LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ nền kinh tế phát triển ở trình độ nào thì xăng luôn được coi là
mặt hàng chiến lược, mặt hàng thiết yếu. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ hiện nay thì con người đã tìm ra nhiều nguồn nhiên liệu mới tuy
nhiên chưa có nhiên liệu nào có khả năg thay thế xăng dầu do có trữ lượng lớn
va đem lại hiệu quả sử dụng cao. Trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, thành
Phố Hà Nội nói riêng xăng dâu la măt hàng co vị trí rất quan trọng . việc đảm
bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu xăng dầu cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt không
chỉ co ý nghĩa về kinh tế mà còn đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị. Việt Nam
hiện nay đang xuất khẩu dầu thô và phải nhập khẩu lượng rất lớn xăng dầu từ
thị trường bên ngoài do thiếu vốn và công nghệ. Trước những diễn biến phức
tạp của thị trường xăng dầu trên thế giới đã có tác động rất lớn tới hoạt động
sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước, điều này càng thể hiện tầm quan trọng
của nguồn nhiên liệu này. Vì vậy, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thành
phố Hà Nội không chỉ cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa
bàn thành phố mà còn định hướng được kế hoạch nhập khẩu và dự trữ xăng dầu
của các công ty nhập khẩu đầu mối nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh, và đây cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh
những chính sách vĩ mô cho phù hợp để ổn định kinh tế chính trị.
Chính những lý do trên đây em đã lựa chọn đề tài dự báo nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do sự hạn chế về mặt thời gian và số
liệu nên đề án chỉ dự báo trên địa bàn thành phố Hà Nội cũ (khi chưa có sự mở
rộng ).Đây cũng là măt hàng rất nhạy cảm, biến động rất phức tạp theo thị
trường thế giới nên thời gian dự báo chỉ tới Năm 2008_2009.
Do thời gian và trình độ có hạn nên đề án của em không thể tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý chân tình của thầy giáo.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo môn học PGS.TS Lê Huy Đức,
người đã hết sức tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
Đề án môn học
1
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
• Cầu thị trường:
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (tất cả các yếu
tố khác là không đổi). Như vậy, khi nói đến cầu chúng ta phảI hiểu hai yếu tố
cơ bản là khả năng mua và ý muôn sẵn sàng mua hàng hoá và dịch cụ thể đó.
Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là sự mong muốn và nguyện vọng vô hạn
của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thoả
mãn.
Một khái niệm quan trọng nữa đó là lượng cầu. Lượng cầu là lượng hàng
hoá và dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho
trong một thời gian nhất định.
Như vậy, ta nhận thấy cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá.
* Cầu là khả năng và nguyện vọng hàng hoá hoặc dịch vụ của người tiêu
dùng. Nó chỉ số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn có ở
mức giá hiện hành. Cầu sinh ra do nguyện vọng hưởng thụ vật chất của con
người và bị hạn chế bởi khả năng mua nhất định, do đó cầu là sự thống nhất
giữa khả năng và nguyện vọng. Cần phân biệt các khái niệm cầu sau đây:
* Cầu đối với hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng trả
tiền mua gọi là cầu hữu hiệu hay cầu thực sự. Nừu cầu chỉ là ý muốn có hàng
hoá và dịch vụ mà không có khả năng trả tiền gọi là cầu mong ước (nhu cầu).
* Cầu đối với hàng hoá mà có thể tăng lên hay giảm xuống theo sự thay
đổi giá cả của hàng hoá đó gọi là cầu co giãn. Ngược lại, cầu đối với một hàng
hoá không thể hoặc rất khó tăng lên hay giảm xuống khi giá cả hàng hoá hạ
xuống hay tăng lên gọi là cầu không co giãn.
* Cầu đối với một hàng hoá không phải vì trực tiếp cần nó mà để qua nó
có được hàng hoá khác mà người ta cần gọi là cầu gián tiếp .
Cầu đối với hai hàng hoá cần đươc sử dụng liền với nhau gọi là cầu liên
kết. Cầu đối với hai hay nhiều hàng hóa hoặc đối với những yếu tố sản xuất có
thể thay thế nhau được gọi là cầu thay thế.
Đề án môn học
2
* Cầu độc lập và cầu phụ thuộc. Cầu độc lập về một hàng hoá hay dịch vụ
nào đó mà nó xảy ra một cách riêng rẽ với cầu về hàng hoá và dịch vụ khác .
Ngược lại, cầu về hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà có liên hệ với cầu của hàng
hoá hay dịch vụ khác thì được gọi là cầu phụ thuộc .
Sự phụ thuộc có thể xảy ra khi cầu về hàng hoá này được nảy sinh từ một
hàng hoá khác (sự phụ thuộc dọc),hay khi hàng hoá này có liên quan theo một
cách nào đó tới hàng hoá khác (sự phụ thuộc ngang) . Chỉ có những cầu độc lập
thì mới cần đến dự báo, còn cầu phụ thuộc có thể tính toán được từ cầu độc lập
mà cầu phụ thuộc có quan hệ .
• Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu thị trường :
Lượng cầu hàng hoá hoặc dịc vụ mà người tiêu dùng muốn và có khả năng
mua phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
* Giá hàng hoá đó: hầu hết đối với các loại hàng hoá thì đây là yếu tố tác
động trực tiếp tới lượng tiêu dùng hang hoá. Giá cả tỷ lệ nghịch vớilương hàng
hoá được tiêu thụ. Khi giá tăng sẽ lam hạn chế mức tiêu dùng của người dân và
ngược lại giá giảm sẽ làm gia tăng mức tiêu dùng hàng hoá đó hơn.
* Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập là yếu tố quan trọng xác định
cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng cần nhiều hàng hoáhơn và ngược lại.
Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hoá cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu
hàng hoá sẽ khác nhau. Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên
được gọi là các hàng hoá thông thường, còn các hàng hoá mà cầu giảm đi khi
thu nhập tăng lên được gọi là hàng hoá thứ cấp.
*Giá cả của hàng hoá có liên quan:
Cầu đối với hàng hoá không chỉ phu thuộc vào giá của bản thân hàng hoá.
Nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hoá có liên quan gồm hai loại là hàng hoá
thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác,
hàng hoá bổ sung là hàng hoá sử dụng đồng thời với hàng hoá khác.
*Dân số :với mặt hàng mà hầu hết được người dân sử dụng rộng rãi thì
quy mô dân số tác động không nhỏ tới cầu thị trường của hàng hoá đó. Cầu
hàng hoá tăng khi dân số tăng.
*Thị hiếu: thị hiếu có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng. thị hiếu
là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ.
Đề án môn học
3
Không thể quan sát thị hiếu được , các nhà kinh tế thường giả định rằng thị hiếu
không thay đổi hoặc rất chậm chạp và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của
cầu .
*Các kỳ vọng: cầu đối với hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các
kỳ vọng (sự mong đợi ) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng
giá cả của hàng hoá nào đó sẽ giảm trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng
hoá của họ sẽ giảm xuống và ngược lại….các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập,
về thị hiếu, về số lượng người tiêu dùng….đều tác động tới cầu đối với hàng
hoá.
2. Phân tích mặt hàng dự báo :
• Đặc điểm của măt hàng xăng dầu :
Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu mang tính chiến lược đối với sự phát
triển của đất nước, thuộc độc quyền nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện
độc quyền của mình thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân đối nhu cầu
hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho
10 doanh nghiệp đầu mối; trong đó petrolimex được giao với khối lượng tương
ứng với thị phần 55-60%. Như vậy, petrolimex giữ vị trí thống lĩnh thị trường
xăng dầu nội địa. Vị trí quan trọng này do Nhà nước xác lập tương ứng với vai
trò chủ đạo của petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu cho sự phát triển kinh
tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị
trường nội địa và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước .
Xăng hiện nay chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho hầu hết các phương
tiện giao thông vận tải như ôtô, xe máy, máy bay, tàu thuyền, ngoài ra xăng còn
là nhiên liệu cho máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp .
• Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng xăng trên thị trường Hà
Nội và biến động của những nhân tố này trong thời gian vừa qua :
* Giá xăng: cũng như bất kỳ một mặt hàng nào thì giá cả của nó luôn là
mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. khoản tiền chi tiêu cho xăng dầu của
mỗi gia đình là không nhỏ trong tổng chi tiêu của họ. chỉ trong khoảng thời gian
rất ngắn mà sự tăng giá của xăng là rất lớn ,đỉnh điểm trong thời gian qua có lúc
lên tới 19000đ/lít (do giá dầu trên thế giới tăng cao ). Chính phủ cũng đã giảm
Đề án môn học
4
thuế nhập khẩu xăng xuống 0% và không thể tiếp tục bù lỗ cho mặt hàng xăng
đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu nên đã cho phép tăng giá xăng như quyết định của bộ Thương Mại
.Việc này có ảnh hưởng tới đời sống nhân dân và các hoạt động sản xuất kinh
doanh, kéo theo sự tăng giá của rất nhiều mặt hàng khác và có thể dẫn tới tình
trạng lạm phát. Điều này cho thấy hệ thống cung cấp các nhiên liệu khác thay
thế xăng chưa phát triển ,hơn nữa đây là mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu đi
lại của người dân, việc tăng giá chỉ làm cho người dân sử dung tiết kiệm hơn va
họ phải chi tiêu nhiều hơn cho tiền xăng chứ không tác động nhiều tới cầu xăng
dầu .
* Tổng thu nhập GDP của thành phố :
Thu nhập là yếu tố quyết định tới khả năng thanh toán của người tiêu
dùng. Ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỏng thu nhập GDP để đánh giá thu nhập cũng
như mức sống của người dân có ảnh hưởng như thế nào tới cầu thị trường.
Năm Dân số (1000 người) GDP(triệu đồng) Thu nhập/người
1995 2230.1 12021365 5390.905
1996 2285.4 13581920 5942.907
1997 2356.5 15291945 6489.262
1998 2553.7 17128332 6707.261
1999 2688.0 18287510 6803.389
2000 2737.3 19999181 7306.171
2001 2790.8 22003990 7884.474
2002 2847.1 24653815 8659.273
2003 3055.3 27390900 8965.044
2004 3101.0 30436768 9815.146
2005 3199.2 33571755 10493.797
2006 3261.9 37318363 11440.683
2007 3400.0 41609975 12238.228
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội)
Với vai trò trung tâm kinh tế chính trị văn hoá xã hội của cả nước, Hà Nội
đã đạt
Được những thành tựu quan trọng , kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ
cao. So với năm 1995 thì GDP Năm 2007 tăng gấp 3,46 lần, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo chiến lược phát
Đề án môn học
5
triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội thì phấn đấu năm 2008 đạt tốc độ
tăng GDP là khoảng từ 12,5 – 13% , hứa hẹn năm 2008 này là năm kinh tế tăng
trưởng cao.Thu nhập thực tế của người dân đều đảm bảo các nhu cầu thiết yếu,
có khả năng mua sắm các tài sản lâu bền có giá trị lớn như: ôtô, xe máy. Đây
cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cầu mặt hàng xăng tăng bởi đây là đối tượng
tiêu thụ chủ yếu xăng trên địa bàn thành phố. Như vậy thu nhập tăng sẽ làm
tăng cầu thị trường về mặt hàng xăng bởi nó không những tác động trực tiếp
làm tăng chi phí trung bình của người tiêu dùng trên một xe mà còn tác động
gián tiếp làm gia tăng số lượng các phương tiện giao thông trên địa bàn thành
phố .
* Số lượng các loại phương tiện giao thông sử dụng xăng
Cùng với sự tăng nhanh về thu nhập và dân số trên địa bàn thành phố
những năm qua dẫn tới nhu cầu đi lại và tốc độ gia tăng về số lượng giao thông
cá nhân và công cộng tăng theo .
Bên cạnh thông tư 01 vừa nới lỏng, thời gian gần đây, các hãng xe có
chương trình khuyến mãi giảm giá bán ,thuế nhập khẩu xe giảm khiến cho thị
trường xe máy ngày càng sôi động hơn. Dự báo, thị trường xe máy và đăng ký
xe mới còn tiếp tục tăng trong thời gian gần đây do thông tư 01 mới ban hành
nên nhiều người chưa biết. Bên cạnh đó, không chỉ tính người ngoại tỉnh
thường trú tại Hà Nội có nhu cầu sở hữu xe chính chủ mà lượng người sẽ trụ lại
thủ đô làm việc rất nhiều, tác động tới lượng xe mới đăng ký biển Hà Thành .
Hiện nay, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu chưa có phương
tiện thay thế phù hợp bởi sự linh động của nó : tốc độ nhanh, di chuyển thuận
tiện, rất cơ động. Với mức thu nhập hiện nay người dân chưa có khả năng mua
ôtô riêng nhiều , taxi thì rất tốn kém, xe đạp tuy gọn nhẹ nhưng tốc độ di
chuyển chậm, còn hệ thống xe buýt mặc dù đã phát triển khá hiện đại tuy nhiên
mất nhiều thời gian chờ đợi và không thuận tiện khi phải di chuyển nhiều. Vì
vậy, trong nhừng năm tới đây xe máy vẫn sẽ là phương tiện chủ yếu, là đối
tượng tiêu thụ xăng chủ yếu. Tốc độ tăng về mặt hàng xăng sẽ tỉ lệ thuận với
tốc độ tăng của phương tiện giao thông này. Như vây, ôtô xe máy sẽ là các nhân
tố được đưa vào mô hình để dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong những năm
tới đây .
* Về các loại nhiên liệu thay thế :
Hiện nay, trên thế giới có hai loại nhiên liệu thay thế xăng phổ biến đó là:
diezen và các loại nhiên liệu sạch. Diezen là loại nhiên liệu đang được sử dụng
Đề án môn học
6
phổ biến , có mạng lưới cung cấp thuận tiện trong tất cả cửa hàng xăng dầu nào
cũng đều có cả hai sản phẩm này. Ngoài ra, các loại nhiên liệu sạch hiện đang
rất được quan tâm của các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị kinh doanh
.Các loại nhiên liệu sạch được sử dụng chủ yếu hiện nay là: khí hoá lỏng LPG,
metanol, etanol, diezen sinh học, khí tự nhiên. Trong đó, khí hoá lỏng LPG là
nhiên liệu đốt sạch, rẻ và sẵn có ở nhiều nơi trên thế giới hiện đang rất được
quan tâm sử dụng tại các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội . Trong tương lai
không xa thì hệ thống xe buýt Hà Nội cũng sẽ chuyển sang sử dụng loại nhiên
liệu này .Hạn chế của loại nhiên liệu LPG này là hệ thống cung cấp nhiên liệu,
sự xuất hiện của loại nhiên liệu này sẽ chưa có tác động đáng kể tới nhu cầ về
xăng. Việc dự báo xăng trong tương lai phải xem xét tới mức độ ưa thích và sử
dụng LPG của những người sử dụng ôtô .
* Ngoài ra, còn các yêu tố khác tác động tới cầu xăng dầu :
+) Sự phát triển của dịch vụ vận tải hành khách công cộng :
Năm 1998, chính phủ đã quyết định đầu tư cho vân tải hành khách công
cộng ở thành phố Hà Nội. Có thể thấy phương tiện văn minh này đang chiếm
được lòng tin của khách hàng. Xe buýt phát triển tốt sẽ dẫn tới sự giảm bớt tốc
độ tăng các phương tiện giao thông cá nhân , tác động tới nhu cầu mua xe củ
những người chưa có xe. Hệ thống xe buýt hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng nhiên
liệu diezen nên không làm tăng cầu xăng trên thị trường ,tuy nhiên nó lại tác
động tới lương lưu thông xe máy nên sẽ giảm tốc độ tăng lượng xăng tiêu thụ
trên thị trường .
+) Các phương tiện qua lại trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Hàng ngày, có một lưu lượng xe cộ qua lại trên địa bàn. Việc dự báo nhu
cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn Hà Nội phải tính tới cả tiêu thụ nhiên liệu của
các phương tiện vãng lai .Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, số liệu không
thể thống kê hết lưu lượng qua lại của các phương tiện giao thông ngoại tỉnh
nên trong bài sẽ không đề cập tới và coi đó là yếu tố cố định .
+) Sự phát triển mạng lưới giao thông thành phố
Trong những năm gần đây, kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị trên địa bàn
thành phố có một số tiến bộ, bộ mặt thủ đô đã có những thay đổi khang trang
hiện đại hơn. Bên cạnh cơ sở hạ tầng nội đô, rất nhiều đường cao tốc ,đường
quốc lộ lớn hướng từ thành phố tới các tỉnh lân cận dã được xây dựng. Điều này
Đề án môn học
7
đã tác động không nhỏ tới lưu lượng hoạt động của các loại phương tiện giao
thông. Tư đó làm tăng cầu xăng dầu trên địa bàn thành phố .
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố tác động tới cầu thị trường xăng dầu Hà Nội.
Có những nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở các khía cạnh khác nhau
cũng như ở các mức độ khác nhau. Nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng lớn tới
cầu xăng dầu là: giá xăng, thu nhập cua người tiêu dùng (GDP) và số lượng ôtô
xe máy .
Đề án môn học
8
PHẦN II : PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, LỰA CHỌN MÔ HÌNH, DỰ BÁO
1. Thực trạng tiêu thụ, xu hướng biến động xăng trên địa bàn thành phố
Hà Nội:
Lượng tiêu thụ xăng của thành phố Hà Nội từ Năm 1990 _ 2007
(Đơn vị: triệu lít)
Năm Lượng tiêu thụ Năm Lượng tiêu thụ
1990 113,520 1999 144,848
1991 114,758 2000 172,472
1992 119,143 2001 187,797
1993 124,010 2002 212,158
1994 124,083 2003 226,954
1995 135,040 2004 227.832
1996 144,684 2005 239.311
1997 159,845 2006 246.899
1998 151,754 2007 250.818
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, lượng tiêu thụ xăng trên địa bàn Hà Nội đều
tăng qua các năm ,tuy nhiên năm 1998, 1999 do xảy ra cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ trong khu vực nên lượng tiêu thụ xăng co phần giảm đi. Tốc độ
tăng qua các năm là không đều: thời kì 1990_1997 tốc độ tăng bình quân là
5,08 %. Thời kì 2000_2003 tốc độ tăng là 7,1 %, thời kì những năm gần đây
2004_2007 tốc độ tăng là 2.41 %.
Với nền kinh tế ổn định, không có biến động thì trong những năm tới đây
xu thế cầu xăng sẽ tiếp tục tăng lên .
2. Tiếp cận các phương pháp dự báo:
Trên cơ sở cầu thị trường, chính phủ và các nhà sản xuất kinh doanh tính
toán khả năng sản xuất của nền kinh tế, của doanh nghiệp và chi phí sản xuất
Đề án môn học
9
kinh doanh tương ứng, để lựa chọn và quyết định sản xuất và cung ứng cái mà
thị trường cần để có thể đạt được lợi nhuận tối đa.
Chính vì vậy, các nhà kinh tế rất quan tâm đến cầu về sản phẩm của mình
trên thị trường để lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cũng như hoạch định các giải
pháp và phương hướng phát triển.
Cầu thị trường thường được tính toán dựa trên các phương pháp sau:
• Kỹ thuật định tính: phân tích định tính là dựa vào khái niệm, phạm trù
và qui luật kinh tế thông qua phép trừu tượng hoá khoa học để làm rõ bản chất
kinh tế của đối tượng dự báo.
Các mô hình định tính thường rất khó xác định, khó định nghĩa bởi vì
không có mô hình nào hoặc phương pháp cụ thể nào để mô tả. Nguồn gốc của
nó rất khó thấy được, mà phần lớn mang tính chủ quan. Thông thường phương
pháp định tính dựa vào việc lấy ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn sâu
trong lĩnh vực dự báo và có một kiến thức liên nghành rất tổng hợp. Người
tham gia dự báo sẽ xem xét số liêụ sẵn có, thu thập lời khuyên của các chuyên
gia và sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá để đưa ra ý kiến dự báo.
Nội dung của phương pháp dự báo định tính bao gồm những vấn đề chủ
yếu sau:
Thu thập các thông tin số liệu. Người làm dự báo cần thu thập thông tin số
liệu về mối liên hệ giữa lượng bán của đơn vị với sự biến động của các chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp nhất định nào đó theo thời gian .
Phân tích các số liệu đã thu thập được. Cần phải phân tích các số liệu đã
thu thập đươc để tìm ra những mối quan hệ giữa lượng bán ra với các yếu tố
khác. các tác nhân này sẽ được đánh số theo thứ tự quan trọng củu nó đối với
cầu.
Sử dụng lời khuyên của chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố
đã tìm ra ở trên tới cầu về hàng hoá của đơn vị.
Tổng hợp và đưa ra các đánh giá dự báo.
Nhìn chung phương pháp này phức tạp, tốn kém vì vậy kỹ thuật dự báo
định tính cần đươc kết hợp và bổ sung bằng các phương pháp phân tích định
lượng phù hợp với các vấn đề tổng hợp mang tính chất liên nghành hơn.
• Dự báo bằng phương pháp định mức ( áp dụng cho từng nhóm hàng)
Đề án môn học
10
Các định mức về tiêu dùng cũng như về nhu cầu có thể phản ánh chính xác
tình trạng tiêu dùng của dân cư. Người ta thường chia ra hai loại: Định mức tiêu
dùng hàng thực phẩm và định mức tiêu dùng hàng hoá có giá trị hoặc lâu bền.
Các định mức tiêu dùng thực tế được điều tra xác định một cách thực tế trên
những mẫu điều tra ngẫu nhiên có tính đại diện cao.
Công thức đơn giản để dự báo là:
Số lượng cầu = Định mức tiêu dùng* Số lượng đối tượng tiêu dùng.
Theo công thức này để dự báo được lượng cầu cần dự báo định mức tiêu
dùng và số lượng đối tượng tiêu dùng trong tương lai. Trong trường hợp này số
lượng đối tượng tiêu dùng cần dự báo là số lượng phương tiện giao thông có sử
dụng xăng làm nhiên liệu gồm hai loại chủ yếu là ôtô và xe máy. Đối tượng này
chúng ta có thể dự báo được, còn chỉ tiêu định mức tiêu dùng hiện nay chưa có
số liệu thống kê nên nếu chúng ta sử dụng phương pháp này thì cần tiến hành
điều tra định mức tiêu thụ nhiên liệu của ôtô và xe máy. Nhưng do hạn chế về
tài chính, nguồn nhân lực và thời gian nên sử dụng phương pháp này la không
hợp lý.
• Dự báo cầu bằng hệ số co dãn
Một trong những đặc trưng quan trọng của cầu là tính co dãn của nó. Để
lượng hoá tính co dãn người ta đưa vào khái niệm hệ số co dãn của cầu theo các
nhân tố ảnh hưởng ( giá, thu nhập và giá cả hàng hoá có liên quan ) . Hệ số co
giãn cho biết cầu sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm khi có 1 % thay đổi của một
yếu tố nào đó trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Lợi dụng ý nghĩa
của hệ số co dãn có thể dự báo cầu trong tương lai theo sự thay đổi của nhân tố .
Trình tự dự báo cầu bằng hệ số co dãn có thể mô tả đơn giản theo các bước
sau:
Bước 1: Thu thập số liệu thống kê về cầu (Y) và nhân tố ảnh hưởng (X
i
)
chẳng hạn như giá, thu nhập hay giá cả của hàng hoá liên quan theo thời gian.
Bước 2: Tính hệ số co dãn của cầu theo các yếu tố.
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của hệ số co dãn trong thời kỳ dự
báo và tính giá trị hệ số co dãn ở năm dự báo .
Bước 4: Dự báo cầu trên cơ sở hệ số co dãn đã dự báo và mức thay đổi của
nhân tố .
Tính hệ số co dãn theo công thức :
e = d(Q)/d(Y) * Y/Q
Đề án môn học
11
Xu thế của hệ số co dãn có dạng:
E
t
=a + b*t
• Xây dựng mô hình đa nhân tố bằng phương pháp hồi quy: Phân tích hồi
quy là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều
biến độc lập.
Vấn đề mấu chốt trong phân tích hồi quy là sự phụ thuộc thống kê của biến
phụ thuộc vào một hay nhiều biến giải thích . Biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu
nhiên, có phân bố xác suất. Các biến giải thích thì giá trị của chúng đã biết.
Biến phụ thuộc là ngẫu nhiên vì có vô vàn nhân tố tác đọng đến nó mà trong mô
hình ta không đề cập được. Xong với mỗi giá trị đã biết của biến độc lập có thể
có nhiều giá trị khác nhau của biến phụ thuộc. Trong quan hệ hàm số các biến
không phải là ngẫu nhiên, ứng với mỗi giá trị của biến độc lập có một giá trị
của biến phụ thuộc, phân tích hồi quy không quan tâm đến quan hệ hàm số .
Để mô tả hàm cầu có thể chọn dạng tuyến tính hoặc phi tuyến tính.
Phương pháp phân tích hồi quy có thể được sử dụng vào ước lượng hàm cầu về
một hàng hoá, dịch vụ nào đó hay tổng cầu của nền kinh tế nói chung ( Cỗu
hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cả của hàng hoá đó,
thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của hàng hoá liên quan, giá cả tương lai,
thị hiếu tiêu dùng….) Việc ước lượng hàm cầu dựa vào số liệu thống kê điều tra
được từ lượng bán hàng theo thời gian.
• Ngoài các phương pháp đặc thù trên đây, có thể tiến hành dự báo cầu về
hàng hoá và dịch vụ theo một số phương pháp khác như là: dự báo băng ngoại
suy xu thế, mô hình san mũ, mô hình biến động mùa, dự báo bằng mô hình kinh
tế lượng….
3. Thu thập, xử lý sơ bộ thông tin dữ kiệu cho mô hình:
• Xây dựng mô hình dự báo (Sử dụng mô hình đa nhân tố)
Dạng mô hình nhân tố dơn giản và khá thông dụng là mô hình tuyến tính
có dạng sau:
Y= a + b.X
1
+ c.X
2
+d.X
3
+…. + U
t
Công việc đầu tiên là đánh giá, phân tích và xác định nhân tố ảnh hưởng sẽ
đưa vào mô hình dự báo: theo phân tích mặt hàng xăng trên, ta có thể thấy các
nhân tố chủ yếu tác động tới thị trường xăng là :giá xăng, GDP, số lượng ôtô, xe
máy.
Đề án môn học
12