Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

DSpace at VNU: Thực trạng đời sống của lao động nữ khu công nghiệp Đình Trám Bắc Giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.87 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------

PHÍ HẢI ANH

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG
NỮ Ở KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM,
BẮC GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2009

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng đời sống của lao động nữ ở khu công
nghiệp Đình Trám, Bắc Giang hiện nay” được hoàn thành sau ba năm học
tập, nghiên cứu.
Nhân dịp luận văn được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với
PGS. TS Trần Văn Chiến (Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế)
- người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
trong và ngoài Khoa Xã hội học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn),
phòng Quản lý Đào tạo sau đại học - những người đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi
trong những năm qua, cho tôi có được kiến thức để có thể hoàn thành luận
văn này.


Nhân đây, tôi xin cảm ơn các lao động nữ cũng như lãnh đạo của hai
công ty TNHH may Tín Trực và công ty TNHH Hoa Hạ Việt Nam - những
người đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu
để thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn đối với gia đình, bạn bè và người
thân - những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2009
Ngƣời thực hiện

Phí Hải Anh

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ ......................................................................x
MỞ ĐẦU................................................................................................... I
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... I
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................ IV
2.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................... IV
2.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................... IV
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... IV
3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................... IV

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. IV
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................... V
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................... V
4.2. Khách thể nghiên cứu............................................................... V
4.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................. V
5. Giả thuyết nghiên cứu, hệ biến số và khung lý thuyết ....................... V
5.1. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................. V
5.2. Hệ biến số và khung lý thuyết.................................................. VI
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................. VIII
iii


6.1. Phƣơng pháp chọn mẫu ......................................................... VIII
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ...................................... VIII
6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính........................................... IX
6.4. Phƣơng pháp phân tích tài liệu................................................. IX
7. Một số đặc điểm của mẫu đƣợc điều tra .......................................... 10
8. Kết cấu của luận văn ...................................................................... 13
NỘI DUNG ............................................................................................. 14
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......... 14
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................. 14
1.1.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu ............................................... 14
1.1.2. Quan điểm về giới ................................................................ 15
1.1.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ..................................................... 20
1.1.4. Lý thuyết về bậc thang nhu cầu............................................. 22
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................... 23
1.3. Một số khái niệm công cụ ........................................................... 27
1.3.1. Đời sống.............................................................................. 27
1.3.2. Lao động, việc làm ............................................................... 31
1.3.2.1. Lao động....................................................................... 31

1.3.2.2. Việc làm ....................................................................... 32
1.3.2.3. Lao động nữ .................................................................. 33
1.3.3. Khu công nghiệp .................................................................. 34
1.3.4. Bình đẳng giới ..................................................................... 36
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG NỮ Ở
KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM, BẮC GIANG.... Error! Bookmark
not defined.
iv


2.1. Sơ lƣợc vài nét về đặc điểm tự nhiên - Kinh tế - Văn hoá - Xã hội
tỉnh Bắc Giang ......................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế .................................................................. 42
2.1.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội.................................................... 45
2.1.4. Đánh giá chung .................................................................... 47
2.2. Tổng quan về khu công nghiệp Đình Trám .................................. 48
2.3. Thực trạng đời sống của lao động nữ ở khu công nghiệp Đình Trám,
Bắc Giang ......................................................................................... 51
2.3.1. Về đời sống vật chất ............................................................. 51
2.3.1.1. Về thu nhập ................................................................... 51
2.3.1.2. Về chi tiêu..................................................................... 55
2.3.1.3. Về nhà ở ....................................................................... 58
2.3.1.4. Về phƣơng tiện đi lại ..................................................... 61
2.3.1.5. Về chăm sóc sức khỏe.................................................... 63
2.3.2. Về đời sống tinh thần ........................................................... 66
2.3.2.1. Về chế độ chính sách ..................................................... 66
2.3.2.2. Về tham gia hoạt động giải trí ........................................ 75
2.3.2.3. Về tham gia hoạt động xã hội ......................................... 77
CHƢƠNG III: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA

LAO ĐỘNG NỮ Ở KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM, BẮC GIANG
................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Yếu tố cá nhân ................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ảnh hƣởng của nhóm tuổi ngƣời trả lời đến đời sống lao động
nữ .....................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ảnh hƣởng của tình trạng hôn nhân đến đời sống lao động nữ
.........................................................Error! Bookmark not defined.
v


3.1.3. Ảnh hƣởng của trình độ học vấn đến đời sống lao động nữ .... 81
3.2. Cơ hội đào tạo ............................................................................ 81
3.3. Vai trò của Công đoàn, lãnh đạo nhà máy .................................... 84
3.3.1. Vai trò của Công đoàn .......................................................... 84
3.3.2. Vai trò của lãnh đạo nhà máy................................................ 86
3.4. Môi trƣờng văn hóa - xã hội của khu công nghiệp và địa phƣơng .. 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 90
1. Kết luận ........................................................................................ 90
2. Khuyến nghị các giải pháp ............................................................. 91
2.1. Các chính sách của Nhà nƣớc, của địa phƣơng, của các doanh
nghiệp ........................................................................................... 91
2.1.1. Chính sách của Nhà nƣớc ................................................. 91
2.1.2. Chính sách của tỉnh Bắc Giang ......................................... 92
2.1.3. Chính sách của doanh nghiệp ở khu công nghiệp ............... 93
2.2. Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên ....................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 97
PHỤ LỤC I: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC II: GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU .... Error! Bookmark not defined.

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN:

Khu công nghiệp

KCX:

Khu chế xuất

CNH – HĐH:

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

KT – XH:

Kinh tế - xã hội

BHLĐ:

Bảo hộ lao động

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

Hoa Hạ VN:

Hoa Hạ Việt Nam


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Mẫu nghiên cứu ........................................................................... 12
Bảng 2: Tình hình sử dụng lao động của KCN Đình Trám, Bắc Giang ........ 50
Bảng 3: Nhóm thu nhập của lao động nữ KCN Đình Trám, Bắc Giang ....... 51
Bảng 4: Chi tiêu bình quân trong 1 tháng ................................................... 56
Bảng 5: Bảng tƣơng quan giữa phƣơng tiện đi lại đến cơ quan và nhóm thu
nhập ......................................................................................................... 62
Bảng 6: Thông tin tuyển dụng của KCN các lao động nữ biết đƣợc thông qua
các nguồn................................................................................................. 68
Bảng 7: Công việc các lao động nữ làm vào thời gian rỗi ........................... 76
Bảng 8: Lý do lao động nữ không muốn học nâng cao tay nghề .................. 83

viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm 2008 .......... 43
Biểu đồ 2: Đánh giá sự hài lòng với mức lƣơng của lao động nữ ở KCN ..... 52
Biểu đồ 3: Tƣơng quan giữa nơi làm việc với sự hài lòng với mức lƣơng .... 54
Biểu đồ 4: Tƣơng quan giữa tình trạng hôn nhân và nhóm chi tiêu cho ăn
uống trong 1 tháng của lao động nữ ở KCN ............................................... 57
Biểu đồ 5: Đối tƣợng mà các lao động nữ ở KCN Đình Trám sống cùng ..... 60
Biểu đồ 6: Các vật dụng sinh hoạt của lao động nữ ở KCN Đình Trám ....... 60
Biểu đồ 7: Địa điểm lao động nữ ở KCN đến khám khi gặp ốm đau............ 65
Biểu đồ 8: Thời gian lao động trong một ngày của lao động nữ .................. 70
Biểu đồ 9: Tƣơng quan giữa nhóm thu nhập và nhóm thời gian làm việc 1

ngày ......................................................................................................... 71
Biểu đồ 10. Vấn đề thực hiện mặc bảo hộ lao động ................................... 72
Biểu đồ 11: Đánh giá mức độ ồn của môi trƣờng làm việc ở KCN .............. 74
Biểu đồ 12: Đánh giá mức độ ồn của môi trƣờng làm việc giữa hai công ty
TNHH may Tín Trực và TNHH Hoa Hạ Việt Nam .................................... 74
Biểu đồ 13: Đánh giá mức độ độc hại của môi trƣờng làm việc giữa hai công
ty TNHH may Tín Trực và TNHH Hoa Hạ Việt Nam................................. 75
Biểu đồ 14: Mức độ tham gia hoạt động xã hội của lao động nữ ở KCN...... 77
Biểu đồ 15: Số con của các lao động nữ ở KCN ......................................... 80
Biểu đồ 16: Trình độ học vấn của lao động nữ ở KCN................................ 81
Biểu đồ 16: Các lớp lao động nữ KCN muốn học để nâng cao tay nghề ...... 82
Biểu đồ 18: Mức độ quan tâm của lãnh đạo KCN đến lao động nữ .............. 87
Biểu đồ 19: Đánh giá tình hình an ninh trật tự nơi lao động nữ ở................. 89

ix


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang Error! Bookmark not defined.
Bản đồ 2: Bản đồ chi tiết KCN Đình Trám, tỉnh Bắc GiangError! Bookmark
not defined.

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển kinh tế của các nƣớc trên thế giới trong những năm
qua là những minh chứng thiết thực nhất chứng tỏ rằng việc thành lập các
Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX), Khu công nghệ cao là một

trong những giải pháp vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nƣớc. Cùng với tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đi tắt, đón đầu vận dụng đƣợc
những kinh nghiệm và thành tựu khoa học công nghệ của các quốc gia trên
thế giới. Từ năm 1991, Đảng và Nhà nƣớc ta đã triển khai thí điểm xây dựng
các KCN với đầy đủ quy mô, loại hình ở khắp mọi miền của đất nƣớc. Sự
phát triển của các KCN đã tạo ra những chuyển biến tích cực cho việc phát
triển kinh tế xã hội (KT – XH) của đất nƣớc. Thực tiễn cho thấy, sự hình
thành và phát triển các KCN đã và đang tạo động lực cho việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu lao
động cũng thay đổi cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Với
những ngƣời lao động, một nhân tố quan trọng trong việc hình thành và phát
triển các KCN, đời sống vật chất và tinh thần của họ cũng chịu tác động
mạnh mẽ của sự phát triển này.
Phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Ngày nay, phụ nữ Việt Nam nói chung, lao động nữ
nói riêng đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong lĩnh vực phát triển KT
- XH. Nghị quyết của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng
sản Việt Nam ngày 12/07/1993 đã khẳng định: “Giải phóng và phát triển toàn
diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh
hƣởng trực tiếp lâu dài đến sự phát triển của đất nƣớc. Bồi dƣỡng lực lƣợng
phụ nữ, phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là
nhiệm vụ thƣờng xuyên, rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách
I


mạng…Một trong những công tác lớn quan trọng của Đảng ta hiện nay là:
Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo
vệ sức khoẻ và quyền lợi phụ nữ”.
Thực vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn quan tâm chỉ

đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Chủ trƣơng của
Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới đƣợc thể hiện xuyên suốt trong
các Nghị quyết của Đảng. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách cụ thể
nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thực hiện bình đẳng giới cụ thể là
Luật Bình đẳng giới đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực kể từ 1/7/2007. Tuy nhiên,
trên thực tế, việc thực hiện bình đẳng giới ở nƣớc ta còn nhiều bất cập do
nhận thức về giới của các tầng lớp nhân dân còn ảnh hƣởng nặng nề bởi
những định kiến xã hội, chƣa có cơ chế giám sát thực thi pháp luật chặt chẽ;
hệ thống dịch vụ, trợ giúp pháp lý chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân.
Vì vậy, tăng cƣờng bình đẳng giới, nâng cao năng lực vị thế cho phụ nữ đã
trở thành một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ toàn cầu. Đó vừa là
mục tiêu, vừa là động lực góp phần vào sự phát triển KT - XH của mỗi đất
nƣớc. Do đó, lao động nữ với những đặc điểm riêng về giới và đặc thù của
các loại hình nghề nghiệp trong sự thay đổi và phát triển đang là một vấn đề
bức xúc cần đƣợc nghiên cứu, nhất là trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ CNH HĐH đất nƣớc.
Sự xuất hiện của các KCN trong cả nƣớc với sự tham gia của đông đảo
lao động nữ đã làm cho công tác phụ nữ ngày càng đƣợc quan tâm và đã đạt
đƣợc những kết quả tích cực, đồng thời đặt ra nhiều thách thức. Các KCN đã
góp phần vào việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và ổn định đời sống
xã hội nhƣng vấn đề đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần cho
những ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nữ vẫn còn là một vấn đề tồn tại
khi nhận thức về lao động nữ nói chung, những vấn đề chăm lo cho đời sống
vật chất và tinh thần cho lao động nữ còn chƣa đúng và thiếu đầy đủ, các dịch
II


vụ xã hội cơ bản còn thiếu và khó tiếp cận. Trong khi đó, Luật Đầu tƣ và
Luật Doanh nghiệp còn thiếu những điều khoản quy định liên quan đến trách
nhiệm và nghĩa vụ của các nhà đầu tƣ, chủ các doanh nghiệp phải chăm lo

đời sống cho ngƣời lao động nữ. Công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh
thần cho lao động, đặc biệt là lao động nữ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và
còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng đời sống lao động
nữ, qua đó đề ra giải pháp can thiệp thích hợp nhằm cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao đời sống cho lao động nữ trong các KCN là hết sức cần thiết
và cấp bách, góp phần đảm bảo duy trì lực lƣợng lao động, đáp ứng sự nghiệp
CNH – HĐH đất nƣớc hiện nay.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc. Khoảng gần
10 năm nay, quá trình đô thị hoá của tỉnh đƣợc thực hiện và đẩy mạnh. Cùng
với quá trình đó nhiều KCN, cụm công nghiệp đƣợc xây dựng và đi vào hoạt
động. Hiện nay, trên toàn tỉnh có hơn 70 dự án đƣợc cấp phép và đầu tƣ vào 4
khu, cụm công nghiệp, cụ thể là: KCN Đình Trám 50 dự án, KCN Song Khê
- Nội Hoàng 22 dự án, cụm công nghiệp ôtô Đồng Vàng 50 dự án, KCN điện
than Sơn Động 1 dự án. So với các tỉnh khác trong cả nƣớc thì quá trình phát
triển KCN Bắc Giang chƣa phải là nhanh và điển hình. Tuy nhiên, với lợi thế
về địa lý và những thành tựu đạt đƣợc trong lĩnh vực công nghiệp những năm
qua của tỉnh thì những đóng góp của các doanh nghiệp trong KCN là rất đáng
kể. Vì thế, việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các lao động, đặc
biệt là lao động nữ tại KCN sẽ giúp địa phƣơng có chiến lƣợc lâu dài trong
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nƣớc.
Chính những lý do trên mà tôi chọn đề tài tốt nghiệp “Thực trạng đời
sống của lao động nữ ở khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang hiện
nay”. Tác giả chỉ hy vọng nghiên cứu này có thể mô tả thực trạng đời sống
của lao động nữ ở khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang. Từ đó, đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho lao động nữ ở KCN Đình Trám
nói riêng và lao động nữ ở các KCN nói chung.
III


2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ và chứng minh cho tính thực tiễn của phép duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, các lý thuyết xã hội học nhƣ các quan điểm
về giới, lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết về bậc thang nhu cầu.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu khái quát thực trạng đời sống lao động nữ trong
KCN Đình Trám, Bắc Giang, qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn những yếu tố
tác động đến đời sống của các lao động nữ ở KCN này.
Trên cơ sở nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của lao động nữ,
đề xuất, khuyến nghị nhằm cải thiện đời sống của lao động nữ để họ yên tâm
sản xuất đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bắc Giang.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu làm rõ thực trạng và những yếu tố tác
động đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của lao động nữ ở KCN
Đình Trám, Bắc Giang hiện nay. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp,
khuyến nghị nhằm cải thiện đời sống của lao động nữ ở KCN Đình Trám,
Bắc Giang nói riêng và lao động nữ ở các KCN nói chung trong điều kiện
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp
luận nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập, phân tích các tài liệu có sẵn và tiến hành nghiên cứu thực
địa để chỉ ra thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của lao động
nữ ở KCN Đình Trám, Bắc Giang.

IV


- Phân tích và làm rõ những yếu tố tác động đến thực trạng đời sống

của lao động nữ ở KCN Đình Trám, Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nằm cải thiện đời sống của lao
động nữ tại KCN Đình Trám, Bắc Giang nói riêng, lao động nữ ở các KCN
trong cả nƣớc nói chung.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng đời sống của lao động nữ ở KCN Đình Trám, Bắc Giang
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Lao động nữ của 02 công ty thuộc KCN Đình Trám, Bắc Giang:
+ Công ty TNHH Tín Trực: may và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;
+ Công ty TNHH Hoa Hạ Việt Nam: sản xuất bao bì.
- Một số lãnh đạo nhà máy, đoàn thể của KCN Đình Trám.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: 02 công ty ở KCN Đình Trám, Bắc Giang:
Công ty TNHH may Tín Trực, Công ty TNHH Hoa Hạ Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: năm 2008.

5. Giả thuyết nghiên cứu, hệ biến số và khung lý thuyết
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài đƣa ra 03 giả thuyết:
- Giả thuyết 1: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát
triển của các KCN đã có ảnh hƣởng lớn đến đời sống của lao động nữ ở
KCN;
- Giả thuyết 2: Đời sống vật chất và tinh thần của lao động nữ ở KCN
phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ cá nhân, cơ hội đào tạo, vai trò của công
đoàn…;

V



- Giả thuyết 3: Do thu nhập thấp lại chịu áp lực về thời gian làm việc
nên đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn lao động nữ ở KCN Đình
Trám, Bắc Giang còn gặp nhiều khó khăn.
5.2. Hệ biến số và khung lý thuyết
Sơ đồ tƣơng quan giữa các biến số là một khung tiếp cận hệ thống toàn
diện, trung tâm là biến số phụ thuộc - đó chính là vấn đề nghiên cứu: Thực
trạng đời sống lao động nữ ở KCN Đình Trám, Bắc Giang. Các biến số độc
lập sẽ xác định nhằm giải thích thực trạng của biến số phụ thuộc. Đề tài xác
định hệ biến số nhƣ sau:
- Biến số phụ thuộc: thực trạng đời sống của lao động nữ ở KCN Đình
Trám và đo lƣờng qua các yếu tố chủ yếu sau:
+ Đời sống vật chất: thu nhập, nhà ở, phƣơng tiện đi lại, chăm sóc sức
khoẻ, chi tiêu.
+ Đời sống tinh thần: chế độ chính sách, tham gia hoạt động giải trí,
tham gia hoạt động xã hội.
- Biến số độc lập:
+ Đặc điểm cá nhân: tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, thâm niên công tác, điều kiện kinh tế (thu nhập, chi tiêu), điều kiện
sống (nhà ở, phƣơng tiện đi lại)…;
+ Đặc điểm gia đình: quy mô gia đình, gia đình hạt nhân hay mở rộng,
di cƣ đến hay sở tại…;
+ Đặc điểm của tổ chức lao động (loại doanh nghiệp) : loại hình doanh
nghiệp (doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân hay doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài…); quy mô sản xuất (lớn - nhỏ, lạc hậu - hiện đại),
công nghệ…;
+ Đặc điểm nghề nghiệp: điều kiện lao động, yêu cầu của lao động, chế
độ đãi ngộ…
- Biến số can thiệp:

VI



+ Môi trƣờng kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang và chính sách phát
triển KT - XH của tỉnh; rộng hơn là môi trƣờng KT - XH và những chính
sách phát triển KT - XH của đất nƣớc: điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nhà văn
hóa, khu vui chơi.
+ Môi trƣờng nhà máy: các chính sách hỗ trợ lao động nữ, lƣơng, bảo
hiểm xã hội, phúc lợi xã hội.
KHUNG LÝ THUYẾT
Biến độc lập

Đặc điểm cá nhân:
Tuổi, tình trạng hôn
nhân, học vấn, thâm
niên, điều kiện sống,
điều kiện kinh tế…

- Môi trƣờng
KT-XH ở
Bắc Giang
- Môi trƣờng
Nhà máy

Đặc điểm của gia
đình: Quy mô, hạt
nhân hay mở rộng, di
cƣ đến hay sở tại…

Đặc
điểm của

doanh nghiệp: Loại
hình, quy mô, công
nghệ
Đặc điểm công việc:
Chế độ đãi ngộ, điều
kiện lao động…

VII

Biến phụ thuộc
Thực trạng đời sống lao động
nữ ở khu công nghiệp
Đời sống vật chất
- Thu nhập
- Nhà ở
- Phƣơng tiện đi lại
- Chăm sóc sức khoẻ
- Chi tiêu

Đời sống tinh thần
- Chế độ chính sách
- Tham gia hoạt động giải trí
- Tham gia hoạt động xã hội


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đƣa ra, luận
văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Phƣơng pháp chọn mẫu:
Mẫu đánh giá đƣợc chọn theo phƣơng pháp phân tầng địa lý - kinh tế hành chính kết hợp với phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại địa bàn nghiên

cứu qua các báo cáo về dự án phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
cùng với sự quan sát của ngƣời nghiên cứu, mẫu đƣợc chọn có chủ đích là
KCN Đình Trám (huyện Việt Yên - Bắc Giang). Hiện tại, đây là KCN có quy
mô lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với nhiều loại hình doanh nghiệp đang
hoạt động.
+ Cách chọn đối tƣợng phỏng vấn: căn cứ vào danh sách các công ty
đang hoạt động ở KCN Đình Trám, chọn ra 2 công ty với loại hình hoạt động
sản xuất khác nhau, tập trung nhiều lao động nữ hơn so với các công ty khác
trong KCN, cụ thể là:


Công ty TNHH may Tín Trực: may và sản xuất hàng thủ công

mỹ nghệ;


Công ty TNHH Hoa Hạ Việt Nam: sản xuất bao bì.

6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng ở đây là phƣơng
pháp trƣng cầu ý kiến (phỏng vấn bằng bảng hỏi Ankét). Phƣơng pháp này
nhằm thu thập thông tin về đời sống của lao động nữ ở KCN Đình Trám, Bắc
Giang.
Cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức sau:
2

n 

Z


/2

. p .q



p

2

Trong đó:
 n: cỡ mẫu cần chọn;
VIII


 p: tỷ lệ phụ nữ có đời sống vật chất và tinh thần gặp khó khăn, chọn
p=75%=0,75 (vì theo giả thuyết nghiên cứu đời sống vật chất và tinh
thần của phần lớn lao động nữ ở KCN gặp khó khăn, khoảng 70-80%);
 q = 1 – p = 1 – 0,75 = 0,25;


Z

: Hệ số tin cậy, tƣơng ứng với độ tin cậy với 95%; z = 1,96

2

 Phạm vi sai số chọn mẫu: ε = 0,05
Thay vào công thức ta có:
1, 96  . 0 , 75 . 0 , 25

2
 0 , 05 
2

n 

=

3 , 8416

. 0 ,1875

0 , 0025

= 288

Số phiếu phát ra là 290 phiếu (chiếm khoảng 10% lao động của KCN
Đình Trám), số phiếu thu về và xử lý là 266 phiếu, trong đó:


Công ty TNHH Tín Trực: 177 phiếu



Công ty TNHH Hoa Hạ Việt Nam: 89 phiếu

6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là sử dụng phƣơng pháp
phỏng vấn sâu. Phỏng vấn đƣợc thực hiện với cá nhân nhằm tìm hiểu sâu hơn
thực trạng và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu. Đối tƣợng các cuộc phỏng

vấn sâu bao gồm:
+ 10 lao động nữ đang làm việc tại KCN Đình Trám. Phỏng vấn đối
tƣợng lao động nữ nhằm thu thập các thông tin sâu sắc và cụ thể hơn về đời
sống vật chất và tinh thần của lao động nữ ở KCN;
+ 03 cán bộ lãnh đạo, quản lý;
Số lƣợng phỏng vấn sâu: 13 cuộc
6.4. Phƣơng pháp phân tích tài liệu:
Trƣớc khi tiến hành khảo sát thực tế, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp
phân tích tài liệu để nắm bắt đƣợc thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Phân
tích tài liệu giúp ngƣời nghiên cứu tổng quan vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở
đó giúp cho việc chọn mẫu đƣợc chính xác hơn. Đồng thời, phƣơng pháp này
IX


giúp tìm hiểu những khía cạnh chƣa đƣợc đề cập đến trong các đề tài nghiên
cứu trƣớc. Việc thu thập và phân tích tài liệu bao gồm:
+ Các công trình nghiên cứu: luận án, luận văn, sách, báo, tạp chí,…
có liên quan đến đề tài;
+ Một số báo cáo của tỉnh Bắc Giang về vấn đề quy hoạch và phát
triển KCN trên địa bàn.
7. Một số đặc điểm của mẫu đƣợc điều tra
Nghiên cứu đã phát ra 290 phiếu điều tra và thu về đƣợc 270 phiếu,
quá trình làm sạch và xử lý phiếu đã loại bỏ một số không hợp lệ, còn lại 266
phiếu (chiếm 91,7 %). Mẫu điều tra có một số đặc điểm cơ bản sau (Bảng 1):
- Về giới tính: 100% số lƣợng đƣợc chọn phỏng vấn là nữ
- Về dân tộc: 100% là dân tộc Kinh.
- Về tôn giáo: 98,1% số lao động nữ không theo tôn giáo; 1,9% theo
tôn giáo.
- Về độ tuổi: Trong mẫu có 16,5% lao động nữ trong độ tuổi từ 17 – 20
tuổi; 49,6% lao động độ tuổi 21-25; 22,9% lao động trong độ tuổi từ 26-30;

10,9% lao động độ tuổi từ 31-50 tuổi.
- Về trình độ học vấn: số lao động nữ có trình độ tốt nghiệp cấp II
chiếm 13,2%; tốt nghiệp cấp III chiếm 79,3%; số lƣợng lao động có trình độ
cao đẳng, đại học chiếm 7,5%.
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: 3,4% số lao động nữ là kỹ sƣ;
60,9% là công nhân kỹ thuật; 5,6% có trình độ trung cấp; 3,4% là cử nhân;
26,7% là công nhân may.
- Về tình trạng hôn nhân: Số lao động nữ chƣa có gia đình chiếm
61,7%; đã có gia đình chiếm 38,3%.
- Về điều kiện kinh tế của gia đình: có 0,4% lao động là giàu có; 19,9%
là khá giả, 78,9% là trung bình và 0,8% là nghèo.

X


- Về nơi làm việc: Căn cứ vào số lƣợng lao động nữ ở từng công ty,
mẫu thu đƣợc nhƣ sau: Công ty TNHH Tín Trực là 66,54%, công ty TNHH
Hoa Hạ Việt Nam là 33,45%.
- Theo thâm niên làm việc tại công ty: 64,7% lao động làm việc từ 1-3
năm; 30,5% lao động làm việc từ 4-6 năm; 4,9% lao động có thời gian làm
việc trên 6 năm.

XI


Bảng 1: Mẫu nghiên cứu
Chung

Tần số


Tần suất (%)

266

100

Giới tính

Nữ

266

100

Dân tộc

Kinh

266

100

Không theo tôn giáo

261

98,1

Theo tôn giáo


5

1,9

Từ 17 - 20

44

16,5

Từ 21 - 25

132

49,6

Từ 26 - 30

61

22,9

Từ 31 - 50

29

10,9

Tốt nghiệp cấp II


25

13,2

Tốt nghiệp cấp III

211

79,3

Tốt nghiệp CĐ, ĐH

20

7,5

Kỹ sƣ

9

3,4

Công nhân kỹ thuật

162

60,9

Trung cấp


15

5,6

Cử nhân

9

3,4

Công nhân may

71

26,7

Chƣa có gia đình

164

61,7

Đã có gia đình

102

38,3

Giàu có


1

0,4

Khá giả

53

19,9

Trung bình

210

78,9

2

0,8

TNHH may Tín Trực

177

66,54

TNHH Hoa Hạ Việt Nam

89


33,45

1 - 3 năm

172

64,7

4 - 6 năm

81

30,5

Trên 6 năm

13

4,9

Tôn giáo

Độ tuổi

Trình độ học vấn

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Tình trạng hôn nhân


Điều kiện kinh tế của gia đình

Nghèo
Nơi làm việc

Thâm niên làm việc

XII


8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chƣơng, cụ thể là:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng đời sống của lao động nữ ở KCN Đình Trám, Bắc
Giang hiện nay
Chương 3: Những yếu tố tác động đến đời sống của lao động nữ ở KCN
Đình Trám, Bắc Giang

XIII


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1998), Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Tony Bilton - Kevin Bonnett - Philip Jones, Phạm Thủy Ba dịch (1993),
Nhập môn Xã hội học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Đỗ Thị Bình (2007), Vài nét về điều kiện lao động, việc làm và thu nhập
của nữ công nhân công nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (số 4).
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình triết học Mác – Lênin (dùng

trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và các vấn
đề xã hội, Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ (1995), Lao động
nữ Việt Nam 1993, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội.
6. Bộ Luật lao động nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1994), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
7. Các quy định về lao động đặc thù – lao động nữ (1997), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
8. Tôn Thiện Chiếu (1996), Quan hệ xã hội trong xí nghiệp của công nhân
công nghiệp, Tạp chí Xã hội học, số 2.
9. Nguyễn Thế Công (2003), Điều kiện làm việc và sức khỏe nghề nghiệp của
lao động nữ, NXB Lao động, Hà Nội.
10. Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (2007), Báo cáo tình
hình sử dụng lao động quý IV năm 2007.
11. Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (2007), Báo cáo của Ban
chấp hành công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tại đại hội công
đoàn các khu công nghiệp tỉnh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2008-2013).
12. Cục Thống kê Bắc Giang (2008), Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế, xã
hội, môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2007.

XIV


13. Cục Thống kê Bắc Giang (2008), Thực hiện các chỉ tiêu về xã hội và xóa
đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang năm 2007.
14. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1999), Xã hội học, NXB Đại học Quốc
Gia, Hà Nội.
15. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVI.
16. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học Tập 1, NXB Đại học quốc

gia, Hà Nội.
17. Bùi Thị Thanh Hà (2003), Di động xã hội và vị thế của nữ công nhân
trong doanh nghiệp tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 1).
18. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
19. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, NXB Lý luận chính trị, Hà
Nội.
20. Herman Korte (1997), Nguyễn Liên Hƣơng dịch, Nhập môn Lịch sử xã
hội học, NXB Thế Giới, Hà Nội.
21. Trần Thị Ngọc Lan (2004), Đánh giá điều kiện lao động sức khỏe của lao
động nữ trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sỹ
Y học, Bộ Y tế.
22. Luật bình đẳng giới (2008), NXB Hồng Đức.
23. Nguyễn Tín Nhiệm (2003), Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của nữ công
nhân, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 1).
24. Hoàng Phê chủ biên (1988), Từ điển Tiếng Việt, Ủy ban Khoa học xã hội
Việt Nam – Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Trần Văn Phùng (2007), Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các Khu
công nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh.
26. Bùi Đình Thanh (1990), Chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân,
Viện Xã hội học, Hà Nội.

XV


×