Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.23 KB, 6 trang )

Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Quốc tế; Mã số 60 38 01 08
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nông Quốc Bình
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Hợp đồng mua bán hàng hóa; Luật thương mại; Pháp luật Việt Nam;
Thương mại quốc tế.

Content
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn để các doanh nghiệp tiếp cận tới các thị
trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được trao đổi, thông thương ở nhiều nước với số
lượng ngày càng lớn, phong phú và đa dạng trên mọi lĩnh vực, chủng loại. Trong thương mại
quốc tế, một vấn đề rất quan trọng đó là việc xây dựng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn
của hoạt động thương mại quốc tế, Phòng Thương mại quốc tế - ICC đã soạn thảo ra những
quy tắc về điều kiện thương mại trong nước và quốc tế được gọi là Incoterms. Kể từ khi
Incoterms được ban hành năm 1936, các chuẩn mực về hợp đồng này thường xuyên được cập
nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Incoterms đã trải qua
các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm: 1953 (2 lần), 1980, 1990, 2000 và 2010. Incoterms
2010 được soạn thảo và ban hành, bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/01/2011 thực sự là những
chuẩn mực phù hợp với tình hình phát triển của thương mại quốc tế hiện nay.
Đối với doanh nghiệp trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói
riêng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang ngày càng phát triển, mở rộng hơn về quy
mô và tầm vóc. Tuy nhiên, càng phát triển và càng hoạt động sâu trong hoạt động giao thương



quốc tế thì càng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động thương mại
quốc tế. Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms thực sự là văn bản cần thiết và hỗ trợ
đắc lực cho các doanh nghiệp. Việc am hiểu và thực hiện hiệu quả các điều khoản Thương
mại quốc tế – Incoterm của ICC sẽ thuận lợi hơn nhiều cho các doanh nghiệp. Với mục đích
nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ nhất các quy định của Incoterms và thực tiễn việc áp dụng tại
Việt Nam hiện nay là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng Incoterms trong
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận trong các quy định
trong Incoterms và Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tình hình
thực tiễn áp dụng Incoterm trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Từ đó,
kiến nghị và đề xuất một số phương hướng phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam; có lợi
cho các doanh nghiệp Việt Nam và hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
Để thực hiện được mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả đối với đề tài này
là:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về Incotersms và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế: Khái niệm, ý nghĩa, vai trò, giá trị pháp lý của Incoterms và khái niệm, nội dung của hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Phân tích các quy định trong Incoterms phiên bản mới nhất 2010 về điều khoản,
phương thức giao nhận hàng hóa và các vấn đề vận dụng Incoterms trong thực tiễn hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. Phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điều
kiện Incoterms của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
- Các vấn đề thực tiễn áp dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại
Việt Nam; đưa ra một số các minh họa cụ thể để làm rõ hơn về thực tiễn áp dụng Incoterms
2010 vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Incoterms trong hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu các điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms, trong đó tập

trung vào các quy định cơ bản của Incoterms 2010 và việc áp dụng các quy định này trong các
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu vấn đề thực tiễn khi các


doanh nghiệp vận dụng các điều kiện của Incoterms nói chung và Incoterms 2010 nói riêng
vào trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Incoterms được ICC ban hành năm 1936 và sửa đổi bổ sung vào các năm 1953,
1967, 1980, 1990, 2000 và gần đây nhất là năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011. Trong
phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý cơ bản nhất
của Incoterms 2010, hơ ̣p đồ ng mua bán hàng hoá quố c tế

, đồng thời phân tích thực trạng

áp dụng Incoterms 2010 thông qua phân tích các yếu tố tác động đến việc áp dụng
Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên
cứu, tác giả dự kiến sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp so sánh.
4. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Incoterms và Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
Chương này trình bày những vấn đề lý luận chung về Incoterms bao gồm khái
niệm Incoterms, quá trình hình thành và phát triển của Incoterms; Vấn đề cơ bản về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc bao gồm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa, phân tích
vai trò của Incoterms đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2. Các quy định của Incoterms 2010 và việc áp dụng trong Hợp đồng
mua bán quốc tế

Chương này phân tích cấu trúc của Incoterms nói chung và tập trung đi sâu vào phân
tích các quy định của Incoterms 2010. Căn cứ trên điều kiện của Incoterms để phân tích làm
rõ một số vấn đề pháp lý khi áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng Incoterms tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị
Chương này tác giả liên hệ với thực tiễn để có cái nhìn tổng quan về việc áp dụng các
điều kiện của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Thông qua đó tác giả có
một số nhận định, đánh giá về vai trò của Incoterms, các yếu tố tác động đến việc lựa chọn
điều khoản Incoterms. Cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng
Incoterms tại Việt Nam.


Tác giả rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các thầy, cô trong khoa Luật và các
bạn đọc để hoàn thiện hơn những kiến thức trong Luận văn này.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

Tài liệu tiếng Việt

1.

Bộ Luật Dân sự 2005;

2.

Bộ Luật Hàng hải 2005;

3.


Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (viết tắt là PICC);

4.

TS. Nông Quốc Bình (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế (2000), Đại học
Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân;

5.

TS. Nông Quốc Bình, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với điều khoản bất khả
kháng trong Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Tạp chí Luật học số 5/2012

6.

TS. Nông Quốc Bình, Xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Luật học số 2/2012;

7.

ThS. Nguyễn Bá Bình, Một vài suy nghĩ về nội hàm khái niệm cũng như việc xác định
tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Giảng viên, Thư ký Trung
tâm nghiên cứu pháp luật Châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Luật Hà Nội.

8.

Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về hơ ̣p đồ ng mua bán hàng hoá quố c tế ;

9.

Công ước LaHaye 1964 về luật thống nhất mua bán hàng hóa quốc tế;


10.

GS. TS Hoàng Văn Châu – Th.S Tô Bình Minh, Các Điều kiện thương mại quốc tế –
Incoterms 2000 giải thích và hướng dẫn sử dụng (2005), NXB Khoa học và Kỹ Thuật;

11.

PSG. TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật thương mại quốc tế (2005), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội;

12.

GS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế (2013), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội;

13.

Phạm Lê Vân Hà (1997), Một số vấ n đề pháp lý về hợp đồ ng mua bán hàng hoá ở Viê ̣t
Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quố c tế , Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ Luâ ̣t ho ̣c.

14.

Luật Thương mại 1997;

15.

Luật Thương mại 2005;



16.

Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

17.

Phòng Thương mại quốc tế - ICC, Incoterms 2000 - Quy tắc của ICC về sử dụng các
điều kiện thương mại quốc tế và nội (2000), NXB Thông tin và Truyền thông;

18.

Phòng Thương mại quốc tế - ICC, Incoterms 2010 - Quy tắc của ICC về sử dụng các
điều kiện thương mại quốc tế và nội (2010), NXB Thông tin và Truyền thông;

19.

Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán hàng
hóa ngoại thương do Bộ Thương nghiệp ban hành;

20.

Th.s Nguyễn Thị Tú Quyên (2011), Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế những vẫn
đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ Luâ ̣t ho ̣c.

21.

Th.s Vũ Thế Quang, Triển khai thực hiê ̣n Bộ Luật hàng hải Viê ̣t Nam : 5 năm nhìn lại ,
Trưởng phòng Pháp chế Cu ̣c Hàng hải .


22.

Lê Thanh Tề (2009), Thanh toán và tín dụng xuấ t n hập khẩu Incoterms 2000, UCP
600, NXB Tài chính, Hà Nội.

23.

TS. Võ Thanh Thu – PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Những giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng Incoterms 2000, NXB Thống kê;

24.

TS. Võ Thanh Thu, Hỏi đáp Incoterms 2010. NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh;

25.

Vũ Hữu Tửu (2007), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Hà Nội, NXB Giáo
dục.

26.

Nguyễn Thanh Thư (2012), Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội.

27.

Hoạt động thương mại ngoại Thương của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Tạp chí
kinh tế và dự báo số 12 (2009);


28.

Phân bổ nghĩa vụ liên quan đến vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa và chuyển giao rủi ro
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Thương mại 2012.

29.

LS. Võ Nhật Thăng, Cẩn thận hơn với Incoterms 2010, Trọng tài viên VIAC, Thời
báo Sài Gon Online 2012.

30.

LS. Võ Nhật Thăng, Bài học từ một Hợp đồng nhập khẩu,– Trọng tài viên VIAC, Báo
Diễn đàn doanh nghiệp;

II.

Các trang website


31.

www.moit.gov.vn

32.

www.mt.gov.vn

33.


www.vinamarine.gov.vn

34.

www.mof.gov.vn

35.

www.gso.gov.vn

36.

/>
37.

www.thongtinphapluatdansu.edu.vn

38.

www.tailieu.vn

39.

2010



×