Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Tác động của cấu trúc sở hữu đen mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 130 trang )

|LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác Động Của cấu Trúc Sở Hữu Đen Mức Độ
Công Bố Thông Tin Tự Nguyện Trên Báo Cáo Thường Niên Của Các Công Ty
Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam” là kết quả quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Anh Hiền. Tất cả những nội dung được kể thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác
đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu
tham khảo.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017
Học viên

Lê Thị Minh Duyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ
BÌA LỜI CAM
ĐOAN MỤC
LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIÊU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ sơ ĐỒ

5.3.1.

DANH MUC TÀI LIÊU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẼT TẢT
Từ viết tắt
Nội dung


BGĐ
Ban Giám Đốc
CBTT
Công bố thông tin
CQ
Chính quyền
CTCP
Công ty cố phần
CTNY
Công ty niêm yết
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
HĐQT
Hội đồng quản trị
HNX
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh
HSX
Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
HĐQT
Hội đồng quản trị
NCC
Nhà cung cấp
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
SH

Sở hữu
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK
Thị trường chứng khoán
UBCKNN
Uỷ ban chứng khoán nhà nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẺ VÀ sơ ĐỒ


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã vượt
qua nhiều thách thức để trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế,
giúp cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn đế đầu tư phát triến
và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo UBCKNN, tống giá trị vốn huy
động qua TTCK từ khi hình thành cho đến nay đã đạt trên 2 triệu tỷ đồng
(trong đó giai đoạn 2011 đến 2016, mức huy động vốn qua TTCKđã đạt
1,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp 5,2 lần so với giai đoạn 2005-2010), đóng góp
bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong điều kiện phát triển nền
kinh tế thị trường, việc CBTT có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc
cung cấp thông tin đối với nhà đầu tư, và các tổ chức quản lý.
Do đó, để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến nhà đầu tư một
cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, các công ty cần phải hoàn thiện hệ

thống kế toán doanh nghiệp, và tuân thủ nội dung CBTT theo đúng quy
định của pháp luật (cụ thể là: Thông tư số 155/2015/TT-BTC). Ngoài ra,
các cơ quan quản lý phải sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý, nhằm nâng
cao chất lượng thông tin và CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Hiện nay việc CBTT về cấu trúc sở hữu được rất nhiều nhà đầu tư
quan tâm, thậm chí Tố chức Hướng tới minh bạch - Cơ quan đầu mối quốc
gia của Tố chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam, cũng đã tiến hành
dự án “Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của Doanh nghiệp:
Đánh giá 30 Doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam”. Kết quả cho thấy các
doanh nghiệp có điểm số tốt nhất về khía cạnh CBTT về cấu trúc sở hữu là
các CTNY với điểm trung bình 64%, tiếp theo là nhóm doanh nghiệp nhà
nước với mức điểm 29%. Trong khi đó điểm trung bình của các công ty có
100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI là 0%, tuy nhiên điếm hạn chế
trong báo cáo này là chỉ chọn ra 30 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (10
CTNY, 10 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty FDI), nên kết luận mang
tính khái quát chưa cao, vì vậy cần phải mở rộng mẫu nghiên cứu, và lựa
chọn nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, để có cách nhìn đa chiều và
tống quan hơn.


5

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc CBTT tự nguyện về các
vấn đề liên quan đến cấu trúc sở hữu, cũng như tham khảo rất nhiều tài liệu
về chủ đề này, tác giả nhận thấy ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu
chuyên sâu về các nhân tố cấu trúc sở hữu ảnh hưởng tới mức độ CBTT tự
nguyện. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc sở
hữu và CBTT tự nguyện là rất cần thiết, vì vậy tác giả đã quyết định lựa
chọn đề tài: “Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự
nguyện trên BCTN của các CTNY trên TTCK Việt Nam”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Xác định được các nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu tác động đến mức
độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, kế thừa mô hình nghiên cứu những nhân tố cấu trúc sở
hữu tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY phi tài chính.
Thứ hai, kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sở hữu
tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY phi tài chính bằng
dữ liệu thực nghiệm.
Thứ ba, đưa ra các kết luận và kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu
nhằm nâng cao mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY phi tài chính trên
TTCK Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đẻ đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các
câu hỏi nghiên cứu sau:
Ql: Thực trạng về tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự
nguyện của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam được đánh giá
như thế nào?
Q2: Các nhân tố nào thuộc cấu trúc sở hữu tác động đến mức độ
CBTT tự nguyện của các CTNY phi tài chính?
Q3: Những kiến nghị và định hướng nào đe nâng cao mức độ CBTT
tự nguyện của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam?


6

Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu tác động đến mức độ CBTT tự
nguyện nguyện trong BCTN của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt

Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
về nội dung:
Nghiên cứu mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK
Việt Nam gồm 6 nhân tố (quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu
của thảnh viên trong gia đình HĐQT, quyền sở hữu nhà nước,
quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và lợi nhuận).
về không gian:
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 100 CTNY phi tài chính (80 CTNY
trên sàn HOSE, 20 CTNY trên sàn HNX) trên TTCK Việt Nam. về thòi
gian:
Toàn bộ quy trình khảo sát các CTNY phi tài chính trên TTCK
Việt Nam, đuợc tác giả thu thập dữ liệu trong thời gian là 5 năm (20122016).
6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phuơng pháp định luợng: Bằng cách kế thừa mô hình
nghiên cứu truớc đây, tác giả đã rút ra mô hình nghiên cứu và tiến hành
kiếm định thực tiễn ở Việt Nam.
Phuơng pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành điều tra khảo sát 100
CTNY trên TTCK Việt Nam thông qua việc thu thập thông tin trên
BCTN, báo cáo quản trị, đuợc đăng trên trang thông tin điện tử của
doanh nghiệp.
Phuơng pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phuơng pháp thống kê mô
tả, phân tích hệ số tuơng quan và phân tích hồi quy theo 3 phuong pháp
là: Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM), và mô hình tác động
ngẫu nhiên (REM), các phân tích này đều đuợc thực hiện bằng phần
mềm Stata 12.0.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học:
Luận văn sẽ cung cấp thêm bằng chứng cho thấy có sụ tác động
4.



7

của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các
CTNY trên TTCK Việt Nam.
Ý nghĩa thực tế:
Trên cơ sở kết quả thực hiện, tác giả sẽ đua ra giải pháp nhằm
nâng cao mức độ CBTT tự nguyện, góp phần gia tăng những thông tin
cần thiết mà các CTNY đã công bố, giúp các nhà đầu tu tiếp cận đuợc
những thông tin hữu ích và có giá trị, giảm thiếu tối đa tình trạng bất cân
xứng thông tin nhu hiện nay.
8. Điểm mói của luận văn
Kế thừa mô hình của tác giả Mgammal.H.M (2017) với tựa đề:
“The Effect of Ownership Structure on Voluntary Disclosure: Evidence
from Saudi Arabia” (Tác động của cấu trúc sở hữu đến CBTT tự
nguyện: Bằng chứng từ Á Rập Saudi). Cụ thế, luận văn tập trung nhiên
cứu các nhân tố của cấu trúc sở hữu nhu: quyền sở hữu quản lý, quyền
sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT, và quyền sở hữu nhà nuớc
đến mức độ CBTT tự nguyện trên TTCK Việt Nam. Các nghiên cứu này
đuợc thực hiện
rất nhiều ở trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu chuyên
sâu, cũng như các đề tài về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ CBTT
tự nguyện.
Hiện nay, việc CBTT nhằm đảm bảo tính công bằng cho người tiếp
nhận thông tin đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, vì trên thực tế
thông tin được công bố cho một vài cố đông đặc biệt hoặc một số cá nhân
có lợi ích liên quan khác trước khi công bố ra công chúng, do đó một số cổ
đông luôn có lợi thế về thông tin hon so với những cổ đông khác như: kiểm
toán viên, luật sư và đặc biệt là cổ đông nội bộ (chẳng hạn như cổ đông

chính là nhà quản lý công ty, hay cổ đông là người thân trong gia đình của
Ban Giám Đốc, Kiếm soát nội bộ...) (Tạ Quang Bình-UBCKNN). Vì vậy,
điểm mới của đề tài này là tập trung xem xét tác động của cấu trúc sở hữu
(sở hữu quản lý, sở hữu của các thảnh viên trong gia đình HĐQT, sở hữu
nhả nước) đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY phi tài chính trên
TTCK Việt Nam.


8

9.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được kết cấu gồm 5 chương, cụ thế như

sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Trình bày tóm tắt các nghiên cứu công bố ở trong và ngoài nước có
liên quan đến đề tài. Từ đó đưa ra nhận xét và xác định khe hổng nghiên
cứu.
Chưong 2: Cơ sở lý thuyết.
Trình bày khái niệm, các lý thuyết có liên quan về cấu trúc sở hữu
và mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY trên TTCK Việt
Nam để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kêt quả nghiên cứu và bàn luận.
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc
sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY trên TTCK
Việt Nam.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Kết luận, và đưa ra kiến nghị về các nhân tố có tác động đến mô
hình, đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài, đế các nghiên cứu trong
tương lai có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐÈ NGHIÊN cứu
1.1. Các nghiên cứu trên thế giói
1.1.1.
Các nghiên cứu trên thế giói về mức độ CBTT tự nguyện
Cho đến nay, chủ đề về mức độ CBTT tự nguyện đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, và xem xét theo những khía cạnh khác nhau. Ó tầm
vĩ mô, có các nghiên cứu của Meek et al. (1995) tại Châu Âu, Hoa Kỳ và
Anh, của Chau and Gray (2002) tại Hồng Kông và Singapore, của Zhou et
al. (2008) tại Trung Quốc và Thụy Điến, của tác giả Elmans (2012) tại năm
quốc gia Châu Âu là: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Bỉ.
Meek et al. (1995), đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT tự nguyện qua ba loại thông tin (chiến lược, phi tài chính, và tài


9

chính) trên các BCTN của các công ty đa quốc gia đến từ Hoa Kỳ, Anh và
Châu Âu. Các công ty được chọn từ Tuần báo kinh doanh 1000, Thời báo
tài chính Mỹ Top 500, và Thời báo tài chính Châu Âu Top 500 trong năm
1989, họ sử dụng một bảng điểm cân bằng để đo lường mức độ CBTT tự
nguyện, bằng phương pháp phân tích hồi quy, tác giả cho thấy quy mô
công ty, quốc gia hoặc khu vực, tình trạng niêm yết, và ngành công nghiệp
mà công ty đang hoạt động trong lĩnh vực đó có tác động đến mức độ
CBTT tự nguyện, ngược lại lợi nhuận (ROA) không có ảnh hưởng đến việc
tiết lộ thông tin. Ket quả nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch
chiều của đòn bấy tài chính đến mức độ CBTT tự nguyện.

Chau and Gray (2002) lại xem xét mức độ CBTT tự nguyện giữa
Hồng Kông và Singapore. Mầu nghiên cứu bao gồm 122 CTNY (60 CTNY
ở Hồng Kông, và 62 CTNY ở Singapore), các công ty này đều hoạt động
trong nghành công nghiệp (thực phẩm và đồ uống, vận chuyển và giao
thông vận tải, xuất bản và in ấn, thiết bị điện tử và công nghệ, vật liệu xây
dựng) có BCTN vào cuối năm 1997, với phương pháp hồi quy tuyến tính
đa biến và sử dụng các biến kiếm soát như: quy mô công ty, đòn bấy tài
chính, quy mô kiểm toán, lợi nhuận và công ty đa quốc gia. Kết quả cho
thấy quyền sở hữu có mối tương quan thuận chiều đến mức độ CBTT tự
nguyện ở Hồng Kông và Singapore, ngược lại các công ty kiểm soát gia
đình có ít nhu cầu CBTT tự nguyện hơn các công ty cô phân lớn.
Theo Zhou et al. (2008) cho thấy, tổng mức độ CBTT tự nguyện
(thông tin chiến lược, thông tin phi tài chính và các thông tin tài chính)
giữa hai nước Trung Quốc và Thụy Điển là hoàn toàn tương tự nhau. Tuy
nhiên mức độ CBTT chiến lược ở
Trung Quốc là cao hơn ở Thụy Điển, trong khi đó mức độ CBTT tài chính
của các công ty Thụy Dien lại nhiều hơn Tmng Quốc, kết quả này được tìm
thấy khi tác giả phân tích dữ liệu từ 24 CTNY trên TTCK Thượng Hải của
Trung Quốc, và 21 công ty niêm yết trên sàn OMX Stockholm ở Thụy
Dien.
Tại Châu Âu, Elmans (2012) đã tiến hành nghiên cứu 100 công ty,
bao gồm năm nước là: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Bỉ trong năm 2010. Kết


1
0

quả cho thấy mức độ CBTT trung bình là: 56,9%, cao nhất là ở Hà Lan
(67%), tiếp theo là Pháp (63,5%), Đức (57,3%), Bỉ (50,3%) và Ý (46,3%).
Quyền sở hữu quản lý tiung bình là 43,85%, quyền sở hữu của chủ sở hữu

là 42,12% và quyền sở hữu nhà nước chỉ có 2,80%, trong đó Ý và Pháp có
tỷ lệ về quyền sở hữu cổ đông lớn, được tập tmng nhiều nhất. Bằng phương
pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, mô hình cũng cho thấy các biến
độc lập (quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu của chủ sở hữu, quy mô công
ty, đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời) giải thích 36,4% sự sai lệch,
trong phạm vi CBTT tự nguyện.
1.1.2.
Các nghiên cứu trên thế giói về các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ CBTT tự nguyện
Hiện nay có rất nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, đã tiến
hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện,
chẳng hạn như nghiên cứu của Akhtaruddin et al. (2009) ở Malaysia,
Sukthomya (2011) ở Thái Lan, Lan et al. (2013) ỞTrung Quốc, hay Barros
et al. (2013) ỞPháp.
Akhtaruddin et al. (2009), đã kiếm tra mối quan hệ giữa các biến
(quy mô HĐQT, tỷ lệ giám đốc độc lập trong HĐQT, quyền sở hữu cố phần
bên ngoài, quyền kiếm soát gia đình, quy mô của ủy ban kiếm toán, quy
mô công ty, đòn bấy tài chính, chất lượng công ty kiểm toán, và lợi nhuận)
với mức độ CBTT tự nguyện. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định,
nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến việc tiết lộ thông tin. Tác giả đã sử
dụng một mẫu gồm 105 CTNY tại Malaysia, kết quả của cho thấy quy mô
HĐQT có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Tuy nhiên, quy mô của
ủy ban kiểm toán đã chứng tỏ không liên quan đến việc tiết lộ thông tin,
ngoài ra các công ty có kiếm soát gia đình là ít minh bạch và bảo thủ hơn
trong việc CBTT tự nguyện.
Tại Thái Lan, Sukthomya (2011) đã nghiên cứu các nhân tố về đặc
điểm công ty, các thuộc tính về tài chính có ảnh hưởng đến mức độ CBTT
tự nguyện, của các
CTNY trên TTCK Thái Lan trong giai đoạn từ 1995 -2005. Nghiên cứu cho
thấy mức độ CBTT tự nguyện có thế bị ảnh huởng đặc biệt trong những



1
1

khoảng thời gian khác nhau, cụ thế là mức độ CBTT tự nguyện, ở giai đoạn
truớc khủng hoảng tài chính năm 1997, là thấp hơn so với giai đoạn sau
năm 1997. Các biến giải thích về HĐQT, quyền sở hữu nuớc ngoài, và lợi
nhuận chỉ có ý nghĩa đối với phân tích hồi quy đơn biến. Biến về kiểm toán
viên, sự tập trung quyền sở hữu, và đòn bẩy tài chính không có tác động
đến mức độ CBTT tự nguyện.
Lan et al (2013), đã điều tra các yếu tố quyết định đến mức độ
CBTT tự nguyện, của 1.066 CTNY trên Sàn giao dịch chứng khoán
Thuợng Hải (653 công ty) và Thấm Quyến (422 công ty) ở Tmng Quốc
trong năm 2006, kết quả cho thấy quy mô công ty, đòn bấy tài chính, tài
sản cố định, và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, có tác động tích cực đến
mức độ CBTT tự nguyện. Những phát hiện của nghiên cứu này, sẽ giúp các
nhà quản lý Trung Quốc, điều chỉnh lại chính sách để phù họp hơn với nhu
cầu thị trường, đồng thòi mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, về độ tin cậy
ở một số khoản mục nhất định, trên các BCTN mà các công ty đã công bố.
Cũng trong thòi gian này, Barros et al. (2013) đã nghiên cứu các
nhân tố liên quan đến quản trị công ty (quyền sở hữu, cơ cấu HĐQT, tần
suất các cuộc họp của HĐQT, chất lượng kiểm toán), và các biến kiểm soát
(quy mô công ty, lợi nhuận và đòn bẩy tài chính), đến mức độ CBTT tự
nguyện trên BCTN của 206 CTNY tại Pháp, trong khoảng thời gian từ
2006 -2009. Tác giả đã sử dụng 112 hạng mục, được chia thành 4 nhóm đe
đo lường mức độ CBTT: thông tin chiến lược (30 hạng mục), thông tin phi
tài chính (35 hạng mục), thông tin tài chính (36 hạng mục) và thông tin
quản trị (11 hạng mục). Bằng phương pháp phân tích định lượng, sử dụng
một hệ thống mô hình hồi quy GMM, kết quả cho thấy có một mối quan hệ

cùng chiều của quyền sở hữu quản lý, cơ cấu HĐQT, tần suất các cuộc họp
của HĐQT, và quy mô công ty với mức độ CBTT tự nguyện.
1.1.3.
Các nghiên cứu trên thế giói về tác động của cấu trúc
sử hữu đến mức độ CBTT tự nguyện.
Khi vấn đề về cấu trúc sở hữu nhận được nhều sự quan tâm hơn
từ các nhà nghiên cứu, thì CBTT tự nguyện không chỉ tập trung
về vấn đề quản trị công ty, đặc điểm HĐQT, chất lượng của ủy


1
2

ban kiếm soát... mà họ đã nghiên cứu chuyên sâu hơn về tác
động của cấu trúc sở hữu (quyền sở hữu nhà nước, quyền sở
hữu quản lý, quyền


sở hữu của các thành viên trong gia đình, quyên sở hữu cô đông lớn,
quyên sở hữu nirớc ngoài...) đến mức độ CBTT tự nguyện. Các nghiên cứu
của tác giả Makhija et al. (2004), Matoussi and Chakroun (2008), Liao et
al. (2009), Jalila and Devi (2012), Juhmani (2013), Alhazaimeh et al.
(2014), Sepasi et al. (2016), Mgammal (2017) đều liên quan đến vấn đề
này.
Tại Czech, Makhija et al. (2004), đã tiến hành nghiên cứu các nhân
tố của cấu trúc sở hữu tác động đến mức độ CBTT tự nguyện, của 43 công
ty phi tài chính đại diện cho 988 công ty lớn nhất tại Czech trong năm
1993. Chỉ số CBTT tụ nguyện đuợc dựa trên các nguyên tắc công khai từ
Luật Chứng khoán, một vấn đề quan trọng hên quan đến việc xây dựng chỉ
số CBTT, là vấn đề phân biệt “không đuợc công bố” từ các mục “không áp

dụng”. Tác giả xây dựng ba chỉ mục khác nhau để kiếm tra độ nhạy cảm
của các kết quả cho vấn đề tiềm ẩn này, cuối cùng chỉ số CBTT tự nguyện
đuợc đo luờng bằng cách lấy số luợng các khoản công bố chia cho số luợng
các khoản CBTT cộng với số luợng các khoản không CBTT, còn các mục
“không áp dụng” đuợc loại bỏ trong các mục không công bố. Giá trị của
chỉ số CBTT có thể dao động từ 0 đến 1. Ket quả của nghiên cứu cho thấy,
cố phần sở hữu đuợc nắm giữ bởi các chủ sở hữu bên ngoài, có ảnh huởng
đến mức độ CBTT, nhung không tìm thấy mối quan hệ giữa chủ sở hữu bên
trong, và quyền sở hữu nhà nuớc đến mức độ CBTT tự nguyện.
Matoussi and Chakroun (2008), đã đua ra hai phucmg pháp
trọng số và không trọng số, đế đo luờng mức độ CBTT của các
CTNY ở Tunisia. Phuơng pháp không trọng số đirợc áp dụng cho
các BCTN, nếu doanh nghiệp tiết lộ thông tin về: tài sản vô
hình, thông tin về môi truờng và xã hội, thông tin về quản trị
công ty, thì sẽ cho 1 điếm, nguợc lại thì 0 điếm. Phucmg pháp
trọng số đuợc thực hiện bằng cách phân phát 62 câu hỏi cho 40
nhà phân tích tài chính, và các nhà quản lý đầu tu đang làm
việc trên TTCK Tunisia. Những nguời đuợc hỏi sẽ đua câu trả lời,
để thể hiện mức độ quan trọng mà tác giả đua ra theo thang
điểm Likert 5 điểm (Với 1 = không quan trọng đối với 5 = rất
quan trọng). Kết quả có 64,51% câu trả lời sau kết quả khảo
sát. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất hai mô hình phân tích trong
bài nghiên cứu của mình, để tìm mối liên hệ giữa cấu trúc sở


hữu và mức độ CBTT tự nguyện. Mô hình 1 có 12 biến giải
thích, và mô hình 2 gồm 10 biến giải thích nhu : sở hữu tập
trung, sở hữu của nguời có liên quan, sở hữu tổ chức,... Ket quả
hai mô hình đều cho thấy, quyền sở hữu của nguời có liên quan
càng lớn thì mức độ CBTT tự nguyện càng thấp.



1
5

Liao et al. (2009), đã tiến hành kiểm tra một mô hình gồm năm biến
(quy mô công ty, đòn bấy tài chính, ý kiến của kiếm toán viên, cấu trúc sở
hữu, lãi cơ bản trên mỗi cố phiếu) tác động đến mức độ CBTT tự nguyện,
của 1.219 CTNY phi tài chính, có cơ sở dữ liệu trong Tạp chí kinh tế Đài
Loan (Tej), trong khoảng thời gian từ năm 2005 - 2007. Trong nghiên cứu
này, biến phụ thuộc đuợc đo luờng dựa trên hệ thống xếp hạng, và CBTT
(IDTRS) vào năm 2003. Các hạng mục trong danh mục kiểm tra đuợc phân
thành ba loại thông tin: (A) Tài chính và Hoạt động minh bạch; (B) HĐQT
và Cấu trúc sở hữu; (C) Bắt buộc hoặc Tự nguyện. Thông tin đuợc tiết lộ sẽ
có 1 điểm, nguợc lại là 0 điếm hoặc không áp dụng khi mục cụ the không
có trong BCTN. Chỉ số công bố tự nguyện cho mỗi công ty đuợc tính bằng
tỷ lệ giữa tống số điếm của các CBTT tự nguyện với mức độ CBTT tự
nguyện tối đa. Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có quy mô lớn thì mức
độ CBTT tụ nguyện sẽ cao hơn các công ty có quy mô nhỏ, các công ty gia
đình có khuynh huớng tiết lộ thông tin tuơng đối yếu so với các công ty cô
phân lớn. Những phát hiện thực nghiệm này hoàn toàn chính xác, khi các
công ty kiếm soát gia đình ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Đài Loan.
Tại Malaysia, Jalila and Devi (2012), đã nghiên cứu tác động của
cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện đế đo luờng chỉ số CBTT,
nguời nghiên cứu đã dựa trên danh mục kiểm tra công bố bắt buộc theo
IAS 14 (R) và bảng kiểm tra tự tiết lộ do Wang, Sewon và Clairbom (2008)
phát triển. Danh mục này dựa trên yêu cầu CBTT liên quan đến các công ty
Malaysia, bao gồm bốn hạng mục: ngành nghề kinh doanh, địa bàn hoạt
động, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích thị phần. Ket quả cho thấy
quyền sở hữu nhà nuớc, quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu nuớc ngoài

không có ảnh huởng đáng kể đến mức độ CBTT tự nguyện, nguợc lại chất
luợng kiếm toán, tình trạng niêm yết và đòn bấy tài chính có mối quan hệ
cùng chiều đến CBTT tự nguyện.
Trong một nghiên cứu gần đây ở một số nuớc đang phát triển,
Juhmani (2013), đã chọn một mẫu nghiên cứu gồm 41 công ty phi tài chính
đuợc lựa chọn từ 50 CTNY trên sàn chứng khoán Bahrain (BSE) trong năm
2010, tất cả các dữ liệu đuợc tải từ website chính thức của 41 công ty. Tác


1
6

giả đã xem xét các nhân tố của quản trị công ty và cấu trúc sở hữu (quyền
sở hữu cố đông lớn, quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu nhà nuớc) tác
động đến mức độ CBTT tự nguyện. Phân tích hồi quy cho thấy, công ty có
tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn càng cao, sẽ tiết lộ thông tin tự nguyện ít hơn so
với các công ty có tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn thấp. Nghiên cứu cũng cho thấy
mối quan hệ tích
cực giữa mức độ CBTT tự nguyện của công ty Bahraini, với biến quy mô công
ty và đòn bấy tài chính.
Nghiên cứu của Alhazaimeh et al. (2014) điều tra ảnh hưởng của các
đặc điểm như (ủy ban kiếm toán, thù lao ban quản trị, tần suất các cuộc họp
HĐQT, cơ cấu HĐQT, giám đốc không điều hành, chất lượng kiếm toán,
quyền sở hữu nước ngoài, quyền sở hữu nhà nước, quyền sở hữu cổ đông
lớn, và số lượng cổ đông), đến mức độ CBTT tự nguyện của 72 CTNY trên
sàn chứng khoán Amman (ASE) trong thời gian 9 năm từ 2002-2011. Sử
dụng một hệ thống mô hình hồi quy GMM, kết quả cho thấy ủy ban kiếm
toán, tần suất các cuộc họp HĐQT, cơ cấu HĐQT, giám đốc không điều
hành, chất lượng kiếm toán, và số lượng cổ đông không có tác động đến
mức độ CBTT tự nguyện. Tuy nhiên các biến thù lao HĐQT, quyền sở hữu

nước ngoài, và quyền sở hữu nhà nước có tác động tích cực đến việc CBTT
tự nguyện, ngược lại biển quyền sở hữu cổ đông lớn có ảnh hưởng tiêu cực
đến việc tiết lộ thông tin.
Tại Iran, Sepasi et al. (2016) đã tiến hành một nghiên cứu, đế kiếm
tra mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện của 80
CTNY trên sàn giao dịch chứng khoán Tehran, trong giai đoạn từ năm
2010-2014. Nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quyền
sở hữu quản lý với mức độ CBTT tự nguyện, tác giả nhận xét các công ty
có quy mô lớn thì mức độ CBTT tự nguyện cao hơn các công ty có quy mô
nhỏ, nhưng không tìm thấy mối liên hệ giữa quyền sở hữu nhà nước và
mức độ CBTT tự nguyện. Như vậy quyền sở hữu nhà nước không ảnh
hưởng đến mức độ CBTT, nghĩa là các công ty có vốn nhà nước ít chú ý và
quan tâm đến việc tiết lộ thông tin. Ngược lại, các công ty không có vốn
nhà nước, luôn cố gắng nâng cao chất lượng CBTT của họ vì muốn thu hút


1
7

vốn từ thị trường. Ket quả của nghiên cứu này rất hữu ích cho các nhà đầu
tư và cố đông của các công ty nhả nước và tư nhân.
Mgammal (2017), đã kiểm tra tác động của cấu trúc sở hữu (quyền
sở hữu nhà nước, quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu của các thành viên
trong gia đình HĐQT) đến mức độ CBTT tự nguyện, của 89 CTNY phi tài
chính ở Ả rập Saudi trong năm 2009. Một danh sách công bố bao gồm 20
mục thông tin được sử dụng, như một thước đo đế đo lường mức độ CBTT
tự nguyện trong các BCTN. Mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện và
cấu trúc sở hữu, được kiểm tra bằng phương pháp hồi quy đa tuyển tính.
Ket quả cho thấy, độ phù họp của mô hình là 49,5%, và nghiên cứu cũng
chỉ ra mối quan hệ tích cực của quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu của

thành viên
trong gia đình HĐQT, quyền sở hữu nhà nước, quy mô công ty và đòn bẩy tài
chính đến mức độ CBTT tự nguyện.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước về mức độ CBTT tự nguyện
Vấn đề nghiên cứu về mức độ CBTT tự nguyện không chỉ nhận
được sự quan tâm từ các nước trên thế giới, mà ở trong nước chủ đề này
cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, ở nhiều lĩnh vực và ngành
nghề khác nhau như: Bùi Ngọc Ly (2015) hay Nguyễn Thị Hồng Em
(2015).
Bùi Ngọc Ly (2015), đã đi sâu vào phân tích về thực trạng CBTT tự
nguyện trong BCTN của hệ thống ngân hàng Việt Nam, với phưong pháp
nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu thông qua điều tra những ngân
hàng thương mại đã cung cấp BCTN trên trang thông tin điện tử của mình,
từ đó kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất với 9 nhân tố tác động là: kích
thước HĐQT, thành phần HĐQT, công ty kiểm toán, quyền sở hữu nhà
nước, quyền sở hữu nước ngoài, lợi nhuận, quy mô ngân hàng, số năm hoạt
động, tình trạng niêm yết và một nhân tố phụ thuộc là chỉ số CBTT tự
nguyện, bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ
số tương quan và phân tích hồi quy OLS. Tác giả đã nhận thấy các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam công bố tự nguyện ở mức độ trung bình


1
8

trong hai năm 2012 -2013 (45,5%), còn các nhân tố về công ty kiểm toán,
số năm hoạt động và tình trạng niêm yết được tìm thấy có mối quan hệ tích
cực và có ý nghĩa về mặt thống kê đến CBTT tự nguyện trong BCTN của
các ngân hàng thương mại.

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Em (2015), lại tập trung nghiên cứu về
mức độ CBTT tự nguyện của 210 CTNY trên TTCK Việt Nam ở ba nhóm
ngành: công nghiệp (114 công ty), xây dựng (61 công ty) và tài chính (35
công ty). Với mô hình gồm 8 biến độc lập: tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài
sản, quy mô công ty, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu của nhà
nước, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ thành viên của HĐQT
không điều hành, sự tách biệt trong vai trò của chủ tịch HĐQT và giám
đốc, và 1 biến phụ thuộc (mức độ CBTT tự nguyện). Bằng công cụ hỗ trợ
kiếm định là phần mềm SPSS 20.0, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độ
CBTT tự nguyện ở cả 3 nhóm ngành đều có sự khác biệt, đối với nhóm
ngành công nghiệp, quy mô công ty và tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài
có mối quan hệ cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện, đối với nhóm
ngành xây dựng, quy mô công ty có tác động cùng
chiều đến mức độ CBTT tự nguyện, tuơng tự với nhóm ngành tài chính chỉ có
tỷ lệ nợ phải trả trên tống tài sản có mối tác động cùng chiều đến mức độ CBTT
tự nguyện.
1.2.2.
Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT tự nguyện
Ớ Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT tự nguyện, như Phạm Thị Thu Đông (2013), Nguyễn Thị
Thu Hảo (2014), Ngô Văn Thống (2016).
Cụ thể trong luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thu Đông (2013)
đã “Nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp trên Sở Chímg Khoán Hà Nội”, với dữ liệu
mẫu gồm 80 doanh nghiệp thuộc ba loại hình: sản xuất, thương mại và dịch
vụ, đồng thời dựa trên các thông tin được công bố trong BCTC năm 2012,
tác giả đã tổng họp và xứ lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và phần
mem Microsoft Office Excel 2003. Thông qua phân tích thống kê mô tả, và



1
9

các phương pháp kiểm định dữ liệu, tác giả đã tính toán các hệ số cơ bản,
cũng như phân tích hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính, Ket quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng nhân tố (đòn bấy tài chính, quy mô công ty, lợi nhuận,
khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán, tài sản cố định, và thòi gian hoạt
động) có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Ngược lại các biến quy
mô công ty, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán và
thời gian hoạt động không có ý nghĩa thống kê, do đó không tìm thấy mối
quan hệ giữa các nhân tố này đến mức độ CBTT tự nguyện. Biến lợi nhuận
là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ CBTT của các CTNY, và
được đo lường bằng chỉ tiêu ROA. Tương tự biến tài sản cố định cũng là
biến có ý nghĩa thống kê, và được đo lường bằng tài sản cố định chia cho
tống tài sản, vì biến này có tác động tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện
nên các CTNY có tỷ lệ tài sản cố định càng lớn thì mức độ CBTT trong
BCTC sẽ cao hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định thấp.
Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) cũng có cùng đề tài về các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT, tuy nhiên mẫu nghiên cứu là 106 CTNY trên
Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, với biến độc lập là công ty kiếm
toán được đo lường bằng thang đo định tính, các biến đòn bay tài chính,
quy mô công ty, loại hình sở hữu, HĐQT, tỷ lệ thành viên không điều hành
trong HĐQT và lợi nhuận được đo bằng thang đo định lượng. Tác giả đã sử
dụng phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, và phân tích hồi quy
để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện tại 106
doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Ket
quả cho thấy, các nhân tố về: loại hình sở hữu, quy mô công ty, lợi nhuận
có mối quan hệ cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện. Các nhân tố đòn
bấy tài chính, công ty kiếm toán, HĐQT, tỷ lệ thành viên không điều hành

trong HĐQT không có tác động đến biến mức độ CBTT tự nguyện. Bên
cạnh đó, tác giả đã nhận xét mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên
sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh vẫn còn thấp.
Ngô Văn Thống (2016), tập trung tìm hiểu những nhân tố của quản
trị công ty tác động đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN, dựa trên
nghiên cứu của Barros et al. (2013) và nguyên tắc QTCT (OECD). Mức độ


2
0

CBTT tự nguyện được đo lường thông qua 41 hạng mục, tập trung vào 4
nhóm thông tin gồm: thông tin chiến lược (6 hạng mục), thông tin phi tài
chính (12 hạng mục), thông tin tài chính (15 hạng mục) và thông tin quản
trị (8 hạng mục). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ CBTT tự nguyện
cao nhất và thấp nhất giữa các CTNY là khá xa, và chỉ đạt mức tmng bình
khá là 47,95%. Ket quả kiếm định của mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
cho thấy các nhân tố như: tần suất các cuộc họp HĐQT, công ty kiểm toán,
quy mô công ty và lợi nhuận là có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện
của các CTNY trên sàn HOSE. Tuy nhiên tác giả không tìm thấy bằng
chứng về các biến liên quan đến đặc điểm quản trị công ty như: quyền sở
hữu quản lý, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, sự tách biệt giữa tống
giám đốc và vị trí chủ tịch HĐQT, đòn bẩy tài chính có tác động đến mức
độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY.
1.2.3.
Các nghiên cứu trong nước về tác động của cấu trúc sở
hữu đến mức độ CBTT tự nguyện
Tại Việt Nam, tác giả vẫn chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu về tác
động của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện, vấn đề về cấu trúc
sở hữu chủ yếu tập trung vào một số nghiên cứu như: cấu trúc sở hữu và

thành quả hoạt động của công ty (Lương Thị Kim Chi, 2013), cấu trúc sở
hữu và chính sách trả cổ tức (Trần Bá Duy, 2013), hay cấu trúc sở hữu và
chi phí đại diện trong công ty (Lê Thùy Dương, 2013).
Lương Thị Kim Chi (2013) đã kiếm tra mối quan hệ giữa cấu trúc sở
hữu (quyền sở hữu nhà nước, quyền sở hữu nước ngoài, quyền sở hữu nhà
đầu tư tố chức trong nước, quyền sở hữu của ban giám đốc) với lợi nhuận
được đo lường bằng tỷ lệ ROA của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu
trong thời gian 4 năm từ năm 2008- 2011, cho một mẫu dữ liệu gồm 57
công ty trên sàn HSX cho thấy, cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đến lợi nhuận
của các CTNY trong mẫu nghiên cứu. Cụ thế, quyền sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài có mối quan hệ cùng chiều mạnh nhất đến tỷ lệ lợi nhuận với
hệ số hồi quy là: 0,236. Quyền sở hữu tố chức có tác động tích cực đến lợi
nhuận, tuy nhiên tác giả không nhận thấy sự ảnh hưởng của quyền sở hữu
ban giám đốc đến tỷ lệ lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cũng điều tra được


2
1

mối quan hệ tiêu cực giữa biến quyền sở hữu nhà nước và tỷ lệ lợi nhuận
(trong đó nhân tố quyền sở hữu nhà nước được đưa vào mô hình hồi quy
nhằm phản ánh đặc trưng của Việt Nam). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa
quyền sở hữu nhà nước và lợi nhuận của các CTNY trên sàn HSX cần được
nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn đế làm rõ sự tác động này.
Trần Bá Duy (2013) “Môi quan hệ giữa câu trúc sở hữu và chính
sách trả cô tức - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ”, đã thu thập mẫu
nghiên cứu trong 6 năm từ năm 2007 đến năm 2012 của 70 CTNY phi tài
chính trên hai sàn chứng khoán HNX và sàn HOSE, cấu trúc sở hữu bao
gồm: quyền sở hữu định chế (được định nghĩa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu của
các định chế như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiếm... sở hữu 5% trở

lên trên toàn bộ vốn cổ phần vào đầu niên độ kế toán), quyền sở hữu của
quản lý, quyền sở hữu của nhà nước, và quyền sở hữu của nước ngoài. Tác
giả sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, lựa chọn mô hình tác
động cố định (Fixed Effect Model - FEM) là phù họp, để kiểm định các giả
thuyết liên quan đến cấu ưúc sở hữu và tỷ lệ chi trả cổ tức. Ket quả cho
thấy, quyền sở hữu quản lý và quyền sở hữu nhà đầu tư nước ngoài có tác
động tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cố tức, có nghĩa là khi quyền sở hữu quản lý
và quyền sở hữu nước ngoài càng cao thì tỷ lệ chi trả cố tức càng thấp.
Ngược lại, quyền sở hữu định chế và quyền sở hữu của nhà nước có mối
quan hệ tích cực với chính sách chi trả cổ tức. Quyền sở hữu của nhà nước
càng lớn thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao, như vậy nhà nước đã đóng một
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, và các
nhà đầu tư nước ngoài có khuynh hướng đầu tư dài hạn vào sự tăng trưởng
lợi nhuận của doanh nghiệp hơn là những lợi ích ngắn hạn.
Lê Thùy Dương (2013) “Tác Động Của cấu Trúc Sở Hữu Đen Chi
Phí Đại Diện Trong Công Ty Cô Phân Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng
Khoán Tp.HCM”. Luận văn nghiên cứu trên mẫu gồm 241 CTNY trong 6
năm từ năm 2007 -2012, ở tất cả các ngành nghề hoạt động, loại trừ các
công ty tài chính là: bảo hiểm, ngân hàng, và chứng khoán. Sau khi phân
tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động của cấu trúc sở
hữu (quyền sở hữu của cổ đông lớn, quyền sở hữu của HĐQT, quyền sở


2
2

hữu của ban điều hành) đến chi phí đại diện. Bằng việc ước lượng theo
phương pháp bình phương tối thiếu (Pooled OLS) đối với dữ liệu bảng, tác
giả đã nhận thấy sự khác nhau của chi phí đại diện giữa hai nhóm công ty
có sự kiếm soát và không có sự kiếm soát của một tổ chức hoặc gia đình.

Đồng thời các công ty có kiếm soát của một tổ chức hoặc gia đình sẽ có chi
phí đại diện thấp hơn công ty không có sự kiểm soát. Trong đó, quyền sở
hữu của HĐQT có mối quan hệ ngược chiều rất mạnh đến chi phí đại diện.
Các yếu tố vốn góp của HĐQT, tiền mặt, quy mô công ty cũng làm giảm
chi phí đại diện nhưng mức độ ảnh hưởng thấp. Ngược lại, vốn góp của ban
điều hành, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có mối quan hệ cùng chiều với chi phí
đại diện.
1.3. Nhận xét tổng quan và khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tóm tắt các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong
nước, cho thấy vấn đề về mức độ CBTT tự nguyện, các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ CBTT tự nguyện, và cấu trúc sở hữu được rất nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm.
Tuy nhiên tác giả nhận thấy, các nghiên cứu về tác động của cấu trúc
sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện hiện nay chỉ mới được nghiên cứu
nhiều trên thế giới, nhưng ở hong nước chưa có nghiên cứu chính thức nào
nói về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện.
Ở Việt Nam, vấn đề cấu trúc sở hữu chỉ tập trung vào các đề tài như:
cấu trúc sở hữu và thành quả hoạt động của công ty (Lương Thị Kim Chi,
2013), cấu trúc sở hữu và chính sách trả cố tức (Trần Bá Duy, 2013), hay
cấu trúc sở hữu và chi phí đại diện trong công ty (Lê Thùy Dương, 2013).
Như vậy, mặc dù trên thế giới đã có những nghiên cứu chuyên sâu
về tác động của cấu trúc sở hữu (quyền sở hữu nhà nước, quyền sở hữu
quản lý, quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình, quyền sở hữu cổ
đông lớn, quyền sở hữu nước ngoài...) đến mức độ CBTT tự nguyện,
nhưng ở Việt Nam cấu trúc sở hữu chỉ mới tập trung vào một số khía cạnh
như: chính sách trả cổ tức, chi phí đại diện hay thành quả hoạt đông. Do đó
đây là khe hổng giả thực hiện đề tài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến
mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY trên TTCK Việt



2
3

Nam”, nhằm có thêm bằng chứng bố sung vào chủ đề nghiên cứu mức độ
CBTT tự nguyện tại Việt
Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu ra lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối
tượng, phạm vi, phương pháp, cũng như ý nghĩa của nghiên cứu, nhằm
khái quát về vấn đề mà tác giả nghiên cứu trong luận văn này.
Qua việc trình bày tóm tắt các nghiên cứu có liên quan đến
mức độ CBTT tự nguyện, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT tự nguyện, và tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ
CBTT tự nguyện.ở trong nước và trên thế giới. Tác giả đã có
những nhận xét tống quan, từ đó xác định được khe hỗng
nghiên cứu, đế tiếp tục thực hiện đề tài về tác động của cấu
trúc sở hữu (quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu của thành
viên trong gia đình hội đồng quản trị, quyền sở hữu nhà nước,
quy mô công ty, đòn bấy tài chính, và lợi nhuận) đến mức độ
CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCKViệt Nam.


CHƯƠNG 2: cơ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số vấn đề chung về CBTT tự nguyện
2.1.1.
Khái niệm về CBTT
Theo Tạ Quang Bình-Vụ Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán (UBCKNN),
CBTT được hiểu là các định chế, tổ chức khi tham gia vào TTCK phải có nghĩa vụ
cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình hoạt
động của mình hoặc của thị trường cho công chúng đầu tư biết. Nói cách khác,

CBTT là việc thông báo đến công chúng đầu tư mọi thông tin liên quan đến tính
hình hoạt động của các tố chức phát hành chứng khoán, tố chức niêm yết, công ty
đại chúng...các thông tin về tình hình thị trường.
Như vậy, tác giả cho rằng: CBTT là việc truyền tải các thông tin về kinh tế,
tài chính, phi tài chính hoặc các thông tin khác có liên quan tới tình hình tài chính
và hoạt động của công ty.
2.1.2.
Phân loại CBTT
Trong lý thuyết kế toán (Vũ Hữu Đức, 2010), công bố được định nghĩa là
việc chuyến đưa các thông tin của các báo cáo ra ngoài công chúng. Công bố được
gọi là giai đoạn cuối cùng của một chu trình kế toán. Nội dung, hình thức và số
lượng CBTT tùy thuộc vào quy định và luật pháp, của mỗi quốc gia.
Theo Francesca Citro (2013), CBTT bao gồm hai loại là CBTT bắt buộc và
CBTT tự nguyện (không bắt buộc).
CBTT bắt buộc: được định nghĩa là những công bố kế toán được yêu cầu
bởi những quy định của luật pháp ở một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia, theo
Luật Kinh doanh, Các chuẩn mực kế toán, Các cơ quan quản lý về kế toán, GAAP
và úy ban chứng khoán. Các công bố này được trình bày mang tính chất định kỳ và
thường xuyên.
CBTT tự nguyện: là sự lựa chọn CBTT của doanh nghiệp, hoàn toàn không
bắt buộc. Có nghĩa là một công ty có thế hoặc không cần phải công bố những
thông tin mà luật pháp không yêu cầu. Nói cách khác CBTT tự nguyện là những
thông tin được cung cấp thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng
thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp như các các nhà đầu tư, cổ đông,... Không có
định nghĩa chung hoặc cơ sở lý thuyết nào nói về khái niệm CBTT tự nguyện.
Trong một nghiên cứu của Naser and Nuseibeh (2003), tác giả đã phân
loại CBTT tự nguyện thành hai dạng: (a) CBTT tự nguyện có liên quan đến


công bố bắt buộc, (b) CBTT tự nguyện không liên quan đến công bố bắt buộc.

Theo xu hướng hiện nay thì các CBTT tụ nguyện đang thu hút mối quan tâm rất
lớn, từ những nguời sử dụng thông tin bởi sự hiệu quả và hữu ích của nó, vì vậy
có rất nhiều CTNY cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin giá trị đế tạo niềm tin
cho các cố đông, và nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
2.1.3.
Yêu cầu về CBTT trên BCTN
Ke từ khi thông tu đầu tiên hướng dẫn về CBTT trên TTCK ra đời vào năm
2004 (Thông tư 57/2004/TT-BTC), tính đến nay, cơ quan quản lý đã 4 lần ban
hành thông tư thay thế vào các năm 2007 (Thông tư số 38/2007/TT-BTC), năm
2010 (Thông tư số 09/2010/TT-BTC), năm 2012 (Thông tư số 52/2012/TT BTC) và năm 2015 (Thông tư số 155/2015/TT-BTC). Quy định về CBTT được
sửa đổi và điều chỉnh, đồng nghĩa với việc các CTNY cũng phải thực hiện các
điều chỉnh về quy trình công bố, cũng như cập nhật lại nội dung để có thể CBTT
một cách đầy đủ, chính xác và đúng quy định.
Việc CBTT được thực hiện trên các trang thông tin điện tử của CTNY, hoặc
trên các phương tiện CBTT của Sở giao dịch Chứng khoán, ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, và được lưu trữ bằng văn bản, hoặc dữ liệu điện tử tối thiểu
mười năm, và lưu giữ trên trang thông tin điện tử của công ty tối thiếu là 5 năm.
Như vậy trong đề tài này tác giả dựa vào Thông tư số 155/2015/TT-BTC đế
phân loại CBTT thành ba dạng như sau:
CBTT định kỳ:
CTNY phải công bố BCTC (quý, bán niên, và năm), cũng nhu báo cáo tình
hình quản trị công ty (6 tháng và năm) cho ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các
BCTC mà công ty công bố phải được kiếm toán bởi tố chức kiếm toán được
chấp thuận thực hiện kiếm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Khi công bố
các thông tin trong BCTC, CTNY phải giải trình nguyên nhân khi xảy ra một số
trường họp sau:
(a) Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo bị lỗ; hoặc chuyển từ lãi ở kỳ trước
sang lỗ ở kỳ này hoặc ngược lại, (b) số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh tại
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước
và sau kiểm toán hoặc soát xét từ 5% trở lên.

CBTT bất thường
Công ty phải công bố các thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, khi
xảy ra một trong các sự kiện sau đây:


×