Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam – chi nhánh thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.88 KB, 50 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp 1
Lời mở đầu
Là một quốc gia nằm trong khu vực kinh tế đang sôi động nhất trên thế
giới, Việt Nam không thể không tham gia vào xu thế hội nhập nền kinh tế khu
vực và quốc tế. Nhờ có xu thế này, mọi mặt của một quốc gia có sự liên kết
chặt chẽ với các quốc gia khác, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế.
Trong đó TTQT - đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ nổi lên với vai
trò nh chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần còn lại của thế giới bên
ngoài.
Kinh tế Việt Nam đã và đang tham gia vào tiến trình hội nhập, hoạt động
XNK đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển của công tác TTQT tại các
NHTM. D/C đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện với những phương
thức thanh toán an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia. Thế nhưng không
phải bất cứ nhà XNK hay NHTM nào cũng biết vận dụng chính xác và linh
hoạt phương thức này để phục vụ một cách có hiệu quả nhất cho hoạt động
thương mại quốc tế. Chính vì vậy, để góp một phần nhỏ bé của mình giúp cho
việc nâng cao hiệu quả vận dụng phương thức tín dụng chứng từ nhằm thúc
đẩy hoạt động XNK, em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao
chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long” làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp.
Chuyên đề sẽ đưa ra những cái nhìn tổng quát về phương thức D/C còng
như việc vận dụng như thế nào cho phù hợp nhất đối với từng loại giao dịch
trong XNK hàng hóa.
Xuất phát từ những nguyên lý chung, chuyên đề vận dụng tổng hợp các
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp khái quát hóa,
phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp,
phương pháp điều tra, phương pháp thống kê,… từ đó tìm ra những điểm
thuận lợi và những điểm hạn chế, đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm giúp
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 2


cho phương thức D/C thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để thúc đẩy hoạt
động XNK thông qua việc nghiên cứu, phân tích tình hình cụ thể tại
Techcombank.
Ngoài phần mở bài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
bao gồm ba chương chính:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phương thức D/C
Chương2: Thực trạng sử dụng phương thức D/C phục vụ hoạt động
XNK tại Techcombank – Chi nhánh Thăng Long.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán D/C tại Ngân
Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank – Chi nhánh Thăng Long

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC D/C
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 3
1.1. D/C VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, Trong đó quan hệ
kinh tế chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác.
D/C là nghiệp vụ quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao, mang lại khoản
thu phí ngày một tăng cho NHTM. Thông qua nghiệp vô D/C để chắp nối
phát triển các nghiệp vụ khác nh tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán
ngoại tệ, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tài khoản, quan hệ ngân hàng đại lý,…
Do đó, nghiệp vụ D/C có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng cho
các NHTM ngày nay. Chính vì vậy, phương thức tín dụng chứng từ nh là một
phương thức thanh toán và hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế.
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu
cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát
hành L/C (Letter of Credit), theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận

hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình
cho NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều
khoản quy định của L/C.
1.1.2. Vai trò của D/C
Ngày nay, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động giao lưu quốc tế,
các quốc gia vừa tồn tại đan xen vừa cạnh tranh để cùng phát triển làm cho
nhu cầu hợp tác và phân công lao động quốc tế nhằm giải quyết các nhu cầu
về vốn, công nghệ, nhân lực, tài nguyên,…gia tăng không ngừng. Chính các
nhu cầu này dẫn đến sự dịch chuyển hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa các
nước. Đây là cách thức có hiệu quả nhất để các quốc gia có thể phát triển kinh
tế do tận dụng được nguyên tắc về lợi thế so sánh, theo đó một quốc gia sẽ
xuất khẩu mặt hàng mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng khác, giúp
cho cả hai bên XK và NK cùng tăng hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Từ đây
bắt đầu phát sinh các quan hệ thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân ở các quốc
gia với tập quán kinh doanh khác nhau, loại tiền tệ sử dụng khác nhau…Và
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 4
TTQT nói chung và phương thức D/C nói riêng ra đời là một đòi hỏi tất yếu
để đảm bảo an toàn cho cả hai bên trong quá trình thanh toán. Nói cách khác,
D/C ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng bởi nó như một chất xúc tác
giúp cho guồng máy kinh tế đối ngoại và thương mại giữa các nước được diễn
ra trôi chảy.
D/C là một dịch vụ quan trọng của ngân hàng, gắn liền với hoạt động
kinh doanh XNK. Các điều khoản thanh toán quy định quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia trên cơ sở thỏa thuận một cách thống nhất tạo điều kiện cho
các bên tránh được mọi rủi ro và đạt được mục đích của mình (người XK thì
bán được hàng và thu được tiền, người NK thì mua được hàng hóa đáp ứng
nhu cầu sản xuất và kinh doanh). Ngoài ra, thông qua hoạt động tài trợ XNK,
bảo lãnh thanh toán mở L/C. chiết khấu chứng từ… đối với khách hàng thiếu
vốn, ngân hàng còn góp phần không nhỏ trong thúc đẩy hoạt động kinh tế đối

ngoại phát triển.
Nh vậy, có thể nói D/C- một phương thức trong TTQT là một công cụ
quan trọng trong hoạt động XNK, là cầu nối giữa người mua và người bán và
là một mắt xích không thể thiếu trong lưu thông hàng hóa.
1.1.3. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ tín dụng chứng từ
Các quốc gia trên thế giới đều có phong tục tập quán và hệ thống pháp
luật của riêng mình, vì vậy khi tiến hành phương thức D/C thường xảy ra
những bất đồng, tranh chấp giữa các bên gây ra tốn kém về thời gian và tiền
của. Để khắc phục những tồn tại đó, người ta xây dựng một hệ thống các luật
pháp thống nhất mang tính quốc tế để điều chỉnh các hoạt động quốc tế, trong
đó có D/C.
Dưới đây là những văn bản chủ yếu điều chỉnh quan hệ D/C:
1.1.3.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(Uniform customs and practice for Documentary Credit- gọi tắt là UCP)
UCP là một văn bản tập hợp toàn bộ các quy tắc, những định nghĩa
chuẩn mực thống nhất trong thực hành nghiệp vụ tín dụng chứng từ (TDCT)
trên phạm vi quốc tế. Nó phân định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 5
các bên tham gia vào giao dịch TDCT. Mặc dù đây chỉ là những quy định
được soạn thảo bởi Phòng Thương mại quốc tế – ICC nhưng UCP được coi là
luật quốc tế về ngân hàng trong giao dịch TDCT và được áp dụng rộng rãi tại
hơn 165 quốc gia, tạo hành lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc tế của ngân
hàng phục vụ nền thương mại thế giới.
Kể từ khi phát hành lần đầu tiên năm 1933, bản quy tắc đã qua 6 lần sửa
đổi nhằm theo kịp với sự phát triển của nền mậu dịch và khoa học kỹ thuật
thế giới. Lần sửa đổi gần đây nhất là vào năm 2007 với tên gọi UCP 600 được
coi là bản hoàn thiện nhất tính đến thời điểm hiện tại tuy vẫn còn nhiều điều
khoản chưa hợp lý và còn nhiều thiếu sót.
Cũng cần lưu ý rằng UCP là một văn bản mang tính quy phạm tuỳ ý,

không bắt buộc phải áp dụng. Do đó, khi sử dụng phương thức TDCT, các
bên muốn áp dụng thì phải ghi rõ “dẫn chiếu UCP ” trong thư tín dụng.
Tại Việt Nam, tất cả các NHTM được phép hoạt động nghiệp vụ kinh
doanh đối ngoại khi tiến hành các giao dịch thanh toán theo phương thức
TDCT đều có cam kết tuân thủ thực hiện UCP hiện hành (UCP 600).
1.1.3.2. Luật Hối phiếu
Trong phạm vi quốc gia, mỗi nước đều sử dụng nguồn luật của riêng
mình còn trên phạm vi thế giới, hiện nay một số điều ước quốc tế và luật quốc
gia quan trọng được ngân hàng và các bên tham gia hoạt động thương mại sử
dụng:
- Công ước Geneve 1930 – Luật thống nhất về Hối phiếu
( Uniform Law for Bill of Exchange – ULB 1930)
- Hệ thống luật của các nước thuộc khối Anglo-Saxon, dựa trên cơ sở
luật hối phiếu của Anh Quốc ( Bill of Exchange Act –BEA 1882)
- Công ước liên hợp quốc về Hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế
( Bill of Exchange and International Promissory Note- UN convention 1980)
1.1.3.3. Các điều kiện thương mại quốc tế – INCOTERMS
Là văn bản tập hợp toàn bộ những điều kiện thương mại thông dụng nhất
trong ngoại thương. Nó phân định quyền hạn và trách nhiệm của các bên mua,
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 6
bán trong việc phân chia chi phí, rủi ro ,vận chuyển và bốc dỡ, bảo hiểm hàng
hoá từ người bán sang người mua còng nh việc thúc đẩy xuất nhập khẩu. Văn
bản được sử dụng phổ biến hiện nay là INCOTERMS 2000.
Ngoài ra còn phải kể đến Hợp đồng thương mại quốc tế: Là một văn bản
thoả thuận có hiệu lực pháp lý giữa các bên mua bán thuộc các quốc gia khác
nhau, trong đó quy định bên bán có trách nhiệm giao hàng- chuyển quyền sở
hữu hàng hoá cùng các chứng từ liên quan và nhận tiền. Bên mua có nghĩa vụ
thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
1.2. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG

XNK
1.2.1. Định nghĩa
Trong các phương thức TTQT thì TDCT là phương thức thanh toán
thông dụng nhất hiện nay. Phương thức thanh toán này đảm bảo tối ưu quyền
lợi và trách nhiệm của các bên tham gia như là nhà XK, nhà NK cũng như
ngân hàng phục vụ nhà NK, ngân hàng phục vụ nhà XK trong quá trình thực
hiện hợp đồng cũng như trong thanh toán tiền hàng.
Bằng ngôn ngữ luật, định nghĩa về tín dụng chứng từ được nêu tại Điều
2, UCP 600, như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù
được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và
không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Về tên gọi phương thức tín dụng chứng từ: Theo quy tắc giao dịch L/C,
thì chứng từ có thể ghi tiêu đề như yêu cầu của tín dụng, ghi tiêu đề tương tù,
hay không ghi tiêu đề, miễn là nội dung của chứng từ phải thể hiện đầy đủ
chức năng của chứng từ yêu cầu. Cùng bản chất này, tên gọi của phương thức
tín dụng chứng từ là không bắt buộc và có thể là bất cứ như thế nào (however
named), miễn là nội dung của nó thể hiện một thỏa thuận, theo đó một ngân
hàng hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng hoặc trên
danh nghĩa chính mình, phải trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của một người
khác hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người này ký phát, khi bộ chứng
từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của tín dụng.
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 7
Do có tính tùy ý về cách gọi, nên trong thực tê, ta gặp rất nhiều thuật ngữ
khác nhau được dùng để chỉ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bằng
tiếng Anh và tiếng Việt nh:
- Bằng tiếng Anh: Letter of Credit (viết tắt LC hoặc L/C); Credit;
Documentary Credit (viết tắt là DC hoặc D/C)…
- Bằng tiếng Việt: Tín dụng thư (TDT); Thư Tín dụng (TTD); Tín dụng
chứng từ (TDCT); hoặc sử dụng các từ viết tắt: L/C, LC, DC, D/C.

Cho dù cách gọi là gì, thì bản thân của nó vẫn phải tuân thủ nội dung
Điều 2 của UCP 600. Do có tính tùy ý trong cách gọi, nên trong chuyên đề
này, các thuật ngữ trên được sử dụng đan xen với nhau mà không làm thay
đổi bản chất của Tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, thuật ngữ L/C được dùng phổ
biến hơn.
1.2.2. Bản chất của tín dụng chứng từ
Về bản chất, tín dụng chứng từ là những giao dịch riêng biệt với các hợp
đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở
của tín dụng, đồng thời các ngân hàng không bị liên can đến hoặc ràng buộc
vào các hợp đồng như thế ngay cả khi trong tín dụng có sự dẫn chiếu đến hợp
đồng đó. Do vậy, sự cam kết của một ngân hàng để trả tiền, chấp nhận và trả
tiền các hối phiếu hoặc chiết khấu hoặc thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào
khác của mình quy định trong tín dụng không bị ràng buộc bởi các khiếu nại
hoặc sự bảo vệ nào đó của người xin mở tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ
với ngân hàng phát hành hoặc với người hưởng lợi. Trong tất cả các nghiệp
vụ tín dụng chứng từ, tất cả các bên hữu quan chỉ giao dịch căn cứ vào chứng
từ chứ không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ và/hoặc các giao dịch khác mà các
chứng từ có thể liên quan đến. Tín dụng chứng từ là một hình thức đảm bảo
thanh toán của ngân hàng, tạo nên sự tin cậy giữa các bên trong quan hệ
thương mại quốc tế. Vì thế, đây là phương thức thanh toán an toàn nhất hiện
nay cho các bên tham gia vào hợp đồng kinh doanh XNK, dung hòa được lợi
Ých và rủi ro giữa các bên, từ đó nó mau chóng trở thành phương thức thanh
toán hữu hiệu, đặc biệt trong ngoại thương, khi các doanh nghiệp chưa có mối
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyờn tt nghip 8
quan h cht ch, tin tng, cha cú h thng thụng tin nhanh nhy, chớnh
xỏc, nht l khi cú s bt n v kinh t chớnh tr.
1.2.3. Th tớn dng L/C trong phng thc tớn dng chng t
L/C l bt k s tha thun no ca ngõn hng phỏt hnh m theo ú
ngõn hng phỏt hnh s tr ngay hoc n mt thi im trong tng lai s tr

mt s tin nht nh cho ngi hng li vi iu kin ngi hng li phi
xut trỡnh mt b chng t hon ton phự hp vi cỏc iu kin v iu khon
ca L/C.
Cỏc ch th tham gia phng thc thanh toỏn tớn dng chng t gm:
Ngi yờu cu m L/C (Applicant), ngi NK hoc ngi thụ hng
(Beneficiry), ngõn hng m L/C (Issuing Bank), ngõn hng thụng bỏo L/C
(Advising Bank), ngõn hng hon tr (Reimbusment Bank), ngõn hng xỏc
nhn (Confirming Bank), ngõn hng chit khu chng t (Negotiating Bank)
1.2.4. Quy trỡnh nghip v thanh toỏn tớn dng chng t
S 1.1: Quy trỡnh nghip v thanh toỏn tớn dng chng t
II
(HTM): Nh XK v nh NK ký kt hp ng thng mi, vi iu khon
thanh toỏn theo phng thc TDCT.
(1): Nh NK, cn c vo hp ng thng mi lp n xin m tớn dng th
cho nh XK hng ti ngõn hng phc v mỡnh.
(2): Cn c vo ni dung n xin m tớn dng th, nu ỏp ng yờu cu, ngõn
hng phỏt hnh s lp th tớn dng v thụng qua ngõn hng i lý ca mỡnh
nc nh XK, thụng bỏo v vic m th tớn dng v chuyn bn chớnh ca th
tớn dng qua ngõn hng thụng bỏo.
Phm Vn Chung Lớp TTQTA-K7 Hc vin ngõn hng
Hđtm
(5)
(6)
(2)
Ngân hàng phát hành
(Issuing bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising bank)
Ngời yêu cầu mở tín dụng
th (applicant)

Ngời thụ hởng
(Beneficiary)
(5)
(3)
(7) (1)(8)
(4)
(6)
Chuyên đề tốt nghiệp 9
(3): Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và tín dụng thư, ngân
hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhà XK.
(4): Nhà XK, sau khi kiểm tra thư tín dụng, nếu chấp nhận nội dung thư tín
dụng đã mở thì giao hàng; nếu không thì đề nghị ngân hàng phát hành, tu
chỉnh lại cho phù hợp nội dung hợp đồng rồi tiến hành giao hàng.
(5): Sau khi chuyển giao hàng hoá, nhà XK lập BCT thanh toán theo quy định
của thư tín dụng; thông qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng
phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền.
(Nhà XK cũng có thể xuất trình BCT thanh toán cho một ngân hàng
được chỉ định thanh toán (hoặc chấp nhận hay chiết khấu) được xác định
trong tín dụng thư).
(6): Ngân hàng phát hành kiểm tra BCT thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy
định trong thư tín dụng thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận hay chiết khấu).
Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối và gửi lại toàn bộ chứng từ cho
nhà XK thông qua ngân hàng thông báo.
(Trường hợp các nghiệp vụ trên được thực hiện bởi ngân hàng chỉ định,
thì sau khi hoàn tất nghiệp vụ, BCT thanh toán sẽ được chuyển giao về ngân
hàng phát hành kèm theo yêu cầu bồi hoàn).
(7): Ngân hàng phát hành giao lại BCT thanh toán cho nhà NK và yêu cầu
thanh toán bồi hoàn.
(8): Nhà NK kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều quy
định trong thư tín dụng, thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu thấy không phù

hợp, có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.
1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm đối với các chủ thể tham gia D/C
* Đối với ng ười XK
Khi áp dụng phương thức này, người XK có nhiều thuận lợi hơn so với
các phương thức khác. Người XK gần như được đảm bảo chắc chắn về việc
được thanh toán tiền hàng sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình
bởi vì người hứa hẹn, cam kết trả tiền cho người XK chính là ngân hàng phát
hành L/C, một tổ chức tài chính tín dụng có đầy đủ tư cách pháp nhân và có
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 10
uy tín lớn hơn rất nhiều so với cá nhân người NK. Lúc này, việc người XK có
được thanh toán hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bộ chứng từ do chính ng-
ười XK lập. Nếu bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản trong
L/C thì người XK sẽ được thanh toán ngay cả khi người NK mất khả năng
thanh toán (nhưng trừ trường hợp rất hiếm xảy ra là ngân hàng phát hành L/C
gặp rủi ro chiến tranh, động đất, phá sản…). Ngoài ra, người XK cò có khả
năng sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho XK như chiết khấu bộ
chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng cách
thế chấp bộ chứng từ…Tuy nhiên, với phương thức này, đôi khi nhà XK lại
rất khó khăn trong việc đáp ứng những quy định của L/C nên việc thanh toán
bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.
* Đối với ng ười NK
Chính vì phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo an toàn cho người XK
trong khâu thanh toán nên nó khuyến khích, thu hút nhiều nhà XK cung cấp
hàng hóa theo phương thức này hơn. Do đó, người NK có cơ hội được mở
rộng nguồn cung cấp hàng hóa cho mình và Ýt phải tốn kém thời gian, công
sức trong việc tìm kiếm đối tác có uy tín. Bên cạnh đó, do người XK muốn
nhận được tiền hàng thì phải có bộ chứng từ hoàn hảo trên cơ sở hàng hóa
xuất đi với số lượng đầy đủ, chất lượng đảm bảo như hợp đồng đã thoả thuận
cho nên theo phương thức này, người NK có thể mua được hàng hóa đảm bảo

cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, bộ chứng từ này sẽ được kiểm tra
bởi các chuyên gia ngân hàng cao cấp, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực
TTQT và chỉ khi bộ chứng từ được coi là hoàn hảo, hoàn toàn phù hợp với
các điều kiện và điều khoản của L/C thì người NK mới phải thanh toán tiền
hàng; do đó giúp người NK có thể giảm bớt rủi ro trong quan hệ với đối tác
nước ngoài. Tuy nhiên, người NK cũng rất có thể gặp phải rủi ro nếu người
bán cố ý lập các chứng từ hàng hóa giả mạo do ngân hàng chỉ giao dịch trên
cơ sở chứng từ.
* Đối với NHTM
Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cũng thu được lợi Ých khá lớn
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 11
từ các khoản thu phí dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc
tế, kinh doanh ngoại tệ… Nhưng đổi lại, ngân hàng lại bị ràng buộc trách
nhiệm đối với người mua và người bán với tư cách là một thành viên tham gia
vào phương thức thanh toán.
Nh vậy, với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ta có thể thấy
rằng đây là phương thức đã dung hòa, cân bằng được mối quan hệ giữa quyền
lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán ngoại thương. Những
nghĩa vụ và trách nhiệm được đan xen, ràng buộc lẫn nhau tạo nên một sự
đảm bảo chắc chắn hơn cả cho việc thanh toán tiền hàng, nâng cao quyền bình
đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán. Hơn nữa, trong
phương thức này, các ngân hàng tham gia không chỉ đơn thuần chỉ là những
trung gian thanh toán mà chính là những thành viên thực sự của quá trình
thanh toán, là “người” cam kết trả tiền cho người bán thay cho người mua. Vì
vậy, phương thức này được sử dụng rộng rãi trong quan hệ thanh toán giá trị
hàng hóa, dịch vụ XNK giữa các bên khác nhau về phong tục tập quán, về
cách thức kinh doanh… kể cả giữa các đối tác có quan hệ kinh doanh lần đầu
tiên.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG THỨC D/C

1.3.1. Nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế trong nước: gồm trình độ phát triển của nền kinh tế,
sự tham gia của các thành viên vào hoạt động của thị trường với một trình độ
phát triển nhất định của sức sản xuất.
- Môi trường chính trị xã hội: Tình hình chính trị xã hội của một quốc
gia có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế của quốc gia đó gồm cả nội
thương và ngoại thương, giá trị đồng tiền… Tình hình chính trị xã hội ổn định
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế có một nền tảng vững
chắc để hoạt động, lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước cũng sẽ
có cơ hội phát triển. Do đó, các phương thức D/C cũng sẽ phát triển, nhu cầu
TTQT sẽ cao. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị là một trong các nguyên nhân
dẫn đến tình hình bất ổn nền kinh tế của mỗi quốc gia, không ngoại trừ quốc
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 12
gia đó theo thể chế chính trị nào. Nó sẽ kìm hãm sự phát triển, hội nhập của
nền kinh tế, tác động tiêu cực hoạt động XNK và phương thức D/C.
- Môi trường pháp lý: Thể hiện ở hệ thống các văn bản pháp luật và các
văn bản dưới luật. Sự đồng bộ, toàn diện và phù hợp với các thông lệ quốc tế
của hệ thống pháp luật sẽ tạo thành hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt
động kinh tế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nước và các ngân hàng vì mọi hoạt động kinh doanh đều phải có trách nhiệm
tuân thủ những quy định này.
- Môi trường tài chính quốc tế: Các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ gây ra
tình trạng khủng hoảng, vỡ nợ và phá sản của một số doanh nghiệp và ngân
hàng, tác động tiêu cực đến hoạt động D/C.
- Sự ổn định của đồng tiền thanh toán: Nếu đồng tiền thanh toán bị mất
giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp XK.
Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán lên giá sẽ tác động xấu đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp NK.
- Năng lực kinh doanh của khách hàng: Khách hàng của ngân hàng trong

hoạt động TTQT chính là các doanh nghiệp kinh doanh XNK nên nếu các
doanh nghiệp này có năng lực kinh doanh tốt, năng động, hiểu biết về hoạt
động D/C và luật pháp nước ngoài sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ
D/C an toàn và hiệu quả.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Chính sách phát triển, chính
sách dịch vụ… thể hiện sự quan tâm phát triển của ngân hàng đối với hoạt
động thanh toán nói riêng và hoạt động dịch vụ nói chung. Nếu ngân hàng có
một chiến lược kinh doanh hợp lý với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau thì sẽ
giúp cho hoạt động ngân hàng diễn ra trôi chảy, thu hút được sù chú ý của
khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Chính sách khách hàng: Phải gắn liền với hiệu quả kinh doanh của cả
ngân hàng và của khách hàng, kết hợp nhiều loại hình dịch vụ với các nhu cầu
tổng thể, có chính sách ưu đãi với các khách hàng truyền thống, khách hàng
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 13
có doanh số thực hiện L/C qua ngân hàng cao …
- Nhân tố con người: Đây là nhân tố rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt
động D/C. Đòi hỏi các nhân viên làm công tác thanh toán phải có một trình độ
và năng lực nhất định. Nhân tố này quyết định chất lượng hoạt động D/C nói
riêng, hoạt động kinh doanh ngân hàng và sự tồn tại, phát triển của ngân hàng
nói chung.
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 14
TÓM TẮT CHƯƠNG I
D/C là nghiệp vụ không thể thiếu đối với bất cứ ngân hàng hiện đại nào.
Nó phức tạp, đầy rủi ro nhưng cũng đem lại những nguồn thu đáng kể cho các
ngân hàng, đồng thời nó cũng có những tác động rất tích cực đến các hoạt
động kinh doanh khác của ngân hàng nên việc tìm hiểu kỹ lưỡng những vấn
đề cơ bản liên quan đến hoạt động D/C có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận

thức được điều này, ở chương 1 em đã tập trung làm rõ những lý luận tổng
quát nhất về D/C. Cụ thể đã làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản sau:
- Vai trò của D/C đối với nền kinh tế, đối với các ngân hàng và đối với
hoạt động XNK
- Ưu nhược điểm của D/C đối với các chủ thể tham gia
- Các yếu tố chi phối hoạt động D/C và hiệu quả hoạt động D/C
Thông qua các các vấn đề mang tính chất lý luận này, chuyên đề có cơ
sở phân tích, đối chiếu vào thực tiễn sử dụng D/C tại Techcombank Thăng
Long để từ đó đÒ ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
D/C tại Techcombank Thăng Long sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC D/C PHỤC VỤ HOẠT
ĐỘNG XNK TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH THĂNG LONG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TECHCOMBANK
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam
Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng, cung cấp sản
phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư
và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng
cho cổ đông, lợi Ých và phát triển cho nhân viên, đóng góp vào sự phát triển
cho cộng đồng. Techcombank là một trong những ngân hàng lớn và đang phát
triển mạnh mẽ tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993
mang giấy phép hoạt động 004/NH-GP có trụ sở chính ban đầu tại 24 Lý
Thường Kiệt, nay đặt tại số 72 Bà Triệu.
• Những mốc lịch sử trên đường phát triển:
- 1995 – 2000: Thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh năm
1995, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các

đô thị lớn, vốn điều lệ là 51,495 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng dần lên, đến năm
2000 vốn điều lệ là 88,10 tỷ đồng.
- 2000 – 2005: Ký hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân
hàng hàng đầu trên thế giới Teemnos Holding NV năm 2001 về việc triển
khai hệ thống phần mềm ngân hàng Globus cho toàn hệ thống Techcombank
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Năm 2003 ngân
hàng chính thức phát hành thẻ F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với
Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Chính thức khai trương phần mềm
Globus nối mạng toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003, tiến hành xây dựng
biểu tượng mới cho ngân hàng. Năm 2004 khai trương biểu tượng mới của
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 16
ngân hàng vào ngày 09/06. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn của ngân
hàng, nhằm phản ánh sâu sắc các định hướng chiến lược, triết lý kinh doanh
và văn hóa doanh nghiệp mà Techcombank đã lựa chọn để đạt được mục tiêu
trở thành “ngân hàng thương mại cổ phần được ưa thích nhất”. Đến năm 2005
sè lượng chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc là 33 điểm. Vốn điều lện
đến năm 2005 là 550 tỷ đồng.
- Năm 2006: Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ The Bank of
New Yorks, Citybank, Wachovia. Tháng 5 năm 2006 nhập cúp vàng vì sự tiến
bộ xã hội và phát triển bền vững do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao
tặng. Tháng 08 năm 2006 Moody’s- hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới
đẫ công bố xếp hạng tín nhiệm Techcombank- Ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. Đồng thời liên kết
cung cấp các sản phẩm Banssurancc với Bảo Việt Nhân Thọ. Tính đến
24/11/2006 vốn điều lệ lên đến 1500 tỷ đồng.
- Năm 2007: Ngày 27/01/2007 chính thức chuyển trụ sở về 70-72 Bà
Triệu, Hà Nội. Tháng 4, nhận giải thưởng “thương hiệu mạnh Việt Nam năm
2006” từ Citybank.
Suốt 15 năm đi vào hoạt động và phát triển- Techcombank liên tục tăng

vốn điều lệ, hiện đại hóa công nghệ và mở rộng mạng lưới. Đến nay, sau 15
năm hoạt động hệ thống ngân hàng đã có gần 100 điểm giao dịch trải rộng
trên khắp các thành phố lớn của Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng tới 200 chi
nhánh và các điểm giao dịch từ nay đến 2010.
Trong 3-5 năm tới, Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những
ngân hàng lớn nhất Việt nam với số vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lý
một tài sản hơn 1,5 tỷ USD.
2.1.2. Chi nhánh Techcombank Thăng Long
2.1.2.1. Đôi nét về Techcombank Thăng Long
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 17
Techcombank Thăng Long là chi nhánh cấp 1 của Techcombank, theo
quyết định số 00149/NH-GP của NHNN ngày 24 tháng 4 năm 1996 chi nhánh
Techcombank Thăng Long được thành lập tại số 193 C3 phố Bà Triệu, quận
Hai Bà Trưng nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế năm 1999 là
15,52 tỷ; năm 2000 là 33,38 tỷ; đến năm 2001 tăng lên 61,259 tỷ đồng.
Techcombank- Thăng Long là chi nhánh đầu tiên của Techcombank. Năm
2000 chi nhánh chuyển vể 16 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, lúc này
chi nhánh có 3 phòng giao dịch là phòng giao dịch số 1, phòng giao dịch số 2,
và phòng giao dịch Thái Hà. Đến năm 2004, chi nhánh Thăng Long quản lý 4
phòng giao dịch là phòng giao dịch Khâm Thiên, phòng giao dịch Kim Liên,
phòng giao dịch Ngọc Khánh, phòng giao dịch Đống Đa. Tháng 6 năm 2007,
chi nhánh khai trương trụ sở mới đặt tại 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa,
Hà Nội. Đến cuối tháng 12 năm 2007 chi nhánh mở rộng mạng lưới hoạt động
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hiện tại chi nhánh đang quản lý 17 phòng
giao dịch trên khắp địa bàn Hà Nội.
Techcombank Thăng Long là một trong sè chi nhánh đầu tiên của ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Chi nhánh nằm trong khu
vực trung tâm, đông dân cư, phù hợp với mục tiêu phát triển ngân hàng đô thị,

có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và thực tế đã chứng minh
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Techcombank Thăng Long
Mua bán, trao đổi ngoại tệ, vàng bạc đá quý, VNĐ, chiết khấu giấy tờ có
giá.
Huy động vốn và cho vay ngắn, trung và dài hạn từ dân cư và các tổ
chức kinh tế dưới các hình thức hợp pháp; tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn
và cả ngoại tệ.
Bảo lãnh, tư vấn, ủy thác đầu tư cho khách hàng theo quy định hiện hành
Thanh toán trong nước với các phương thức chuyển tiền điện tử, nhờ thu,
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyờn tt nghip 18
lnh chi, v thanh toỏn quc t vi cỏc phng thc chuyn tin in t i,
nh thu TDCT
2.1.2.3. C cõu t chc ca Techcombank Thng Long
S 2.1: C cu t chc ca Techcombank Thng Long
Trong ú, TTQT l mt b phn ca phũng KH doanh nghip thc hin cỏc
Phm Vn Chung Lớp TTQTA-K7 Hc vin ngõn hng
Giá
m
đốc
Phó GĐ kiểm
soát sau
Phó GĐ Tài Chính
Phó GD
Kinh Doanh
Phòn
g
DVN
H
DN

Phòng
DVN
H CN
Phòng
giao
dịch và
kho quỹ
Ban
thẩm
định
Tổ
kiểm
soát
sau
Ban
kiểm
soát và
HTKH
Văn
phòng
tổng
hợp
P
G
D
K
h.
T
hi
ê

n
P
G
D
Li
n
h
Đ
à
m
P
G
D
C
h

M
ơ
P
G
D
B
ác
h
K
h
o
a
P
G

D
Đ

n
g
Đ
a
P
G
D
B
à
Tr
iệ
u
P
G
D
L
ạc
Tr
u
n
g
P
G
D
K
h
ơ

n
g
M
ai
P
G
D
C
át
Li
n
h
P
G
D
T
h
a
n
h
X
u
â
n
P
G
D
H
o
à

n
g
C

u
P
G
D
N
g
ã
T
S

P
G
D
K
i
m
Li
ê
n
P
G
D
L
á
n
g

H

P
G
D
T
h
ái
T
hị
n
h
P
G
D
P
h
ơ
n
g
M
ai
P
G
D
P.
S
M

n

h
Chuyên đề tốt nghiệp 19
nghiệp vụ:
Nhận, ký phát điện từ Techcombank đi nước ngoài và ngược lại.
Kiểm soát trong và sau khi thực hiện các giao dịch TTQT.
Hạch toán và quản lý tài khoản liên quan đến hoạt động TTQT và ngân
hàng đại lý.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động TTQT và Ngân hàng đại lý
Nhìn chung, chi nhánh có cơ cấu tổ chức khác rõ ràng, mỗi phòng ban
đều có nhiệm vụ chức năng riêng. Qua thực tế thấy rằng các phòng ban hoạt
động khá hiệu quả và luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc được
giao. Trong trường hợp cần thiết có thể điều chuyển nhân viên giữa các phòng
ban với nhau. Chính điều này đã giúp cho chi nhánh hoạt động hiệu quả.
2.1.3. Tình hình hoạt động của Techcombank Thăng Long trong thời
gian qua.
Hơn 11 năm qua, cùng sự biến đổi sâu sắc của đời sống chính trị, xã hội
trên toàn đất nước, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của ngành ngân hàng,
Techcombank Thăng Long đã có những bước đi lên, vượt qua những khó
khăn của thời kỳ ban đầu: sự nhỏ bé của vốn hoạt động, mạng lưới mỏng,
nhân viên Ýt kinh nghiệm và hơn nữa văn hoá kinh doanh ngân hàng mới chỉ
thực sự được hình thành từ một nền kinh tế vừa mới ra khỏi cơ chế bao cấp.
Đến nay, nhờ sự phấn đấu của tập thể và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân
hàng, sự vững vàng của các cổ đông, các thành viên Hội đồng quản trị,
Techcombank Thăng Long đã và đang tạo được vị thế uy tín hình ảnh và chất
lượng dịch vụ.
2.1.3.1. Công tác huy động vốn:
Là chi nhánh cấp 1 đầu tiên của Techcombank ở Hà Nội, Techcombank
Thăng Long đã có những bước phát triển nhanh chóng và tăng trưởng bền
vững.
Techcombanh huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VNĐ,

Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 20
ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn
của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn hoạt động.
- Huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại khách hàng.
- Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường. Riêng đối
với các chi nhánh thì chỉ nhận điều chuyển vốn từ các chi nhánh khác trong
hệ thống Techcombank với lãi suất điều chuyển vốn theo quyết định của
Tổng giám đốc Techcombank.
Techcombanh huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VNĐ,
ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn
của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn hoạt động.
- Huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại khách hàng.
- Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường. Riêng đối
với các chi nhánh thì chỉ nhận điều chuyển vốn từ các chi nhánh khác trong
hệ thống Techcombank với lãi suất điều chuyển vốn theo quyết định của
Tổng giám đốc Techcombank.
Tình hình nguồn vốn của Techcombank trong thời gian qua thể hiện ở
bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn tại Techcombank Thăng Long theo tính
chất huy động.
Chỉ tiêu
Thực hiện So sánh
(triệu đồng)
%07/06
2006 2007
Tổng nguồn vốn 6.194.841 7.288.267 1.093.426 117,65%
- Tiền gửi dân cư 3.850.660 4.801.650 + 950.990 124,70%

+ Trong đó ngoại tệ
quy đổi
873.676 1.016.774 + 143.098 116,38%
- Tiền gửi tổ chức
KTXH
824.207 982.865 + 158.658 119,25%
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
§¬n vÞ : triÖu ®ång
Chuyên đề tốt nghiệp 21
+ Trong đó ngoại tệ
quy đổi
24.758 25.506 + 748 103,02%
Tiền gửi tổ chức tín
dụng
310.722 154.030 - 156.692 - 49,57%
Vốn ủy thác đầu tư 1.209.252 1.349.722 + 140.470 111,62%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long)
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 là 7.288.267 tỷ đồng, tăng
1.093.426 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 17,65%.
Xét về cơ cấu vốn thì vốn huy động từ tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất và tỷ trọng đó có xu hướng tăng lên. Nếu nh năm 2006 tỷ lệ
này là 62,16% thì đến năm 2007 nó đã chiếm đến 65,88%.
Nhìn chung, cơ cấu vốn tăng trưởng qua các năm là khá ổn định, cơ cấu
vốn khá hợp lý. Đây là kết quả khả quan, phù hợp với diễn biến của thị trư-
ờng.
2.1.3.2. Tình hình dư nợ
Tổng doanh sè cho vay năm 2007 là 10.645 tỷ tăng 1.180 tỷ so với năm
2006
Tổng doanh sè thu nợ năm 2007 là 9.643 tỷ tăng 1.275 tỷ so với năm
2006

Tổng dư nợ đến 31/12/2007 là 7.168 tỷ, tăng 902 tỷ so với đầu năm, đạt
100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 16,2%.
Nợ xấu chiếm tỉ trọng 2,9%/tổng dư nợ (kế hoạch trung ương giao là
dưới 5%)
Năm 2007 khối lượng tín dụng tăng trưởng khá, phù hợp với tốc độ tăng
trưởng của toàn hệ thống.
2.1.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Techcombank được xem là một trong số các ngân hàng có hệ thống
TTQT hiện đại và quy mô nhất tại Việt Nam với hệ thống thanh toán liên
ngân hàng toàn cầu SWIFT, liên tiếp trong 3 năm được The Bank of New
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 22
York chứng nhận là ngân hàng đạt tỷ lệ chuyển tiền điện tử xuất sắc với tỷ lệ
điện chuẩn trên 99 %.
Hiện Techcombank có quan hệ đại lý với trên 480 ngân hàng trên thế
giới, gần 1000 chi nhánh của trên 110 quốc gia. L/C của Techcombank được
các ngân hàng toàn cầu nh Citibank, HSBC, ING, BHF, Standard Chartered
Bank xác nhận.
Về doanh sè TTQT: Với phương châm “ Chăm lo để bạn thành công”
Techcombank đã trở thành một trong năm ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký
kết các thoả thuận với ngân hàng Phát triển Châu Á trong việc hỗ trợ các
doanh nghiệp XNK.
Cùng hoà mình vào truyền thống của Techcombank, Techcombank
Thăng Long cũng đã chứng tỏ được năng lực và vị trí của mình trong toàn hệ
thống, thể hiện ở Doanh sè TTQT của chi nhánh liên tục tăng trong những
năm qua:
2005 2006 2007
Doanh sè thanh toán quốc
tế
45,257 105,25 (tăng

132,5%)
150,358 (tăng
42,85%)
- Chuyển tiền (chỉ
thực hiện chuyển
tiền đi)
• Trả trước
• Trả sau
• Một nửa trả sau, một
nửa trả trước
12,755
7,319
2,134
3,302
17,892
9,313
3,114
5,465
30,07
17,019
5,713
7,338
- Nhờ thu
• Xuất khẩu
• Nhập khẩu
1,363
0,163
1,2
5,26
0,746

4,514
12,029
1,9
10,129
- Tín dụng chứng từ
• Xuất khẩu
• Nhập khẩu
31,137
7,681
23,456
82,098
12,724
69,374
108,259
14,753
93,506
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động TTQT
Đơn vị: Triệu
USD
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 23
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long
các năm 2005, 2006, 2007 )
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG XNK TẠI TECHCOMBANK – CHI NHÁNH
THĂNG LONG.
2.2.1. Qui định về hoạt động D/C của Techcombank Thăng Long
Hiện nay, hoạt động D/C của chi nhánh thực hiện theo quyết định số
501/TCB quy định về hoạt động thanh toán qua ngân hàng Techcombank.
Theo quy định này, hoạt động D/C của chi nhánh Thăng Long nói riêng và

của toàn hệ thống Techcombank nói chung sẽ phải phù hợp với:
- Quy định về thông lệ D/C do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành
còn hiệu lực UCP 600.
- Các quy định của luật pháp, chính phủ và NHNN Việt Nam.
- Hiệp định, thoả ước quốc tế do Chủ tịch Hội đồng quản trị
Techcombank ký kết.
Những quy định trên bao gồm các nội dung:
- Theo quy định của Techcombank, nghiệp vụ TTQT gồm chuyển tiền,
mua bán ngoại tệ, mở L/C nhập khẩu và các hình thức TTQT khác
- Về chấp hành các quy định của NHNN, Techcombank trong mảng
nghiệp vụ chuyển tiền và mua bán ngoại tệ hiện đã và đang thực hiện theo
đúng quy định.
- Nghiệp vụ chuyển tiền thực hiện theo quy định của NHNN và
Techcombank Việc chuyển tiền chủ yếu để thanh toán các hợp đồng ngoại
thương.
+ Nếu chuyển tiền trước khi nhận hàng thì khách hàng phải bổ sung
chứng từ.
+ Nếu chuyển tiền sau khi nhận hàng thì khách hàng phải bổ sung tê
khai hải quan.
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 24
- Về mua bán ngoại tệ: Techcombank Thăng Long thực hiện đúng quy
định về điều kiện hồ sơ cũng nh tỷ giá mua bán ngoại tệ.
- Techcombank Thăng Long cũng tuân thủ các quy định của NHNN, của
Techcombank trong mảng nghiệp vụ TTQT theo hình thức L/C ( XK, NK),
các nghiệp vụ TTQT khác.
Việc mở L/C thực hiện đầy đủ các quy trình nh tỷ lệ ký quỹ, hồ sơ hợp lệ,
phương án kinh doanh của khách hàng khả thi
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động D/C
2.2.2.1. Kết quả chung:

Bảng 2.4 Doanh sè thanh toán XNK
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Thanh toán hàng NK Thanh toán hàng XK Tổng doanh
sè TTQT
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
2005 31.557,7 69,73% 13.699,3 30,27% 45.257
2006 77.116,75 73,27% 28.133,25 26,73% 105.250
2007 119.053,46 79,18% 31.304,54 20.82% 150.358
( Nguồn : Kết quả tổng kết hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long
các năm 2005, 2006, 2007)
Có thể thấy phương thức D/C của chi nhánh trong những năm qua là khả
quan, mức tăng trưởng khá bền vững.
Doanh sè thanh toán XK trong năm 2007 đạt 31.304,54 ngàn USD tăng
11,27% doanh sè so với năm 2006 và gấp 128,51% so với năm 2005
Doanh sè thanh toán NK năm 2007 là 119.053,46 ngàn USD tăng
54,38% so với năm 2006 và tăng 277,25% so với năm 2005.
Số đơn vị có quan hệ TTQT với chi nhánh ngày càng tăng qua các năm.
Nhìn chung khách hàng có quan hệ TTQT đều đánh giá tốt về dịch vụ TTQT
của chi nhánh về cả phong cách phục vụ và chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin,
uy tín đối với khách hàng. Đây là một động lực mạnh mẽ giúp chi nhánh có
thể đạt kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo.
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 25
Có được kết quả như vậy là nhờ những biện pháp hữu hiệu như mở rộng
quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, tăng cường công tác tiếp thị, cắt
giảm lãi suất, phí đối với các khách hàng truyền thống, tư vấn cho khách hàng
khi lập bộ chứng từ thanh toán, điều tra thông tin đối với khách hàng nước
ngoài nhằm tránh rủi ro trong các hoạt động XNK…
2.2.2.2. Kết quả phương thức thanh toán L/C

Có thể nói, nghiệp vụ thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các
phương thức TTQT tại Techcombank. Kim ngạch thanh toán qua các năm
luôn giữ mức tăng trưởng liên tục, được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.5 Doanh sè thanh toán L/C
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 %06/05 %07/06
Thanh toán L/Cnhập 23.456 69.374 93.506 195,76% 34,79%
Thanh toán L/C xuất 7.681 12.724 14.753 65,65% 15,95%
Tổng doanh sè 31.137 82.098 108.259 163,67% 31,86%
Bảng 2.6 Số lượng L/C
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 %06/05 %07/06
Số lượng L/C thông báo 20 26 49 30% 88,46%
Số lượng L/C phát hành 126 334 518 165.1% 55,1%
Tổng doanh sè 146 360 567 146,58% 57,5%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm
2005, 2006, 2007)
Tận dụng được yếu tố công nghệ trong TTQT, vốn là thế mạnh của
Techcombank, cùng sự nỗ lực của tập thể, hoạt động TTQT bằng phương
thức TDCT của chi nhánh đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Doanh sè
thanh toán qua các năm đều tăng. Nếu như năm 2005 đạt 31.137 ngàn USD,
năm 2006 là 82.098 ngàn USD thì năm 2007 là 108.259 ngàn USD tương ứng
với tỷ lệ tăng là 163,67% và 31,86%. Trong cơ cấu TTQT thì tỷ trọng của
phương thức này có xu hướng ngày càng xoay quanh mức 70%. Cụ thể năm
2005 tỷ lệ TTQT bằng phương thức TDCT chiếm 68,8%, đến năm 2006 tỷ lệ
Phạm Văn Chung – Líp TTQTA-K7 Học viện ngân hàng

×