Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tieu hoc bao cao tong ket nam hoc 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.24 KB, 36 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:

/BC-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 8 năm 2015

DỰ THẢO

BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2014-2015
Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 cấp Tiểu học
Phần I
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 – 2015
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua
Năm học 2014-2015, giáo dục tiểu học Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện tốt nội
dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành. Cụ thể là:
- Nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" được cán bộ,
giáo viên, nhân viên toàn cấp học thấm nhuần và tích cực thực hiện. Việc rèn luyện
phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các
biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo trong các trường tiểu học
được coi trọng. Đặc biệt tại Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2014 do BCH Đảng bộ
tỉnh Hà Tĩnh tổ chức, toàn cấp học có 204/260 (tỉ lệ 78.5%) bí thư chi bộ dự thi.
Trong đó có 194 đồng chí đạt giải cấp xã (phường, thị trấn), 33 đồng chí đạt giải
cấp cụm, 14 đồng chí đạt giải cấp huyện và 01 đồng chí đạt giải cấp tỉnh.


- Cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục với
sự cộng hưởng của các mô hình dạy học mới và việc thực hiện tốt Thông tư 30/TTBGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học và Chỉ thị 5105/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh
tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học đã khắc phục được bệnh thành
tích trong các trường tiểu học, tạo nên một môi trường giáo dục thực sự lành mạnh.
- Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” tiếp tục triển khai sâu rộng, có hiệu quả. Ý thức phấn đấu, trau dồi
chuyên môn, công tác tự học tự bồi dưỡng của CBGV ngày một tốt hơn. Phong
trào nghiên cứu khoa học, tham gia viết và giải bài trên các tạp chí chuyên ngành
dẫn đầu cả nước. Đội ngũ CB, GV, NV có trách nhiệm cao trong công việc, mẫu
mực trong lối sống, quan tâm, thương yêu học sinh. Tại Hội nghị điển hình tiên
tiến ngành giáo dục tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 2010-2015), toàn cấp học có 19 tập thể
và 26 cá nhân được vinh danh.
- Việc tổ chức lễ khai giảng năm học mới và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
được các nhà trường tổ chức gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học
sinh bước vào năm học mới. Đặc biệt, trong Lễ khai giảng năm học mới tại Trường

1


TH Thị trấn Đức Thọ, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh vinh dự được đón Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa về tham dự.
II. Triển khai các văn bản chỉ đạo cấp học
Triển khai, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ năm học
2014-2015 và kế hoạch thời gian năm học.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 - 2015; Quyết định số 1955/QĐBGDĐT ngày 30/5/2014 về ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2014-2015
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số
4119/BGDĐT-GDTH ngày 06/8/2014 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
tiểu học năm học 2014-2015.

- Việc thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT
về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh
viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày
28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt
động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày
14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học đã được các trường
tiểu học quan tâm thực hiện nghiêm túc. Công tác giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh được chỉ đạo thực hiện tích hợp vào trong nội dung các môn học và thực hiện
dạy học 01 tiết/tuần trong chương trình dạy buổi 2. Ngoài việc chú trọng giáo dục
các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống xâm hại thân
thể, đuối nước, an toàn giao thông,...các nhà trường còn đặc biệt quan tâm giáo dục
học sinh biết “chia sẻ” trong cuộc sống.
- Chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày
03/11/2014 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu
học. Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện, thường xuyên kiểm tra,
giám sát, nắm bắt tình hình việc thực hiện Chỉ thị ở các nhà trường và các địa phương.
Đến nay, các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc, không có hiện tượng dạy thêm, học
thêm, dạy trước chương trình ở các nhà trường.
- Thực hiện Quyết định số 2055/QĐ-BGDĐT ngày 12/6/2014 về việc ban
hành Kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục năm học
2014-2015, Hà Tĩnh đã triển khai đại trà dạy học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo
dục tại 267/267 (100%) trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học với
777 lớp, 20079 học sinh.
III. Triển khai các hoạt động
1. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh
theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về Quy định đánh giá
học sinh tiểu học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học:
Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là một yêu cầu cơ bản trong việc
thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, năm học 20142015, giáo dục tiểu học Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt

nhằm thay đổi một cách căn bản về phương pháp dạy học, đó là:
2


+ Triển khai đại trà toàn tỉnh về dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công
nghệ giáo dục, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” và dạy học Mĩ thuật theo
phương pháp mới của Đan Mạch;
+ Nhân rộng Mô hình trường học mới VNEN tại 12/12 huyện, thành phố, thị
xã với 48 trường tiểu học;
+ Đổi mới tổ chức dạy học buổi 2 theo hình thức “học mà chơi, chơi mà
học”, dạy học theo nhóm năng khiếu tự chọn dưới hình thức tổ chức hoạt động các
câu lạc bộ, dạy học tại hiện trường kết hợp với tham quan dã ngoại;
+ Tổ chức cho các đơn vị, các nhà trường tham quan, học tập các mô hình dạy mới.
1.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 về Quy định đánh giá học sinh tiểu học:
a) Công tác triển khai:
- Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, giảng viên cốt cán tập huấn ở
Bộ GD&ĐT tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên cấp tiểu học toàn tỉnh (605 cán
bộ và 5579 giáo viên). Công tác tập huấn hoàn thành trước ngày 30/10/2014.
- Thành lập Diễn đàn, tổ nghiệp vụ, đường dây nóng để cán bộ, giáo viên cấp
tiểu học trong toàn tỉnh chia sẻ kinh nghiệm và nêu lên những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện Thông tư. Thiết kế Sổ theo dõi chất lượng giáo dục
dùng cho giáo viên bộ môn nhằm giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn khi thực hiện,
đồng thời giảm chi phí cho các nhà trường trong việc mua sắm sổ sách.
b) Tổ chức đánh giá thường xuyên:
- 100 % giáo viên đã biết đánh giá thường xuyên học sinh, đã biết kết hợp
nhận xét bằng lời trong từng tiết dạy với nhận xét trong vở học sinh. Nhiều giáo viên
đã có lời nhận xét hay, phù hợp, sát đúng, tạo sự gần gũi, thân thiện với học sinh, dành
nhiều lời khen, động viên khích lệ học sinh, có sự tư vấn, hỗ trợ cụ thể, rõ ràng giúp
học sinh khắc phục những sai sót, tồn tại, hạn chế trong bài làm.
- Việc nhận xét hàng tháng vào Sổ theo dõi chất lượng đã được giáo viên

thực hiện đúng yêu cầu. Giáo viên đã biết sử dụng nhận xét trong sổ với mục đích
theo dõi từng học sinh để tìm biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ.
- Học sinh giảm được áp lực học tập từ phía phụ huynh. Học sinh được tự đánh
giá và tham gia đánh giá bạn, được giáo viên chỉ ra cụ thể những ưu điểm, khuyết
điểm, động viên, khuyến khích kịp thời nên các em hứng thú, tự tin hơn và tiến bộ
hơn trong học tập. Học sinh bước đầu đã quen với cách đánh giá mới.
c) Tổ chức kiểm tra định kỳ và bàn giao chất lượng cuối năm học:
- Sở GD&ĐT đã ban hành Công văn số 702/SGDĐT-GDTH ngày 08/5/2015
về việc Hướng dẫn bàn giao chất lượng học sinh cuối năm học 2014-2015.
- Các Phòng GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cách ra đề, quán triệt tinh thần chỉ
đạo kiểm tra định kỳ của Sở cho các trường tiểu học nên công tác ra đề và kiểm tra
định kỳ cuối năm học đạt yêu cầu khá tốt. Đề kiểm tra đã bám sát chuẩn kiến thức,
kĩ năng môn học và được thiết kế theo 3 mức độ nhận thức của học sinh. Trên bài
làm của học sinh thể hiện rõ việc giáo viên chấm bài, sửa lỗi, nhận xét những ưu
điểm và biện pháp khắc phục hạn chế cho học sinh.
d) Về ghi vào sổ Học bạ:
3


Giáo viên đã thực hiện việc ghi học bạ vào cuối kỳ I và cuối năm học đúng
yêu cầu, giáo viên đã biết ghi những lời nhận xét phù hợp, phản ánh đúng khả năng
học tập, năng lực và phẩm chất của học sinh.
e) Công tác khen thưởng học sinh:
Các trường tiểu học đã thực hiện khá tốt công tác tổng hợp đánh giá và khen
thưởng học sinh theo Điều 16 của Thông tư 30/2014 và theo tinh thần chỉ đạo của
Công văn số 18/SGDĐT-GDTH ngày 07/01/2015 của Sở GD&ĐT về việc tổng
hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014.
Toàn cấp học có 53500 em (tỉ lệ 54,8%) được khen thưởng, so với năm học
2013-2014 tăng 3,3%.
1.3. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn:

Cùng với việc đẩy mạnh đổi mới PPDH và áp dụng, vận dụng các Mô hình
dạy học mới thì việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn cũng đã được các nhà trường
đặc biệt chú trọng. Công tác xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch dạy học, kế
hoạch tổ chuyên môn được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất
là Tổ chuyên môn lớp 1 và Tổ chuyên môn VNEN đã tổ chức sinh hoạt có hiệu
quả, góp phần thực hiện thành công hai Mô hình dạy học này.
Các trường tiểu học đã đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học
sinh làm trung tâm. Nhiều trường đã mua sắm được các trang thiết bị dạy học hiện
đại để quay phim và trình chiếu tiết dạy. Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị Giao ban
cấp tỉnh về đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
1.4. Giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu và học sinh năng khiếu. Tình hình thực
hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
a) Giải pháp bồi dưỡng học sinh yếu và học sinh năng khiếu:
- Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động
rà soát, kiểm tra, đánh giá tất cả số học sinh yếu kém trong đơn vị mình. Yêu cầu
các phòng giáo dục, các trường tiểu học phải cập nhật danh sách học sinh yếu kém
và giao chỉ tiêu nâng chất lượng, xóa học sinh yếu cho từng đơn vị, cá nhân cụ thể.
Vì vậy số lượng học sinh yếu năm học này so với năm học trước giảm đáng kể
(giảm 0,2%). Cụ thể: năm học 2013-2014 có 857 học sinh yếu (tỉ lệ 0,9%), năm
học 2014-2015 có 647 học sinh yếu (tỉ lệ 0,7%).
- Trên cơ sở dạy học buổi 2, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học
lồng ghép các nội dung để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tổ chức cho học sinh
tham gia các sân chơi bổ ích như: Trò chơi “Nắng sân trường”, thi “Ý tưởng trẻ
thơ”, Olympic tiếng Anh, Giải toán qua mạng, Giải toán qua thư, Giao thông thông
minh, Tài năng Tiếng Anh,... Kết thúc năm học, toàn cấp học có: 01 em đạt giải
Khuyết khích cuộc thi tài năng Tiếng Anh toàn quốc; 04 em đạt Huy chương Bạc,
03 em đạt Huy chương Đồng cuộc thi Olympic Tiếng Anh qua Internet; 01 em đạt
giải Khuyến khích cấp quốc gia cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước”; 01 em đạt
giải Thám hoa cuộc thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” do Báo Nhi đồng tổ chức; 02 em

đạt giải Đồng cuộc thi “Giải toán qua thư” do tạp chí Toán Tuổi thơ tổ chức và
nhiều em đạt giải trong các cuộc thi khác do báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong,
Văn tuổi thơ, tạp chí Thế giới trong ta tổ chức. Tập thể Trường TH Kỳ Xuân (Kỳ
Anh) được Bộ GD&ĐT trao giải đơn vị có số tranh dự thi cao nhất tỉnh.
4


b) Thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu
số:
- Toàn cấp học có 207 em học sinh người dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu
ở các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
- Các trường có học sinh dân tộc thiểu số đã bám sát Văn bản số 145/TBBGDĐT ngày 02/7/2010 về Thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
tại Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học
để tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc.
- Riêng đối với 15 em học sinh dân tộc Chứt học tại Trường TH Hương Liên,
Phòng GD&ĐT Hương Khê đã điều thêm giáo viên về giảng dạy và đưa đón các
em đến trường; đầu tư thêm cơ sở vật chất, hỗ trợ ăn trưa miễn phí cho các em.
Chất lượng học tập: có 189 em (tỉ lệ 91,3%) hoàn thành chương trình lớp học.
1.5. Dạy học 2 buổi/ngày kết hợp bán trú:
- Toàn cấp học có 267/267 trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với 94629
học sinh (tỉ lệ 97%).
- Các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày đáp ứng
yêu cầu tăng tối đa về số buổi học và số lượng học sinh được học 2 buổi/ngày;
giảm số tiết học Toán, Tiếng Việt, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy
học tại thư viện, hiện trường.
- Nội dung dạy học buổi 2 đã tập trung nhiều vào các môn học tự chọn, môn
năng khiếu, tổ chức các Câu lạc bộ, hoạt động giáo dục, hoạt động NGLL, phát triển
phong trào đọc sách, hoạt động thư viện và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để duy trì sĩ số, đảm bảo sức
khỏe, giáo dục kĩ năng sống và có thời gian cho học sinh nghỉ ngơi, vui chơi tại

trường góp phần giáo dục toàn diện, năm học qua, toàn cấp học đã thực hiện quyết
liệt việc tổ chức ăn bán trú cho học sinh. Đến hết năm học 2014-2015, toàn tỉnh có
228 trường tổ chức bán trú (tỉ lệ 85,4%) với 26553 học sinh (tỉ lệ 27,2%), tăng 15,7%
so với năm học trước. Đặc biệt công tác bán trú cho học sinh lớp 1 đã tạo nên một bước
đột phá mới với 15081 học sinh ăn bán trú (tỉ lệ 74,6%).
Các đơn vị làm tốt công tác này là: Hương Sơn, TX Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh,
Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê.
2. Triển khai Dự án Mô hình trường học mới (VNEN)
- Năm học 2014 – 2015, tỉnh ta triển khai thêm 36 trường thực hiện dạy học
theo Mô hình trường học mới. Hương Khê, Đức Thọ, Thạch Hà là những đơn vị có
số lượng trường nhân rộng nhiều.
- Các trường đã chủ động bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, nâng cấp, cải tạo
CSVC hiện có để triển khai thực hiện có hiệu quả Mô hình. Một số trường ở các
phòng GDĐT Nghi Xuân, Hương Khê, Can Lộc, Đức Thọ đã có sáng tạo trong
việc tổ chức lớp học như xây dựng góc cộng đồng, đường em tới trường.
- Các trường đã thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt chuyên môn theo tổ để
nâng cao chất lượng dạy và học. Tất cả các phòng GDĐT đã tổ chức giao ban Mô
hình trường học mới, qua giao ban các phòng đã giải quyết được các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện.
5


- Kết quả thực hiện:
+ Giáo viên giảng dạy theo mô hình VNEN đã hạn chế được thói quen giảng
giải, thuyết trình, tập trung vào việc quan sát, hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ, thúc đẩy
quá trình học tập của học sinh.
+ Hội đồng tự quản đã biết điều hành các thành viên hoạt động. Học sinh cơ
bản đã thay đổi được thói quen học tập, các em đã biết tự học theo tài liệu và biết
cách học theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng. Học sinh được rèn
luyện nhiều hơn về kỹ năng nghe, nói; kỹ năng đánh giá và tự đánh giá, kỹ năng

giao tiếp và nhiều kĩ năng sống khác trong cách hoạt động học tập theo nhóm. Học
sinh tự tin, tích cực, chủ động trong học tập và các hoạt động. Bước đầu hình thành
thói quen làm việc trong môi trường tương tác.
- Mô hình trường học mới VNEN của Hà Tĩnh đã được Đoàn kiểm tra của
Bộ GD&ĐT, Ngân hàng Thế giới, Đoàn nhà báo của Trung ương và nhiều Đoàn
tham quan học tập của các tỉnh bạn đánh giá cao về hiệu quả, tính thiết thực và
cách tiếp cận hiện đại, phù hợp.
3. Triển khai Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục
a) Các biện pháp đã thực hiện:
- Sau khi tổ chức thí điểm thành công với 12 trường tiểu học tại 12 huyện,
thị xã, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo rút kinh nghiệm và
tham mưu với UBND tỉnh tiến hành triển khai đại trà dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo
tài liệu CGD trên địa bàn toàn tỉnh bắt đầu từ năm học 2014-2015. UBND tỉnh Hà
Tĩnh đã đồng ý đưa nhiêm vụ triển khai đại trà dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài
liệu CGD trên địa bàn toàn tỉnh vào Chương trình số 27/CTr-UBND ngày
23/01/2014 về triển khai nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014
của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ra Văn bản số
641/SGDĐT-GDTH ngày 20/5/2014 về việc phối hợp chỉ đạo dạy học Tiếng Việt 1
Công nghệ Giáo dục gửi Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán
các cấp: Từ tháng 2 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ động xây dựng kế
hoạch và liên hệ với Vụ Giáo dục Tiểu học, Viện khoa học Giáo dục và Nhà Xuất
bản Giáo dục mời GS.TSKH. Hồ Ngọc Đại và các chuyên gia trực tiếp lên lớp tập
huấn, bồi dưỡng cho toàn thể Hiệu trưởng các trường tiểu học (267 người), lãnh
đạo, chuyên viên 12 phòng Giáo dục và Đào tạo (36 người), giáo viên cốt cán cấp
tỉnh và trường Đại học Hà Tĩnh (41 người) với quy mô 6 lớp/344 người, trong thời
gian 6 ngày, trong đó có 4 ngày tiếp thu lí thuyết và thảo luận, 2 ngày thực hành
dạy theo các mẫu. Tất cả các thành phần tham gia tập huấn đều được trang bị đầy
đủ các tài liệu như sách giáo khoa, sách thiết kế Tiếng Việt 1 CGD và các tài liệu
về lí thuyết cơ bản của Công nghệ giáo dục.

- Tổ chức tập huấn dạy Tiếng Việt lớp 1-CGD cho toàn thể Phó hiệu trưởng
và giáo viên lớp 1 năm học 2014-2015 của 267 trường tiểu học toàn tỉnh. Để đảm
bảo chất lượng và tạo điều kiện cho học viên tiếp thu tốt kĩ thuật dạy học, Phòng
Giáo dục Tiểu học và đội ngũ giáo viên cốt cán cấp tỉnh đã phối hợp với Trung tâm
Bồi dưỡng NVSP&GDTX tỉnh mở 09 đợt tập huấn cho 1367 học viên (từ tháng 26


2014 đến tháng 5-2014). Học viên tham gia tất cả các đợt tập huấn đều được tham
gia dạy thể nghiệm và cấp chứng chỉ.
- Công tác tuyên truyền trong phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội:
Ngày 21/5/2014 Sở đã tổ chức họp hiệu trưởng tiểu học toàn tỉnh hướng dẫn các công
tác chuẩn bị cho việc triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu CGD trong năm
học 2014-2015, trong đó coi trọng công tác tham mưu chuẩn bị CSVC, phối hợp với
các trường Mầm non hướng dẫn phụ huynh lớp mẫu giáo 5 tuổi (tuyệt đối không tổ
chức cho con học trước chương trình lớp 1 trong hè, tư vấn mua sắm sách, vở, dụng
cụ học tập, khuyến khích mua sắm bảng chống lóa có kẻ sẵn ô li cho các lớp 1...).
- Chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh lớp 1: Nhằm đảm bảo
chất lượng, duy trì số lượng và kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, Sở
GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học đẩy mạnh việc tổ chức các bếp ăn bán trú
cho học sinh trên cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tính đến nay đã có 228
trường tổ chức cho học sinh lớp 1 ăn bán trú (tỉ lệ 85,4%) với 15081 học sinh (tỉ lệ
74,6%). Đây là một trong những biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện một cách bền vững ở tiểu học.
- Tổ chức tốt 2 tuần 0 cho học sinh lớp 1 (bắt đầu từ 18/8/2014).
- Kịp thời nắm tình hình và tổ chức hỗ trợ, tư vấn kĩ thuật cho giáo viên lớp
1: ngay trong học kì 1, Sở GDĐT đã sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán khảo sát
tình hình và tư vấn kĩ thuật cho giáo viên khối 1 ở 158 trường tiểu học; chỉ đạo các
phòng GDĐT tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường, hội thảo dạy học Tiếng
Việt lớp 1 và dạy thể nghiệm trước các Mẫu theo chương trình.
- Thành lập đường dây nóng, “Diễn đàn giáo dục tiểu học” với hàng chục

ngàn lượt người sử dụng và tham gia truy cập nhằm kịp thời giải đáp mọi vướng
mắc, giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình dạy học.
b) Kết quả chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1 năm học 2014 -2015:
Sau một năm thực hiện triển khai đại trà dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài
liệu CGD, đến nay 100% trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành tốt
chương trình Tiếng Việt 1 cho 20079 học sinh với tỷ lệ 98,9% đạt các yêu cầu về
chuẩn kiến thức, kĩ năng, trong đó số học sinh đạt các kĩ năng đọc viết tốt đạt
61%, đặc biệt phương pháp học tập, cách thức tiếp cận vấn đề, khả năng tự học
thông qua hệ thống việc làm và tự đánh giá thông qua sản phẩm của mỗi học sinh
được được đổi mới một cách rất cơ bản, học sinh tự tin trong học tập sinh hoạt và
giao tiếp. Đây là một minh chứng khẳng định tính vượt trội của của việc dạy học
Tiếng Việt lớp 1 CGD.
4. Triển khai Đề án “Phương pháp bàn tay nặn bột”

7


Năm học 2014 – 2015, Hà Tĩnh triển khai đại trà phương pháp dạy học “Bàn
tay nặn bột” từ lớp 1 đến lớp 5 cho 267/267 trường tiểu học và trường phổ thông
có cấp tiểu học toàn tỉnh. Để vận dụng tốt phương pháp dạy học mới này, Sở
GD&ĐT đã chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, cụ thể.
- Ngay từ cuối năm học 2013-2014 (ngày 21/5/2014), Sở GD&ĐT đã tổ
chức Hội nghị hiệu trưởng các trường tiểu học toàn tỉnh để quán triệt các nhiệm vụ
trọng tâm trong năm học 2014-2015, trong đó có nhiệm vụ triển khai đại trà
phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”. Sở GD&ĐT đã cung cấp danh mục các
tiết dạy có áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột" cho các trường tiểu học, dựa
vào danh mục, các trường tổ chức làm đồ dùng dạy học, mua sắm thêm các trang
thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn.
- Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo làm tốt công tác tuyên truyền, tổ
chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên; cung cấp tài liệu, băng đĩa minh họa. Hàng

tháng, tổ chức Giao ban về phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong tháng 3/2015,
Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị giao ban toàn tỉnh về phương pháp “Bàn tay nặn
bột” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm hay và tháo gỡ những khó khăn cho giáo
viên khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
- Kết quả sau 1 năm thực hiện: Giáo viên đã nắm vững quy trình dạy học, đã
biết tạo tình huống, nêu vấn đề; biết hướng dẫn học sinh cách đưa ra thắc mắc,
nghi vấn, cách ghi chép trong quá trình thực hiện thí nghiệm; biết tổ chức cho học
sinh thảo luận, làm thí nghiệm và đảm bảo an toàn trong tiến hành thí nghiệm. Học
sinh nắm được các thao tác học tập theo 5 bước, tích cực và hứng thú học tập;
mạnh dạn bày tỏ thắc mắc trước các tình huống, câu hỏi nêu vấn đề; đã biết đưa ra
các câu hỏi nghi vấn và đề xuất các phương án thực nghiệm, tìm tòi; khéo léo, an
toàn trong làm thí nghiệm. Các đơn vị triển khai tốt là: TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can
Lộc, TX Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Lộc Hà, Nghi Xuân.
5. Triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch
a) Công tác tập huấn giáo viên:
- Ngay sau khi nhận được Công văn số 5885/BGDĐT-GDTH ngày
16/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai tập huấn giáo viên Mĩ
thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đã ra Công văn số 1566/SGDĐT-GDTH
ngày 30/10/2014 về việc triển khai tập huấn “Vận dụng phương pháp dạy học Mĩ
thuật mới của Đan Mạch vào chương trình hiện hành trong các trường tiểu học ở
Việt Nam” cho tất cả giáo viên Mĩ thuật; đồng thời chuyển toàn bộ tài liệu “Dạy
học Mĩ thuât, dành cho giáo viên” (phần mềm) của Bộ lên trang Website Diễn đàn
giáo dục tiểu học Hà Tĩnh, yêu cầu tất cả giáo viên Mĩ thuật và cán bộ quả lí các
trường tiểu học in ấn, nghiên cứu trước khi tham gia tập huấn tại Sở.
- Họp nhóm giảng viên (vào ngày 06/11/2014 theo Công văn số 1566/SGDĐTGDTH ngày 30/10/2014) chuẩn bị nội dung, thông qua chương trình, giáo án tập huấn
và lập dự trù chuẩn bị các loại văn phòng phẩm cho các lớp tập huấn, thống nhất hướng
dẫn thực hiện triển khai đại trà về giáo dục Mĩ thuật trong năm học 2014- 2015.
- Số lượng và đối tượng tham gia tập huấn: tất cả giáo viên Mĩ thuật ở các
trường tiểu học (360 người) và Chuyên viên phụ trách môn Mĩ thuật của các phòng
Giáo dục và Đào tạo (12 người), tổng cộng có 372 học viên tham gia, chia làm 08 lớp.

8


b. Chỉ đạo triển khai và kết quả đạt được:
Sau một thời gian thí điểm, thể nghiệm ở 39 trường tiểu học, ngày 25/11/2014,
Sở GDĐT đã có công văn số 1717/SGDĐT-GDTH về “Hướng dẫn vận dụng phương
pháp dạy học Mĩ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình hiện hành cấp tiểu học”
phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, cụ thể là: Chỉ đạo giáo viên Mĩ thuật và cán
bộ quản lí các nhà trường tiểu học tiếp tục nghiên cứu tài liệu “Dự án hỗ trợ giáo dục
Mĩ thuật tiểu học” xây dựng kế hoạch thực hiện việc vận dụng phương pháp dạy học
mĩ thuật mới vào chương trình hiện hành phù hợp với thực tế. Đối với các trường đảm
bảo đủ CSVC (có phòng giáo dục thể chất, nhà đa năng, thư viện, sân chơi đủ diện
tích) có thể tổ chức dạy học theo khối hoặc liên khối để giáo viên và học sinh được
thực hiện hoạt động giáo dục Mĩ thuật theo chủ đề trong cả buổi học. Đối với các
trường chưa đủ các điều kiện CSVC thì giáo viên Mĩ thuật có thể vận dung phương
pháp, quy trình dạy học Mĩ thuật mới vào các tiết học một cách sáng tạo trên cơ sở sử
dụng vở Tập vẽ và phân phối chương trình; trong điều kiện thời tiết cho phép, khuyến
khích giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục mĩ thuật ngoài hiện trường.
Tham mưu với địa phương, phụ huynh và các tổ chức xã hội để mua sắm các
CSVC, thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giáo dục mĩ thuật.
Khuyến khích các trường tiểu học tổ chức các hội thi “Khéo tay”, “Sản phẩm mĩ
thuật” theo các chủ đề nhằm phát triển năng khiếu và khơi dậy hứng thú, đam mê
các hoạt động mĩ thuật trong học sinh tiểu học.
Ngày 19/01/2015, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã được Chuyên gia Đan Mạch và cán bộ
Vụ Giáo dục Tiểu học trực tiếp vào nắm tình hình, tổ chức tiết dạy thể nghiệm và hội
thảo dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại trường Tiểu học Nguyễn Du, thành
phố Hà Tĩnh cho giáo viên cốt cán và chuyên viên phụ trách môn Mĩ thuật của tất cả
các phòng GDĐT. Tại hội thảo này, các thành phần tham dự đã đánh giá cao hiệu quả
và tính phù hợp của phương pháp dạy học mĩ thuật mới. Sau Hội thảo tất cả giáo viên
Mĩ thuật đã tiến hành thể nghiệm vận dụng theo chỉ đạo của các phòng GDĐT trên cơ

sở hướng dẫn của Sở GDĐT tại công văn số 1717/SGDĐY-GDTH về “Hướng dẫn vận
dụng phương pháp dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình hiện hành
cấp tiểu học” phù hợp với tình hình thực tế nhà trường. Tính đến nay đã có 267/267
trường tiểu học trên toàn tỉnh đã triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới.
6. Triển khai dạy học ngoại ngữ
- Toàn cấp học đều chọn Tiếng Anh là môn ngoại ngữ tự chọn để giảng dạy
cho học sinh. Ở lớp 1 và lớp 2, những nơi có điều kiện (thành phố, thị xã, thị trấn) đã
triển khai dạy 2 tiết/tuần ở 95 trường. Từ lớp 3, tất cả 263/267 trường đã triển khai
dạy Tiếng Anh, trong đó có 168 trường dạy dạy 4 tiết/tuần. Các đơn vị có tỉ lệ 100%
học sinh 3, 4, 5 học Tiếng Anh là: Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, TX Hồng
Lĩnh, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn.
- Về tài liệu, hiện tại ở Hà Tĩnh dùng 04 loại tài liệu sau: Tiếng Anh (NXB
Giáo dục), Let’s Go (NXB Oxford), First Friends (NXB Oxford) và Family and
Friends (NXB Oxford).
- Chất lượng môn Tiếng Anh cuối năm học 2014-2015: có 61225 em hoàn
thành chương trình môn học (tỉ lệ 98,3%).

9


- Về giáo viên, toàn cấp học có 288 giáo viên tiếng Anh. Trong đó: có chứng
chỉ B2: 58 người; có chứng chỉ B1: 113 người.
7. Tổ chức dạy học môn Tin học
- Thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ
thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2014 – 2015, toàn cấp học có 219/267 trường tổ
chức dạy học Tin học với 45163 học sinh (tỷ lệ 46,7%), tăng 7% so với năm học
2013-2014 (trong đó số học sinh lớp 3, 4, 5 học Tin học là 41572 em, tỉ lệ 77,4%).
- Có 228 phòng Tin học đạt yêu cầu với hơn 2300 máy vi tính; 100% trường
tiểu học đã kết nối mạng Internet.

- Có 44671 em hoàn thành chương trình môn học (tỉ lệ 98,9%).
Các đơn vị có tỉ lệ học sinh học Tin học cao là: TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh,
Hương Sơn, Kỳ Anh, Đức Thọ, Can Lộc.
8. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang cơ
nhỡ và trẻ em khuyết tật
- Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường vận động cán
bộ, giáo viên, học sinh, các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân ủng hộ, quyên góp
giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn về sách vở, quần áo để các em đến
trường. Mỗi trường tiểu học xây dựng 01 tủ sách dùng chung để giúp đỡ các em học
sinh con hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Phân công giáo viên kèm cặp,
giúp đỡ, động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn gặp khó khăn về học tập.
- Toàn cấp học có 1420 em học sinh khuyết tật (trong đó: Vận động: 121 em,
Câm: 50 em, Điếc: 17 em, Mù: 28 em, Trí tuệ: 1002 em, Khác: 202 em), có 390 em được
đánh giá như học sinh bình thường. Công tác giáo dục học sinh khuyết tật đã được các
nhà trường thường xuyên quan tâm; phân công giáo viên kèm cặp, giúp đỡ, động viên
các em. Nhiều em hoà nhập tốt, tiến bộ trong học tập và trong giao tiếp hằng ngày.
- Sở GD&ĐT đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật Hồng Lĩnh (thuộc toà Giám mục Vinh) mời các giảng viên của
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
về giảng dạy cho lớp bồi dưỡng chuyên sâu về giáo dục khuyết tật cho 33 giáo viên
cấp tiểu học của huyện Can Lộc và TX Hồng Lĩnh.
9. Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực, công tác giáo dục
đạo đức, lối sống, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh
- Duy trì và phát huy hiệu quả của phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện – học sinh tích cực” trên cơ sở đẩy mạnh phong trào xây dựng trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia, trường học an toàn, xanh - sạch - đẹp, chú trọng giáo dục
kĩ năng sống, giáo dục môi trường cho học sinh.
- Phối hợp với các tổ chức xã hội như Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh, Sở Văn
hóa Thể thao & Du lịch, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để xây dựng chương

trình công tác Đoàn – Đội trường học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm

10


giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống văn hóa và tổ chức các hoạt động văn
nghệ, thể dục, thể thao, tạo các sân chơi lí thú, bổ ích cho trẻ em. Cụ thể là:
+ Phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Tổng kết công tác
Đoàn - Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2013-2014 và tập huấn chương trình
công tác Đoàn - Đội trường học năm học 2014 – 2015 cho cốt cán Tổng phụ trách
và chuyên viên các phòng GDĐT vào ngày 23, 24 tháng 8 năm 2014.
+ Phát động phong trào “Báo tường chào mừng 100 năm ngày sinh Anh
hùng Lý Tự Trọng”, kết quả có 554 tờ báo dự thi cấp huyện, 44 tờ báo dự thi cấp
tỉnh với nội dung tốt, hình thức đẹp, mang ý nghĩa giáo dục cao.
+ Tổ chức Thi kể chuyện Bác Hồ từ cấp Liên đội, cấp cụm, cấp huyện đến
cấp tỉnh với sự tham gia của 411 liên đội. Hội thi cấp tỉnh tổ chức vào ngày 22
tháng 5 năm 2015 với sự tham gia của 12 đội viên tiêu biểu đến từ 12 huyện, thị
xã, thành phố. Em Đoàn Thị Khánh Linh học sinh lớp 5, Trường TH Thạch Vĩnh
(Thạch Hà) đã xuất sắc đoạt giải Nhất cấp tỉnh và giải Ba cấp quốc gia.
+ Tổ chức thành công Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp; Đại hội cấp tỉnh
tổ chức vào ngày 22, 23 tháng 5 năm 2015 với 239 đại biểu tham gia trong đó có
175 cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu đến từ 12 huyện, thị xã, thành phố.
+ Phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội chỉ đạo và tổ
chức thành công Diễn đàn trẻ em từ cấp huyện đến cấp tỉnh, thu nhận nhiều nguyện
vọng và trực tiếp trả lời được nhiều ý kiến, đề xuất bức thiết của trẻ em trong toàn tỉnh.
+ Thực hiện cuộc vận động “Đàn gà khăn quàng đỏ” trong năm học này các
liên đội trong toàn tỉnh đã hỗ trợ, góp tặng được 112 đàn gà cho các đội viên có
hoàn cảnh khó khăn.
+ Phối hợp với Đài PTTH tỉnh và Tỉnh đoàn tổ chức trò chơi “Nắng sân
trường” trên sóng truyền hình với sự tham gia tích cực, hào hứng của học sinh tất

cả các trường tiểu học. Đài PTTH Hà Tĩnh đã liên tục phát mỗi tuần 1 số (vào Chủ
nhật hàng tuần) trong suốt năm học 2014-2015.
- Nhằm tôn vinh và phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - một trong các di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng
Kế hoạch số 196/KH-SGDĐT ngày 09/02/2015 về Kế hoạch đưa Dân ca Ví, Giặm
Nghệ Tĩnh vào trường tiểu học. Đến nay đã có 100% Ban chỉ đạo cấp huyện và Ban
chỉ đạo, Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm cấp trường được thành lập và đi vào hoạt động;
có 05 đơn vị (Nghi Xuân, Hương Khê, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can Lộc) đã tổ chức
Liên hoan Tiếng hát Dân ca Ví, Giặm giáo viên và học sinh tiểu học cấp huyện.
10. Xây dựng thư viện trường học
- Các phòng GD&ĐT đã thực hiện tốt Công văn số 1232/SGDĐT-GDTH
ngày 14/10/2013 của Sở GD&ĐT về xây dựng và tổ chức hoạt động thư viện các
trường tiểu học. Nhờ vậy phong trào xây dựng thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên
tiến, thư viện thân thiện, thư viện xanh trong các trường tiểu học ngày càng được
quan tâm và hoạt động có hiệu quả. Nhiều thư viện đã thực sự trở thành những
không gian học tập, sinh hoạt bổ ích, lí thú cho giáo viên và học sinh góp phần đa
dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học.
- Năm học 2014-2015, toàn cấp học có 76 thư viện đăng kí kiểm tra công nhận
thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc. Kết quả có 08 thư viện xuất sắc, 63 thư viện tiên
11


tiến và 05 thư viện đạt chuẩn. Tiêu biểu cho phong trào này là các đơn vị: Thạch Hà,
Lộc Hà, Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Kì Anh, Can Lộc.
IV. Phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn quốc gia
1. Phổ cập giáo dục tiểu học:
- Đầu năm học, Sở GD&ĐT đã ban hành Công văn số 1275/SGDĐT-GDTH
ngày 12/9/2014 về việc rà soát Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
Yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ban chỉ đạo Phổ cập giáo
dục cấp huyện (thị xã, thành phố) rà soát, đánh giá lại tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục

tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 trong địa bàn và đưa ra các giải pháp thực hiện để
đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
- Kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 năm 2014, có
262/262 xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
mức độ 1, trong đó có 154/262 xã (phường, thị trấn) đạt mức độ 2 (tỉ lệ 58,8%).
Các đơn vị có tỉ lệ số xã (phường, thị trấn) đạt mức độ 2 cao là: TX Hồng Lĩnh,
Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày
10/02/2015 về Kế hoạch thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi mức độ 2 trong năm 2015 và Công văn số 1939/UBND-NC1 ngày 06/5/2015
về việc điều chuyển viên chức dôi dư năm học 2014-2015 để thực hiện Kế hoạch
số 60/KH-UBND ngày 10/02/2015, phấn đấu đến tháng 10/2015, tỉnh Hà Tĩnh đạt
chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Đến nay, các đơn vị
đang tiến hành điều chuyển giáo viên dôi dư, hoàn thành các loại hồ sơ và tăng
cường xây dựng cơ sở vật chất.
2. Trường chuẩn quốc gia:
- Để việc quy hoạch và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mang
tính ổn định, bền vững và có tính chiến lược dài lâu, Sở GD&ĐT đã ban hành
Công văn số 1548/SGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2013 về việc quy hoạch
và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Yêu cầu các Phòng Giáo dục và
Đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện việc quy hoạch trường từ nay đến
năm 2020 và những năm tiếp theo và xây dựng phòng giáo dục thể chất, nhà tập đa
năng, bể bơi. Đến nay, đa số các trường đã xây dựng xong quy hoạch được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt, có 50 nhà giáo dục thể chất trên 200m 2, 11 nhà tập đa
năng trên 400m2; 01 bể bơi và 01 sân cỏ nhân tạo đạt chuẩn.
- Năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh có 61 trường tiểu học đăng kí xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia (gồm: 10 trường mức độ 1 sau 5 năm; 14 trường mức độ
2 sau 5 năm; 19 mức độ 1 mới; 18 trường mức độ 2 mới). Kết quả có 48 trường
được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (8 trường mức 1 sau 5 năm; 13
trường mức 1 mới; 12 trường mức 2 sau 5 năm; 15 trường mức 2 mới), nâng tổng

số trường chuẩn toàn cấp học lên 194/260 trường (tỉ lệ 74,6%), trong đó trường đạt
chuẩn mức độ 2 là 110 trường (tỉ lệ 42,3%). Tiêu biểu cho phong trào này là các
đơn vị: Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, TX Hồng Lĩnh.
V. Nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý
- Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Các đơn vị đã chủ
12


động sắp xếp, bố trí đội ngũ CBQL, GV, NV cơ bản hợp lý, đúng quy định, thực hiện
tốt công tác điều động theo nghĩa vụ để đảm bảo giáo viên đứng lớp cho các trường
khó khăn, các trường xa trung tâm, ổn định chuẩn bị cho khai giảng năm học mới.
- Sở GD&ĐT đã mở 06 lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng và giáo viên dự nguồn với 223 học viên; tổ chức 12 lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cấp tiểu học với số lượng 752 học viên.
- Tổ chức thành công nhiều chuyên đề thiết thực như: Giao ban dạy Tiếng Việt 1
theo tài liệu Công nghệ Giáo dục, Mô hình trường học mới VNEN, Đổi mới sinh hoạt
tổ chuyên môn, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch, tập huấn phương
pháp dạy học theo hướng giao tiếp cho giáo viên dạy tiếng Anh cấp tiểu học toàn tỉnh.
- Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên
chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Năm học 2014-2015 có 05 đơn vị (Lộc Hà, Hồng Lĩnh,
Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê) tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi và 09 đơn vị
(Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can Lộc, Hồng Lĩnh, Đức Thọ,
Hương Sơn, Vũ Quang) tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện.
- Hoạt động đúc rút sáng kiến kinh nghiệm; phong trào đọc, viết và giải bài
trên các tạp chí viết về giáo dục được các Phòng GD&ĐT quan tâm và có nhiều
chuyển biến tích cực. Đặc biệt là phong trào đọc, viết và giải bài trên Diễn đàn
Giáo dục Tiểu học Hà Tĩnh, tạp chí Toán Tuổi thơ 1 và tạp chí Thế giới Trong ta đã
được cán bộ, giáo viên, học sinh nhiệt tình tham gia. Năm học 2014-2015, toàn cấp
học có 123 SKKN gửi về Hội đồng khoa học Ngành đánh giá. Kết quả có 77

SKKN (tỉ lệ 62,6%) được công nhận cấp ngành, 05 SKKN xuất sắc được gửi về
Hội đồng khoa học tỉnh đánh giá.
- Ngày 12/8/2015, Sở GD&ĐT đã tổ chức thi khảo sát cho 487 cán bộ quản
lý các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả khảo sát là căn cứ để đánh giá
năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học theo quy định của Chuẩn
cán bộ quản lý. Từ đó lựa chọn nội dung cần bồi dưỡng, đề ra các giải pháp kịp
thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLTH.
B. TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Về công tác quản lý, chỉ đạo:
- Tổ chức tuyên truyền về đổi mới giáo dục để cộng đồng có nhận thức và
trách nhiệm đúng về giáo dục đang còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tuyên truyền về
sáp nhập trường ở Hương Khê.
- Một bộ phận CBQL từ Phòng GD&ĐT đến trường nhận thức chưa đầy đủ
về yêu cầu đổi mới của giáo dục cấp học nên trong công tác tham mưu, chỉ đạo
thực hiện thiếu quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Một số CBQL tư tưởng trung bình
chủ nghĩa, ngại khó, không dám hy sinh, không dám nghĩ, dám làm trong một số
hoạt động. Số trường học mạnh dạn đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và hoạt
động giáo dục theo hướng hiện đại (dạy học buổi 2 theo nhóm năng khiếu, tổ chức
tham quan dã ngoại, dạy học ngoài hiện trường,...) chưa nhiều; tỉ lệ học sinh tham
gia bán trú ở một số đơn vị còn thấp.
13


- Một số trường tổ chức Hội nghị cán bộ, công nhân viên chậm nên đã ảnh
hưởng đến việc triển khai kế hoạch và các hoạt động trong nhà trường; công tác xây
dựng quy hoạch nhà trường ở một số trường tiến hành chậm, chưa hoàn thành theo thời
gian quy định; sĩ số học sinh một số trường ở thành phố, thị xã, thị trấn vượt quá quy
định dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức dạy học.
- Vẫn còn tình trạng cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo như
đánh bạc (Kỳ Anh), kế hoạch hoá gia đình; một số giáo viên lên lớp thiếu sự chuẩn bị,

thiếu nhiệt huyết. Vẫn còn tình trạng lạm thu ở một số trường tiểu học; một số đơn vị
thực hiện Chỉ thị 5105 chưa nghiêm túc, vẫn còn hiện tượng giáo viên dạy thêm, dạy
trước chương trình và dạy học cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.
2. Về hoạt động chuyên môn:
- Chất lượng văn hóa chưa đồng đều giữa các vùng miền; vẫn còn một bộ
phận giáo viên và học sinh yếu. Giáo dục kĩ năng sống chưa có nhiều tiến bộ; hoạt
động ngoài giờ lên lớp, thể dục, thể thao ở các trường tiểu học chưa thành nề nếp,
chưa đồng đều do chưa được quan tâm đúng mức. Việc khai thác các phòng chức
năng, trang thiết bị dạy học và hoạt động thư viện ở một số trường còn hạn chế.
Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc Chứt ở Hương Khê còn hạn chế, đặc biệt là
kĩ năng giao tiếp.
- Một số đơn vị chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014
của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho
học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa nghiêm, chưa quy định số
tiết cho học sinh lao động ở thời khóa biểu. Do nhập học muộn nên việc thực hiện
chương trình ở Trường Tiểu học Hương Bình, Hương Khê chưa đúng tiến độ.
- Thực hiện Thông tư 30, một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến hướng
dẫn học sinh thực hiện tốt các năng lực, phẩm chất, nhất là đối với giáo viên bộ
môn; một số giáo viên kết hợp sự tham gia đánh giá của phụ huynh còn hạn chế.
Trong quá trình áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, giáo viên vẫn còn gặp phải
những khó khăn, lúng túng như: dạy vượt quá kiến thức, kĩ năng của bài học; muốn
giải quyết triệt để những thắc mắc của học sinh; lúng túng khi có nhóm học sinh làm
thí nghiệm không thành công.
3. Về cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất, thiết bị của một số trường chuẩn thiếu, xuống cấp, không
đạt chuẩn theo yêu cầu tại Thông tư 59 của Bộ GD-ĐT. Phần lớn các trường tiểu
học sau sáp nhập chưa đưa về được ở một điểm trường.
- Công tác xây dựng cảnh quan ở một số nhà trường chưa được quan tâm
đúng mức, chưa quan tâm nhiều đến công tác trồng cây; đặc biệt công trình vệ sinh
ở một số trường chưa được quan tâm, nhiều công trình bị hư hỏng.

- Việc đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng học tập ở một số trường
còn hạn chế; không gian lớp học, thư viện, sân bãi, dụng cụ chưa được đầu tư thích
đáng dẫn đến nhiều hạn chế trong đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Một số
trường quản lý, sử dụng thiết bị kém hiệu quả, có thiết bị nhưng GV ít sử dụng,
công tác bảo quản thiết bị không thường xuyên dẫn đến hỏng và lãng phí.

14


Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2015 - 2016
I. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và
phong trào thi đua
1. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận
động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, "Mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng cảnh quan, môi trường vật chất trường học thực sự "xanh - sạch
- đẹp", môi trường sư phạm, môi trường giáo dục vui tươi, thân thiện, tích cực.
- Năm học 2015 – 2016, toàn cấp học phấn đấu 267/267 trường tiểu học và
trường phổ thông có cấp tiểu học có đủ công trình vệ sinh đạt chuẩn cho giáo viên,
học sinh và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ; có nguồn nước sạch để sử dụng;
có hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý rác thải đảm bảo yêu cầu; trường có môi
trường “xanh - sạch - đẹp” và an toàn.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 196/KH-SGDĐT ngày 09/02/2015 về Kế
hoạch đưa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trường tiểu học.
- Tổ chức 02 "Tuần làm quen" đầu năm học mới đối với lớp 1 và 01 tuần đối với
các lớp còn lại nhằm giúp học sinh thích nghi với môi trường học tập mới, từng bước

giúp học sinh quen dần với cách học ở tiểu học và cảm thấy vui thích khi được đi học.
II. Thực hiện chương trình giáo dục
1. Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, các phòng giáo dục
và đào tạo chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực
hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị
sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung và
yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt.
2. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày
28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học.
3. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục
(bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn
giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ...) vào các
môn học và hoạt động giáo dục.
4. Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ, khối
chuyên môn trong trường và giữa các trường tiểu học; chú trọng đổi mới nội dung và
hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Động viên giáo viên
tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng thông tin trực tuyến, “Trường học kết nối”.

15


5. Thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục, các phòng giáo dục và
đào tạo cần tổ chức các Hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn cụm trường để
nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm và dạy minh họa khi chuyển sang mẫu bài
mới; thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ các trường trong quá trình thực hiện; chỉ đạo
dạy học tăng thời lượng (nếu cần); phối hợp sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để tổ
chức dạy học; điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với địa phương; tăng cường sử dụng đồ
dùng để dạy học, giải nghĩa từ và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.

6. Tiếp tục triển khai nhân rộng có hiệu quả mô hình trường học mới Việt
Nam (VNEN). Để triển khai hiệu quả mô hình trường học mới, các phòng cần chủ
động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung về mô hình trường học mới cho cán bộ
quản lý, giáo viên và cộng đồng; tiếp tục tập huấn, trao đổi để triển khai đồng bộ và
hiệu quả phương pháp dạy, phương pháp học, đánh giá học sinh, tổ chức lớp học
nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh; chỉ đạo cụ thể
việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các trường, điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn
học. Có giải pháp dạy - học đáp ứng nhu cầu và năng lực học tập của học sinh nhất
là đối tượng học sinh khá, giỏi.
7. Tiếp tục triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng chú trọng
xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp “Bàn tay
nặn bột” trong các trường tiểu học. Khuyến khích giáo viên tổ chức các giờ học
cho học sinh thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực
hiện, hướng tới việc xây dựng các phòng hỗ trợ thí nghiệm tại các trường.
8. Tiếp tục triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại các trường
tiểu học. Giáo viên chủ động sắp xếp bài dạy theo tinh thần nhóm các bài học
thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ
thuật phù hợp với tình hình thực tế, không nhất thiết phải tổ chức dạy nhiều tiết
trong cùng một buổi.
9. Triển khai dạy học Tiếng Anh theo Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày
19/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Đề án Nâng cao
chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2012-2020.
Tăng cường các hoạt động học tập ngoài lớp học: tổ chức câu lạc bộ nói
tiếng Anh; giao lưu với các bạn khác lớp, khác trường, với người nước ngoài; tổ
chức cho học sinh tham gia các hoạt động viết vẽ để giới thiệu về bản thân, gia
đình, nhà trường, v.v... bằng Tiếng Anh. Bên cạnh đó, nhà trường và giáo viên cần
tạo không khí vui chơi cho học sinh khi tham gia học Tiếng Anh, học sinh vừa học
vừa chơi thông qua các hoạt động, các bài hát, các vở kịch đóng vai. Lưu ý cần
giảm áp lực về ghi nhớ máy móc từ vựng và ngữ pháp cho học sinh. Việc ghi nhớ

từ vựng/cấu trúc ngữ pháp phải thông qua các hoạt động giao tiếp, không yêu cầu
học sinh học thuộc lòng mà không có ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ. Tăng cường
sinh hoạt tổ chuyên môn liên trường để nâng cao chất lượng dạy học.
Về tài liệu dạy học, thực hiện theo Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày
27/6/2013 về việc chấn chỉnh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học Tiếng Anh tiểu
học và Công văn số 1207/SGDĐT-GDTH ngày 16/7/2015 của Sở GD&ĐT về việc
hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016 môn Tiếng Anh cấp tiểu học.
16


10. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo
dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội
dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh
được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.
11. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày
Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở
đảm bảo các yêu cầu :
- Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung
học tập tại lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Dạy học các môn học bắt
buộc, các môn học tự chọn; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá,…
- Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số,
việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức, đa dạng và phong phú để học sinh có
nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Tổ chức bán trú cho học sinh: Năm học 2015-2016, toàn cấp học phấn đấu
267/267 trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học tổ chức cho học sinh
sinh hoạt bán trú. Trong đó có ít nhất 70% số học sinh lớp 2 và trên 85% số học
sinh lớp 1 được sinh hoạt bán trú (những trường có điều kiện thuận lợi phấn đấu

100%). Duy trì số học sinh các lớp 1, 2, 3, 4 đã tham gia bán trú trong năm học
2014 – 2015 tiếp tục đăng kí ăn bán trú trong năm học 2015 – 2016. Có biện pháp
giúp đỡ, hỗ trợ để các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được sinh hoạt bán trú.
III. Sách, thiết bị dạy học
1. Sách:
- Các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm ngay từ khi
bước vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập.
- Thực hiện tốt việc cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với học sinh ở
địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thương binh.
- Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân
thiện”,…phù hợp điều kiện thực tế; có biện pháp quản lí, động viên cán bộ, giáo
viên, học sinh tham gia đọc sách và tổ chức các hoạt động về thư viện.
2. Thiết bị dạy học:
- Các Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường từng bước mua mới, thay thế, sửa
chữa bàn ghế đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 26/2011/TTLTBGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 về Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh
trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
- Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có
yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội.
- Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ
chơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu
quả đàn piano kĩ thuật số trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm
công tác thư viện; TBDH. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học
17


thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập,
tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưu giữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành.
IV. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn
1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số:

- Tổ chức tốt việc tập huấn, hướng dẫn, hội thảo chuyên đề trong quá trình
triển khai các phương án dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động
dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi
học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng;
sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng
hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc, thi kể
chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”,…
- Việc tổ chức dạy học lớp ghép thực hiện theo Công văn số 9548/BGDĐTGDTH ngày 13/10/2008 về việc Hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép.
2. Đối với học sinh dân tộc Chứt ở Hương Khê:
- Huy động hết các đối tượng học sinh trong độ tuổi đến trường, đảm bảo
tính chuyên cần.
- Bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng và chất lượng, phân công trách
nhiệm cụ thể cho giáo viên và cán bộ quản lý.
- Tổ chức dạy học linh hoạt phù hợp với đối tượng, với điều kiện cơ sở vật của
địa phương và nhà trường theo hướng tăng cường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh.
- Phối hợp với các lực lượng xã hội để tổ chức các hoạt động ở thôn bản
nhằm tăng cường giao tiếp và rèn kĩ năng sống để học sinh hoà nhập.
3. Đối với trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật
- Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật theo Luật người
khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục khuyết tật. Tích cực
tham mưu với các cấp chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Nghị
định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật người khuyết tật, Đề án Hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn
2012-2020 theo Quyết định số 1019/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư
liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH Quy định về điều kiện và thủ tục
thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát
triển giáo dục hòa nhập.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện Thông tư
liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về chính sách giáo

dục đối với người khuyết tật. Nắm chắc số liệu trẻ em khuyết tật trong độ tuổi tiểu
học, huy động tối đa số trẻ khuyết tật học hòa nhập.
V. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng
trường chuẩn quốc gia
1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
- Thực hiện tốt Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 10/02/2015 của UBND tỉnh
Hà Tĩnh về Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và Công
18


văn số 318/SGDĐT-GDTH ngày 06/3/2015 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực
hiện và hoàn thành Phổ cập GDTHĐĐT mức độ 2 năm 2015, đến tháng 10/2015
toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
- Lộ trình thực hiện:
+ Tháng 8: Hoàn thành tuyển sinh học sinh lớp 1 trước ngày 10/8/2015, lớp
6 trước ngày 15/8/2015. Hoàn thành điều tra phổ cập giáo dục trước ngày
20/8/2015. Hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng PCGDTHĐĐT mức
độ 2, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tiểu học đúng chỉ tiêu,
cơ cấu được cấp có thẩm quyền giao cho từng trường. Cấp xã hoàn thành Hồ sơ
PCGDTHĐĐT mức độ 2 năm 2015, trình cấp huyện kiểm tra công nhận.
+ Tháng 9: Cấp huyện hoàn thành kiểm tra các đơn vị cấp xã và trình tỉnh
kiểm tra công nhận trước ngày 20/9/2015. Tỉnh tiến hành kiểm tra công nhận và
làm văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra kĩ thuật.
+ Tháng 10/2015: Bộ GD&ĐT kiểm tra kĩ thuật Phổ cập GDTH ĐĐT mức 2.
+ Tháng 11/2015: Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận Phổ cập GDTH ĐĐT mức 2.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia
- Căn cứ vào chỉ tiêu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ( 100%
trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn mức độ 2) tại

Nghị quyết số 05/NQ/TU ngày 20/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà
Tĩnh về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và
những năm tiếp theo, các Phòng GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện việc xây dựng, kiểm tra, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng
tối thiểu và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Đối với các trường đã đạt chuẩn quốc gia được 5 năm, tiến hành kiểm tra, rà soát,
công nhận lại và lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 và Mức độ 2.
VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp
ứng yêu cầu về chất lượng.
- Tích cực đổi mới công tác quản lí: thực hiện hiệu quả chủ trương phân cấp
quản lí và giao quyền tự chủ cho cơ sở, xã hội hoá giáo dục, “ba công khai”, thực
hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lý.
- Tổ chức các Hội thi cấp huyện: Hội thi giáo viên dạy giỏi (có thể tổ chức
thi giáo viên dạy giỏi dạy theo Mô hình trường học mới, giáo viên dạy giỏi Tiếng
Việt 1 – Công nghệ giáo dục); Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh giỏi; Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi.
- Tổ chức Hội thi cấp tỉnh: Năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thi
giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh cho giáo viên văn hoá, giáo viên đặc thù và
giáo viên Tiếng Anh.
VII. Một số hoạt động khác

19


1. Khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh về các
lĩnh vực giáo dục: giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, liên hoan
tiếng hát dân ca, Robotics, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Olympic môn
học, Olympic cấp học, các hoạt động giao lưu Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh

ở các địa phương, …trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh và học sinh,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu học. Không
thành lập đội tuyển, không tổ chức ôn luyện, tập huấn gây áp lực và căng thẳng
cho học sinh; không căn cứ vào kết quả của học sinh khi tham gia các hoạt động
giao lưu và “sân chơi” để xếp loại thi đua đối với các đơn vị.
2. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh, nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường.
3. Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục để
các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện và cùng phối hợp chăm lo, giáo dục học
sinh.
4. Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các trường tiểu học.
Thực hiện nghiêm túc Công văn số 1702/LNTC-GDĐT ngày 28/8/2012 của Liên Sở
Tài chính và Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn liên ngành về việc tổ chức huy động
các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào
tạo.
5. Tổ chức Liên hoan Tiếng hát Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giáo viên và học
sinh tiểu học cấp tỉnh.
6. Triển khai thực hiện "Trường học kết nối", tăng cường trao đổi chuyên môn trên
"Diễn đàn Giáo dục Tiểu học Hà Tĩnh” và các báo, tạp chí chuyên ngành về giáo dục.
7. Lịch một số hoạt động:
- Tháng 9/2015: Tổ chức Liên hoan Tiếng hát Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giáo
viên và học sinh tiểu học cấp tỉnh.
- Tháng 10/2015: Bộ GD&ĐT kiểm tra kĩ thuật Phổ cập GDTH ĐĐT mức 2.
- Tháng 11/2015: + Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận Phổ cập GDTH ĐĐT mức 2.
+ Kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đợt 1 năm học 2015-2016.
- Tháng 12/2015: Giao ban các Mô hình dạy học.
- Tháng 1/2016: + Sơ kết học kỳ I năm học 2015-2016.
+ Chấm sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi tiểu
học cấp tỉnh.
+ Tháng 2/2016: Kiểm tra năng lực giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi tiểu

học cấp tỉnh.
- Tháng 3/2016: Thực hành giảng dạy tại Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh.
- Tháng 4/2016: Kiểm tra công nhận Thư viện tiên tiến, Thư viện xuất sắc.
- Tháng 5/2016: Kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đợt
2 năm học 2015-2016
- Tháng 6/2015: Tổng kết năm học 2015-2016.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 và phương
hướng, nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp Tiểu học tỉnh Hà Tĩnh, toàn ngành giáo dục
Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn tập trung nâng cao chất lượng
20


giáo dục, đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ năm học 2015-2016./.
Nơi nhận:

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

- Vụ GDTH (Bộ GD&ĐT):
- Các phòng GD&ĐT;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- TT Công đoàn Ngành;
- Thanh tra Ngành;
- Văn phòng Sở GD&ĐT;
- Website Sở GD&ĐT;
- Lưu: VT, GDTH.

Nguyễn Thị Hải Lý


21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KẾT QUẢ THI ĐUA TIÊU CHÍ GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA CÁC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2014 - 2015

TT

Phòng
GDĐT

Thực hiện VB

Thực hiện CT

Nâng cao

Tổ chức các

Xã hội hóa

và các cuộc VĐ

NN chuyên môn

chất lượng GD

hoạt động


giáo dục

Tối đa: 20điểm

Tối đa: 30 điểm

Tối đa: 25 điểm

Tối đa: 17.5 điểm

Tối đa: 7.5 điểm

Tổng điểm
Tối đa: 100 điểm

Xếp loại

1

Can Lộc

19

29.5

24

17


7.5

97

Xuất sắc

2

Thạch Hà

19.5

28.5

24

17

7.5

96.5

Xuất sắc

3

Hương Sơn

18.5


29

24.5

16

7.5

95.5

Xuất sắc

4

TP Hà Tĩnh

17.5

30

23.5

17

7

95

Xuất sắc


5

Cẩm Xuyên

19

28.5

23.5

16.5

7.5

95

Xuất sắc

6

Hồng Lĩnh

17.5

30

24

15.5


7.5

94.5

Xuất sắc

7

Lộc Hà

20

26

23.5

16.5

7.5

93.5

Xuất sắc

8

Đức Thọ

17.5


28.5

23

16

7.5

92.5

Xuất sắc

9

Nghi Xuân

17

28.5

23

16.5

7

92

Tốt


10 Vũ Quang

16.5

26

24.5

16

7.5

90.5

Tốt

11 Kỳ Anh

16.5

26

21.5

15.5

7

86.5


Tốt

17

25.5

22.5

16.5

4

85.5

Khá

12 Hương Khê

22


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỐ LIỆU TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2014 - 2015

TT

Đơn vị

Lớp 1


Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tổng

Số
trường

Số
điểm
trường

SL

HS

SL

HS

SL

HS


SL

HS

SL

HS

Số
lớp

Số HS

1

Kỳ Anh

32

54

136

3383

135

3376

126


3234

123

3111

114

3023

634

16127

2

Cẩm Xuyên

27

37

88

2350

83

2118


75

2096

83

2230

84

2283

413

11077

3

TP Hà Tĩnh

16

17

51

1800

47


1597

43

1452

47

1515

45

1443

233

7807

4

Thạch Hà

31

32

73

1961


73

1919

75

2011

72

2040

74

1983

367

9914

5

Lộc Hà

13

14

47


1400

47

1334

45

1342

49

1395

50

1427

238

6898

6

Can Lộc

24

29


77

2025

78

2019

87

2011

86

2206

86

2256

414

10517

7

Hồng Lĩnh

6


6

22

610

20

580

18

545

19

513

19

549

98

2797

8

Nghi Xuân


19

25

58

1453

61

1488

58

1464

57

1474

53

1429

287

7308

9


Đức Thọ

28

32

57

1413

57

1315

58

1386

60

1429

61

1364

293

6907


10

Hương Sơn

29

43

76

1738

74

1645

72

1531

74

1665

73

1616

369


8195

11

Hương Khê

23

38

69

1658

71

1625

64

1462

70

1632

65

1574


339

7951

12

Vũ Quang

12

13

24

463

22

396

21

410

21

387

20


402

108

2058

260

340

778

20254

768

19412

742

18944

761

19597

744

19349


3793

97556

Toàn tỉnh:

23


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỐ LIỆU HỌC SINH HỌC 2 BUỔI/NGÀY CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015

TT

Đơn vị

Số
trường

Tổng số
học
sinh

Học 2 buổi/ngày
Khối 1

Khối 2


Khối 3

Khối 4

Khối 5

Cộng

SL

HS

SL

HS

SL

HS

SL

HS

SL

HS

SL


HS

Tỉ lệ

1

Kỳ Anh

35

16127

136

3372

133

3349

124

3213

122

3106

113


3005

628

16053

99.6

2

Cẩm Xuyên

27

11077

89

2352

83

2118

76

2094

83


2231

84

2281

415

11076

100.0

3

TP Hà Tĩnh

16

7807

51

1799

47

1597

43


1451

47

1506

45

1445

233

7797

100.0

4

Thạch Hà

31

9914

72

1964

72


1921

74

2008

74

2039

75

1984

367

9915

100.0

5

Lộc Hà

13

6898

47


1402

47

1334

45

1344

49

1395

50

1428

238

6903

100.0

6

Can Lộc

24


10517

77

2026

78

2038

79

1994

86

2210

86

2257

406

10525

100.0

7


Hồng Lĩnh

6

2797

22

609

20

579

18

544

19

513

19

547

98

2792


100.0

8

Nghi Xuân

20

7308

58

1451

60

1483

58

1464

56

1467

52

1417


284

7282

99.6

9

Đức Thọ

28

6907

56

1403

56

1299

59

1386

60

1429


61

1366

292

6883

99.6

10

Hương Sơn

32

8195

77

1738

74

1645

72

1531


74

1665

73

1616

370

8195

100.0

11

Hương Khê

23

7951

68

1612

44

882


45

870

47

1066

53

1232

248

5660

71.1

12

Vũ Quang

12

2058

17

334


8

162

15

313

20

375

18

364

78

1548

75.4

267

97556

770

20062


722

18407

708

18212

737

19002

729

18942

3657

94629

97

Toàn tỉnh:

24


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỐ LIỆU HỌC SINH HỌC BÁN TRÚ CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015

Bán trú
TT

Đơn vị

Tổng
số học
sinh

Khối 1

Các khối khác

Cộng

Số
lớp

Số HS

Số HS
bán trú

Tỉ lệ

Số lớp

Số HS

Số lớp


HS

Tỉ lệ

Số
trường
bán trú

Số
trường

Tỉ lệ

1

Hồng Lĩnh

2791

22

610

605

99.2

68


1762

90

2367

84.8

6

6

100.0

2

TP Hà Tĩnh

7788

53

1798

1764

98.1

130


3279

181

5023

64.5

16

16

100.0

3

Nghi Xuân

7306

57

1446

1436

99.3

88


570

145

2016

27.6

20

20

100.0

4

Đức Thọ

6906

57

1412

1270

89.9

65


656

116

1863

27.0

28

28

100.0

5

Hương Sơn

8197

76

1737

1684

96.9

81


428

157

2165

26.4

32

32

100.0

6

Cẩm Xuyên

11076

88

2350

1882

80.1

176


988

260

2870

25.9

27

27

100.0

7

Can Lộc

10517

77

2027

1805

89.0

77


721

154

2526

24.0

23

24

95.8

8

Vũ Quang

2056

24

463

233

50.3

56


255

68

488

23.7

8

12

66.7

9

Thạch Hà

9905

73

1960

1416

72.2

74


471

124

1890

19.1

21

31

67.7

10

Kỳ Anh

16104

136

3378

1261

37.3

148


1634

194

2895

18.0

16

35

45.7

11

Hương Khê

7953

65

1639

872

53.2

66


524

121

1416

17.8

22

23

95.7

12

Lộc Hà

6901

47

1398

853

61.0

9


181

56

1034

15.0

9

13

69.2

CỘNG:

97500

775

20218

15081

74.6

1038

11469


1666

26553

27.2

228

267

85.4

25


×