Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tác động của Du lịch đến Văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.61 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC

BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN TỔNG QUAN DU LỊCH

Giảng viên : Cao Hoàng Hà
Sinh viên : Nhóm 2

Hà nội , 2014


Phần mở đầu
Hiện nay, du lịch được xem là ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Du lịch trở nên phổ biến và là nhu cầu
không thể thiếu của con người khi đời sống tinh thần của họ ngày càng
phong phú.
Với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, nước ta có nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với nguồn tài nguyên du
lịch tự nhiên đa dạng với nhiều cảnh đẹp, là nền tảng cho sự phát triển du
lịch và có giá trị cao đối với việc thu hút du khách đến tham quan tìm
hiểu.Trong những năm gần đây, luồng đầu tư vào du lịch tại Việt Nam không
ngừng tăng, doanh thu mà ngành này mang lại tăng nhanh đáng kể. Tuy
nhiên, để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì cần có chiến lược
phát triển cụ thể. Hoạt động du lịch phải góp phần tích cực vào việc xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
nâng cao chất lượng và cuộc sống người dân. Hoạt động du lịch phải có tiếp
thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Chính vì thế, để đạt được
mục tiêu trên cần tìm hiểu mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa xã hội cũng
như những tác động tiêu cực lẫn tích cực của ngành kinh tế này đến văn hóa
xã hội.


Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc
tính
riêng
của
mỗi
dân
tộc:
Trước hết, văn hoá xã hội bao gồm những ứng xử trong gia đình, cộng
đồng, xã hội, các qui tắc xã hội về hôn lễ, tang lễ, hội đoàn, tổ chức hôn
nhân gia đình, các thiết chế văn hoá, xã hội đời sống pháp luật, tổ chức
chính trị… Đây là những yếu tố mà ngành du lịch có thể khai thác vào trong
các hoạt động của mình. Những đặc trưng trong văn hóa ứng xử của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam chính là nền tảng xây dựng các yếu tố thu hút
khách du lịch trong loại hình du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, văn hoá còn có
chức năng giáo dục con người. Thông qua việc tham gia các hoạt động du
lịch tìm hiểu văn hóa, du khách sẽ được củng cố thêm tình yêu quê hương


đất nước, lòng tự tôn dân tộc. Đối với những người dân bản địa, thông qua
việc khai thác du lịch dựa vào truyền thống văn hóa của họ thì từ đó họ sẽ có
ý thức cao hơn về dân tộc mình và sẽ cố gắng giữ gìn, phát huy những
truyền
thống
tốt
đẹp
đó.
Ngoài ra đặc biệt xác định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội.
Đây là tính đa dạng của văn hoá trong đời sống con người.Văn hoá được đề

cao trong cuộc sống dân tộc vì kéo theo sự phát triển của văn hoá là sự phát
triển của các ngành khoa học khác.
Phần nội dung
1.Tác động tích cực của du lịch tới văn hóa

1.1 Phát triển du lịch có tác động thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần.
Du lịch là lối sống đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội
phổ biến. Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du
khách dược mở rông tầm mắt, thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết,
thoải mái tinh thần, tôi luyện tình cảm.
a. Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho
người dân.
Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật,
kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Theo các công
trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin năm 1981, nhờ chế
độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%.
Đặc biêt đối với một số bệnh phổ biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ
rệt. Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường
tiêu hóa giảm 20%. một số khu điều dưỡng khẳng định rằng nước
khoáng của những vùng này có thể chữa được bệnh lao phổi, bệnh
scorbut do thiếu vitamin C, các vết loét, ung nhọt, chảy máu lợi,…
- Theo một số nghiên cứu thì sau đây là một vài hiệu quả sức khỏe do
du
lịch
mang
lại:
+ Hoạt động du lịch giúp giảm được stress
+ Du lịch tạo cho chúng ta một cơ hội thư giãn và giảm stress. Ngoài



ra, du lịch còn giảm được lượng calo đáng kể. Thậm chí nếu là một
chuyến đi vì công việc mà phải dành nhiều thời gian hơn tại hội họp thì
stress (nếu có) do du lịch mang lại cũng chỉ là sự căng thẳng tích cực.
Bởi môi trường du lịch ở địa điểm mà du khách đang đến cũng sẽ giúp
họ
giải
tỏa
những
căng
thẳng
đó.
+ Du lịch tránh được sự đơn điệu của cuộc sống
- Đi du lịch cũng giúp con người thoát khỏi những quy tắc, và khi ở
một mình, họ có thể tăng thêm năng lượng. Đây là một cách chữa bệnh,
tạo nên sự thay đổi, thoát khỏi quy trình hàng ngày – làm như vậy, tâm
trí và cơ thể của con người không bị đình trệ.
- Du lịch giúp con người thay đổi không gian sống: Đối với những người
làm việc văn phòng thì du lịch sẽ giúp họ được ra ngoài trời thay vì bị
“nhốt” trong phòng làm việc. Điều này có nghĩa là họ sẽ được ra không khí
trong lành, thưởng thức khung cảnh bên ngoài. Thậm chí nếu du khách
không tham gia các hoạt động đi bộ trên núi mà chỉ nằm lười trên võng bên
bờ biển thì cũng sẽ được thở sâu hơn, cung cấp oxi cho máu.
- Du lịch giúp tăng cường dộ hoạt động của con người
- Du lịch có thể bao gồm những hoạt động phụ. Khi đi du lịch, du khách sẽ
có kế hoạch cho nhiều hoạt động khác nhau như: kết bè trên dòng nước,
tham quan hay chơi bóng rổ. Tham gia vào các hoạt động phụ trong một
chuyến du lịch, bằng cách này hay cách khác thì du khách cũng sẽ hoạt động
nhiều hơn so với việc thực hiện chu trình hằng ngày của họ.
- Đi du lịch đến những địa phương khác nhau sẽ giúp du khách thưởng
thức những món ăn ngon: Nếu dùng bữa ở những nhà hàng sang trọng thì

chắc chắn du khách sẽ được thưởng thức những món ăn ngon, cầu kì của địa
phương đang đi du lịch và cả những phong cách ẩm thực của nhiều quốc gia
khác. Còn nếu không, du khách vẫn có thể khám phá những món ăn hết sức
đặc trưng của địa phương bằng cách tự mình tìm hiểu thông qua những dịch
vụ ăn uống bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn.
- Du khách sẽ có sự điều chỉnh thái độ thông qua hoạt động du lịch
Lập kế hoạch là một phần tạo nên niềm vui. Thực hiện được một chuyến du
lịch như mong muốn có thể phá vỡ được sự đơn điệu và giúp con người giải
quyết những khó khăn trong công việc hiện tại một cách tốt hơn. Du lịch cho
du khách một sự đánh giá mới toàn diện về những nền văn hóa và lối sống


khác nhau, mở rộng phạm vi hiểu biết và có thể giúp du khách thưởng thức
cuộc sống được nhiều hơn. Và tùy theo nơi đến mà du lịch có thể giúp du
khách đánh giá được toàn diện về quê hương đất nước mình.
+ Du lịch chính là điều kiện để mở rộng mối quan hê hợp tác, giao lưu
+ Du lịch có thể giúp cho du khách gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế
giới, học hỏi được về những nền văn hóa khác. Thông qua hoạt động du lịch,
du khách có thể biết được những tập tục truyền thống của các quốc gia, vùng
miền khác nhau. Một trong những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt của mỗi
quốc
gia
đó

cách
chào
hỏi.
+ Du khách sẽ thắt chặt tình cảm với người thân
+ Du lịch tạo cơ hội cho du khách có nhiều thời gian dành cho người thân,
thắt chặt tình cảm giữa những thành viên trong gia đình. Do không phải thực

hiện những trách nhiệm hàng ngày nên con người sẽ có tinh thần thoải mái

sẽ

những
trải
nghiệm
không
thể
quên.
b. Khi đi du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau
hơn.
Những đức tính tốt như hay giúp đỡ, chân thành… mới có dịp được thể
hiện rõ nét. Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Như
vậy qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng
đồng.
- Cũng chính nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn,
các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn minh
tinh thần của con người trở nên phong phú hơn. Thông qua các hoạt động tổ
chức sự kiện như: giao lưu về ẩm thực, nghệ thuật, tổ chức các lễ hội,… đã
tạo điều kiện để các quốc gia có cơ hội giao lưu với nhau. Chẳng hạn trong
“Liên hoan món ngon các nước năm 2008” được tổ chức ở khu du lịch Văn
Thánh Tp. Hồ Chí Minh, du khách đã được thưởng thức những món ngon
của nhiều quốc gia. Đặc biết, Việt Nam đã có điều kiện giới thiệu món ngon,
đặc
sản
của
mình
đến
bạn


quốc
tế.
- Vì vậy, hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần

tu
dưỡng
đạo
đức
cho
con
người.
1.2 Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là
yếu
tố

bản
của
phồn
vinh

hội.
- Trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là một trong những vấn đề


vướng mắc nhất cúa các quốc gia. Phát triển du lịch được coi là một lối thoát
lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân.
(Hiện nay ngành du lịch Việt Nam có hơn 200.000 cán bộ, nhân viên đang
làm việc, một phần ba được đào tạo nghiệp vụ du lịch). Trong khi đó để có
thể đón tiếp được 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào

năm 2010 dự tính sẽ tạo ra khoảng 1,34 triệu chỗ làm trong ngành du lịch.
- Ngoài việc giải quyết việc làm cho những lao động hoạt động trực tiếp
trong ngành, du lịch còn tạo việc làm cho những lao động ở các ngành khác.
Ở Việt Nam, theo tính toán của tổng cục du lịch số nhân nhân dụng là 2,2.
Nghĩa là, cứ mỗi người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch như lễ tân,
hướng dẫn viên du lịch thì sẽ có thêm 1,2 lao động được tạo ra ở các ngành
khác.
- Chẳng hạn như, hiện nay do du lịch phát triển, các làng H’Mông ở gần
thị trấn có cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc văn hoá trở thành những điểm
du lịch hấp dẫn. Do đó du lịch đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của
các
gia
đình
người
H’Mông.
- Trước hết là sự xuất hiện hàng loạt nghề mới phục vụ du lịch như bán
hàng thổ cẩm, đồ trang sức, chở xe ôm, dẫn khách du lịch....
Làng Cát Cát có 360 người H’Mông mà có tới 112 người tham gia hoạt động
du lịch chiếm tỷ lệ 31,11% dân số. Làng Lý Lao Chải có 561 người H’Mông
có 102 người tham gia dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ 18,18% dân số. Như vậy
là số người trực tiếp tham gia dịch vụ du lịch khá đông. Đó là chưa kể số
người gián tiếp tham gia các dịch vụ này như sản xuất, đi mua thổ cẩm, hàng
lưu
niệm....
- Trong các ngành nghề mới xuất hiện, có nghề hướng dẫn viên du lịch và
phục vụ khách du lịch( mang đồ, dẫn đường cho khách du lịch) phát triển
khá nhanh, nhất là trong tầng lớp thanh niên. Mỗi một làng người H’Mông
có một vài thanh niên làm nghề hướng dẫn viên tự phát. Đặc biệt, một số
công ty du lịch đã tuyển người H’Mông ở các làng đào tạo trở thành đội ngũ
hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Làng Cát Cát có 5 hướng dẫn viên người

H’Mông chuyên nghiệp, làng Lao Chải có 12 hướng dẫn viên, xã Hầu Thào
có 7 hướng dẫn viên....v.v. 16 làng người H’Mông còn thành lập các đội văn
nghệ phục vụ khách du lịch, thu hút khoảng 200 nam nữ diễn viên không
chuyên tham gia. Bên cạnh việc xuất hiện các ngành nghề mới, một số
ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất


hàng hoá như nghề thêu dệt thổ cẩm, làm đồ chạm khắc bạc. Các sản phẩm
chăn nuôi của các làng H’Mông trước kia chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn
uống và tín ngưỡng của từng gia đình thì nay đã bước đầu trở thành các sản
phẩm hàng hoá cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Thông qua trao đổi
hàng hoá, giao dịch với du khách, khả năng nắm bắt nhu cầu, giá cả thị
trường
của
người
H’Mông
được
nâng
cao.
- Đối với nhiều người, du lịch được nhìn nhận như một ngành kinh doanh
béo bở, dễ làm. Vì vậy xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh
doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trau dồi, bổ sung các kiến
thức cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa,…Hiện nay, ngày càng xuất
hiện nhiều trường lớp và trung tâm đào tạo các lĩnh vực có liên quan đến du
lịch. Theo thống kê thì nếu như trước năm 1990, cả nước chỉ có 3 trường đào
tạo công nhân khách sạn du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, TP.HCM thì hiện nay
cả nước có trên 40 trường Đại học có khoa du lịch, khoảng 40 trường cao
đẳng du lịch, 43 trường Trung cấp du lịch. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm
đào tạo nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo các nghề
về phục vụ bàn và nấu ăn. Hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh và

sinh
viên
làm
việc
trong
ngành
Du
lịch.
1.3 Đồng thời, thông qua tham gia hoạt động du lịch có thể làm tăng sự
hiểu biết của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người,
lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, quê
hương được tăng lên và sẽ có tinh thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu
mạnh, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường.
- Những chuyến du lịch tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình
văn hóa có tác dung giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân
tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự
giải thích cặn kẽ của hướng dẫn viên (HDV), du khách sẽ thực sự cảm nhận
được giá trị to lớn của các di tích có thể không có quy mô đồ sộ trước mặt
mà thường ngày họ không để ý đến. Có lẽ không ai trong chúng ta không ít
nhất một lần được nghe đến địa danh "Ngã ba Ðồng Lộc", một cái tên đã đi
vào lịch sử dân tộc và gắn liền với những chiến công của các đơn vị Thanh
niên xung phong (TNXP) trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nếu tham quan Bảo tàng TNXP được đặt tại Ngã ba Đồng Lộc thì du khách
sẽ được nghe hướng dẫn viên kể câu chuyện về 10 cô gái TNXP. Các cô gái
TNXP này đã có mặt tại Ngã ba Ðồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất.


Thường thì mọi hoạt động ở Ngã ba Ðồng Lộc đều diễn ra về đêm, ban ngày
để mặc cho máy bay Mỹ bắn phá. Nhưng đêm ngày 23/7/1968 có lệnh đặc
biệt phải thông đường. Nhận được lệnh của Ðại đội, 10 cô gái TNXP đã ra

ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm
nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ
hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Ðúng như dự đoán, sau mấy lần máy
bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay
lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom,
3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp
tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang,
một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ. Một phút trôi qua...rồi năm
phút trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng
dậy. Cả trận địa lặng đi rồi òa lên tiếng khóc nức nở của những người đồng
đội. Các cô đã hy sinh rồi!... Khi được nghe câu chuyện này thì chắc chắn du
khách sẽ nhận ra rằng những giá trị nhân văn cao đẹp của con người có thể
tìm thấy ở những sự vật bình thường mà nếu như không thông qua hoạt động
du lịch thì họ sẽ khó nhận ra và thờ ơ với nó. Từ đó thì du khách sẽ càng trân
trọng hơn nữa cuộc sống hòa bình được đánh đổi bởi rất nhiều xương máu

sẽ
cố
gắng
giữ
gìn,
xây
dựng
đất
nước.
- Có thể dùng một ngạn ngữ của người Việt Nam để nói lên vai trò nâng
cao dân trí của du lịch. Ngạn ngữ đó là “Đi một ngày đàng học một sàn
khôn”. Mỗi chuyến du lịch thường để lại cho du khách một số kinh nghiệm,
tăng thêm hiểu biết và vốn sống. hiểu biết thêm về lịch sử, “khám phá” mới
về địa lí, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang kiến thức văn hóa

chung… là kết quả thu được sau một chuyến du lịch. Chẳng hạn trong một
tour du lịch mạo hiểm leo lên một vùng núi lửa đã ngưng hoạt động, do có
kinh nghiệm nên khi hướng dẫn viên nghe được mùi lưu huỳnh thì biết rằng
núi lửa sắp hoạt động trở lại. Chính vì thế, HDV đã thông báo cho du khách
biết và ngừng ngay chuyến thám hiểm và đoàn khách đã thoát được hiểm
nguy. Đó chính là một kinh nghiệm quý báu mà HDV cũng như du khách sẽ
có được sau chuyến đi đó.
1.4 Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian.
- Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật, du


ngoạn phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa,
làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc.
2 Tác động tiêu cực của du lịch tới văn hóa
2.1 Đối với các di sản văn hóa vật thể,sự phát triển du lịch ồ ạt chạy theo số
lượng thường gây ra sự bào mòn làm hư hại các công trình, di tích hiện có.
Hàng hóa quá nhiều, tầm thường làm mất đi nền văn hóa dân tộc
Việc chạy theo nhu cầu của khách hàng mà vất bỏ đi nội dung chứa đựng
tinh thần của nền văn hóa dân tộc, chỉ giữ được hình dáng bên ngoài mà
không giữ được cái cốt lõi bên trong, chạy theo đồng tiền, sở thích của du
khách sẵn sàng thay đổi cái vốn có,cái truyền thống.
Để thu hút du khách, một số hãng kinh doanh du lịch tự ý “cải tạo” và “sáng
tạo mới” rất nhiều thứ vốn có trong sắc thái văn hóa dân tộc và địa phương
và ra sức chế tạo thành hàng hóa để kiếm tiền. Mặt khác để thỏa mãn nhu
cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn
hoá truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên
nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Nhiều nhà cung ứng du lịch
đã thuyết phục người dân địa phương thường xuyên trình diễn lại các phong
tục, lễ hội lại cho khách xem.
Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc ý nghĩa của các hành

vi lễ hội, người ta giải thích một cách sai lệch, thậm chí một cách bậy bạ.
Như vậy những giá trị văn hoá của một cộng đồng, đáng lý phải được tôn
trọng lại đem ra làm trò tiêu khiển mua vui cho du khách. Giá trị truyền
thống bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế.
Phong tục tập quán dân gian và hoạt động lễ hội truyền thống có thể tổ chức
bất kì lúc nào và bất cứ ở đâu, kiến trúc phỏng cổ, nhà ở danh nhân giả, đền
thần giả, đồ cổ giả, thư họa giả lan tràn thành tai họa, các bộ lạc nguyên
thủy, lối sống nguyên thủy được “sáng tạo”, nghệ thuật biểu diễn dân gian,
nghi thức tôn giáo trở thành trò diễn để kiếm tiền.
Do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống được chế tác để
làm hàng lưu niệm cho du khách được sản xuất một cách cẩu thả đã làm méo
mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn
hoá bản địa.. Lấy một ví dụ về du lịch ở Huế. Tình trạng nhếch nhác tại các
bến thuyền được thấy rõ qua việc mỗi lần chờ đến giờ lên thuyền đi nghe ca


Huế, cả du khách và nhạc công phải đứng lơ ngơ, lóng ngóng, hoặc ngồi vất
vưởng ngay trên lối ra vào của bến. Và cuối giờ diễn, do không có địa điểm
để trao đổi, rút kinh nghiệm, hoặc trả tiền "sô", nên hầu hết các bầu "sô", ca
sĩ phải đứng trao đổi, chia tiền "boa" ngay trước mặt du khác
Song song với việc mua vui cho du khách còn gây thương tổn nghiêm trọng
cho lòng tự tôn của nhân dân nơi du lịch, thương tổn tình cảm dân tộc.
Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng
đồng. Khi đi du lịch du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động
văn hoá của địa phương. Nhưng nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính
đáng bị lạm dụng và sự lạm dụng biến thành xâm hại.
2.2 Sự sa sút của quan niệm đạo đức và bắt chước sùng ngoại.
Du khách đến tham quan du lịch ở một điểm, một vùng nào đó, họ không
chỉ mang văn hóa dân tộc tiến bộ vào mà còn truyền bá những điều phi văn
hóa, khiến cho cư dân địa phương dần dần nảy sinh những biến đổi tiêu cực

về tư tưởng và hành vi.
2.2.1 Du lịch làm cho các tệ nạn mại dâm, tội phạm và cờ bạc gia tăng.
Nạn nghiện hút, mại dâm, trộm cướp không phải do du lịch đẻ ra, trước
khi du lịch phát triển nó đã tồn tại với các mức độ khác nhau, nhưng không
ai phủ nhận rằng hoạt động du lịch làm cho tệ nạn mại dâm gia tăng đáng kể.
Ngày nay không phải đã hết các du khách có nhu cầu tìm của lạ nơi đến DL.
Vẫn còn đó những kẻ cò mồi, muốn làm giàu bằng cách bóc lột trên thân xác
phụ nữ. Vì vậy du lịch là môi trường tốt để kẻ ham hưởng lạc và kẻ trục lợi
gặp nha.
Du lịch có ảnh hưởng như thế nào đến tệ nạn nghiện hút? Hầu khắp mọi
nơi, hải quan đều phát hiện thấy có những du khách vận chuyển trái phép ma
túy hay các chất có liên quan đến ma túy, làm cho tệ nạn này ngày càng lan
rộng. Ngoài ra, tình hình trấn lột, trộm cướp của khách du lịch ngày càng gia
tăng do hầu hết các đối tượng phạm tội đều cho rằng khi đi du lịch là lúc du
khách mang theo nhiều tài sản có giá trị. Chính vì thế, dù ít hay nhiều thì
hoạt động du lịch cũng làm gia tăng tệ nạn trôm cướp. Ngoài những vụ cướp
giật trên đường phố thì trong những năm vừa qua, có rất nhiều vụ án nhân
viên tạp vụ khách sạn, nhân viên chuyển hang sân bay trôm cướp tài sản của


du khách. Hay các dịch vụ massage trá hình đã lợi dụng sơ hở của du khách,
đặc biệt là những du khách nước ngoài để lấy cắp tài sản.
2.2.2 Đa số du khách quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển,họ giàu có
và làm cho cư dân ở các nước lạc hậu sinh ra cảm giác sùng bái a dua nước
ngoài, thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt
chước du khách.
Điều này chứng minh rằng khi một nền “văn hóa mạnh” tiếp xúc với một
nền văn hóa “yếu”, nền văn hóa yếu thường chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
mạnh
Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ

các nước giàu là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền
thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách. Có hai yếu tố được coi là
nguyên nhân chính của hiện tượng này. Một là trong hoạt động kinh doanh,
người dân bản xứ dùng chuẩn của du khách để làm vừa lòng họ nhằm thu
hút được tối đa lợi nhuận cho mình. Điển hình nhất là trong ngôn ngữ. Do
thường xuyên tiếp xúc với du khách nước ngoài nên nhiều người đã bị ảnh
hưởng rất nhiều về văn hóa, đặc biệt là về văn hóa giao tiếp và ngôn ngữ..
Hay giới trẻ ngày nay đang có trào lưu đặt tên tiếng Anh. Chúng ta rất dẽ
dàng nhận ra điều này khi hằng ngày xuất hiện rất nhiều cái tên “nửa tây,
nửa ta” như Cristiano Trung hay Julia Thủy,…
Thứ hai là tư tưởng vọng ngoại, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống
của du khách, cho đây là biểu hiện của văn minh, giàu có. Điều này được thể
hiện rõ nhất trong giới trẻ. Sự thay đổi về nếp sống của một bộ phận các
chàng trai, cô gái là người dân tộc sớm tiếp xúc với lối sống của du khách
nước ngoài cũng là vấn đề đáng lo ngại và đang tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng
đến môi trường du lịch. Đa số thanh niên ngày nay rất thích dùng fast food,
một loại thức ăn mang đậm nét văn hóa phương Tây. Rất nhiều thương hiệu
fast food nổi tiếng đang mở rông phạm vi hoạt động như: KFC, Lotte,…và
tất nhiên được giới trẻ hết sức ủng hộ. Việc dùng thức ăn nhanh bên cạnh
những mặt tích cực của nó thì có rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và
đặc biệt là đối với nền văn hóa phương Đông của nước ta.
Một hiện tượng thường thấy ở những điểm du lịch, khu du lịch đó là,
dưới con mắt người dân bản xứ, du khách là những kẻ giàu sang, lắm tiền,…
Vì vậy chính du khách đã trở thành mục tiêu béo bở cho việc tống tiền, làm


ăn của một số kẻ sống bằng nghề trộm cướp, đồng thời là đối tượng khá hấp
dẫn của những người ăn xin.
3. Ảnh hưởng của việc phát triển hoạt động du lịch đến văn hoá và xã hội
còn được thể hiện qua quan hệ giữa khách du lịch và người dân điạ phương.

Do có cách nhìn nhận về đạo đức khác nhau, một số du khách không thấy
những hành động, cử chỉ, cách ăn mặc,… của mình là không phù hợp với
phong tục truyền thống của cư dân nơi đến du lịch. Điều đó hoặc sẽ là một
gương xấu được một số thanh niên bản địa thiếu bản lĩnh bắt chước vì cho là
“hiện đại”, “mốt”, “văn minh”, hoặc sẽ gây cho người dân một ấn tượng
không đẹp về dân tộc có những người khách đó. Cũng xin lưu ý là không chỉ
du khách xâm phạm đến thuần phong mỹ tục mà ngưới bản xứ cũng có một
phần trách nhiệm trong vấn đề này. Do có những di biệt về tôn giáo, văn
hóa, chính trị cho nên có thể xảy ra sự hiểu lầm, thậm chí dẫn đến hiềm
khích, tạo nên căng thẳng giữa chủ và khách.
Nhìn chung theo thời gian, thái độ của người dân sở tại đối với du khách
thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực.Vào giai đoạn đầu khi những du khách
đầu tiên xuất hiện, người dân địa phương tỏ ra vô cùng cao hứng. Du khách
được tiếp đón nồng nhiệt, nhiều khi thái quá, với tất cả lòng quý trọng và
mến khách của chủ.Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của nguồn khách,
tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ giảm dần. Quan hệ tình cảm giữa
du khách và dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào quan
hệ tình cảm đó là quan hệ buôn bán. Đại đa số du khách được tiếp đón với
nghi lễ xã giao. Những cảm giác khó chịu đối với du khách xuất hiện. Sự có
mặt của quá nhiều du khách tại địa phương đã ảnh hưởng đến tâm lý người
địa phương, làm cho không ít người khó chịu. Nếu vào giai đoạn đầu, những
hành vi, cách biểu cảm khác lạ của du khách làm cho người dân thấy ngộ
nghĩnh và buồn cười thì nay có thể cũng với hành động ấy của du khách lại
bị xem là lố bịch. Nếu như vào giai đoạn đầu, do cơ sở vật chất kỹ thuật
chưa có, du khách được tiếp đón ở những điều kiện sẵn có ở địa phương như
nhà dân, quán bình dân thì nay họ dần dần bị cô lập trong các điều kiện được
tạo nên để phục vụ riêng cho họ. Điều kiện tiếp xúc, giao tiếp cộng đồng
giảm và do vậy sự cảm thông, đồng cảm cũng hạn chế rất nhiều. Tồi tệ hơn
là khi xuất hiện tư tưởng và hành động chống đối du khách.
4 Du lịch có thể làm thay đổi hành vi tiêu dùng của cư dân địa phương.



Khi du lịch gia tăng, các doanh nghiệp địa phương nhập khẩu hàng để
cung cấp cho du khách. Cư dân địa phương có thể so sánh là tiêu dùng một
số mặt hàng ngoại có chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn so với hàng nội địa và
xuất hiện nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại. Điều này làm gia tăng mức nhập
khẩu và làm giảm bớt hiệu quả của du lịch. Hiện nay có rất nhiều thanh thiếu
niên Việt Nam cố gắng chạy theo mốt, thích xài “hàng hiệu”, dùng hàng hiệu
để đánh bóng tên tuổi. Những loại hàng hiệu này thông thường được du
nhập vào nước ta qua con đường du lịch và những cửa hàng thời trang nổi
tiếng thế giới được mở ra chủ yếu là để phục vụ khách du lịch quốc tế và đã
vô tình tác động đến thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
5.Trong công tác tiếp thị, chúng ta nhận dạng nhu cầu và ham muốn của du
khách để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó.
Đối với một quốc gia, một dân tộc, điều cần thiết là phải thực hiện được
mục đích nói trên mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình. Sự đa dạng
văn hóa bản địa có nguy cơ bị đe dọa khi người dân bản địa biến nó thành
hàng hóa bán cho khách du lịch. Việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm văn hóa
để phục vụ khách đang làm mất đi nhiều giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo
riêng của địa phương. Tính đa dạng văn hóa đang bị ảnh hưởng khi cộng
đồng địa phương có những điều chỉnh văn hóa bản địa riêng của mình để
đáp ứng thị hiếu theo nhu cầu của khách và điều này còn thường dẫn tới sự
điểu chỉnh về tinh thần "phục vụ".
6. Du lịch có tác động vừa khuyến khích vừa kìm hãm các loại hình nghệ
thuật cổ truyền.
Trong một số trường hợp, nghệ thuật này được phục chế để bán cho du
khách, làm cho nền văn hóa bị giả mạo. Tiêu biểu là việc tổ chức các lễ hội
văn hóa dân gian. Ngày nay chúng ta tổ chức các lễ hội trên sân khấu và
nghệ nhân trở thành diễn viên làm đánh mất giá trị quí báu của một lễ hội
linh thiêng. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ

cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những
vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề,
chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng
uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi
động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại,
làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền
thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với


làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời
sống cộng đồng nhân dân.
Hàng năm, rất nhiều lễ hội được tổ chức và thu hút rất nhiều du khách
trong và ngoài nước. Thiết nghĩ, đây cũng là một sản phẩm du lịch rất hấp
dẫn, giúp nước ta phát triển thể loại du lịch văn hóa lễ hội, thích hợp với đối
tượng khách là những người thích tìm hiểu văn hóa của các nước, những nhà
nghiên cứu, học sinh, sinh viên,...Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dung tổ chức
lễ hội đã dần làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó. Chẳng hạn như, ai cũng
biết, lễ hội Tây Nguyên là các hoạt động tự thân. Ở đó con người hoà nhập
vào cộng đồng, vào thiên nhiên, thể hiện lòng tin của mình trước thế giới
thần linh. Những người tham dự không phải để thưởng thức mà là thực thi
bổn phận của mình. Và chính khi thực thi bổn phận của lễ mà hội xuất hiện.
7. Mỗi nền văn hóa đều có một số lễ hội hay sự kiện lịch sử hay tôn giáo.
Khi sự kiện được thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của du khách, ý
nghĩa của nó cũng mất đi. Ban tổ chức ở một số lễ hội đã quên cả nhiệm vụ
làm lễ hội để dành cho người ở địa phương mình là chính, để cùng nhau
tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cùng nhau thưởng thức những nét đẹp tinh hoa
trong văn hóa truyền thống của địa phương mình.
8. Du lịch cũng có một phần làm “đình trệ văn hóa”.
Sự phát triển của một vùng có thể bị dừng lại vì nhu cầu của du khách
muốn xem “nếp sống cũ”. Du khách đến tham quan, du lịch ở các vùng thôn

quê ở.
3 Tác động tích cực của văn hóa đến du lịch
3.1 Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch
Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo của con người trên nền của thế giới
tự nhiên -xã hội. Văn hóa là của con người, thuộc về con người và chỉ thuộc
về con người mà thôi. Nó ra đời là một tất yếu khách quan để phản ánh và
phục vụ cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng người trong những thời
điểm khác nhau của lịch sử. Trong tiến trình phát triển, bất cứ một cộng
đồng dân tộc nào đều hướng tới việc sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa
đặc sắc phục vụ chính cuộc sống của mình và cộng đồng mình. Trong tiến
trình hội nhập, toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, du lịch Việt Nam đang phát
triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Yếu tố thành công của Du lịch Việt Nam có
được là do đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân


tộc đưa vào trong kinh doanh du lịch. Thông qua hoạt động du lịch; sự giao
lưu, giao thoa giữa các dòng du khách nội địa và quốc tế với cư dân bản địa
đã cho ra đời một loại hình sản phẩm văn hóa đặc trưng đó là những sản
phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là những sản phẩm văn hóa phục vụ các đối
tượng du khách khác nhau. Khi đưa các sản phẩm văn hóa vào trong kinh
doanh du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch. Việc nghiên cứu, khai thác
các giá trị văn hóa để phát triển du lịch đã ra đời khoa học Văn hóa Du lịch.
Trong hệ thống các sản phẩm được sinh ra từ văn hóa, “Văn hóa Du lịch” là
một khoa học mang tính đặc trưng, nổi trội của du lịch Việt Nam, của Văn
hóa Việt Nam. Văn hóa Du lịch chính là phương pháp để giải bài toán cung
– cầu của du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Do vậy, Văn hóa Du
lịch chính là sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập, toàn
cầu hóa hiện nay.
Nhiều năm qua ở nước ta, có một bài học, một kinh nghiệm hết sức
thuyết phục là văn hoá trong du lịch ở nước ta vừa như là mục tiêu mang

tính định hướng, vừa như là một quan điểm khẳng định rằng, văn hoá là nội
dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc
sắc, hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo dựng
hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.
Du lịch là một hoạt động thực tiễn xã hội của con người, nó được hình
thành nhờ sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố người du lịch, tài nguyên du lịch
và môi giới du lịch. Người du lịch là chủ thể du lịch, tài nguyên du lịch là
khách thể du lịch, ngành du lịch là môi giới cung cấp sự phục vụ cho người
du lịch. Xét theo phạm trù văn hoá xã hội, du lịch là một hoạt động văn hoá
cao cấp của con người. Bởi văn hoá là mục đích mà du lịch hướng tới, là
nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch. Dù người đi du lịch nhằm mục
đích thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng… hoặc theo
phương thức nào (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…)
thì mục đích cuối cùng là nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân, để
cảm nhận, thụ hưởng những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra
ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Nói cách khác du lịch là
hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm phục


vụ lợi ích cho họ và là hoạt động có lợi cho việc thúc đẩy phát triển trí tuệ
của loài người.
Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, nguồn nguyên liệu
để hình thành lên hoạt động du lịch. Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu
để hình thành lên hoạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút, đối
tượng hưởng thụ của du khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ
bản: Văn hoá vật thể là những sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong
không gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di
tích lịch sử văn hoá, những mặt hàng thủ công, các công cụ trong sinh hạt,
sản xuất, các món ăn dân tộc… Văn hoá phi vật thể như lễ hội, các loại hình
nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… Theo quan niệm của ngành du lịch,

người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn (đối lập với tài
nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi rừng, hang động…) cụ thể là: Các di
tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thù dân tộc; ẩm thực; lễ
hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín
ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.
3.2 Văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và
phát triển.
Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những
điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng,
một địa phương. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công
trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề
truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở
văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng… là những đối tượng cho du khách khám
phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng. Sự khai thác và thu lợi
nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí
tuệ và sức sáng tạo của loài người. Chính những tài nguyên này không chỉ
tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển mà còn
quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch
của một quốc gia, một vùng, một địa phương.
Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi
ứng xử, đạo đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch.


Thực chất của mối quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh
doanh du lịch nói riêng (hay vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế) đã
được khẳng định. Nói cách khác, hành vi kinh doanh muốn có được thành
công phải được thực hiện một cách văn hoá. Có thể gọi chung là nghệ thuật
kinh doanh hay văn hoá kinh doanh.
Xét ở một khía cạnh khác, mối quan hệ mật thiết này được thể hiện:
nếu muốn phát triển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt, bao gồm

cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn - hai yếu tố này không tách
rời. Môi trường tự nhiên như không có rác bẩn, nguồn nước sạch, không viết
vẽ lên đá…môi trường nhân văn đó là di tích được giữ gìn, cư dân, nhân
viên làm việc ở nơi du lịch phải có văn hoá, tố chất văn hoá, cơ chế chính
sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh…Tri thức, thông tin xã hội, cách ứng
xử, hiểu biết tâm lý du khách…là những động lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát
triển du lịch.
3.3 Văn hoá du lịch
Văn hoá du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hoá và du
lịch mà là sự kết hợp giữa du lịch và văn hoá, là kết quả tinh thần và vật chất
do tác động tương hỗ lẫn nhau giữa 3 loại: nhu cầu văn hoá và tình cảm tinh
thần của du khách, nội dung và giá trị văn hoá của khách thể du lịch (là tài
nguyên du lịch có thể thoả mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người
du lịch), ý thức và tố chất văn hoá của người môi giới phục vụ du lịch
(hướng dẫn viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm, nhân viên phục
vụ…) sản sinh ra” . Bất cứ một trong 3 yếu tố này đều không thể đơn độc
tạo thành văn hoá du lịch. Nếu tách khỏi khách thể du lịch, thì du khách sẽ
mất đối tượng tham quan thưởng thức, không thực hiện được khát vọng văn
hoá. Không có môi giới du lịch thì chủ thể và khách thể du lịch không thể
gặp nhau, không thể thực hiện được du lịch, mà không có du lịch thì đương
nhiên sẽ không thể nảy sinh ra văn hoá du lịch. Nếu không có du khách và
khách thể du lịch thì ngành du lịch lập ra chỉ có danh, thì không sản sinh ra
văn hoá du lịch mới, ngay cả thành phần văn hoá du lịch vốn có cũng không
thể thể hiện ra được.


Như vậy, văn hoá du lịch tức là nội dung văn hoá do du lịch thể hiện
ra - là văn hoá do du khách và người làm công tác du lịch tích luỹ và sáng
tạo ra trong hoạt động du lịch. Văn hoá du lịch được sinh ra và phát triển lên
cùng với hoạt động du lịch.

Ở Việt Nam lại có những lợi thế trong phát triển du lịch đến với các
vùng dân tộc ít người, để tìm hiểu những tập tục, những lối sống cũng như
giá trị văn hóa đặc sắc. Lợi thế đó được thể hiện trong sự bảo lưu những nét
sơ khai của văn hoá các dân tộc, trong lối sống, tập tục, trong thói quen canh
tác hay trong kiến trúc, trang phục, trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật và
nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt những nét văn hoá đó lại được hoà
quện với không gian sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp, trong lành có sức cuốn hút
du khách. Ngoài ra, nét hấp dẫn của các nền văn hoá các dân tộc ít người
Việt Nam chính là đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hoá dân tộc.
Như vậy, đầu tư để phát triển loại hình du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số
chính là tạo nên một loại hình du lịch văn hoá độc đáo, đặc sắc của
Việt Nam.
Quốc gia nào cũng có hệ thống các đô thị nhưng khi khách đến thủ đô
Hà Nội chắc chắn sẽ thấy thích thú, thậm chí bất ngờ, khi đến đây, đến với
đô thị, lại gặp những “làng” cổ truyền dân dã. Đặc biệt nữa, là những nghề
vừa hiếm lạ lại vừa lâu đời cổ kính với “công nghệ” và “quy trình công
nghệ” cùng những sản phẩm đặc biệt của nó - chính là sức mạnh và sức hút
quý báu cho du lịch,du khách. Thêm nữa, phần lớn những làng nghề đặc sắc
như thế này, ở dạng tổng thể, tổng hoà của nó, đều là những “làng văn hiến
thi thư” với những phong cảnh - phong tục,mà hàng đầu là lễ hội, phong phú
và hấp dẫn. Du lịch chắc chắn tìm được điểm lý tưởng ở đây: một sản
phẩm du lịch văn hoá đặc sắc đầy sức hấp dẫn.
Bản sắc văn hoá của một quốc gia, một địa phương là nền tảng cho
việc tạo ra những sản phẩm biểu trưng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Rõ ràng những sản phẩm du lịch biểu trưng của Việt Nam, phải từ những giá
trị văn hoá đặc trưng của Việt Nam. Bởi lẽ văn hoá là nền tảng của xã hội,
thể hiện tầm cao và chiều sâu của sự phát triển dân tộc.Việc tạo những sản
phẩm du lịch có tính biểu trưng cho nền văn hoá quốc gia có một vai trò



quan trọng trong việc xác định hình ảnh của quốc gia đó và của ngành du
lịch.
Văn hoá du lịch là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hoá
của toàn bộ hoạt động du lịch. Tất cả những hoạt động của từng bộ phận,
những sản phẩm du lịch trong quá trình tạo dựng đều hướng vào mục đích
hình thành nên những nét đặc trưng riêng mang bản sắc văn hoá dân tộc, sẽ
giúp hình thành nên một văn hoá du lịch đặc trưng riêng cho đất nước.
4. Tác động tiêu cực của văn hóa đến du lịch.
Văn hóa tác động đến du lịch được thể hiện trên nhiều mặt .Hàng hóa hóa
làm
tầm
thường
hóa
nền
văn
hóa
dân
tộc:
Hàng hóa hóa văn hóa dân tộc chạy theo nhu cầu của du khách mà vứt bỏ
“nội dung chứa đựng” của tinh thần văn hóa dân tộc, chỉ giữ lại các “vỏ
ngoài’ của nó và thay đổi nó để thỏa mãn hứng thú của du khách ở bất cứ nơi
đâu.
Tầm thường hóa văn hóa dân tộc là kết quả tất yếu của hàng hóa hóa.
Để thu hút du khách, một số hãng kinh doanh du lịch tự ý “cải tạo” và “sáng
tạo mới” rất nhiều thứ vốn có trong sắc thái văn hóa dân tộc và địa phương
và ra sức chế tạo thành hàng hóa để kiếm tiền. Mặt khác để thỏa mãn nhu
cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn
hoá truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên
nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Nhiều nhà cung ứng du lịch
đã thuyết phục người dân địa phương thường xuyên trình diễn lại các phong

tục, lễ hội lại cho khách xem. Chợ tình Sa Pa vốn là một nét sinh hoạt văn
hóa đầy tính nhân văn và hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông thường, mỗi
tối thứ bảy bà con lại tập trung hát hò, uống rượu tâm sự cho đến khi chếnh
choáng men tình. Nhưng sự lấn sâu của du lịch và lối sống đô thị hóa đang
làm cho chợ tình biến thái! Hiện tượng các chàng trai, cô gái địa phương
thổi khèn, nhảy múa theo yêu cầu trong các phiên chợ cuối tuần và nhận
những đồng tiền thù lao từ du khách ở Sa Pa là một dẫn chứng cụ thể. Du
khách nước ngoài đã rất nhiều lần ngạc nhiên khi đang thích thú thưởng thức
âm thanh của núi rừng qua tiếng khèn của các thanh niên thì cứ khoảng 30
phút thì có một người dừng lại, ngả mũ ra, đi một vòng để xin thêm tiền:
“cho tiền đi, sẽ thổi tiếp cho nghe!” Khách phương xa đều háo hức trông đợi


chợ tình để được xem một nét sinh hoạt văn hóa của người dân Tây Bắc
nhưng ai cũng thất vọng, nhiều người còn nuối tiếc khi tiếng khèn, vòng
quay của chiếc ô, những bước chân uyển chuyển ở chợ tình chỉ là “những
động tác giả” . Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc ý nghĩa
của các hành vi lễ hội, người ta giải thích một cách sai lệch, thậm chí một
cách bậy bạ. Như vậy những giá trị văn hoá của một cộng đồng, đáng lý phải
được tôn trọng lại đem ra làm trò tiêu khiển mua vui cho du khách. Giá trị
truyền thống bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế. Văn hóa lu mờ
dần làm cho khách du lịch không còn thiết tha đến những điểm này nữa.
Phong tục tập quán dân gian và hoạt động lễ hội truyền thống thì có thể tổ
chức bất kì lúc nào và bất cứ ở đâu, kiến trúc phỏng cổ, nhà ở danh nhân giả,
đền thần giả, đồ cổ giả, thư họa giả lan tràn thành tai họa, các bộ lạc nguyên
thủy, lối sống nguyên thủy được “sáng tạo”, nghệ thuật biểu diễn dân gian,
nghi thức tôn giáo trở thành trò diễn để kiếm tiền.
Do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống được chế tác để
làm hàng lưu niệm cho du khách được sản xuất một cách cẩu thả đã làm méo
mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn

hoá bản địa. Nghệ thuật sân bay là thuật ngữ để chỉ cho hiện tượng trên. Lấy
một ví dụ về du lịch ở Huế. Chúng ta có thể thấy được sự pha tạp và biến
dạng của các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch như ca Huế trên sông
Hương, cơm Vua, bữa ăn đặc sản Huế, hàng lưu niệm giả cổ... Tình hình lộn
xộn trong quá trình biểu diễn ca Huế, nhất là nạn "cò" vé trên bến thuyền
phục vụ ca Huế vẫn chưa được chấn chỉnh... Chỉ vì không chấp nhận mua vé
xem biểu diễn ca Huế với giá bán cao hơn giá quy định, mà mới đây, một
"thượng đế" - bà Kren Nguyễn, khách du lịch người Australia - đã bị một
chủ thuyền dùng dép... vả vào mặt! Tình trạng nhếch nhác tại các bến thuyền
còn được thấy rõ qua việc mỗi lần chờ đến giờ lên thuyền đi nghe ca Huế, cả
du khách và nhạc công phải đứng lơ ngơ, lóng ngóng, hoặc ngồi vất vưởng
ngay trên lối ra vào của bến. Và cuối giờ diễn, do không có địa điểm để trao
đổi, rút kinh nghiệm, hoặc trả tiền "sô", nên hầu hết các bầu "sô", ca sĩ phải
đứng trao đổi, chia tiền "boa" ngay trước mặt du khách.
Hàng hóa hóa, tầm thường hóa văn hóa dân tộc song song với việc mua
vui cho du khách còn gây thương tổn nghiêm trọng cho lòng tự tôn của nhân
dân
nơi
du
lịch,
thương
tổn
tình
cảm
dân
tộc.
Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng


đồng. Khi đi du lịch du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động

văn hoá của địa phương. Nhưng nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính
đáng bị lạm dụng và sự lạm dụng biến thành xâm hại. Ai đến Sapa cũng
muốn được đi chợ Tình, song chợ tình Sapa, một nét sinh hoạt văn hoá
truyền thống của đồng bào dân tộc đang bị những du khách tò mò, ít văn hoá
xâm hại bằng những cử chỉ thô bạo như rọi đèn vào cặp tình nhân, lật nón
các thanh nữ để xem mặt, trêu ghẹo... Việc một lượng lớn khách du lịch đi
chơi "chợ tình" vây quanh các đôi trai, gái người bản xứ, làm mất đi vẻ
nguyên sơ, tự nhiên vốn có của nó. Hơn thế, có những khách xem còn ngẫu
hứng, tò mò, thích bắt chước cũng tham gia vào việc "giao duyên", mượn
cây khèn tập thổi và múa cùng những đôi gái trai vùng sơn cước với những
lời bình và điệu múa "tự chế", khiến khung cảnh càng thêm náo nhiệt.Trước
cảnh tượng đó, người xuề xoà thì coi như là một sự "giao lưu", nhưng những
người có văn hoá, lịch thiệp thì lại cho đó là sự lạm dụng, thậm chí xúc
phạm, làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên vốn có của "chợ tình".
Du lịch là định hướng tài nguyên rõ rệt bên cạnh tài nguyên tự nhiên là
tài nguyên văn hóa nhân văn bởi vậy lâu nay “ cụm từ du lịch văn hóa”được
hình thành như một loại du kịch khác mà điểm điểm đến là những nơi chứa
đựng văn hóa lâu dài như các công trình kiến trúc nghệ thuật,phong tục tập
quán,tôn giáo,tín ngưỡng,ẩm thực,lễ hội,có rất nhiều thứ tác động đến du
lịch như môi trường,tài nguyên trong đó có văn hóa càng là một điểm chú ý
lớn.trình độ văn hóa cao tạo điều kiện phát triển du lịch phần lớn những
người tham gia cuộc hành trình này là những người có trình độ văn hóa nhất
định là những người đi du lịch nước ngoài.Bới vì họ có nhu cầu có sở thích
đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử,bản sắc văn hóa
dân tộc hay nói đúng hơn là tài nguyên điểm đến du lịch tác động theo 1 quá
trình ,thông tin,tiếp xúc,nhận thức đánh giá.phải có trình độ văn hóa cao thỳ
số người đi du lịch tăng không ngừng với cường dộ cao bên cạnh đó qua
trình độ của người dân nước sở tại nới đón khách cúng phải hú ý.Trình độ
văn hóa thấp ảnh hương đến sự phát triển du lích:ăn xin,cướp giặt,ép khách
mua hàng ở Việt Nam tại nhiều điểm du lịch trong các sự kiện ,các hoạt

động lễ hội đên diễn ra các cuộc hành trang chèo kéo,bắt nạt khách du kích
tăng giá dịch vụ làm hình ảnh Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói
riêng xấu đi rất nhiều đồng thời khiến các ngành quản lí trong các ngành


chức năng nhất là trong ngành du lịch bức xúc và trăn trở .khi khách du lịch
đến 1 khu du lịch đặc biệt cho khách quốc tế thỳ họ luôn bị ép về giá cả
Du lịch khi thâm nhập vào đời sống và xã hội tạo nên hành vi văn hóa trong
du lịch.Đó là thái độ đối xử ứng xử của nước,đón khách,thể hiện cụ thể ở
phương thức giao tiếp của hướng dẫn viên,các viên chức nhà nước,khách
sạn điểm thăm quan…….. của dân địa phương đối với khách du lịch đã có
nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng giai đoạn đầu khi đón khách
du lịch rất mừng nhiệt tình thái độ rất tốt với tất cả tinh thần hiêu khách ,sau
đó quan hệ tình cảm dần thay bằng quan hệ buôn bán .sự xuất hiện quá đông
của những người đến từ nhiều nới khác khiến cho lới nhuận của người dân
tăng,người dân bản địa bắt đầu khó chịu thái độ khi khách tới quá đông vắt
rác bừa bãi và ồn ào.Các nhà nghiên cứu đã chia thái độ cư xử của cộng
đồng thành 4 nhóm:
Thứ 1: nhóm chấp nhận lối sống du khách.
Thứ 2:nhóm có thái độ dè dặt hớn
Nhóm 3: nhóm né tránh
Nhóm 4: nhóm chóng cư.
Thái đố luôn quết định hành vi và yếu tố văn hóa nằm trong hành vi ứng xử
của mỗi cá nhân.
Những hành vi thiếu văn hóa của một số người làm du lịch và 1 số người
làm dịch vụ du lịch điều đó gây thất vọng cho du khách.thái độ thiếu niềm
nở hay miễn cưỡng niềm vui khi đón khách là hình ảnh còn gặp nhiều ở mỗi
địa điểm du lịch .rồi ánh mắt mắt hân hoan khi có khách sộp và ánh mắt rẻ
rúm đi cùng ngôn từ bất lịch sự với những du khách có dáng vẻ bình dân
.chưa kể những phương pháp kiếm tiền của nhiều khách 1 cách bất lịch sưh

nhứng ít công sức từ bán đắt hàng hóa lên cao hơn nhiều so với thị trường
nằm ngoài sự kiểm soát phán đoán của khách. Hướng dẫn viên thường được
đào tạo thiếu chuyên nghiệp sự hiểu biết dừng lại ở mấy cuốn sach hướng
dẫn viên du lịch và hiếm khi họ có thể trả lời những câu hỏi cụ thể của du
khách.thủ pháp trong các trường hợ đó là lảng sang chuyện khác .những
người bán rong chèo kéo lôi kéo nhiều khi đe dọa cả du khách để ép họ mua
hàng với giá cao .và những cái nhìn khó chịu về văn hóa du lịch của du
khách.


Một vài điểm nêu trên là đánh giá hoạt động du lịch dưới góc độ văn hóa
.bất cứ 1 hình tượng nào trong xã hội đều có khía cạnh văn hóa của nó dối
với hoạt động du lịch văn hóa vừa là tài nguyên vừa là biện pháp,cách thức
làm ra lợi nhuận cho nên mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa luôn là là sự
gắn kết vô cùng chặt chẽ trong bất cứ 1 quốc gia 1 lãnh thổ ở bất kì 1
khoảng thời gian nào cũng cần xem xét mối quan hệ này thiết lập 1 giá trị
bền vững trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh du kịch bền vững.

Phần kết luận
Du lịch là một hiện tượng hiện tượng kinh tế xã hội, là một ngành kinh tế
tổng hợp.Sự phát triển du lịch có tác động lớn đến nhiều mặt như kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường vì vậy làm thế nào để phát triển ngành du lịch
hợp lí là vấn đề cần được quan tâm hiên nay.
Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch có tiềm năng lớn
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việc tìm về cội nguồn hay
tìm hiểu khám phá những nền văn hóa xung quanh đang được rất nhiều
người quan tâm. Mỗi quốc gia đều mang những nét văn hóa chung của từng
vùng miền nhưng bản thân nó lại mang những giá trị riêng biệt làm cho nền
văn hóa ấy đặc sắc hơn. Những nét văn hóa như phong tục tập quán, lễ hội,
chùa triền và những di tích lịch sử từ xa xưa…khẳng định một nền văn hóa

đa dạng và lâu đời đang thu hut nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Du lịch và văn hóa có nhiều sự tương đồng về không gian và thời gian.
Du lịch lấy không gian văn hóa làm không gian thu hút hoạt động du lịch
của mình và ngược lại du lịch giúp văn hóa phát triển. Du lịch hình thành
trên những giá trị văn hóa, những sản phẩm văn hóa làm hoạt đông du lịch
phát triển.Vì vậy du lịch là một trong những yêu tố giúp văn hóa phát triển,
giúp bảo tồn những giá trị truyền thống và giới thiệu nền văn hóa ấy với mọi
người trên thế giới, khảng định giá trị lịch sử tồn tại của dân tộc mình cùng
với những phong tục tập quán món ăn đặc sản…Tuy nhiên bên cạnh những
tác động tích cực thì hoạt động du lịch tác động lớn đến văn hóa. Nó làm
thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy, mai một những gia
trị văn hóa tâm thức của nó. Chính vì du lịch cần phải phát triển một cách


hài hòa vừa phát triển du lịch nhưng cũng cần phải đảm bảo văn hóa không
bị mất đi những bản chất vốn có của mình.

Phụ lục
Tài liệu tham khảo
vns.hnue.edu.vn ;
dulich2.blogtiengviet.net ,
vhnt.org.vn ,
www.vinaculto.vn




×