Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DSpace at VNU: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.94 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUỲNH GIANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUỲNH GIANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG



Hà Nội, 2015


CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Đề tài tôi lựa chọn chưa được thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trước
đây. Toàn bộ thông tin, dữ liệu và nội dung trình bày trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Bằng cam kết này, tôi xin chịu trách nhiệm với vi phạm của mình nếu có.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Quỳnh Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận
hình hướng dẫn trong quá trình chuẩn bị đề cương, góp ý và chỉnh sửa chi tiết về bố
cục và nội dung, giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô giảng viên đã tham gia đào tạo kiến thức, định
hướng chương trình học tại lớp cao học QH – 2010 – E.CH/ TCNH1, cảm ơn các
bạn học viên trong lớp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học, cảm ơn phòng Đào tạo,
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi kéo dài thời gian
học tập và kịp tiến độ bảo vệ luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Anh/Chị làm việc lại Sở giao dịch, Khối
quản lý rủi ro, Phòng Chế độ tín dụng Đầu tư Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam đã cung cấp và giúp tôi thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn,

cảm ơn các Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp trong Bộ môn nghiệp vụ ngân hàng,
Trường ĐT&PTNNL đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian và tinh thần để tham gia
học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn tới Gia đình và các bạn thân luôn ở bên động
viên, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo
Thạc sĩ.

ii


TÓM TẮT
Luận văn với đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” bao
gồm 04 chương với những nội dung chính sau:
Chương 1 của luận văn trình bày các vấn đề chung về cơ sở lý luận và tổng
quan tình hình nghiên cứu, trong đó đã xây dựng khung lý thuyết về quản trị rủi ro
đối với phương thức thanh toán TDCT. Bên cạnh đó, luận văn đã khái quát quá
trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và tính kế thừa từ các luận văn này.
Chương 2 của luận văn trình bày các phương pháp nghiên cứu, thu thập, xử lý
dữ liệu để giải quyết vấn đề đã đặt ra.
Chương 3 của luận văn trình bày thực trạng hoạt động của Vietinbank trong
thời gian vừa qua, phân tích đánh giá các kết quả trong quản trị rủi ro đối với
phương thức thanh toán TDCT đồng thời phát hiện các hạn chế và nguyên nhân để
làm căn cứ đưa ra giải pháp ở chương tiếp theo của đề tài
Chương 4 của luận văn đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả trong
quản trị rủi ro đối với phương thức thanh toán TDCT tại Vietinbank ở giai đoạn tiếp
theo. Các giải pháp đưa ra bám sát với định hướng Quản trị rủi ro nói chung tại
Vietinbank đồng thời góp phần đem lại hiệu quả, tăng thị phần của Vietinbank trong
cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại nói riêng.


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

TT
1

KÝ HIỆU

2

LC

3

NHCĐ

Ngân hàng được chỉ định

4

NHPH

Ngân hàng phát hành

5


NHTB

Ngân hàng thông báo

6

NHTM

Ngân hàng thương mại

7

NHTMCP

8

NHXN

Ngân hàng xác nhận

9

QTRR

Quản trị rủi ro

10

TDCT


Tín dụng chứng từ

11

TMQT

Thương mại quốc tế

12

TTQT

Thanh toán quốc tế

13

TTTM

Tài trợ thương mại

14
15

BCT

Bộ chứng từ
Letter of Credit – Thư tín dụng

Ngân hàng thương mại cổ phần


TTTM & TTQT Tài trợ thương mại và Thanh toán quốc tế
Vietinbank

NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam

iv


v


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngoại thương của Việt Nam
đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, để khẳng định vị thế của mình các ngân hàng
thương mại (NHTM) đều xác định cần phải tập trung phát triển hoạt động Tài trợ
thương mại và thanh toán quốc tế (TTTM&TTQT). Thúc đẩy và phát triển các hoạt
động này không những đem lại một nguồn lợi nhận đáng kể, hỗ trợ đắc lực cho
thương mại quốc tế (TMQT) của nước nhà mà còn nâng cao uy tín và hình ảnh của
mỗi ngân hàng nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Đặc biệt, với một NHTM hàng đầu của Việt Nam như NHTMCP Công thương Việt
Nam (Vietinbank), TTTM&TTQT rất được chú trọng phát triển.
Cũng như mọi thực thể kinh tế khác, NHTM hoạt động nhằm mục tiêu tối đa
hóa giá trị của mình. Mục tiêu này đòi hỏi, bên cạnh việc không ngừng tìm kiếm các
giải pháp tăng cường lợi nhuận như gia tăng thị phần, cải tiến phát triển sản phẩm,
nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng…, NHTM cũng
phải tập trung nghiên cứu, ứng dụng các chính sách quản lý rủi ro để tạo ra hành
lang bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tối ưu hóa các tổn thất tiềm
tàng.
Trước các thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt kể từ khi Việt Nam

gia nhập WTO và trong điều kiện kinh tế toàn cầu đang suy thoái, các ngân hàng
đều đang tìm cách tổ chức sắp xếp lại hoạt động của mình sao cho thật hiệu quả. Ba
năm qua và nhất là trong năm 2012, ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam rơi vào
tình trạng vô cùng khó khăn. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến rủi ro trong ngân
hàng đã gây ảnh hưởng trầm trọng cũng như trở thành bài học đắt giá, buộc các
ngân hàng phải nhìn lại chính mình. Nhận thức rất rõ về vấn đề này, Ban lãnh đạo
ngân hàng Vietinbank đã có những bước cải tiến về các mô hình trong kinh doanh
và tác nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất cũng như quản lý rủi ro hữu
hiệu nhất. Những thay đổi đó trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới đã và đang

37


có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTTM&TTQT của Vietinbank. Mục tiêu đặt
ra là cần có những biện pháp cụ thể để vừa quản trị tốt rủi ro vừa thúc đẩy được
hoạt động TTTM&TTQT trong điều kiện hiện tại.
Nhắc đến TTTM&TTQT không thể quên đề cập tới một phương thức thanh
toán luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn và những người trực
tiếp sử dụng chúng là các nhà xuất nhập khẩu, đó là phương thức tín dụng chứng từ
(TDCT). Đây cũng là phương thức luôn có sự đảm bảo thanh toán của ít nhất một
ngân hàng, có tính phức tạp nhất, liên quan tới nhiều nghiệp vụ của TTTM và cũng
vì thế tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho các NHTM so với các phương thức TTQT khác
như tài khoản mở, nhờ thu, chuyển tiền ứng trước…
Trong phạm vi giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả xin được đóng góp một
phần nhỏ nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách được nêu trên tại Vietinbank
thông qua đề tài: "Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng tín
dụng chứng từ tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam"
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để chuẩn bị cho đề tài này, tôi tìm đọc một số
giáo trình và sách tham khảo của các nhà giáo, nhà nghiên cứu của Việt Nam về

TTQT và tài trợ ngoại thương. Tôi cũng tham khảo một số luận văn của các sinh
viên và thạc sỹ kinh tế với các đề tài tương tự như: Giải pháp phòng ngừa rủi ro
trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức TDCT; Giải pháp hạn chế rủi ro trong
phương thức TDCT; Phòng ngừa rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT… tại
một số NHTM của Việt Nam. Ngoài ra tôi cũng tìm tài liệu về các bài nghiên cứu,
bài báo, tài liệu tổng hợp qua internet và thư viện để lựa chọn ra các tài liệu chứa
đựng các thông tin phù hợp nhất cho việc hoàn thiện đề tài. Ngoài ra, tôi còn sưu
tầm thêm các tình huống thực tế thông qua văn bản, hồ sơ, tài liệu và trao đổi với
những cán bộ phụ trách nghiệp vụ tại Sở giao dịch Vietinbank, lấy dữ liệu từ các
báo cáo của các ngân hàng để có các dẫn cứ chân thực và sát với đề tài.

38


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: TDCT xuất phát từ TDCT vì vậy đã
được nghiên cứu nhiều và vấn đề rủi ro trong thanh toán bằng thư tín dụng (Letter
of Credit – LC) cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Đề tài đề cập tới thực tiễn tại
một NHTM ở Việt Nam và đặt trong hoàn cảnh của Việt Nam, điều kiện mang tính
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Trần Thị Thái Hằng (2014), Quản lý rủi ro các phương thức thanh

toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương, Bài báo trao đổi của Đại học Đông Á
2.

Lê Thị Như Hoa (2010), Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức

tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và các biện

pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh
tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.

Nguyễn Ngọc Hồng, Rủi ro trong hoạt động thanh toán LC tại Sở

giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam,
NHNN&PTNT Việt Nam, Hà Nội.
4.

Bế Quang Minh (2008), Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và

các biện pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM,
Thành phố Hồ Chí Minh.
5.

Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Quản lý rủi ro trong các phương thức

thanh toán quốc tế tại SGD II – Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
6.

Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình thanh toán quốc tế và Tài trợ

ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê.
7.

Nguyễn Văn Thắng (2015), Tái cơ câu ngân hàng thương mại cổ

phần Công Thương Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020, Đề án tốt nghiệp Lớp bồi

dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa V, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
39


8.

Võ Thị Tuyết Trinh (2008), Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh

toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại SGD II - Ngân hàng Công
Thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Thành
phố Hồ Chí Minh.
9.

Vietinbank (2010 – 2014), Báo cáo thường niên

10.

Vietinbank, Bộ salekit hỗ trợ bán hàng của NHTMCP Công Thương

Việt Nam
11.

Vietinbank (2013-2015), Cập nhật và nâng cao nghiệp vụ

TTQT&TTTM, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội.
12.

Vietinbank (2014), Đổi mới hoạt động TTQT & TTTM, bài báo đăng


tạp chí Thông tin Vietinbank, số 1+2/2014, tr 26-27, Hà Nội.
13.

Vietinbank (2014), Đào tạo QLRRHĐ cho cán bộ, giám đốc chi

nhanh, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội.
14.

Vietinbank (2010 – 2014), văn bản Kết luận của TGĐ, cảnh báo rủi

ro TTTM, Hà Nội.
Tiếng Anh
15.

UNCTAD,

Documentary

risk

in

commodity

trade,

UNCTAD/ITCD/COM/Misc.31
16.

Yan Hao, Ling Xiao (2013), Risk Analysis of Letter of Credit – Based


on Principles of ‘Independence’ and ‘Strict Compliance’, International Journal of
Busines and Social Science, Vol.4 No.9
Website:
17.

/>
Tổng cục Hải quan

18.



Tổng cục Thống kê

19.

/>
Trung tâm thông tin và dự báo

Kinh tế - xã hội quốc gia

40


20.

NHTMCP Công Thương Việt Nam

/>

41



×