Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tổng quan về mù u, tác dụng và ứng dụng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.71 KB, 5 trang )

I. TỔNG QUAN

Từ xưa, người Tahiti đã sớm khám phá ra những hạt mù u khô có chứa dầu và tìm
cách ly trích để dùng vào việc săn sóc, bảo vệ da chống lại các tác nhân gây tổn hại như
ánh nắng, độ ẩm cao, gió biển.
Qua kinh nghiệm thực tế, dầu mù u đã đã trở thành phương thuốc và mỹ phẩm dân
gian chăm sóc bảo vệ da, là sản phẩm thiên nhiên giúp chống nắng và làm ẩm da. Với
những tác dụng ấy, người ta đã chú ý bảo vệ cây mù u, thu hái hạt và xem đó là món quà
tặng quý giá của thiên nhiên. Phụ nữ Tahiti dùng dầu mù u hằng ngày như chất làm ẩm
da, làm mĩ phẩm bôi lên mặt và cơ thể.
Theo y học cổ truyền, dầu mù u có tác động mạnh làm giảm đau thần kinh tọa, đau
dây thần kinh, đau khớp xương và đau dây thần kinh do bị phong. Năm 1918, các nhà
khoa học Pháp bắt đầu nghiên cứu về tác dụng tại chõ đối với da của dầu mù u và ghi
nhận đặc tính làm liên da của nó. Y văn của Pháp đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng
thành công dầu mù u trong điều trị các bệnh lý về da. Điển hình là một phụ nữ vào bệnh
viện St.Louis tại Paris với tình trạng lở loét hoại tử ở chân dai dẳng không lành và việc
cắt bỏ chân là điều khó tránh khỏi. Trong thời gian chờ đợi cắt bỏ chân, hằng ngày bệnh
nhân được cho đắp dầu mù u. Kết quả vết thương lành dần và khỏi hoàn toàn, chỉ để lại
một vết sẹo phẳng nhỏ. Trong những trường hợp khác, dầu mù u đã sử dụng thành công
để làm lành những vết bỏng nặng do nước sôi, hóa chất hoặc X-quang.
Ở Việt Nam người dân còn sử dụng trái mù u phơi khô và dùng bông gòn quấn lại để
làm những ngọn đuốc trong công công việc đồng án vào ban đêm.


Qua những nghiên cứu gần đây còn cho thấy những chất trong lá, thân, rễ cây mù u có
tác dụng chống HIV-1; Những vi sinh vật như S. aureus, V. angillarium, E. coli và
C.tropicalis.
II. NỘI DUNG
1. Định danh phân loại
1.1. Định danh


Tên khoa học: Calophyllum inophyllum. Là một cây xanh thuộc họ Cồng
(Calophyllaceae).
Tên thường dùng: cây mù u, Cồng.
Tên nước ngoài: oil nut tree (Anh), kamanu (Hawai)…
1.2. Phân loại

Giới: Plantae
Ngành: Magnoliopsida
Họ: Clusiaccac, guttiferae
Phân họ: Kielmeycroideae
Chi: Calophyllum
Loài: Inophyllum L
1.3. Hình thái

Đây là cây cành thấp, lớn chậm với tán rộng. Chiều cao từ 8–20 m, đường kính thân
30-35cm, dáng đẹp. Lá cứng, mọc đối, mỏng, thon dài, phía cuống hơi thắt lại, đầu lá hơi
tù, phiến lá dài 10-17cm, rộng 5-8cm, nhiều gân phụ chạy song song gần như vuông góc
với gân chính và nổi rõ cả hai mặt lá.
Hoa nở quanh năm nhưng thường nở vào hai mùa riêng biệt cuối mùa Xuân và cuối
mùa Thu. Hoa khá to, thơm, màu trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Từ
xa, người ta phân biệt được cây mù u với cây khác là nhờ màu trắng đặc biệt của hoa.


Quả hạch, hình cầu, có nhân cứng màu xanh, rất tròn, có đường kính 2–3 cm và có
một hạt. Khi chín có màu vàng nhạt hoặc đỏ nâu, vỏ quả giữa mẫm, vỏ quả trong dày,
cứng.

2. Phân bố

Ở Đông Phi, bờ biển nam Ấn Độ đến Malesia và Úc. Ngày nay cây này được trồng

khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm ở nhiều đảo trên Thái Bình Dương.
Cây này thường được trồng ở các vùng ven biển và ở các khu rừng đất thấp. Tuy
nhiên vẫn có thể trồng nó ở những khu đất trong đất liền có độ cao vừa phải. Nó có khả
năng chịu được nhiều loại đất khác nhau như đất cát ven biển, đất sét hay đất bạc màu.


Ở Việt Nam, cây mù u mọc hoang và được trồng tại rất nhiều tỉnh miền Bắc, Nam
nước ta: Quảng Ninh, Kiến An, từ Quảng bình đến Phan thiết, Vĩnh long, Mỹ tho, Gia
định, Sông bé, Bà rịa…


/> />


×