Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.01 KB, 5 trang )

ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO MÔN GDQP-AN
TỪ NIÊN CHẾ SANG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

Thượng uý NGUYỄN HỒNG CHANH
Chuyên viên Phòng Đào tạo
Quốc phòng-an ninh là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, thường xuyên và mang
tính cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. GDQP-AN cho sinh viên ở các
cơ sở giáo dục đại học là một nội dung quan trọng của nền Giáo dục Quốc dân, một
nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược xây dựng nền Quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân. Sinh viên ở các cơ sở Giáo dục Đại học là một lực lượng hùng
hậu, nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh
việc trang bị kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ thiết thực phục vụ cho xây
dựng và phát triển đất nước còn phải tiến hành trang bị kiến thức về GDQP - AN
cho sinh viên. Có như vậy, sinh viên mới tổng hợp được tri thức lý luận, thực tiễn
đáp ứng khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác
GDQP-AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học mang tính đặc thù về cả nội
dung chương trình, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy lẫn đội ngũ cán bộ,
giảng viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là phương pháp đào tạo bởi vì
đây chính là nội dung quyết định hiệu quả hiệu quả và chất lượng đào tạo.
Trung tâm Giáo dục quốc phòng được thành lập theo quyết định số 97/QĐTCCB ngày 02 tháng 03 năm 2004 của Giám đốc ĐHQGHN.
Đến ngày 11 tháng 05 năm 2009 Giám đốc ĐGQGHN có quyết định số
1737/QĐ-TCCB về việc đổi tên Trung tâm giáo dục quốc phòng thành Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng-An ninh.
Nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng-An ninh là Giảng
dạy, trang bị kiến thức quốc phòng - an ninh cho sinh viên ĐHQGHN theo chương
trình đào tạo của Bộ GD&ĐT quy định. Bám sát chức năng nhiệm vụ của
ĐHQGHN giao, trong suốt 10 năm qua Trung tâm luôn phấn đấu hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, đã tiến hành giảng dạy và cấp chứng chỉ GDQPAN cho 98.940 lượt sinh viên các hệ Chính quy, vừa làm vừa học thuộc
ĐHQGHN, hệ liên thông theo phân luồng của Bộ GD&ĐT.
Để đạt được thành tích to lớn đó là sự nỗ lực không mệt mỏi toàn thể cán bộ,


giảng viên Trung tâm, đặc biệt kết quả trong lĩnh vực Đào tạo chính là sự vận dụng
sáng tạo và phù hợp các phương thức đào tạo vào tình hình cụ thể của Trung tâm.
Trong nhiệm vụ giảng dạy môn học GDQP-AN cho sinh viên, Trung tâm
đã triển khai hai phương thức đào tạo đó là đào tạo theo niên chế và đào tạo
theo tín chỉ. Mỗi phương thức đào tạo đều có những ưu điểm, những khó khăn
1


riêng nhưng đều đạt những thành quả nhất định. Hiểu cách chung nhất đào tạo
theo niên chế hay đào tạo theo học chế tín chỉ là hai hình thức tổ chức đào tạo
khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là đào tạo ra nguồn nhân lực có
trình độ, đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội.
Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo
của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định. Sinh
viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì
được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.
Trong đào tạo theo niên chế mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo
Trung tâm chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên học GDQP-AN được biên chế cố
định và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt kỉ luật, quy định khi đi
học, chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của Trung tâm,
tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Tổ chức đào tạo theo niên
chế tương đối thuận lợi, kế hoạch đào tạo, lịch giảng, lịch thi có thể làm ngay từ
đầu năm học. Chương trình đào tạo GDQP-AN cho sinh viên theo niên chế có
khối kiến thức được bố trí theo một tỷ lệ nhất định và chia làm các học phần và
thường học trong thời gian khoảng một tháng nếu học liên tục, tuy nhiên cũng
có thể chia làm hai giai đoạn như sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Khoa
Luật. Điều đó căn cứ vào lịch đào tạo cụ thể của từng trường để Trung tâm xây
dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp trong năm học.
Trong đào tạo theo niên chế áp dụng rất nhiều phương pháp giảng dạy cho
sinh viên như thuyết trình, giảng dạy dựa trên vấn đề, semina, thảo luận nhóm,

thực hành ngoài sân bãi. Từ những phương pháp học tập đó sinh viên có cơ hội
tiếp thu hoàn chỉnh kiến thức và kiến thức sẽ được củng cố liên tục đến thời
gian thi và kiểm tra. Phương pháp thi kiểm tra từng học phần khoa học, chặt chẽ
đồng thời khách quan và trung thực tạo niềm tin cho sinh viên khi học tập.
Tuy vậy phương thức đào tạo niên chế cũng có những khó khăn riêng của
nó, sinh viên học tập ở trên lớp còn thụ động, chủ yếu là nghe giảng, ghi chép,
học thuộc lòng, ít tham gia vào bài giảng. Về lượng giá còn chưa đa dạng hóa
các loại hình lượng giá, hình thức lượng giá làm chuyên đề, làm bài tập lớn còn
chưa được áp dụng rộng rãi. Khi học tập thực hành ngoài sân bãi còn bị hạn chế
ở địa điểm nơi học và triển khai các thiết bị bổ trợ dạy học còn nhiều bất cập và
gặp khó khăn do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Sinh viên
học liên tục trong thời gian dài như vậy dẫn đến việc tự nghiên cứu của sinh
viên hạn chế, chuẩn bị bài trước ở nhà còn ít, điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến
các môn học chuyên ngành khác.
Đổi mới phương pháp dạy học là chủ đề đã được bàn luận từ nhiều năm
nay. Tuy nhiên, hiểu và thực hiện tốt vấn đề này không phải việc đơn giản. Việc
2


đổi mới phương pháp dạy học trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đối với các cơ
sở giáo dục đại học nói chung và với Trung tâm GDQP-AN, ĐHQGHN nói
riêng khi thực hiện việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên. Nhiệm vụ
chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đối với môn học
GDQP-AN tại ĐHQGHN được Giám đốc ĐHQGHN chỉ đạo thực hiện từ năm
2008. Do vậy Trung tâm GDQP-AN, ĐHQGHN là đơn vị đi đầu trong việc đào
tạo theo phương thức này cho sinh viên học môn GDQP-AN.
Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một
người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm (1) thời gian lên
lớp; (2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã
được quy định ở thời khóa biểu; (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu,

giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài...;
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Mỗi
chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính
theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định
cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường
Đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên khi học GDQP-AN trong
ĐHQGHN có những đặc thù riêng biệt bởi vì sinh viên ở mỗi trường thành viên tự
đăng ký môn học với trường đó theo các lớp học được định sẵn sau đó Phòng đạo
tạo Trung tâm GDQP-AN mới tiếp nhận và triển khai các công việc tiếp theo.
Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên
không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh viên phải nghiên
cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh
viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần
học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên
ngành để có thể có được đăng ký lịch học GDQP-AN cho từng học kỳ cho phù
hợp (phù hợp ở đây là phù hợp với quy định của nhà trường và phù hợp với sức
học của sinh viên). Sinh viên phải tự học các quy chế, quy tắc và quy định khi
tham gia học GDQP-AN
Ưu điểm của cách tổ chức này là sinh viên có quyền lựa chọn và sắp xếp thời
gian học cho bản thân, sinh viên có thời gian nghiên cứu bài học ở nhà đây là yêu
cầu rất quan trọng khi sinh viên học môn học GDQP-AN, đồng thời trong thời gian
học 15 tuần của sinh viên thì sẽ tạo điều kiện cho việc ít chồng chéo lịch học, lịch
thi và lịch giảng dạy của giảng viên và sân bãi học tập không bị quá tải, vật chất,
thiết bị hỗ trợ sẽ đầy đủ và đạt hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên khi học GDQP-AN trong suốt thời gian dài như vậy sẽ làm cho
sinh viên bỏ rơi kiến thức vì xen kẽ với việc học GDQP-AN sinh viên còn phải học
rất nhiều các môn chuyên ngành khác, học liệu cho sinh viên ít nhiều sẽ thiếu và
3



ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu ở nhà, thời gian giảng dạy trên lớp giảm đi, thời
gian tự học của sinh viên tăng lên trong khi không được giảm yêu cầu đánh giá.
Sinh viên dễ bị quá tải về thông tin và không phân biệt được các vấn đề chính, vấn
đề phụ của bài giảng, từ đó không hiểu bài, không hiểu bản chất của vấn đề, dẫn
đến chất lượng học tập giảm sút.
Vậy làm thế nào để đảm bảo chất lượng. Mấu chốt của vấn đề là phải đổi mới
phương pháp giảng dạy. Phải giảng dạy bằng phương pháp tích cực. Các phương
pháp giảng dạy trong đào tạo theo niên chế vẫn tiếp tục được phát huy các điểm
mạnh, nhưng việc tích cực sinh viên trong giờ học được đặt lên hàng đầu. Để đáp
ứng được yêu cầu này sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp, giảng
viên phải tăng cường cho sinh viên tự học ngay trên lớp bằng các biện pháp như
nêu ra các vấn đề của bài giảng để sinh viên tìm ra cách giải quyết theo định hướng
của giảng viên để sinh viên có thói quen tự học.
Đây là vấn đề rất lớn khi bước vào đào tạo theo tín chỉ. Hoặc có xu hướng
giảng viên coi việc đọc trước bài của sinh viên trước khi đến lớp đã có hiệu quả
rồi, lên lớp chỉ giảng những vấn đề khó và trả lời các thắc mắc của sinh viên, kiểm
tra nhận thức của sinh viên. Nếu theo xu hướng này bài giảng sẽ không có hệ thống
không được trình bày theo giáo án và sự tự học của các sinh viên không đồng đều
cũng không đạt được hiệu quả trong đào tạo.
Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất,
sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi
nghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tài liệu
trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phải đọc
cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng. Các
vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng
để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay. Sinh viên học ở trên lớp phải chịu khó
ghi chép, hăng hái phát biểu, tích cực tìm hiểu, phấn khởi khi được giảng viên
kiểm tra, vấn đề gì chưa rõ phải hỏi giảng viên cho rõ, nếu vẫn chưa hiểu thì trao
đổi lại với nhóm học tập (thảo luận nhóm). Thảo luận nhóm là hình thức rất quan
trọng, qua thảo luận nhóm sinh viên phát hiện những vấn đề mình còn thiếu hụt để

tự bổ sung. Những vấn đề đã nắm bắt được qua thảo luận nhóm cũng được khẳng
định.
Tìm ra sự khác nhau giữa hai cách tổ chức đào tạo không phải để so sánh và
tìm ra cách tổ chức đào tạo nào ưu việt hơn. Mỗi cách tổ chức đào tạo đều phù hợp
với một giai đoạn lịch sử nhất định, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội trong từng thời kỳ nhất định.
Mọi sự vật đều phải tồn tại và vận động trong một môi trường nào đó, môi
trường có thể tạo cho hạt giống nảy mầm nhanh, phát triển và đơm hoa, kết trái
4


nhưng cũng có thể làm chết đi những hạt giống tốt nhất hoặc tạo nên những mầm
sống còi cọc.
Điều tiếp theo cần chú ý để tạo môi trường học tập tích cực là việc tổ chức
giảng dạy phải được thực hiện trong một môi trường nghiêm túc và thân thiện. Sự
nghiêm túc của người thầy thể hiện trong việc chuẩn bị bài thật kỹ trước khi lên
lớp, trong việc quản lý sinh viên trên lớp, trong giao tiếp với sinh viên và trong
việc thể hiện các ý tưởng của bài giảng. Các thiết bị trợ giúp giảng dạy phải hoạt
động tốt, tin cậy để không làm gián đoạn giờ học và không gây ức chế cho cả thầy
và trò. Đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết và quan trọng trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học, ĐHQGHN và Trung tâm nói
riêng. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, giảng
viên giảng dạy của Trung tâm.
Trong thời gian tiếp theo, khi cơ sở đào tạo tại Hòa Lạc hoàn thành, Trung
tâm sẽ có một cơ ngơi hiện đại, đội ngũ cán bộ mạnh về chất lượng, đây là điều
kiện thuận lợi nhất để Trung tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử
của mình. Tuy nhiên phương thức đào tạo tín chỉ tập trung trên cơ sở Hòa Lạc sẽ
có sự thay đổi so với đào tạo hiện đang giảng dạy cho sinh viên trong ĐHQGHN
như bây giờ. Như vậy để Trung tâm tiếp tục phát huy được những thành tích to lớn
và đảm bảo chất lượng giáo dục cao nhất thì cần có những giải pháp sau:

Mô hình giảng dạy và quản lý đào GDQP-AN phải tương thích với cơ cấu
và trình độ của hệ thống GDĐH Việt Nam nói chung, ĐHQGHN và Trung tâm
GDQP-AN nói chung.
Hệ thống văn bản pháp quy của ĐHQGHN đầy đủ, rõ ràng, cụ thể.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có
nhận thức đầy đủ và quyết tâm rất cao về đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại
học.
Nội dung, chương trình đào tạo môn GDQP-AN phải được sắp xếp khoa
học, chặt chẽ, chủ động.
Cơ sở vật chất, hệ thống học liệu của Trung tâm và ĐHQGHN bảo đảm dồi
dào, đáp ứng đầy đủ cho giảng dạy theo tín chỉ.
Trung tâm cần có những bước chuẩn bị kỹ, đi trước, đón đầu để hình thành
nếp quen cho cán bộ, giảng viên trong phương thức giảng dạy mới.

5



×