Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phcus Yên – tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.92 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO VÀ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

______________________________

SÁI CÔNG HỒNG

XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN THCS ÁP DỤNG
THÍ ĐIỂM TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành : Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
Mã ngành : Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thanh

Hà Nội - 2008


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

4

I. Lí do chọn đề tài

4


II. Mục đích nghiên cứu

9

III. Câu hỏi nghiên cứu

10

IV. Phương pháp nghiên cứu

10

V. Đối tượng nghiên cứu

11

VI. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

11

VII. Thời gian nghiên cứu

11

VIII. Cấu trúc của luận văn

11

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN


12

1.1. Các quan niệm về chất lượng giáo dục

12

1.2. Đánh giá chất lượng giá giảng dạy

17

1.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy cho giáo viên

43

THCS
Chƣơng 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐO

44

2.1. Nội dung các tiêu chí và xây dựng các chỉ số cho mỗi tiêu chí

44

2.2. Phương pháp thu thập thông tin về đánh giá chất lượng giảng dạy

51

2.3. Qui trình thu thập số liệu

51


Chƣơng 3: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ

59

3.1. Số liệu tiến hành điều tra

59

3.2. Kết quả số lượng giáo viên điều tra sau khi xử lý thô

60

3.3. Phân tích số liệu điều tra

60

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

PHỤ LỤC

89

1



MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Bối cảnh chung của giáo dục Việt Nam
Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nói
riêng ngày càng được nhiều nhà giáo dục, quản lý, nghiên cứu và xã hội quan
tâm. Trên các diễn đàn chính trị, trong các hội thảo khoa học, trên các phương
tiện thông tin đại chúng có không ít những cuộc tranh luận về chất lượng giáo
dục hiện nay ở nước ta, nhiều người đã cố gắng đưa ra những lý giải, đề xuất
những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảng, Nhà nước và Ngành GD-ĐT, bằng những chủ trương và biện
pháp cụ thể, đang phấn đấu cho một nền giáo dục có chất lượng tốt nhằm đạt
được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Trong các văn bản ký kết với các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã cam kết phấn
đấu từng bước phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh những chủ trương và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, đổi mới quản lý chất lượng giáo dục là một giải pháp được đặc biệt
quan tâm. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông, giữa các cấp học và bậc
học khác, luôn giữ vị trí hết sức quan trọng vì chất lượng giáo dục trung học
phổ thông sẽ quyết định chất lượng sinh viên vào học đại học, cao đẳng, giáo
dục chuyên nghiệp và chất lượng của lực lượng lao động có trình độ sau trung
học phổ thông. Mặt khác, chất lượng giáo dục trung học phổ thông là một
trong những yếu tố quan trọng để nâng cao kỹ năng sống cho thế hệ trẻ bước
vào đời. Điều đó cũng sẽ giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế và
khu vực, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước khác trong
khu vực và trên thế giới.

2



Từ năm 2001, sau khi "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010"
được ban hành, nhiệm vụ “xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất
lượng ở mọi cấp học, bậc học và hình thức đào tạo” trở nên rất cấp bách. Đây
là văn bản qui phạm pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm kiểm định chất lượng
ở mọi cấp học, bậc học. Tuy còn có những ý kiến khác nhau, nhưng đã được
định hình nội hàm của nó bằng văn bản số 4778/QĐ-BGD-ĐT-TCCB của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08 tháng 9 năm 2003 về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng.
Theo văn bản này, kiểm định chất lượng giáo dục của các cấp học, bậc học và
trình độ đào tạo bao gồm:
- Đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và
giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên;
- Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trung học
chuyên nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học;
- Công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu
chuẩn chất lượng.
Ở nhiều nước trên thế giới, đánh giá chất lượng giáo dục là hoạt động
đồng hành với công tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Đánh giá chất lượng
được sử dụng vào các mục đích: giám sát quá trình dạy và học, dự đoán các
kết quả đào tạo hay nhằm cải tiến chất lượng giáo dục.
Đánh giá chất lượng giáo dục có nhiều nội dung khác nhau, trong đó
có đánh giá chất lượng sản phẩm giáo dục. Sản phẩm giáo dục ở đây là các
phẩm chất có được của học sinh như đạo đức, kiến thức, kỹ năng, thể lực,
thẩm mỹ v.v. Các hoạt động đánh giá của nhiều nước thường tập trung vào
đánh giá kiến thức, kỹ năng và tư cách đạo đức của học sinh, thông thường ở
cuối cấp trong phạm vi cả nước hoặc tiểu bang theo các chuẩn mực qui định.
Các hoạt động đánh giá này rất phổ biến ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia.

3



Nhiều nước còn tiến hành đánh giá chất lượng học sinh ở các lớp giữa các cấp
học để giám sát chất lượng dạy và học và nhằm đưa ra những biện pháp can
thiệp kịp thời (Ví dụ: Bang New South Wales, Australia, Mỹ v.v).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm giáo dục chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lượng nhà trường như chất
lượng của đội ngũ giáo viên; các hoạt động giáo dục diễn ra trong lớp học, và
môi trường chung lành mạnh trong nhà trường. Yếu tố chất lượng nhà trường
thường được gọi là yếu tố đảm bảo chất lượng.
Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên được sử dụng khá phổ biến ở
nhiều nước. Khác với hệ thống thanh tra có thể tiến hành đánh giá từng giáo
viên thông qua năng lực giảng dạy của họ, đánh giá chất lượng giáo viên
nhằm tập trung mô tả thực trạng chung của toàn bộ đội ngũ giáo viên của nhà
trường, của hệ thống, qua đó cung cấp các thông tin để cấp có thẩm quyền
đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng nhà trường được nâng cao
khi đội ngũ giáo viên của nhà trường có kỹ năng chuyên môn cao, được giảng
dạy trong lĩnh vực họ được đào tạo, có kinh nghiệm, nhiệt tình, và định kỳ
được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Chất lượng của các hoạt động trong lớp học được cấu thành từ chất
lượng của chương trình, phương pháp giảng dạy, tư liệu học tập và thiết bị,
kiểm tra và đánh giá trong lớp học và kể cả thái độ học tập của học sinh. Học
sinh sẽ tiếp thu được tốt hơn khi chương trình được thiết kế một cách khoa
học và phù hợp với người học. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những học
sinh lớp dưới thường học tốt hơn trong các lớp học không quá đông học sinh.
Các yếu tố đặc trưng cho mỗi trường phổ thông thường được thể hiện
qua sự lãnh đạo của hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường, mục tiêu của
nhà trường, tập thể chuyên môn, kỷ luật và môi trường học tập. Các yếu tố


4


đặc trưng của nhà trường không có tác động trực tiếp đến học sinh nhưng nó
có những ảnh hưởng gián tiếp một cách đáng kể đến người học thông qua
giáo viên và lớp học.
2. Vấn đề đặt ra về chất lƣợng giảng dạy của giáo viên phổ thông hiện
nay ở Việt Nam.
Dạy học được xác định như một nỗ lực để giúp một người nào đó có
được hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến thức và các ý tưởng. Giáo dục được
dùng với ngụ ý cung cấp cho người học những cơ hội để người học có thể
phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng của kiến thức, sự hiểu biết cũng như
niềm tin vào các giá trị. Nói cách khác, nhiệm vụ của người giáo viên là tạo ra
hoặc gây ảnh hưởng để có thể dẫn tới một sự thay đổi về hành vi mong muốn.
2.1. Vai trò của người giáo viên
Người giáo viên cần có hiểu biết sâu sắc về mục tiêu giáo dục và bối
cảnh xã hội giáo dục, về nội dung kiến thức, về phương pháp sư phạm, về học
sinh và đặc điểm tâm lý học sinh, có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để làm
cho bài giảng sống động và hấp dẫn đối với học sinh. Bên cạnh đó, các nỗ lực
của giáo viên coi mình là một thành viên của lớp học giúp học sinh hình
thành những kỉ niệm tốt đẹp về lớp học.
Ở ngoài lớp học, người giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng. Các
cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngoài lề, ở nhà ăn hoặc sân chơi thể thao giúp giáo
viên có thêm thông tin về tính cách của học sinh. Ở một chừng mực nào đó,
bài giảng trên lớp của giáo viên phản ánh đúng nội tâm của người đó. Có thể
học sinh sẽ quên nội dung của bài giảng, nhưng chúng vẫn còn nhớ những cái
tốt cũng như những cái chưa tốt của giáo viên như tính nhân hậu, quan tâm
chăm sóc hay thờ ơ lãnh đạm, không trách nhiệm trong công việc.
2.2. Các thách thức đặt ra với người giáo viên.
Trong thời kỳ hiện nay, những xu hướng đổi mới giáo dục đã quyết


5


định tới sự đổi thay chức năng của người giáo viên :
- Xu hướng đảm nhiệm nhiều chức năng hơn trong quá trình dạy học,
đảm nhiệm trách nhiệm cao hơn trong việc xác định và lựa chọn, thiết kế nội
dung dạy học;
- Xu hướng chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang
việc coi trọng hơn tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa các nguồn
lực học tập ở địa phương;
- Xu hướng cá biệt hoá việc học tập của học sinh, thay đổi cấu trúc của
mối quan hệ giáo viên - học sinh;
- Xu hướng sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến các phương tiện kỹ
thuật, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy học;
- Xu hướng tăng cường sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên
khác trong trường, thay đổi mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
- Xu hướng tăng cường sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên
khác trong trường, thay đổi mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
- Xu hướng tăng cường và thay đổi mối quan hệ cùng cách làm việc
với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội, tích cực tham gia vào đời sống của
cộng đồng nơi trường đóng;
- Xu hướng không chỉ giới hạn ở hoạt động dạy học và giáo dục mà
mở rộng phạm vi các hoạt động trong nhà trường;
- Xu hướng thừa nhận sự giảm sút của uy tín truyền thống người giáo
viên đối với học sinh, xây dựng một dạng uy tín khác;
Chính vì những lí do trên mà việc đánh giá thực trạng về chất lượng
giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trường phổ thông nói chung và các
trường THCS nói riêng nhằm phát triển tiệm cận với xu thế phát triển của các
nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những vấn đề mang tính cấp

bách trong giáo dục.

6


Đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, chất lượng đội ngũ giáo viên phổ
thông mà cụ thể hơn là đội ngũ giáo viên THCS còn có nhiều huyện, thị chưa
đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy. Chính vì
vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng
giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc” để góp phần vào việc triển khai đánh giá chất lượng giảng dạy
của giáo viên THCS các trường trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với mong muốn
phát huy những điểm mạnh, hạn chế, khắc phúc những tồn tại, tạo tiền đề cho
giáo dục Vĩnh phúc phát triển mang tính bền vững.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS và tiến hành đánh giá thử
nghiệm để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, đồng
thời tạo cở sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy giáo
viên THPT.
Tiền đề nghiên cứu thứ nhất: Chất lượng giảng dạy ở trường THCS có
thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố liên quan đến chất lượng đội ngũ giáo
viên như số lượng, cơ cấu, trình độ, kiến thức, kỹ năng và phương pháp sư
phạm, sự tâm huyết với nghề giáo.
Chất lượng giảng dạy đồng thời còn chịu ảnh hưởng của một số yếu
tố như học sinh, chương trình, các dịch vụ hành chính và hệ thống quản lý
chất lượng v.v cho nên chất lượng đội ngũ giáo viên chỉ giải thích được một
phần chất lượng giảng dạy ở trường THCS.
Tiền đề nghiên cứu thứ hai: Chất lượng đội ngũ giáo viên có thể được

đo lường bằng một loạt các chỉ số và cấu trúc. Đo lường chất lượng đội ngũ
giáo viên có thể được thực hiện thông qua các chỉ số như số lượng, cơ cấu,
trình độ, kiến thức, kỹ năng và phương pháp sư phạm, sự tâm huyết với nghề

7


giáo của giáo viên và thông qua các chỉ số về chất lượng giảng dạy như mức
độ hài lòng của học sinh trong quá trình học tập, uy tín đối với đồng nghiệp
và mức độ tín nhiệm của lãnh đạo chuyên môn trực tiếp, tỉ lệ kết quả học tập
của học sinh.
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ
giáo viên THCS giúp cho các giáo viên có một mức chuẩn để phấn đấu nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy của chính từng giáo viên trong các trường THCS.
Câu hỏi nghiên cứu: Chất lượng giảng dạy của của đội ngũ giáo viên
THCS có thể đánh giá bằng những tiêu chí nào? Chất lượng giảng dạy của đội
ngũ giáo viên ở các trường trong thị xã Phúc Yên hiện nay như thế nào? có
khác biệt lớn không? Những giải pháp nào có thể nâng chất lượng giảng dạy
của đội ngũ giáo viên của các trường trong thị xã Phúc Yên?
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở các tài liệu, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong
nước có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quát hoá
(Nghiên cứu hồ sơ văn bản). Đồng thời, từ những kết quả khảo sát sẽ tiến
hành nghiên cứu định tính và định lượng để đưa ra những kết luận, kiến nghị
và giải pháp.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, văn bản và thu thập số liệu sẽ
kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp chuyên gia, phương

pháp phỏng vấn, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan sát,
phương pháp khảo sát điều tra.
3. Các công cụ sau đƣợc sử dụng để nghiên cứu
- Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu;

8


- Bộ phiếu bán cấu trúc để phỏng vấn, quan sát;
- Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu: QUEST, SPSS .
V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Bộ tiêu chí đánh giá chất lưọng giảng dạy của giáo viên THCS.
VI. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS thí điểm trên địa bàn thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
VII.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian triển khai nghiên cứu: dự kiến sẽ nghiên cứu trong 10 tháng
từ tháng 10/2007 đến 8/2008.
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.

Phần mở đầu

2.

Chương 1 : Tổng quan và cơ sở lí luận

3.


Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu

4.

Chương 3 : Kết quả khảo sát đánh giá

5.

Kết luận, kiến nghị và giải pháp

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Các chiến lược để dạy học có hiệu quả - Allan C. Onstein – Loyola
University of Chicago.
2. Chất lượng giáo dục : Những vấn đề lí luạn và thực tiễn- Nguyễn Hữu
Châu (2008).
3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và đánh giá chất lượng giáo
dục. Mã số: B2004.CLGD-01 Viện chiến lược và chương trình giáo dục,
tháng 8 năm 2006.
4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Tài liêu thí điểm -Bộ GD-ĐT 2008).
5. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Kiểm định chất lượng trong GD ĐH,
NXB Quốc gia Hà Nội 2002.
6. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong
kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Sinh Huy & Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXB
Giáo dục 1999.
8. Đánh giá chất lượng giáo dục-Nôi dung-Phương pháp- Kỹ thuật - Trần

Thị Bích Liễu (2008).
8. Nguyễn Công Khanh, Đánh giá và Đo lường trong khoa học xã hội,
NXB Chính trị Quốc gia 2004.
9. Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia 2005
10. Lê Đức Ngọc (biên tập), Đo lường và Đánh giá thành quả học tập
2005.
11. Lê Đức Ngọc, Bài giảng: “Đo lường và Đánh giá trong giáo dục”

10


2003.
12. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và Đo lường thành quả học tập (Tập
2), Trường ĐHTH TP HCM xuất bản, 1998.
13. Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, NXB Đại học
Quốc gia 2007.
14. Phạm Xuân Thanh, Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong
các trường đào tạo giáo viên, Tạp chí giáo dục số 98, 2004.
15. Phạm Xuân Thanh. Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng GD
ĐH. Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo chất lượng Giáo dục đại học” Đại học
Quốc gia Hà Nội 2006
16. Phạm Xuân Thanh, Quality of Postgraduate Training in Vietnam:
Definition, Criteria and Mesurement scales. Master Thesis. University
of Melbourne 2000. (Chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam: Định
nghĩa, tiêu chí và thang đo. Luận văn thạc sĩ. Đại học Melbourne.
2000).
17. Tạp chí giáo dục các số xuất bản năm 2004, 2005, 2006.
18. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo & nghiên cứu phát triển giáo
dục ĐHQG Hà Nội, 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm
bảo chất lượng đào tạo đại học 2001.

Tiếng Anh
19. Owen J. M., Rogers P. J. (1999). Program Evaluation: Forms and
Approaches. 2nd edition. Allen & Unwin.
20. Silva Roncelli-Vaupot (2000). Leading for quality. Retrieved March
17, 2005 from the World Wide Web:
/>21. Scheerens (2002). Educational Monitoring and evaluation.
22. Australian Universities Quality Agency. (2002). AUQA Glossary.

11


Retrieved October 17, 2000 from the World Wide Web:
/>23. Bureau of Higher Education Standard. (2002). Thailand’s Learning
Experiences on QA. Bangkok, Ministry of University Affairs.
24. Burrows, A. & Harvey, L. (1993). Defining quality in higher
education – the stakeholder approach. In M. Shaw & E. Roper
(Eds.). Quality in Education and Training (pp. 44-50). London:
Kogan Page.Harvey vµ Green (1993).
25. Council for Higher Education Accreditation. (2001). Glossary of
Key Terms in Quality Assurance and Accreditation. Retrieved
October 17, 2000 from the World Wide Web:
/>26. Len M. P. (2005). Capacity Buiding in Higher Education and
Quality Assurance in the Asia Pacific Region. Paper presented on
Asia Pacific Quality Network Meeting, 1 February 2005 in
Hongkong.
27. Tadjudin, M. K. (2001). Establishing a Quality Assurance System in
Indonesia. In International Higher Education, Number 25, Fall 2001
/>28.Good Teaching Is Good Teaching: An Emerging Set of Guiding
Principles and Practices for the Design and Development of
Distance Education by Lawrence C. Ragan .

29. Good teachings effective departments Findings from a HMT survey
of subjiect in secondary schools, 2000/2001 HMT 337.

12



×