Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Xăng dầu ở Việt Nam đến năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 32 trang )

Báo cáo thực tập

MỤC LỤC

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

LỜI MỞ ĐẦU
Là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong những năm qua, ngành Dầu khí đã có
nhiều đóng góp vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cũng
phải đối mặt với một số khó khăn nhưng ngành Dầu Khí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng
vai trò là ngành kinh tế then chốt, phát triển trong tương lai.
Năng lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống cũng như trong sự phát
triển chung của nền kinh tế hiện nay. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam, sự phát triển của năng lượng càng gắn chặt với sự phát triển kinh tế. Trong
quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, Xăng dầu là một trong những
hàng hóa thiết yếu không thể thiếu để phục vụ cho hoạt động của toàn nền kinh tế.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – Viện
Dầu khí Việt Nam, em đã hiểu được phần nào nhiệm vụ quan trọng và công việc của
các cán bộ nhân viên ở đây và em đã học hỏi được nhiều điều để có thể hoàn thành tốt
việc thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Kinh tế và Quản
lý, Bộ môn Kinh tế Công nghiệp đã tạo điều kiện cho em có thời gian tiếp xúc thực tế.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong Phòng Phân tích và Dự báo
Thị trường, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – Viện Dầu khí Việt


Nam nói chung và chị Hà Thanh Hoa nói riêng đã nhiệt tình cung cấp thông tin và số
liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể hoàn thành Báo cáo thực tập của mình. Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Phạm Cảnh Huy đã tận tình hướng dẫn cho
em các phương pháp nghiên cứu cũng như tác phong làm việc độc lập và hiệu quả.
Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần:
-

Phần 1: Giới thiệu khái quát về Viện Dầu khí Việt Nam và Trung tâm Nghiên

-

cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí.
Phần 2: Phân tích tình hình tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014.
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Mặc dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình thực tập, nhưng với trình độ và thời gian có
hạn nên Báo cáo thực tập của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự
đóng góp chỉ bảo của các thầy/cô giáo để Báo cáo thực tập của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04/2016
Sinh viên thực hiện
Đậu Thị Thanh Thủy


SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIỆN DẦU KHÍ VIỆT
NAM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
DẦU KHÍ
Tìm hiểu về Viện Dầu khí Việt Nam
- Tên tổ chức: Viện Dầu khí Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Vietnam Petroleum Institute
- Tên viết tắt: VPI
- Trụ sở chính: 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số điện thoại: (04) 37843061 – 37841727 – 37841728
- Fax: (04) 37844156
- Email:
- Website: www.vpi.pvn.vn
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Dầu khí Việt Nam
Viện Dầu khí Việt Nam được thành lập vào ngày 22/05/1978 trên cơ sở Đoàn
1.1.

Nghiên cứu Địa chất Dầu khí Chuyên đề 36B thuộc Tổng cục địa chất. Lịch sử
phát triển của Viện Dầu khí Việt Nam trải qua ba giai đoạn chính:
 Giai đoạn 1978-1987: “Giai đoạn hình thành”

Năm 1961 là một cột mốc thời gian quan trọng đối với ngành Dầu khí Việt
Nam: Năm thành lập Đoàn địa chất 36 – Đoàn nghiên cứu địa chất, địa vật lý
dầu khí đầu tiên của Việt Nam trực thuộc Tổng cục Địa chất. Đoàn bộ đầu tiên

đóng ở thị xã Bắc Ninh, đến năm 1963 chuyển về thị xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng
Yên – một tỉnh trung tâm của Đồng bằng Bắc Bộ, là địa bàn hoạt động chính
của công tác tìm kiếm thăm dò Dầu khí vào thời kỳ đó. Đoàn 36 không ngừng
phát triển và trở thành Liên đoàn Địa chất 36 vào năm 1969.
Ngày 28/08/1978, Bộ trưởng phụ trách công tác Dầu khí Đinh Đức Thiện đã ra
Quyết định số 1015/QĐ-TC khẳng định Viện Dầu khí trước mắt đóng trụ sở ở
thị xã Hưng Yên. Như vậy, có thể coi ngày 22/05/1978 là ngày khai sinh chính
thức của Viện Dầu khí Việt Nam.
 Giai đoạn 1988-2006: “Xây dựng và phát triển”

Ngày 07/07/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 15 về phương hướng phát triển
ngành Dầu khí đến năm 2000 và Luật Dầu khí ra đời năm 1993 đã tạo ra những
bước phát triển mạnh mẽ cho ngành Dầu khí nói chung và Viện Dầu khí Việt
Nam nói riêng. Trong thời gian này, Viện đã đẩy mạnh các hoạt động Nghiên
cứu Khoa học Công nghệ phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế
biến Dầu khí; mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức Quốc tế.
4

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Năm 1996, Liên doanh Trung tâm xử lý số liệu Dầu khí giữa Viện Dầu khí Việt
Nam và Công ty Fairfield Inc. (Mỹ) được thành lập. Từ 1997-1999, các phòng
thí nghiệm của Viện bằng tài trợ ODA của Chính phủ Pháp được nâng cấp.
Ngoài ra, Viện còn mở rộng lĩnh vực hoạt động sang nghiên cứu các dự án đầu
tư trong lĩnh vực công nghiệp khí; tăng cường đào tạo nhân lực và mở rộng hợp

tác Quốc tế theo hướng đa phương nhưng có chọn lọc trong việc tìm kiếm đối
tác. Viện đã ký hợp tác với các Viện Nghiên cứu Dầu khí tại Liên Xô cũ, Pháp,
Đan Mạch, Anh; ký nhiều hợp đồng với các nhà thầu Dầu khí tại Việt Nam như:
Total, BP, Petronas, Shell, Mobil, JVPC, Vietsovpetro, Cuu Long JOC, Hoan
Vu JOC… và tạo được niềm tin với các đối tác trong và ngoài nước.
Có thể khẳng định rằng các kết quả Nghiên cứu của Viện Dầu khí Việt Nam
trong giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần đẩy nhanh công tác tìm
kiếm, thăm dò và gia tăng sản lượng khai thác của toàn Ngành, làm nền tảng cơ
sở xây dựng định hướng phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam trong các giai
đoạn sau.
 Giai đoạn 2007-Nay: “Tập đoàn lực lượng – Tăng tốc phát triển”
Ngày 29/08/2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập, đánh
dấu một giai đoạn trưởng thành vượt bậc của Ngành Dầu khí Việt Nam về cơ
cấu tổ chức quản lý và quy mô/khả năng hoạt động, trong đó có sự đóng góp
không nhỏ của Viện Dầu khí Việt Nam.
Ngày 29/01/2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết định thành lập lại Viện
Dầu khí Việt Nam trên cơ sở Viện Dầu khí bao gồm các Trung tâm trực thuộc
(CTAT, EMC, EPC cùng được Tổng Công ty Dầu khí thành lập ngày
08/05/2006) và sát nhập 2 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chế biến Dầu khí
(PVPro) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí
(CPSE).
1.1.2. Vai trò của Viện Dầu khí Việt Nam trong Tập đoàn
Viện Dầu khí Việt Nam là Tổ chức Khoa học Công nghệ hàng đầu của cả nước
hoạt động trong tất cả mọi lĩnh vực Công nghiệp Dầu khí từ thượng nguồn đến
hạ nguồn. Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và triển khai Công nghệ duy nhất của
Tập đoàn Dầu khí. Viện hiện có 8 Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành Dầu
-

khí:
Thăm dò, khai thác Dầu khí

Chế biến Dầu khí
5

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

1.1.3.

-

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

An toàn và Môi trường
Kinh tế, quản lý Dầu khí
Ứng dụng và chuyển giao Công nghệ
Phân tích mẫu
Lưu trữ
Đào tạo thông tin
Chức năng chính của Viện Dầu khí Việt Nam
Là đơn vị được xem là “Trí tuệ Dầu khí Việt Nam”, Viện Dầu khí Việt Nam có
các chức năng chính:
Điều tra cơ bản, nghiên cứu Khoa học Công nghệ (KHCN) trong các lĩnh vực:
Tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, chế biến, an toàn

-

môi trường, kinh tế và quản lý Dầu khí.
Tư vấn, thẩm định KHCN dự án Dầu khí và các lĩnh vực có liên quan.

Thực hiện các dịch vụ KHCN, thiết kế, giám định, phân tích mẫu, xử lý số liệu,

-

ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Triển khai công tác tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Triển lãm, Bảo tàng, Quảng cáo

-

về ngành Dầu khí.
Thông tin khoa học dưới hình thức phát hành tạp chí và các ấn phẩm Dầu khí,
xây dựng cơ sở dữ liệu trong và ngoài ngành nhằm phục vụ nghiên cứu và sản

-

xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Đào tạo nâng cao, đào tạo trên Đại học cho cán bộ trong và ngoài ngành Dầu

-

khí.
Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, xuất nhập khẩu Công nghệ và sản phẩm thuộc

-

lĩnh vực hoạt động của Viện.
Lưu trữ các tài liệu Khoa học kỹ thuật Dầu khí của Tập đoàn và các tổ chức, các
nhân khác hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí ở Việt Nam.

1.1.4. Mô hình tổ chức


6

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Viện Dầu khí Việt Nam
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)
Hiện tại Ban lãnh đạo Viện gồm có 6 cán bộ lãnh đạo, gồm có:
-

1.2.
-

Viện trưởng: T.S Nguyễn Anh Đức
Phó viện trưởng:
• Th.S Phan Minh Quốc Bình
• T.S Trịnh Xuân Cường
• T.S Nguyễn Hồng Minh
• T.S Nguyễn Hữu Trung
• K.S Lê Quang Trưởng
Tổng quan về Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí:
Tên tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí
Tên tiếng Anh: Research Center for Petroleum Economics & Management
Tên viết tắt: EMC
Mã số chi nhánh: 0100150295-004

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, 167 Trung Kính, Yên Hòa,
Cầu Giấy, Hà Nội
7

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Số điện thoại: (84-4) 3784 3601
Fax: (84-4) 3629 0640
Website: www.vpi.pvn.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí (EMC) là 1 trong 5 Trung

1.2.1.

tâm Nghiên cứu chuyên ngành của Viện Dầu khí Việt Nam. Được hình thành từ
phòng Kinh tế Dầu khí thành lập năm 1993, EMC đã không ngừng lớn mạnh cả
về năng lực và chuyên môn, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài
nước. Với mục tiêu trở thành đơn vị tư vấn hàng đầu về Kinh tế và Quản lý
trong lĩnh vực Dầu khí tại Việt Nam, EMC đã thực hiện thành công nhiệm vụ
của Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các Công ty Dầu khí trong và
ngoài nước trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý Dầu khí.
 Năm 1993:

Thành lập phòng Kinh tế Dầu khí trong Viện Dầu khí Việt Nam với nhân lực
ban đầu gồm cán bộ từ các phòng Địa Vật lý, Toán, Hóa…

 Năm 1993-2006:
Liên tục phát triển về nguồn lực, đã thực hiện nhiều đề tài nhiệm vụ/đề án cáp
Nhà nước, Bộ, Ngành, trong đó có những đề án lớn như Quy hoạch khí Tây
Nam (Chính phủ phê duyệt 2003); Chiến lược dự trữ dầu mỏ quốc gia 20062025; Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ
đến 2015 và định hướng đến 2025;… Các kết quả nghiên cứu đã có đóng góp
nhất định cho công tác quản lý chung của Nhà nước và Tập đoàn trong phát
triển Công nghiệp Dầu khí.
 Từ 08/05/2006-Nay:

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí đã được thành lập trên cơ sở
phòng Kinh tế Dầu khí đã có để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Ngành.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí đã và đang phát triển cả về
nhân lực và lĩnh vực nghiên cứu với 5 phòng ban và nhân sự 43 người.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu

khí
1.2.2.1.

Sơ đồ tổ chức quản lý

8

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản

lý Dầu khí
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)
1.2.2.2. Nguồn nhân lực của Trung tâm
Nguồn nhân lực của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí hiện có
1 tiến sỹ (2%), 24 thạc sỹ (56%) và 18 cán bộ tốt nghiệp Đại học (42%). Chất
lượng nguồn nhân lực đang ngày càng được nâng cao. Nguồn nhân lực của
Trung tâm khá trẻ với 30% cán bộ có độ tuổi dưới 30, 56% cán bộ có độ tuổi từ
30-39, 14% cán bộ có độ tuổi từ 40-49, được Đào tạo bài bản tại các Trường
Đại học có uy tín trong và ngoài nước, tuy nhiên còn nhiều hạn chế về kinh
nghiêm công tác.
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Trung tâm
STT
I.
1.

Phân loại lao động

Số người

Tỷ
(%)

Phân loại theo độ tuổi
Dưới 30

13

30%

9


SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy

trọng


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

2.

30-39

24

56%

3.

40-49

06

14%

43

100%


II.
1.

Tổng cộng
Phân loại theo giới tính
Nam

18

42%

2.

Nữ

25

58%

Tổng cộng
III. Phân loại theo trình độ
1. Tiến sỹ

43

100%

01

2%


2.

Thạc sỹ

24

56%

3.

Đại học

18

42%

Tổng cộng
43
100%
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)
Năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí được Viện Dầu
khí Việt Nam phê duyệt bổ nhiệm một số vị trí lãnh đạo của các phòng để phù
hợp với tổ chức, nhiệm vụ hiện tại của Trung tâm. Cụ thể như sau:

Vị trí bổ nhiệm
Bổ nhiệm 1 Giám đốc Trung tâm
Bổ nhiệm 5 Phó trưởng phòng Phụ trách

Họ và tên

T.S Lê Việt Trung
Th.S Nguyễn Hồng Diệp
Th.S Nguyễn Thị Thanh Lê
Th.S Võ Hồng Thái
Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
Th.S Trần Mai Khôi
Điều động và bổ nhiệm 1 Phụ trách Kế toán CN. Nguyễn Phương Thảo
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế
và Quản lý Dầu khí
10

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

1.2.3.1. Chức năng chính của Trung tâm
- Nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý Dầu khí.
- Lập tư vấn, đánh giá và thẩm định các dự án và xây dựng chiến lược, quy hoạch
-

phát triển ngành Công nghiệp Dầu khí.
Tư vấn, xây dựng, thẩm định các tiêu chuẩn, định mức Kinh tế - Kỹ thuật trong

-

các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Dầu khí.

Cung cấp các dịch vụ về thông tin, dự báo, phân tích thị trường các sản phẩm

-

và dịch vụ của ngành Dầu khí.
Xây dựng các quy chế, quy trình, quy phạm, các định mức Kinh tế - Kỹ thuật,

-

tiêu chuẩn liên quan đến các hoạt động Dầu khí.
Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu trong và ngoài ngành Dầu khí phục vụ
nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của Viện và của Tập đoàn Dầu khí Việt

-

Nam,
Đào tạo chuyên ngành (kể cả Đào tạo trên Đại học khi được Cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cho phép) về lĩnh vực Kinh tế và Quản lý Dầu khí cho cán bộ
trong, ngoài ngành Dầu khí và cung cấp nhân lực cho các đơn vị/nhà thầu có

nhu cầu.
1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban
Hiện tại, Trung tâm có 4 phòng chuyên ngành và 1 phòng quản lý chung. Các
phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau:
 Phòng thẩm định dự án:
- Nghiên cứu Kinh tế dự án Dầu khí.
- Nghiên cứu lập quy hoạch phát triển các lĩnh vực hoạt động trong Công nghiệp

Dầu khí.
- Lập, tư vấn, thẩm định các dự án đầu tư theo yêu cầu của Tập đoàn.

- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu các dự án Dầu khí.
 Phòng phân tích – Dự báo thị trường:
- Nghiên cứu phân tích, dự báo thị trường (cung, cầu, giá cả,…) các sản phẩm và
-

dịch vụ mà Tập đoàn đã, đang hoặc sẽ tham gia sản xuất kinh doanh.
Tư vấn, dịch vụ về Nghiên cứu Thị trường các sản phẩm và dịch vụ liên quan

-

tới hoạt động Dầu khí.
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường, giá cả các sản phẩm và dịch

vụ liên quan tới hoạt động Dầu khí.
 Phòng định mức:
- Nghiên cứu các phương pháp, quy trình xây dựng và quản lý các định mức
Kinh tế - Kỹ thuật để ứng dụng trong các hoạt động Dầu khí.

11

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

-

Xây dựng, thẩm định các định mức Kinh tế - Kỹ thuật, tiêu chuẩn trong các


-

hoạt động sản xuất và kinh doanh của Viện, Tập đoàn.
Tư vấn xây dựng, thẩm định, quản lý định mức Kinh tế - Kỹ thuật cho Tập đoàn

-

và các Doanh nghiệp trong Tập đoàn.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về định mức, tiêu chuẩn liên quan tới các hoạt động

Dầu khí.
 Phòng nghiên cứu quản lý:
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, quy chế, chính sách quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh của Trung tâm.
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật và các văn bản khác

-

của Nhà nước, Tập đoàn liên quan đến hoạt động Dầu khí và các hoạt động
khác của Trung tâm.
- Dịch vụ, tư vấn về công tác quản lý Doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh.
 Phòng quản lý tổng hợp:
Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý nhân sự và tài chính của Trung tâm.
1.2.3.3. Hoạt động Nghiên cứu Khoa học
- Nghiên cứu Khoa học Công nghệ, điều tra cơ bản trong các lĩnh vực Kinh tế và
-

Quản lý Dầu khí.
Lập, tư vấn lập, đánh giá, thẩm định các dự án, quy hoạch trong các hoạt động


-

Dầu khí.
Tư vấn, xây dựng cơ chế chính sách, mô hình quản lý cho Viện, Tập đoàn, các

-

đơn vị trong và ngoài ngành.
Đảm bảo thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu trong và ngoài ngành Dầu khí nhằm

-

phục vụ nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Xây dựng các quy chế, quy trình, quy phạm, các định mức Kinh tế - Kỹ thuật,

-

tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động Dầu khí.
Đào tạo chuyên ngành (kể cả Đào tạo trên Đại học khi đủ điều kiện) phù hợp
với chức năng và nhiệm vụ của Viện (chỉ hoạt động khi được Cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép)
Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và không

-

trái với Pháp luật.
1.2.4. Tổng kết tình hình thực hiện các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu
Kinh tế và Quản lý Dầu khí
Hoạt động Nghiên cứu Khoa học

Trong năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí đã và đang

1.2.4.1.

thực hiện 29 ĐT/NV Nghiên cứu Khoa học bao gồm các đề tài cấp Bộ, cấp Tập
đoàn và cấp Viện. Trong đó có 9 ĐT/NV đã hoàn thành và đã phê duyệt ở các

12

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

cấp, một số đề tài đang chờ phê duyệt và bảo vệ. Các đề tài đã thực hiện cấp
Tập đoàn và cấp Viện trong năm 2014 và 2015 như sau:

Bảng 1.2: Danh mục đề tài Trung tâm đã thực hiện năm 2014 và 2015.
Năm
2015

2014

Tên đề tài
1. Tổng hợp và cập nhật kết quả sản xuất kinh doanh của một số
Công ty Dầu khí nước ngoài và so sánh với PVN.
2. Nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách cho việc phát triển
mỏ cận biên ở Việt Nam.

3. Nghiên cứu cơ chế định giá khí. Xây dựng phương án giá khí,
công thức giá khí cho mỏ khí Cá Voi Xanh.
4. Phân tích và dự báo các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tập đoàn do ảnh hưởng của đầu tư và giá dầu thô
giai đoạn 2015-2020.
5. Cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý hợp đồng Dầu khí trong
nước.
6. Xây dựng mới và vận hành website thông tin thị trường sản
phẩm Dầu khí; xây dựng báo cáo phân tích và dự báo thị
trường các sản phẩm Dầu khí với 11 sản phẩm tần suất tháng
và 6 tháng cho một số sản phẩm cốt lõi.
7. Nghiên cứu nhằm đề xuất định hướng phát triển và giải pháp
nâng cao năng lực công tác dự báo thị trường tại PVN.
8. Quy chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh điện và bảo
dưỡng sửa chữa đối với các nhà máy điện thuộc PVN.
9. Xây dựng hệ thống phần mềm thống kê hoạt động sản xuất
kinh doanh của toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu danh mục các tiêu chuẩn và phần mềm
hiện có tại các đơn vị, các Ban quản lý dự án Dầu khí Việt
Nam.
2. Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xây dựng đánh giá thành
phẩm và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm
cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
3. Nghiên cứu đề xuất có chế chính sách phát triển thị trường Khí
tại Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2030.
4. Nghiên cứu đề xuất cơ chế ưu đãi khuyến khích các nhà thầu
Dầu khí áp dụng biện pháp nần cao hệ số thu hồi dầu EOR.
5. Đánh giá tác động của Shale Gas đến thị trường LNG khu vực
châu Á và đề xuất một số định hướng về triển khai nhập khẩu
13


SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

LPG cho PVN/PVGAS.
6. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu
chí đánh giá, chính sách đãi ngộ và xử lý trách nhiệm đối với
người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các đơn vị Doanh
nghiệp khác.
7. Đánh giá hiệu quả quản lý chi phí và các giải pháp để nâng
cao hiệu quả quản lý chi phí trong các dự án xây dựng kho
Xăng dầu thuộc PNV.
8. Xây dựng quy trình, định mức và đơn giá cho 115 chỉ tiêu
PTTN của Viện Dầu khí Việt Nam (đợt 4).
9. Phối hợp cùng các Ban của Tập đoàn triển khai áp dụng thí
điểm Hệ thống quản lý nguồn nhân lực theo năng lực tại Bộ
máy điều hành Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
10. Nghiên cứu thị trường Khí ngoài điện tại Việt Nam.
11. Tư vấn cho ECA về nghiên cứu các vấn đề LNG và định giá
khí.
12. Quy hoạch phát triển các dự án có nhu cầu sử dụng Khí trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.
13. Nghiên cứu về các yếu tố phi địa chất cản trở sự phát triển của
Khí phi truyền thống tại Đông Á.
14. Nghiên cứu thị trường Khí khu vực Tây Nam Bộ.

15. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng và định
mức Kinh tế - Kỹ thuật mặt hàng Dầu thô Quốc gia.
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)

Hoạt động Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trong năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí đã có 163

1.2.4.2.

lượt người tham gia các khóa Đào tạo trong và ngoài nước như Đào tạo nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng công tác, tham gia các Hội thảo Khoa
học. Hầu hết các khóa Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến mảng Kinh
tế Dầu khí do Viện tổ chức, Trung tâm đều cử cán bộ tham gia đầy đủ, nghiêm
túc. Cụ thể như sau:
Loại hình
Đào tạo thạc sỹ
Đào tạo chuyên sâu
Đào tạo nhập ngành

Số lượng (Đơn vị: lượt người)
4
1
5

14

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập


GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Đào tạo chuyên môn thường xuyên
29
Đào tạo kỹ năng công tác
45
Đào tạo quản lý
5
Đào tạo khác
74
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)
1.2.4.3. Các hoạt động khác
- Công tác quảng bá thương hiệu và xây dựng các mối quan hệ công việc: Ban
Giám đốc Trung tâm đã quyết định đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu
thông qua nhiều hình thức khác nhau: hoàn thành tốt các nhiệm vụ với chất
lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng; trình bày các kết quả Nghiên
cứu của Trung tâm tại các Hội thảo, Hội nghị và các đơn vị trong ngành, đặc
biệt tại các cuộc họp Tiểu ban Kinh tế và Quản lý của Tập đoàn; Tổ chức các
Hội thảo lớn với sự tham gia của các Bộ/ngành và nhiều đơn vị trong và ngoài
ngành; Trung tâm cũng đã nỗ lực xây dựng và mở rộng các mối quan hệ tốt vơi
Lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị trong và ngoài ngành, các đơn vị nghiên cứu,
-

các đối tác nước ngoài…
Công tác ISO: Trung tâm đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2008 đạt hiệu quả. Các bước thực hiện công việc đã dần hoàn thiện theo
Bộ quy trình ISO do Viện ban hành. Liên tục trong các năm qua, Trung tâm

-


không mắc một lỗi không phù hợp nào trong công tác ISO.
Công tác an sinh xã hội, hoạt động tập thể:Trung tâm luôn thực hiện tốt các
hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên. Với tấm
lòng uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách, nhường cơm xẻ áo, cán bộ
nhân viên Trung tâm dưới sự chỉ đạo của Chi ủy, Ban giám đốc, phối hợp giữa
Công đoàn với Đoàn thanh niên đã tích cực tham gia công tác từ thiện, hưởng

-

ứng các đợt phát động quyên góp từ cán bộ nhân viên.
Đẩy mạnh công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, công tác chăm sóc bảo vệ

sức khỏe cho người lao động, thực hiện tốt văn hóa công sở.
1.2.5. Các kết quả tài chính của Trung tâm
Bảng 1.3: Các kết quả về tài chính của Trung tâm giai đoạn 2013-2015
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2013

2014

15

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy

2015


Tỷ lệ tăng,
giảm
(2014/2013)
Mứ
%
c

Tỷ lệ tăng,
giảm
(2015/2014)
Mức
%


Báo cáo thực tập

Tổng doanh thu
thực hiện
Doanh thu thực hiện
Nghiên cứu khoa
học
Doanh thu thực hiện
Dịch vụ
Nộp ngân sách Nhà
nước
Trích nộp Viện

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

18,50


22,50

16,40

20,00

2,10

2,50

1,20
1,30

23,8
0
22,2
7

4,00

122%

1,30

106%

3,60

122%


2,27

111%

1,56

0,40

119%

-0,94

62%

1,20

2,10

0,00

100%

0,90

175%

1,10

1,18


0,20
1,50

85%

0,08

107%

Lương bình quân
16,10 17,60 17,0
109% -0,60 97%
(Tr.đồng/tháng)
0
Thu nhập bình quân 17,40 19,20 20,0 1,80 110% 0,80 104%
(Tr.đồng/tháng)
0
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)
Bảng 1.4: các kết quả về tài chính trong năm 2015 của Trung tâm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2015
KH
TH
21
23,8

Tỷ lệ so sánh

Mức
%
2,8
113%

Tổng doanh thu thực hiện
năm 2014
Doanh thu thực hiện Nghiên
20,75
22,27
1,52
107%
cứu khoa học
Doanh thu thực hiện Dịch
0,25
1,56
1,31
624%
vụ
Nộp Ngân sách nhà nước
2,1
Trích nộp Viện
1,18
Lương bình quân
16,5
17
0,5
103%
(Tr.đồng/tháng)
Thu nhập bình quân

19
20
1
105%
(Tr.đồng/tháng)
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí – EMC)
Qua 2 bảng trên có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu tài chính của Trung tâm đều
tăng. Tuy nhiên mức tăng của giai đoạn 2014-2015 thấp hơn của giai đoạn trước
-

2013-2014.
Tổng doanh thu thực hiện tăng liên tục. Năm 2015 có mức tăng 106% so với
năm 2014, trong khi đó mức tăng năm 2014/2013 là 122%.

16

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

-

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Doanh thu thực hiện Nghiên cứu khoa học cũng tăng. Năm 2015 có mức tăng
2,27 tỷ và bằng 111% so với năm 2014 nhưng vẫn nhỏ hơn mức tăng 3,6 tỷ của

-


năm 2014 so với năm 2013.
Mức đóng góp của Doanh thu thực hiện Nghiên cứu khoa học luôn mức cao,

-

chiếm trung bình 90% tổng doanh thu hàng năm.
Nộp Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013-2014 không thay đổi còn giai đoạn

-

2014-2015 có mức tăng 175%.
Thu nhập bình quan của cán bộ công nhân viên của Trung tâm đều tăng qua các

-

năm đạt 20 triệu năm 2015.
Doanh thu thực hiện Dịch vụ giảm 0,94 tỷ chỉ bằng 62% so với năm 2014.
Lương bình quân năm 2015 giảm 0,6 triệu bằng 97% so với năm 2014.
Trong năm 2015 các chỉ tiêu về tài chính thực hiện đều vượt so với kế hoạch,
đặc biệt trong đó có doanh thu về thực hiện dịch vụ tăng 624% so với kế hoạch.
Như vậy có thể thấy rằng Trung tâm đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu tài chính qua
các năm. Doanh thu từ các hoạt động năm sau cao hơn năm trước, mức đóng
góp vào Ngân sách Nhà nước cũng tăng đều qua các năm. Thu nhập của cán bộ
nhân viên ổn định và ở mức cao là yếu tố góp phần thúc đẩy năng suất cũng
như chất lượng công việc ở Trung tâm.
Trong phần tiếp theo Báo cáo, em sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu về Dự báo nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm Xăng dầu ở Việt Nam đến năm 2019.

17


SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỊ SẢN
PHẨM XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2019
2.1.
Cơ sở phương pháp luận về dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Xăng dầu
2.1.1. Khái niệm và phân loại dự báo

Thuật ngữ “Dự báo” bắt nguồn từ hai chữ Hy Lạp “Pro – Grosis”, có ý nghĩa là
biết trước, nói lên một thuộc tính không thể thiếu được của bộ não con người.
Đó là sự phản ánh vượt trước hình thành trong quá trình phát triển của nhân loại
qua nhiều thế kỷ. Cho đến nay nhu cầu dự báo đã trở nên hết sức cần thiết ở
mọi lĩnh vực.
Như vậy, dự báo là sự tiên đoán có khoa học mang tính xác suất và phương án
trong khoảng thời gian hữu hạn về tương lai của đối tượng nghiên cứu được căn
-

cứ vào các tài liệu như sau:
Các dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ.
Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo.
Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết.
Tính khoa học ở đây thể hiện ở chỗ căn cứ vào dãy số liệu của các thời kỳ quá
khứ và căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự
báo. Tính nghệ thuật được thể hiện căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế và từ
nghệ thuật phán đoán của các chuyên gia, được kết hợp với kết quả dự báo, để


-

có được các quyết định với độ chính xác và tin cậy cao.
Tính chất của dự báo
Tính tiên đoán: Tiên đoán trước sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong

-

tương lai, đó là ý thức chủ quan của con người dựa trên một số cơ sở nhất định.
Tính xác suất: Vì dự báo dựa trên việc xử lý chuỗi thông tin bao hàm cả hai yếu
tố ngẫu nhiên và xu thế phát triển nên kết quả khi tiên liệu so với thực tế vận

-

động chắc chăn có sự chênh lệch mang tính xác suất.
Tính phương án: Dự báo được thể hiện bằng nhiều dạng kết quả có thể xảy ra

-

trong tương lai (dang định tính, định lượng, khoảng, điểm…).
Tính chất thời gian hữu hạn: Sự chênh lệch giữa thời điểm dự báo và thời điểm
hiện tại được gọi là khoảng cách dự báo (tầm xa của dự báo), khoảng cách này
không thể tùy tiện mà nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của đối tượng trong
quá trình phát triển. Vì vậy, dự báo được tiến hành với khoảng cách dự báo
thích hợp tương ứng với một khoảng thời gian hữu hạn nào đó.
Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ
và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai
18


SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là
một dự báo chủ quan hoặc trực giác về tương lai (định tính) và để dự báo định
tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự
báo.
Dựa vào thời gian dự báo mà phân biệt dự báo thành 3 loại:
- Dự báo ngắn hạn: Thời gian có thể đến một năm, nhưng thường ít hơn 3 tháng.
- Dự báo trung hạn: Thời gian dự báo từ trên 3 tháng đến dưới 3 năm.
- Dự báo dài hạn: Thường từ 3 năm trở lên.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của dự báo
2.1.2.1. Vai trò
Không có dự bá, chúng ta không có cơ sở để hoạch định các kế hoạch trong
tương lai. Dự báo có một vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu các xu
thế có thể xảy ra ở cấp vĩ mô và vi mô của nền kinh tế nhằm đạt được tính tối

-

ưu trong quá trình phát triển.
Điều này được thể hiện rõ qua những chức năng và nhiệm vụ của dự báo:
Phân tích định tính và định lượng xu thế vận động của các đối tượng kinh tế.
Dự báo sự vận động của các đối tượng kinh tế trong tương lai bằng các phương

pháp thích hợp.
- Cập nhật hóa các kết quả dự báo.

2.1.2.2. Ý nghĩa
Dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng qua đó giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh
phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và chuẩn bị đầy đủ điều kiện
cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp
các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, tư liệu lao động… cũng như
các yêu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ).
Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm
túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế nói chung.
Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế văn hóa xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển
kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ
có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng

19

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị
mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.


2.1.2. Các bước tiến hành dự báo

Lý thuyết hoặc giả thuyết
Lập mô hình toán kinh tế
Lập mô hình kinh tế lượng
Thu thập số liệu
Ước lượng thông số
Kiểm định giả thuyết

Xây dựng lại mô
Diễn
hình
dịch kết quả

Dự báo
Quyết định chính sách
20

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Hình 2.1: Sơ đồ các bước của quá trình dự báo
(Nguồn: www.voer.edu.vn)
2.1.4. Các phương pháp dự báo
Công tác dự báo đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới, nó là một hoạt động
thường xuyên và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như: dự báo thời tiết, dự

báo động đất, dự báo tình hình kinh doanh (giá dầu, các tính huống trên thị
trường tài chính…), các dự án tăng trưởng kinh tế.
Dự báo là hết sức cần thiết bởi luôn tồn tại những điều không chắc chắn trong
tương lai, càng xa thì xác suất không chắc chắn càng lớn. Chúng ta có thể dự
báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự báo ngắn hạn thường được thực hiện
cho các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên dự báo dài hạn lại cung cấp những yếu
tố cơ bản cho các kế hoạch chiến lược.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu phục vụ cho các quyết định đầu tư thuộc về
ngành xăng dầu. Chất lượng của dự báo có quan hệ trực tiếp tới chi phí về kinh
tế và tài chính, một kết quả dự báo không tốt sẽ gây ra những thiệt hại lớn.
Muốn có được kết quả dự báo tốt cần nắm vững các điều kiện sau:
- Nắm được nguyên nhân phát sinh nhu cầu điện năng.
- Nghiên cứu sâu thói quen tiêu thụ năng lượng trong quá khứ và hiện tại.
- Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng.
 Các phương pháp dự báo
- Phương pháp ngoại suy
- Phương pháp hồi quy tương quan
- Phương pháp đàn hồi
- Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp bình phương nhỏ nhất….
2.1.5. Một số phần mềm dùng trong dự báo nhu cầu năng lượng
- Mô hình kinh tế kỹ thuật MEDEE-S
- Phần mềm SPSS
- Phần mềm Eviews
- Phần mềm Simple E.
2.1.5.1. Dự báo bằng phần mềm Eviews
Eviews là viết tắt của Economictric Views (Những quan sát mang tính kinh tế
lượng), là một phiên bản mới của chương trình thống kê dùng để xử lý chuỗi số
21


SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

liệu theo thời gian. Nó bắt nguồn từ chương trình phần mềm Time Series
Processor (TSP) dùng cho những máy tính có bộ nhớ rất lớn. Mặc dù Eviews
chủ yếu được tạo ra bởi các nhà kinh tế học, nhưng chương trình có thể được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác như: xã hội học, thống kê học, tài
chính… Eviews có thể dễ dàng sử dụng với môi trường làm việc quen thuộc
của Windows. Nói chung Eviews có thể thực hiện các công việc sau:
-

-

Phân tích và đánh giá dữ liệu
Hồi quy
Dự báo
Mô phỏng
Ngoài những chức năng dùng trong mô hình kinh tế lượng để phân tích phương
trình hồi quy bội thì những chức năng dùng cho phân tích dự báo nâng cao như:
Thống kê mô tả dữ liệu
Phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên biến cần nghiên cứu
Dự báo cho tương lai yếu tố cần nghiên cứu (giá xăng dầu, dự báo nhu cầu năng
lượng, dự báo giá vàng…)
Thực hiện xếp hạng tín dụng trong ngân hàng
Tính toán giá trị rủi ro cho mã cổ phiếu dựa trên tỷ suất sinh lời
Phân tích quan hệ tương quan giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô

Ưu điểm của mô hình Eviews
Với Eviews, bạn không phải lo lắng về tính phức tạp của dự báo. Bạn có thể tập
trung chính vào vấn đề dự báo. Với những mô hình có phương trình đơn giản,
bạn chỉ việc chọn thực đơn và Eviews sẽ tính toán ra dự báo tĩnh hoặc động với
độ lệch chuẩn dự báo tùy ý và đồ thị minh họa với độ tin cậy dự báo là 95%.
Với khả năng linh hoạt trong thao tác, quản lý dữ liệu dễ dàng hiểu được đã
giúp Eviews đang trở thành một trong những phần mềm thống kê và phân tích

dự báo được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất.
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015
2.2.1. Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam
2.2.1.1. Cơ chế quản lý
Thị trường xăng dầu của Việt Nam, cũng như các thị trường cho các sản phẩm
khác như dầu nhiên liệu, dầu hỏa, dầu diesel và jetA1, chịu sự kiểm soát của
Nhà nước về phân phối thông qua một chuỗi các Công ty nhập khẩu/bán buôn
sản phẩm xăng dầu. Chỉ doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập khẩu, xuất
khẩu và phân phối các sản phẩm dầu mỏ.
Bộ Công thương và Bộ Tài chính đại diện cho Chính phủ, kiểm soát thị trường
xăng dầu cho Việt Nam. Bộ Tài chính quản lý giá thuế suất thuế nhập khẩu và
22

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

giá sản phẩm dầu mỏ trong khi Bộ Công thương kiểm soát hạn ngạch hàng năm
(số lượng xăng dầu tối đa có thể được nhập khẩu) để đảm bảo cung cấp cho thị

trường trong nước. Chính phủ kiểm soát thị trường theo nghị định 84/2009/NĐCP. Nghị định xác định các phương thức kiểm soát giá cả và các cơ sở nhập
khẩu, bán buôn và các công ty bán lẻ bao gồm các cảng, kho chứa, và hệ thống
phân phối.
2.2.1.2. Hoạt động nhập khẩu xăng dầu
Sản phẩm dầu mỏ được phân phối cho người tiêu dùng bởi 23 doanh nghiệp,
trong đó có Petrolimex và nhà máy lọc dầu Dung Quất, thông qua tổng đại lý,
Công ty kinh doanh trực thuộc và các trạm dịch vụ. Các doanh nghiệp bán buôn
phải sắp xếp việc nhập khẩu Xăng dầu thành phẩm một cách kịp thời theo hạn
ngạch phân bổ và phân loại hoặc kế hoạch sản xuất đã nộp. Ngoài ra các doanh
nghiệp phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn yêu
cầu về chất lượng và số lượng cũng như mạng lưới phân phối ổn định để đáp
ứng nhu cầu thị trường cho các sản phẩm dầu khí. Các công ty này phải đảm
bảo dự trữ sản phẩm xăng dầu đáp ứng số lượng cần thiết cho 30 ngày thương
mại.
Hiện tại thị trường Xăng dầu Việt Nam có 19 đơn vị được phép nhập khẩu Xăng
dầu. Danh sách các nhà nhập khẩu có thể được thay đổi hàng năm tùy thuộc vào
hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và việc đạt được hạn ngạch nhập
khẩu của năm trước. Petrolimex là nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm dầu
mỏ lớn nhất với thị phần hơn 50%. Doanh nghiệp này cung cấp trung bình 9
triệu tấn sản phẩm xăng dầu ra thị trường mỗi năm, chủ yếu là từ nhập khẩu.
Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (VINAPCO) là nhà phân phối xăng
máy bay cho tất cả các hãng hàng không trong và ngoài nước đang hoạt động
tại sân bay dân dụng của Việt Nam. Hiệp Phước độc quyền nhập khẩu dầu nhiên
liệu để phát điện, Công ty xăng dầu Quân đội nhập khẩu sản phẩm dầu khí quân
sự chỉ để sử dụng cho mục đích quân sự cụ thể, và Hàng hải nhập khẩu các sản
phẩm xăng dầu cho ngành hàng hải của Việt Nam.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, năm 2015, cả nước sẽ nhập khẩu 8.180.060
tấn/m3. Trong đó, riêng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam được giao hạn mức nhập
khẩu trên 4 triệu tấn/m3 (riêng xăng nhập 1,74 triệu m3). Tổng Công ty Dầu Việt


23

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Nam được giao nhập 930.000 tấn/m3. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM
có hạn mức 493.000 tấn/m3. Tổng Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh
Lễ được giao nhập 540.000 tấn/m3. Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí
Đồng Tháp được giao hạn mức nhập 415.000 tấn/m3.

Hình 2.2: Phân bổ hạn ngạch nhập khẩu Xăng dầu năm 2015.
(Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Sản phẩm xăng dầu được nhập khẩu dựa trên nhu cầu quốc gia, theo ước tính của
Bộ Công nghiệp và Thương mại hạn ngạch này sẽ được tính đến khi các công ty
nhập khẩu và bán buôn sản phẩm xăng dầu lên kế hoạch kinh doanh. Mỗi năm, các
nhà nhập khẩu phải kê khai số lượng sản phẩm xăng dầu có thể phân phối tại thị
trường trong nước cho Bộ Công thương. Con số này phải gắn với nhu cầu nội địa.
Hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ thay đổi mỗi năm, tuy nhiên hạn ngạch
lớn nhất vẫn thuộc về Petrolimex, thường được phân bổ hơn 50%.
Bảng 2.1: Lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2015.
Mặt hàng

Nhập khẩu tháng
11/2015
Lượng
Trị giá

(tấn)
(USD)

Dầu thô
Xăng dầu các loại

958.323

- Xăng

270.579

- Diesel

553.864

- Mazut
- Nhiên liệu bay

42.284
85.723

Nhập khẩu 11 tháng/2015
Lượng
(tấn)
182.113
9.044.969

Trị giá
(USD)

83.377.077
449.483.852
4.923.444.70
4
131.207.391 2.355.468
1.415.830.22
0
248.950.330 4.703.687
2.527.969.70
3
9.669.668
673.342
229.796.253
41.738.080
1.271.724
710.046.628
(Nguồn: www.hiephoixangdau.org)

2.2.1.3. Cơ chế giá xăng dầu
Giá bán lẻ tại Việt Nam thấp hơn giá thị trường quốc tế dưới trợ cấp của Chính
phủ để hỗ trợ kinh doanh thương mại. Từ năm 2009, Chính phủ ngừng trợ cấp
giá xăng dầu và quản lý giá dựa theo chính sách mới là dựa trên giá thế giới.
Giá xăng hiện nay được quản lý theo giá dầu thế giới chứ không được tự do
định giá. Chính sách quy định như sau:
Tăng giá:
24

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy



Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

-

Khi giá thế giới tăng ít hơn 7%, các công ty trong nước được tăng giá nội địa

-

tương ứng.
Nếu mức tăng từ 7% đến 12%, doanh nghiệp có thể thêm 60% mức tăng vào giá

-

nội địa, 40% còn lại sẽ được chính phủ trợ giá.
Trường hợp tăng hơn 12%, Nhà nước sẽ quyết định giá nội địa.
Giảm giá:
Trong trường hợp giá thế giới giảm, các Công ty phải giảm giá bán lẻ tương
ứng với mức giảm của giá thế giới.
Cạnh tranh giá trong thị trường xăng dầu của Việt Nam không tồn tại do thiếu
các doanh nghiệp tham gia và có sự khác biệt đáng kể trong quy mô và khả
năng kinh doanh. Hiện nay, giá bán lẻ nhiên liệu ở Việt Nam thấp hơn so với

Thái Lan và Singapore nhờ vào trợ cấp của Chính phủ và giảm thuế.
2.2.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014
2.2.2.1. Tình hình kinh tế
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam phân theo các ngành
kinh tế giai đoạn 2000-2014
(Đơn vị: Tỷ USD)

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

GDP tổng
33,65
35,29
37,95
42,72
49,43
57,64
66,38
77,42
99,13
107,00
116,00
135,54

155,83
171,22
186,21
(Nguồn: www.worldbank.org)

25

SVTH: Đậu Thị Thanh Thủy


×