Mapping climate

change vulnerability in Souhthest Asia”, IDRC Global Program on Climate
Change and Water, ESCWA, November 8-10, 2010.
29. Intergovernmental Panel for Climate Change (IPCC) (2001), “Synthesis report:
A contribution of Working Groups I, II, and III to the third assessment report”,
R.T Watson, et al eds, Cambridge/New York Cambridge University Press.
30. IPCC (2007), “Impacts, adaptation and vulnerability - IPCC Fourth Assessment
report: climate change”, Cambridge University Press, Cambridge, pp.507.
31. IPCC (2012a), “Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to
Advance Climate Change Adaptation”, A Special Report of Working Groups I
and II of the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) [Field, C.B.,
V.Barros, T.F.Stocker, D.Qin, D.J.Dokken, K.L. Ebi, M.D. Mastrandrea, K.J.
Mach, G.-K. Plattner, S.K. Allen, M. Tignor, and P.M. Midgley (eds.)].
Cambridge University
32. Jaiswal P, van Westen CJ, Jetten V (2010), “Quantitative landslide hazard
assessment along a transportation corridor in southern India”, Eng Geol, 116 (3
4) pp. 236-250.
33. Lee EM, Jones DKC (2004), “Landslide risk assessment”. Thomas Telford,
London, p 454.
34. Liu, X., Yue, Z. Q., Tham, L. G., and Lee, C. F. (2002), “Empirical assessment
of debries flow risk on a regional scale in Yunnan province, southwestern
China”, Environmental management, 30, pp. 249-264.
35. Murillo-García F., Rossi M., Fiorucci F., Alcántara-Ayala I. (2015), “Population
Landslide Vulnerability Evaluation: The Case of the Indigenous Population of
Pahuatlán-Puebla, Mexico”. Engineering Geology for Society and Territory, 2
pp. 1793-1797.
36. Msilimba G.G., P.J.Holmes (2005), “A landslide hazard assessment and
vulnerability appraisal procedure: Vunguvungu/Banga catchment, Northern
Malawi”, Natural hazards 34, pp. 199 - 216.

xviii



37. Nhuan M.T., Ha N.T.H., Quy T.D., Hue N.T.H., Hien L.T.T. (2011),
“Integrated vulnerability assessment of natural resources and environment for
sustainable development of Vietnam coastal zone”, VNU J. Science, Earth
Sciences 27 (1S), pp. 114-124.
38. Nhuan M.T., Hien L.T.T., Ha N.T.H., Hue N.T.H., Quy T.D (2013), “An
integrated and quantitative vulnerability assessment for proactive hazard
response and sustainability: A case study on the Chan May Lang Co Gulf area,
Central Vietnam”, Sustainability Science, 9, pp. 399 – 409.
39. M.T.Nhuan, N.T.T. Ha, D.M. Duc, T.M. Lieu, N.T.H. Hue, H.V. Tuan, L.T.T.
Hien, T.D. Quy, N.T. Linh, N.T.H. Ha, T.T. Hoai (2014), “Natural resource
sustainable use for proactive response to natural disasters in the context of
climate change in Vietnam: A case study of Ban Diu and Tan Nam communes,
Ha Giang, Vietnam”, Proceeding of 13th International Symposium on Mineral
Exploration Hanoi, Vietnam, September 22-24, 2014. Pp 155-162.
40. Nhuan M.T., Hue N.T.H., Tue N.T., Lieu T.M. (2015), “Assessing the Adaptive
Capacity of Coastal Urban Households to Climate Change (Case Study in Liên
Chiểu District, Đà Nẵng City, Vietnam)”, VNU J. Science, Earth Sciences 31
(2).
41. NOAA

(National

Oceanic

and

Atmospheric


Administration)

(1999),

“Community Vulnerability Assessment Tool CD – ROOM. NOAA Coastal
Services Center”.
42. Pelling, M. (2003), “The Vulnerability of Cities. Natural disasters and Social
Resilience”, Earthscasn Publications, London.
43. Roberds, W. (2005), “Estimating temporal and spatial variability and
vulnerability”, Landslide risk management, pp.129-157.
44. Xu Z., Lee W.K., Kwak H.B. (2012), “Vulnerability assessment of landslide to
climate change in South Korea”. Department of Environmental Science and
Ecological, Korea University.

xix


45. Tom G., F.J.M. Hoozemans, R.B. Zeidler, and N.N. Huan (1996), “Vietnam
coastal zone vulnerability assessment”, Vietnam VA Project – Final Report, pp.
11-13.
46. Turner, B. L., 2nd, R. E. Kasperson, et al. (2003), "A framework for
vulnerability analysis in sustainability science." Proceedings Of The National
Academy Of Sciences Of The United States Of America, 100(14), pp. 8074-8079.
47. UNDP (2006), “Human development report, United Nations Development
Program”. Available at: />48. Varnes, D.J. (1984), “Landslide hazard zonation: a review of principles and
practice”, Natural Hazards 3, UNESCO, Paris.
49. Van Westen CJ, Van Asch TWJ, Soeters R (2006), “Landslide hazard and risk
zonation - why is it still so difficult?” Bull Eng Geol Environ, 65 pp 167–184.

50. www.unesco-ihe-fvi.org.


xx



×