Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DSpace at VNU: Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.17 KB, 12 trang )

Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực
tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính phủ
điện tử tại Việt Nam
Đỗ Mai Thanh
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Mạng và truyền dữ liệu; Mã số: 60 48 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thế Duy
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày dịch vụ hành chính công điện tử. Phân tích hiện trạng và nhu cầu
phát triển dịch vụ hành chính công trực tuyến ở Việt Nam: đánh giá tổng quát hiện
trạng cung cấp dịch vụ hành chính công, nhận xét chung về hiện trạng cung cấp dịch
vụ hành chính công trực tuyến. Tình hình phát triển dịch vụ hành chính công trực
tuyến của một số nước trên thế giới: tình hình phát triển dịch vụ hành chính công điện
tử của một số nước, khung giải pháp chính phủ điện tử, web 2.0: Thúc đẩy ra đời
chính phủ điện tử 2.0, các công nghệ thúc đẩy web 2.0. Đề xuất mô hình dịch vụ hành
chính công trực tuyến.
Keywords: Công nghệ thông tin; Truyền dữ liệu; Mạng máy tính; Chính phủ điện tử;
Hành chính công
Content
MỞ ĐẦU
Bảo đảm cung cấp dịch vụ hành chính công là một chức năng quan trọng của nhà
nước. Trong bối cảnh công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển hết sức mạnh mẽ, thâm
nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu về cung cấp dịch vụ hành chính công trực
tuyến có hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung giải quyết được đặt ra như
một ưu tiên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững và vì con người.
Để có thể giải quyết nhiệm vụ xây dựng dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả, phù hợp
với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam và xu hướng phát triển cần phải có
nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc và toàn diện các mặt kinh nghiệm, lý luận và
thực tiễn triển khai liên quan tới hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Trong luận văn này, thực trạng xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến gắn với nỗ lực
phát triển chính phủ điện tử của một số nước trên thế giới sẽ được làm rõ. Cùng với đó, thông


tin về thực trạng hạ tầng CNTT, cải cách hành chính gắn với ứng dụng CNTT tại một số cơ
quan nhà nước được thu thập, cho phép việc phân loại, đánh giá nhu cầu phát triển dịch vụ
hành chính công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp được thực hiện. Căn cứ trên
thông tin bài học kinh nghiệm và các đánh giá thực trạng, các yêu cầu chung về hệ thống
thông tin để đảm bảo tính khả thi, phù hợp và giảm thiểu chi phí khi xây dựng dịch vụ hành
chính công trực tuyến được xác định.


Kết quả cuối cùng của đề tài là đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến
phù hợp với thực tế xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
CHƢƠNG I: DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử
1.1.1. Sự hình thành và khái niệm Chính phủ điện tử
Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm: Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông để biến đổi hình thức các hoạt động, cách quan hệ bên trong và bên
ngoài của chính phủ. (e-government is a government that applies ICT to transform its internal
and external relationships).
Chính phủ điện tử theo cách hiểu của Ngân hàng thế giới là: Chính phủ điện tử là việc
các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin (như các mạng diện rộng, Internet, và sử
dụng công nghệ di động) có khả năng biến đổi những quan hệ với người dân, các doanh
nghiệp, và các tổ chức khác của chính phủ. Những công nghệ đó có thể phục vụ những mục
đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện những tương tác
với doanh nghiệp và giới công nghiệp, tăng quyền cho người dân thông qua truy nhập đến
thông tin, hoặc quản lý nhà nước hiệu quả hơn.
1.1.2 Mô hình tƣơng tác của chính phủ điện tử
Việc cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến, các tương tác của chính phủ điện tử được
xác định trong mô hình chính phủ điện tử gồm các lĩnh vực sau:


Chính phủ và người dân (G2C).




Chính phủ và các doanh nghiệp (G2B).


(G2G); và


Giữa các cơ quan chính phủ các cấp với nhau và trong các cơ quan chính phủ
Giữa các cơ quan chính phủ với các cán bộ, công chức (G2G).

Đôi khi người ta cũng phân nhỏ các lĩnh vực trên thành: G2C (Chính phủ và người
dân) và C2G (Người dân và Chính phủ), G2B và B2G, G2G, G2E và E2G.
Giữa các cơ quan chính phủ (G2G)
Các dịch vụ này có hai mức: ở mức trong nước hoặc địa phương và ở mức quốc tế.

Các dịch vụ tương tác giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương ở các tỉnh, thành phố.

Các dịch vụ tương tác giữa các bộ, ban, ngành và các tổ chức của chính phủ,
cũng như giữa các cơ quan thuộc chính quyền địa phương.

Mở rộng hơn, các dịch vụ thực hiện các giao dịch giữa các chính phủ, và được
sử dụng như công cụ trong mối quan hệ quốc tế và ngoại giao.
Một cách tổng quan, chúng ta có thể thấy lợi ích của Chính phủ điện tử như sau:
-

Nhìn từ phía các cơ quan chính phủ: làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính
phủ, chính phủ trở nên minh bạch hơn.


-

Nhìn từ phía người dân, doanh nghiệp: Người dân và doanh nghiệp được các cơ quan
chính phủ cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung

2


cấp thông tin, dịch vụ một cách trực tuyến. Một cách cụ thể, người dân và doanh nghiệp
ngày càng ít phải đến trực tiếp các cơ quan chính phủ.
-

Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính phủ cung cấp thông tin
và dịch vụ. Nhờ các công cụ của thông tin và truyền thông, cơ quan chính phủ nhanh
chóng thu lượm được ý kiến của người dân và giúp người dân tham gia dễ dàng hơn
trong quá trình ra quyết định của chính phủ.

1.2. Dịch vụ hành chính công điện tử
Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật,
không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy
quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp
lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Một trong những trọng tâm của CPĐT là phục vụ người dân một cách thuận tiện nhất, tốn
ít công sức và thời gian nhất có thể, thông qua hệ thống các dịch vụ hành chính công trực
tuyến. Ngay từ những đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi sự phát triển Internet đã phần
nào chứng tỏ ưu điểm của mình trong việc giảm thiểu chi phí truyền thông và xử lý thông tin,
định hướng về chuyển đổi hoạt động hành chính công sang môi trường trực tuyến đã bắt đầu
được nhen nhóm. Trực tuyến hóa hoạt động hành chính công giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý điều hành, đặc biệt là nỗ lực kiểm soát chi phí thông qua các ứng dụng CNTT

mang tính liên ngành, chia sẻ thông tin và cung cấp nhiều hình thức tiếp cận dịch vụ hành
chính công khác nhau vượt qua giới hạn về thời gian và địa lý.
1.3. Hệ thống một cửa
Khái niệm “cơ chế một cửa” được hiểu như là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công
dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả
lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành
chính nhà nước. Như vậy, dịch vụ hành chính công một cửa là dịch vụ hành chính công được
thực hiện giữa tổ chức, công dân với cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa. Cơ
chế “một cửa” được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
-

Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.

-

Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ
chức, công dân.

-

Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

-

Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công
dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.

-

Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.


Các cấp độ dịch vụ công trực tuyến: 3 cấp độ
1. Dịch vụ hành chính công độc lập (Service Islands):
Hầu hết các dịch vụ hành chính công trực tuyến của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ
này. Mỗi cơ quan nhà nước trên cơ sở nhu cầu thực hiện chức năng của mình chủ động xây
dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân. Đặc điểm của
các dịch vụ ở cấp độ này là:
-

Chỉ phát huy hiệu quả khi toàn bộ quy trình xử lý công việc (thủ tục hành chính) gói gọn
trong tổ chức. Vẫn còn tồn tại những hạn chế do không có các kết nối chia sẻ thông tin
với các hệ thống ứng dụng của cơ quan chức năng khác.

-

Không thừa kế được những thông tin đã có trong các hệ thống của cơ quan khác do
không có các kết nối đến các hệ thống khác.

3


-

Cơ quan gặp nhiều vấn đề trong quản lý, tổ chức thực hiện, vận hành, duy trì số lượng
lớn các dịch vụ hành chính công.

-

Người dân khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ hành chính công liên quan đến nhiều cơ
quan khác nhau theo cơ chế “nhiều cửa”.

2. Dịch vụ hành chính công liên thông (Connected Services):

Ở cấp độ này, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho phép người dân được sử dụng dịch
vụ hành chính công “một cửa”. Government Gateway thực hiện việc phân phối và liên lạc
giữa các hệ thống của các cơ quan chức năng khác nhau để cung cấp một dịch vụ hoàn chỉnh
cho người dân.
Để xây dựng được dịch vụ hành chính công trực tuyến ở cấp độ này, một số điều kiện đặt ra:
-

Xây dựng được Government Gateway với các thành phần: Message Routing, Identity
Management, Aplication Integration .

-

Các cơ quan nhà nước đều đã thực hiện giải quyết các quy trình nghiệp vụ trên hệ thống
ứng dụng.

-

Các hệ thống ứng dụng có tính tương thích cao.

Hạn chế của dịch vụ ở cấp độ này là:
-

Tính thuần nhất của quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công là vấn đề khi mà mỗi cơ
quan chức năng xử lý trên hệ thống ứng dụng nghiệp vụ riêng của tổ chức, gánh nặng về
chất lượng dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào Government Gateway.

-


Sự tương tác giữa các hệ thống nghiệp vụ sẽ gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về kiến
trúc và công nghệ.

-

Khó khăn trong việc điều phối xử lý các yêu cầu.
3. Dịch vụ hành chính công liên thông hoàn chỉnh (Seamless Services):

Đây là cấp độ cao nhất của dịch vụ hành chính công trực tuyến. Ở cấp độ này, những hạn
chế của các cấp độ dịch vụ hành chính công trực tuyến trên được giải quyết triệt để. Đồng
thời, cấp độ này cho phép khả năng phối hợp xử lý công việc giữa các bộ phận chức năng của
các cơ quan khác nhau tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ của dịch vụ.
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH
CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
2.1.

Đánh giá tổng quát hiện trạng cung cấp dịch vụ hành chính công

2.2. Nhận xét chung về hiện trạng cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến
Hình thức chủ yếu của giao dịch dịch vụ hành chính công hiện nay là thông qua giao tiếp
trực tiếp tại bộ phận tiếp dân ở các cơ quan nhà nước tương ứng. Mức độ sẵn sàng và khả
năng cung cấp dịch vụ trực tuyến rất khác nhau. Ở những đơn vị nằm trong địa phương có sự
phát triển cao về kinh tế, xã hội, có thể thấy nhiều dịch vụ đã được trực tuyến hóa với mức độ
trực tuyến cao, trong khi ở những địa phương có phát triển thấp hơn về kinh tế xã hội, nhu cầu
trực tuyến hóa và nhận thức của các bên liên quan còn thấp cũng nhý hạ tầng cần thiết chýa
đảm bảo. Nỗ lực cải cách hành chính và hiện đại hóa quy trình đảm bảo cung cấp dịch vụ
hành chính công trực tuyến cũng có sự khác biệt rất rõ ràng.

4



CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC
TUYẾN CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
3.1.

Tình hình phát triển dịch vụ hành chính công điện tử của một số nƣớc:

3.2.

Web 2.0: Thúc đẩy ra đời chính phủ điện tử 2.0

3.2.1. Web 2.0
Với sự phát triển của Web 2.0, Web không còn là tập hợp các trang web tĩnh (HTML)
miêu tả thế giới nữa, ngày nay Web chính là thế giới - mọi thứ và mọi người trên thế giới
đang đóng vai một hình bóng thông tin trên web, web đã trở thành kho dữ liệu vô giá, khi
chúng ta nắm bắt được và xử lý thông minh dữ liệu đó, nó cung cấp nhiều cơ hội và mang đến
các trạng thái, tâm trạng liên quan lạ thường cho con người (Tim O'Reilly and John Battelle).
Web 2.0 là một thuật ngữ để chỉ những xu hướng phát triển công nghệ được triển khai
trong các năm gần đây. Theo tài liệu (What Is web 2.0, by Tim O’Reilly) Thuật ngữ web 2.0
lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 2004 khi Tim Oreily và Dale Dougherty đưa ra tại hội
thảo giữa O’Reilly và MediaLive International. Thuật ngữ này bao gồm một dải rộng các
thành phần phần mềm cơ bản như AJAX (Asynchronous JavaScript - JavaScript không đồng
bộ), công cụ tìm kiếm nâng cao, cung cấp thông tin liên kết tổng hợp RSS (Really Simple
Syndication), các bộ phân tích nâng cao và các kỹ thuật xử lý dòng video đến tính toán mạng
lưới và thực tế ảo, cùng với đó là việc phát triển mạnh mẽ của của hạ tầng truyền thông và sự
xuất hiện, sử dụng các chuẩn mở là những yếu tố chính thúc đẩy cơ bản cho việc ra đời web
2.0.
Các đặc tính của web 2.0:
a) Các công nghệ web 2.0 sử dụng web như là nền tảng.
b) Tập trung vào việc kết nối con người - không phải máy tính.

c) Kinh nghiệm phong phú của người sử dụng.
d) Thúc đẩy trí tuệ tập thể.
3.2.2. So sánh web 2.0 với web 1.0
3.3.

Các công nghệ thúc đẩy web 2.0

Sự phát triển mạnh mẽ của web 2.0 và các ứng dụng thực tế của nó trong những năm
gần đây là dựa trên nền tảng phát triển ứng dụng của nhiều công nghệ và sự phối hợp giữa các
công nghệ này. Các công nghệ chính bao gồm: XML, AJAX, RIA, RSS, SOAP, Mash-Up.
Phần trình bày dưới đây tóm tắt các đặc điểm chính của các công nghệ trên:

5


3.3.1 XML (eXtensible Markup Language)
3.3.2. AJAX (Asynchronous JavaScript and XML)
3.3.3. Ứng dụng RIA (Rich Internet Application)
3.3.4. RSS (Really Simple Syndication)
3.3.5 SOAP (Simple Object Access Protocol)
3.3.6 MashUp
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN
4.1. Cơ sở lý thuyết xây dự mô hình
Dịch vụ hành chính công một cửa đang là một xu thế tất yếu trong quá trình cải cách
thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Một dịch vụ hành chính
công thường bao gồm nhiều bước trong quy trình nghiệp vụ và được nhiều cơ quan chức năng
khác nhau thực hiện. Để có thể cung cấp được một dịch vụ hành chính công một cửa, một yêu
cầu được đặt ra là tất cả các cơ quan có liên quan trong quy trình nghiệp vụ phải tham gia
thực hiện dịch vụ hành chính công đó.
Việc đảm bảo chất lượng dịch vụ khi mà các bước trong quy trình nghiệp vụ được

thực hiện bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy thuộc nhiều vào sự phối hợp của các cơ
quan này. Kiểm soát sự phối hợp giữa các tổ chức được chia làm 2 loại: kiểm soát tập trung
và phân cấp. Kiểm soát tập trung có ưu điểm giúp tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, nhưng lại
thường làm giảm tính tự chủ của cơ quan chức năng, trong khi đó, kiểu phân cấp thì ngược lại
và có hiệu quả tốt hơn. Do đó, trong từng trường hợp cụ thể, cần có chiến lược phù hợp để
quản lý và phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính
công liên cơ quan. Các chiến lược này có thể được phân loại theo 2 hướng: mức độ quản lý sự
phối hợp và cách tiếp cận về mặt kiến trúc hệ thống trong việc tích hợp các hệ thống thông
tin.
4.1.1. Mô đun hóa và các loại liên kết
Nhằm tăng cường khả năng thích nghi trong những điều kiện khác nhau, mô đun hóa
quy trình nghiệp vụ cũng như hệ thống thông tin được áp dụng. Mô đun hóa được hiểu rằng
các bước trong quy trình nghiệp vụ được tổ chức thực hiện bởi các thực thể khác nhau, thay vì
một quy trình nghiệp vụ tích hợp. Mô đun hóa đem lại các lợi ích: mềm dẻo trong quản lý,
cho phép thực hiện công việc một cách song song, khả năng chấp nhận những hạn chế đem lại
từ các mô đun khác. Trong trường hợp các cơ quan chức năng khác nhau thực hiện các công
đoạn khác nhau của một dịch vụ, việc quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ chỉ tập trung vào
việc liên kết các thành phần đã được mô đun hóa. Liên kết giữa các mô đun thể hiện mức độ
phụ thuộc và tin cậy lẫn nhau. Việc liên kết các mô đun được chia làm 2 dạng: liên kết chặt
(Tight coupling) và liên kết lỏng (Loose coupling). Trong liên kết lỏng, các mô đun độc lập
với nhau và đòi hỏi rất ít các điều kiện đối với các mô đun khác khi liên kết, chủ yếu là yêu
cầu về định dạng dữ liệu và thứ tự của thao tác. Điều này cho phép dễ dàng thay thế hoặc
chỉnh sửa một mô đun. Hơn nữa, việc trao đổi thông tin giữa các mô đun lỏng thường không
có phụ thuộc trực tiếp nào và có thể sử dụng các kết nối không đồng bộ thực hiện, giảm thiểu
được yêu cầu về thời gian tính (tính sẵn sàng). Ưu điểm của liên kết lỏng là sự ảnh hưởng
không đáng kể khi có sự thay đôi của một mô đun, trong khi liên kết chặt cho phép thực hiện
các tiến trình theo thời gian thực và trao đổi dữ liệu một cách đầy đủ. Một ưu điểm khác của

6



liên kết chặt là tại một thời điểm cụ thể, trạng thái xử lý công việc được xác định rõ ràng và
có thể tạo ra những tác động phù hợp.
4.1.2. Các chiến lƣợc trong quản lý quy trình nghiệp vụ:

Như đã trình bầy ở trên, hai hướng chính trong chiến lược quản lý quy trình nghiệp vụ
được chỉ ra, bao gồm: mức độ quản lý các bước trong quy trình và cách tiếp cận kiến trức
trong việc tích hợp các hệ thống thông tin.
Hướng thứ nhất bao gồm 2 tình huống:
1. Quản lý tập trung: toàn bộ quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ được quản lý theo
mô hình các cơ quan chức năng tham gia quy trình và chịu sự điều phối của một cơ
quan cấp trên (orchestrator) .

2. Quản lý phân tán: các cơ quan chức năng tham gia thực hiện quy trình nghiệp vụ có
vai trò ngang hàng nhau và không có cơ quan cấp trên điều phối.

Hướng thứ hai bao gồm 2 tình huống:
1. Liên kết chặt.
2. Liên kết lỏng.
Tổ hợp các hướng với các tình huống khác nhau trong một đồ thị sẽ tạo ra 4 chiến
lược quản lý sự phối hợp giữa các tổ chức trong quy trình nghiệp vụ, bao gồm:
1. Merger: chiến lược này được xây dựng với yêu cầu quản lý tập trung và liên kết giữa các
cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết chặt. Tại bất kỳ thời điểm nào, một bước

7


trong quy trình nghiệp vụ được thực hiện và chuyển kết quả sang bước nghiệp vụ kế tiếp,
một thông điệp tiếp nhận xử lý sẽ được hệ thống thực hiện bước nghiệp vụ kế tiếp gửi cho
nút trung tâm, điều này giúp cho việc quản lý và giám sát chặt chẽ quy trình và trạng thực

hiện của các bộ phận tham gia quy trình nghiệp vụ. Trong chiến lược này, các cơ quan
tham gia quy trình nghiệp vụ có rất ít sự tự chủ và cần phải có một hệ thống thông tin tích
hợp được xây dựng bao trùm các cơ quan tham gia. Tuy nhiên, do tính chất kiểm soát tập
trung cao và các hệ thống được tích hợp chặt chẽ sẽ là rào cản lớn khi một cơ quan mới
tham gia vào quy trình nghiệp vụ do thay đổi về cơ cấu tổ chức. Thông thường sẽ phải xây
dựng lại toàn bộ hệ thống ứng dụng.
2. Orchestra: chiến lược được xây dựng với yêu cầu quản lý tập trung và liên kết giữa các cơ
quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết lỏng. Trong chiến lược này, tiến trình xử lý
bao gồm các bước do các thực thể tự chủ thực hiện độc lập nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý
tập trung toàn bộ tiến trình tại bất cứ thời điểm nào. Nó tương tự như việc thực hiện một
bản hợp xướng, trong khi nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc, các nhạc công chơi các nhạc cụ
theo vai trò của mình. Trong một quy trình nghiệp vụ, điều này có nghĩa là mặc dù tất cả
các thực thể tham gia quy trình nghiệp vụ có thể thực hiện các phần việc trong tiến trình
nghiệp vụ theo cách của họ nhưng vẫn phải đảm bảo các thông tin được trao đổi theo cách
nào đó để toàn bộ quy trình nghiệp vụ được thể hiện như trong một thể thống nhất. Hơn
thế nữa, các tác nghiệp được thực hiện bởi các thực thể độc lập cần được thể hiện một
cách rõ ràng và theo chuẩn. Các thông tin được trao đổi phải đầy đủ để đảm bảo các bước
trong quy trình nghiệp vụ có đủ thông tin thực hiện phần nghiệp vụ của mình.
3. Relay Race: chiến lược được xây dựng không yêu cầu quản lý tập trung và liên kết giữa
các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết chặt. Điều này có nghĩa rằng các các
thực thể độc lập tham gia tiến trình nghiệp vụ đã thống nhất một định dạng dữ liệu trao
đổi giữa các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo một liên kết chặt chẽ giữa các bên. Kết quả
xử lý công việc tại bước này được chuyển trực tiếp đến bước tiếp theo (thực thể độc lập
khác) theo một định dạng thông tin đã được quy ước để xử lý, tương tự như việc chuyển
“thẻ bài” để vận động viên tiếp theo thực hiện bài thi theo khả năng của vận động viên đó
như trong chạy tiếp sức. Trong chiến lược này, không có cơ chế kiểm soát tập trung đảm
bảo thời gian thực hiện toàn bộ quy trình nghiệp vụ theo đúng quy định (thường là trong
các văn bản pháp lý). Để đảm bảo thời gian, các thực thể tham gia cần phải có thỏa thuận
hợp tác cụ thể.
4. Broadcasting: chiến lược được xây dựng không yêu cầu quản lý tập trung và liên kết giữa

các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết lỏng.
4.2.

Các kỹ thuật, công nghệ nền tảng

4.2.1. Tổng quan về mô hình hƣớng dịch vụ SOA
Định nghĩa: Mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented Architechture – gọi tắt là mô hình
SOA) là một khái niệm về kiến trúc hệ thống nhằm đem lại một cách thuận tiện nhất những
chức năng nghiệp vụ, hoặc là những quy trình ứng dụng, tới người sử dụng dưới dạng các
dịch vụ hoạt động trên môi trường mạng có khả năng chia sẻ và sử dụng lạị. Dịch vụ ở đây
được hiểu là những mô-đun nghiệp vụ hoặc chức năng ứng dụng với giao diện được thiết kế
theo quy định và được tương tác bằng cách gửi nhận thông điệp. Hình vẽ dưới đây khái quát
hóa mô hình SOA.

8


Hình 1. Khái quát mô hình hướng dịch vụ SOA
Về mối liên hệ với kiến trúc tổng thể EA: Trong khi kiến trúc tổng thể (Enterprise
Architecture – EA) là một phương pháp luận nhằm xác định, sắp xếp và điều chỉnh quy trình
nghiệp vụ cho phù hợp với tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của một cơ quan, tổ chức, mô
hình SOA chủ yếu được sử dụng trong thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ
cho những quy trình nghiệp vụ đã được nhận biết (trong kiến trúc tổng thể). Có thể liệt kê một
số lợi ích cơ bản của việc sử dụng mô hình SOA như sau:
- Cho phép hướng sự tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá trình phát
triển phần mềm;
- Giảm thiểu chi phí trong quá trình phát triển;
- Giảm thiểu yêu cầu về đào tạo và kỹ năng;
- Chi phí bảo trì thấp;
- Chu trình phát triển phần mềm nhanh chóng hơn.

Mô hình SOA có ưu thế hơn các mô hình truyền thống (như mô hình hướng ứng dụng
hoặc mô hình hướng lập trình) ở điểm mô hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển
vào các chức năng và tính năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép
nhà quản lý chỉ cần dựa trên đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ chi tiết, thành
phần cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ. Do đó, các hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể
được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình nghiệp vụ (thay vì quy trình nghiệp vụ phải thay
đổi để tận dụng những tính năng phần mềm như trong các mô hình thường thấy ở nhiều cơ
quan tổ chức với hạ tầng ứng dụng Công nghệ thông tin được phát triển từ trước).
Bằng cách phát triển và tập hợp danh mục các dịch vụ, nhà phát triển có một bộ sưu
tập những mô-đun phần mềm có sẵn, có thể được sử dụng để lắp ghép nên một hệ thống mới
(thay vì phải xây dựng hệ thống này từ đầu). Danh mục dịch vụ này sẽ nhanh chóng được gia
tăng về qui mô và số lượng, khiến việc phát triển các hệ thống mới ngày càng trở nên thuận
tiện, nhanh chóng. Khả năng sử dụng lại cũng cho phép giảm bớt chi phí phát sinh khi thêm
các tính năng mới vào hệ thống.
Khái niệm định hƣớng dịch vụ
Định hướng dịch vụ là một khái niệm gắn với quy cách tạo ra các chuỗi lôgic một
cách tự động dưới hình thức là tập hợp các dịch vụ, qua đó cho phép các thành phần bên trong
hệ thống tổng thể về nghiệp vụ được tính hợp với nhau dưới dạng các dịch vụ có khả năng kết
nối cùng với các chức năng riêng biệt của chúng.
Khái niệm định hướng dịch vụ là nền tảng của mô hình SOA, mà ở đó các hệ thống
thông tin có kiến trúc dựa trên quy tắc cung cấp các dịch vụ nghiệp vụ có khả năng sử dụng
lại. Các dịch vụ này được lắp ghép từ những thành phần của phần mềm được gắn kết một
cách khá mềm dẻo. Sự mềm dẻo thể hiện ở chỗ, với mô hình SOA các lựa chọn về công nghệ,
nền tảng hệ thống, vị trí hoặc môi trường của mỗi bên, nhà cung cấp hoặc người sử dụng dịch
vụ, không nhất thiết phải khai báo tường minh đối với bên còn lại. Chính vì mô hình SOA

9


thúc đẩy sự gắn kết mềm dẻo giữa các thành phần phần mềm, các thành phần này có thể được

sử dụng lại. Các mô hình truyền thống thường yêu cầu nghiêm ngặt về tường minh giao diện
kết nối cũng như sự phối hợp logic rất chặt chẽ giữa các nhóm, thủ tục chức năng. Đây là một
lý do chính cản trở hoạt động cập nhật, thay đổi hệ thống, dịch vụ và quy trình để không ảnh
hưởng tới môi trường nghiệp vụ và Công nghệ thông tin hiện tại của cơ quan, tổ chức. Tính
mềm dẻo đã góp phần giúp các dịch vụ có thể được nâng cao hoặc sửa đổi, đưa ra những dịch
vụ chia sẻ hoặc chuẩn hóa mới vào quy trình nghiệp vụ mà không đòi hỏi phải thay đổi toàn
bộ quy trình.
Mô hình SOA thể hiện sự tiên tiến hơn hình thức phát triển ứng dụng thông thường
bằng cách đặt trọng tâm phát triển vào qui trình nghiệp vụ và sử dụng các giao tiếp đã được
chuẩn hóa nhằm che đi tính chất phức tạp của kỹ thuật phía dưới. Theo thiết kế SOA, mô-đun
thực hiện dịch vụ (phần mềm) được tách rời với mô-đun đảm nhiệm giao tiếp, nối kết dịch vụ.
Điều này cho phép mô-đun giao tiếp, nối kết dịch vụ được chuẩn hóa và có tính độc lập với
công nghệ (bao gồm nền tảng phần cứng, hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình) sử dụng trong
mô-đun thực hiện dịch vụ. Thay vì xây dựng các ứng dụng đơn lẻ và quy mô lớn trong toàn
bộ quy trình nghiệp vụ, nhà phát triển sẽ xây dựng các dịch vụ được tinh gọn, dễ triển khai và
sử dụng lại. Điều này không chỉ cho phép sử dụng lại phần mềm tốt hơn, mà còn nâng cao
tính linh hoạt thông qua khả năng gói gọn việc cải tiến dịch vụ mà không phải thiết kế hay
viết lại các ứng dụng sử dụng dịch vụ này.
Mô hình SOA cũng có thể coi như là một sự phát triển tự nhiên tiếp theo của kiến trúc
khách/chủ. Trong các hệ thống khách/chủ, mỗi nhóm chức năng hoặc về giao diện người
dùng, hoặc về chuỗi lô-gic nghiệp vụ, hoặc về quản trị dữ liệu sẽ được thực hiện riêng rẽ, sử
dụng các hệ thống nền và công nghệ phù hợp nhất đối với nhóm chức năng đó. Với mô hình
SOA, những nhóm chức năng này (đặc biệt là chức năng nghiêp vụ/ứng dụng) sẽ được phân
rã thành những lớp dịch vụ có chức năng nhỏ hơn. Ví dụ, thay vì xây dựng phần mềm độc lập
hoặc ứng dụng trên máy chủ thực hiện một chức năng nghiệp vụ, hệ thống dựa trên mô hình
SOA có thể kết hợp các dịch vụ được chạy trên các nền tảng phần mềm khác nhau, kể cả các
dịch vụ phân tán, dịch vụ được chạy trên những hệ thống cung cấp dịch vụ từ xa hoặc trên hệ
thống sử dụng cơ chế tính toán lưới. Tất nhiên, để thực hiện điều này thành công, các phân
tích khi xây dựng mô hình SOA không những phải xác định ra tập hợp gồm nhiều thành phần
dịch vụ, đồng thời cũng mô tả cách thức ứng dụng hoạt động dựa trên sự liên kết các dịch vụ.

4.2.2. WebService
Dịch vụ Web (Web Service) được coi là một công nghệ mang đến cuộc cách mạng
trong cách thức hoạt động của các dịch vụ G2C , G2G. Giá trị cơ bản của dịch vụ Web dựa
trên việc cung cấp các phương thức theo chuẩn trong việc truy nhập đối với hệ thống đóng gói
và hệ thống kế thừa. Các phần mềm được viết bởi những ngôn ngữ lập trình khác nhau và
chạy trên những nền tảng khác nhau có thể sử dụng dịch vụ Web để chuyển đổi dữ liệu thông
qua mạng Internet theo cách giao tiếp tương tự bên trong một máy tính. Tuy nhiên, công nghệ
xây dựng dịch vụ Web không nhất thiết phải là các công nghệ mới, nó có thể kết hợp với các
công nghệ đã có như XML, SOAP, WSDL, UDDI… Với sự phát triển và lớn mạnh của
Internet, dịch vụ Web thật sự là một công nghệ đáng được quan tâm để giảm chi phí và độ
phức tạp trong tích hợp và phát triển hệ thống. Chúng ta sẽ xem xét các dịch vụ Web từ mức
khái niệm đến cách thức xây dựng.
4.2.3. An toàn, bảo mật Web Service
Dịch vụ Web liên kết và tương tác với các ứng dụng qua Internet, chính vì vậy bảo
mật là một vấn đề được quan tâm khi các công ty tiến tới kết hợp ứng dụng với một dịch vụ
Web. Việc đảm bảo an toàn cho dịch vụ Web là một vấn đề quan trọng, đặc biệt đối với
những dịch vụ liên quan đến trao đổi tiền tệ, thông tin từ thị trường chứng khoán hay dịch vụ

10


bán hàng qua mạng (liên quan đến trả tiền bằng tài khoản và có yêu cầu thông tin cá nhân của
người dùng).
Trước khi có WS-Security (bảo mật cho dịch vụ Web) thì ý nghĩa thông thường của an
toàn dịch vụ Web là bảo mật kênh truyền dữ liệu. Hiện nay, nó được thực hiện cho những
SOAP/HTTP dựa trên cơ chế truyền thông điệp bằng cách sử dụng giao thức HTTPS. Không
chỉ là an toàn ở mức truyền thông điệp, HTTPS còn cung cấp sự an toàn tới toàn bộ gói dữ
liệu HTTP.
Mặc dù HTTPS không bao gồm tất cả các khía cạnh trong chuẩn an toàn chung cho
dịch vụ Web nhưng nó đã cung cấp một lớp bảo mật khá đầy đủ với định danh, chứng thực,

tính toàn vẹn thông điệp hay độ tin cậy.
4.3.

Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công

4.3.1. Mức độ dịch vụ hành chính công: Connected Services
4.3.2. Mô đun hóa phần mềm nghiệp vụ theo kiến trúc SOA
Thiết kế phần mềm ứng dụng dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) chú trọng vào mô
đun hóa trong thiết kế quy trình nghiệp vụ cho phần mềm
4.3.3. Lựa chọn chiến lƣợc quản lý quy trình phối hợp giữa các mô đun
Chiến lược quản lý các cơ chế phối hợp liên thông: Orchestra
4.3.4. Ứng dụng Web Service trong việc liên kết các hệ thống thông tin trong dịch vụ
liên thông
Công nghệ áp dụng cho việc kết nối và phối hợp giữa các hệ thống thông tin: Webservice
(XML, SOAP, UDDI, WSDL)
4.3.5. Các đề xuất về xác thực, bảo mật trong các dịch vụ liên thông
Vấn đề cần quan tâm: bảo mật Webservice (xác thực, mã hóa và tăng cường khả năng
chống lại các rủi ro)
4.4.

Các khuyến nghị nâng cao hiệu quả khi xây dựng dịch vụ hành chính công trực
tuyến

CHƢƠNG 5: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT TRONG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ
HÀNH CHÍNH CÔNG ĐIỆN TỬ XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM TẠI CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI
KẾT LUẬN
References
[1] Fred A. Cummins, EDS Fellow, Chair OMG BMIDTF. Modeling Business Processes for
SOA, 2006.

[2] Government of Pakistan Ministry of Information Technology Electronic Government
Directorate. E - GOVERNMENT STANDARDS, 2009
[3] Janssen, Marijn, Delft University of Technology. COMPARING COORDINATION
ARRANGEMENTS ENABLED BY WEB SERVICES AND WEB SERVICE
ORCHESTRATION TECHNOLOGY
[4] Anne Fleur van Veenstra, Marijn Janssen and Bram Klievink Delft University of
Technology, The Netherlands. Strategies for Orchestrating and Managing Supply Chains
in Public Service Networks, 2009

11


[5] The Government of the Hong Kong Special Administrative Region. WEB SERVICES
SECURITY, 2008
[6] Microsoft. Connected government framework and Citizen Services Platform

12



×