Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.68 KB, 7 trang )

Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng
năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với
Việt Nam
Nguyễn Thị Nga
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật quốc tế; Mã số 60 38 01 08
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lan Nguyên
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Luật Quốc tế; Năng lượng nguyên tử; Kiểm soát dịch vụ công cộng.

Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong ba phần tư thế kỷ qua, kể từ khi các chất đồng vị phóng xạ được tìm ra vào năm
1934, các chất này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và mang lại
hiệu quả rất lớn cho cuộc sống con người: Năng lượng nguyên tử đã được ứng dụng trong y
tế, nông nghiệp, công nghiệp, địa chất, khoáng sản, khí tượng, thuỷ văn, giao thông, xây
dựng, dầu khí,... Đặc biệt, một trong những ứng dụng của năng lượng nguyên tử là điện
nguyên tử. điện nguyên tử đã có lịch sử phát triển hơn 50 năm kể từ ngày nhà máy điện
nguyên tử đầu tiên trên thế giới được đưa vào vận hành ở Liên xô cũ năm 1954. Kể từ ngày
đó đến nay, ngành điện nguyên tử đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng cũng gặp phải
những rủi ro nặng nề, đã có những thời kỳ phát triển rực rỡ, nhưng cũng có những bước thăng
trầm.
Nhu cầu ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam là
nhu cầu chính đáng. Việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam trong các
lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, nghiên cứu khoa học… là rất cần thiết và nên được
phát triển hơn nữa để tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, việc phát triển điện nguyên tử là một vấn đề cần phải nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng, bởi



bên cạnh những lợi ích mà điện nguyên tử mang lại, nguồn năng lượng này cũng tiềm ẩn
những nguy cơ và bộc lộ một số hạn chế. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện
dự án nhà máy điện nguyên tử bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề từ cơ sở và thiết bị
liên quan đến khuôn khổ luật pháp, nguồn nhân lực, nguồn tài chính… của Việt Nam còn ở
trình độ phát triển chưa cao. Hệ thống các văn bản pháp luật trong nước quy định về việc sử
dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình hiện nay vẫn còn chưa hoàn thiện: Một số
văn bản chưa ban hành kịp, chưa làm rõ hệ thống khung cũng như chi tiết các văn bản quy
phạm pháp luật cần xây dựng. Ngoài ra, một số quốc gia trên Thế giới hiện nay đã bày tỏ
quan điểm không sử dụng năng lượng nguyên tử:
Một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở châu Âu đã từ bỏ việc sử dụng năng lượng
nguyên tử: Áo là nước đầu tiên bắt đầu từ bỏ việc sử dụng năng lượng nguyên tử (năm 1978)
và đã được theo sau bởi Thụy Điển (1980), Ý (1987), Bỉ (1999), và Đức (2002). Sau thảm
họa hạt nhân Fukushima vào tháng 3/2011 , Đức đã vĩnh viễn đóng cửa tám lò phản ứng và
cam kết đóng phần còn lại vào năm 2035. Người Ý đã bỏ phiếu áp đảo để giữ cho đất nước họ
phi hạt nhân. Thụy Sĩ và Tây Ban Nha đã cấm việc xây dựng các lò phản ứng mới. Thủ tướng
Nhật Bản đã kêu gọi giảm đáng kể sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng nguyên tử.
Tổng thống Đài Loan cũng đã làm tương tự. Bỉ đang xem xét loại bỏ các nhà máy năng lượng
nguyên tử của họ, có thể vào năm 2015 [27].
Tính đến tháng 11 năm 2011, các quốc gia như Úc, Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Ireland,
Ý, Latvia, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Bồ Đào Nha, Israel, Malaysia , New Zealand,
và Na Uy đã phản đối năng lượng nguyên tử [27]. Mặc dù, trước đây, hầu hết các nước này
vẫn hoàn toàn ủng hộ và hỗ trợ tài chính cho năng lượng nguyên tử và nghiên cứu.
Vì vậy, việc nghiên cứu quan điểm về không sử dụng năng lượng nguyên tử cũng như
những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này ở một số nước là rất cần thiết trong bối
cảnh Việt Nam đang xúc tiến việc phát triển năng lượng nguyên tử. Trên cơ sở lý giải cơ sở
khoa học, cơ sở lý luận của việc loại bỏ năng lượng nguyên tử ở các nước trên và kinh nghiệm
về việc khai thác, sử dụng những nguồn năng lượng khác thay thế cho năng lượng nguyên tử
sẽ mang lại bài học tốt choViệt Nam.
Từ những phân tích trên đây, học viên đã lựa chọn đề tài: " Pháp luật một số quốc gia
về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam " cho luận văn

Thạc sỹ luật học của mình.


2. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
2.1 Mục đích nghiên cứu
Vấn đề năng lượng nguyên tử ở Việt Nam là một vấn đề mới mẻ so với các nước trên
thế giới, nên vấn đề về việc loại bỏ dần năng lượng nguyên tử lại càng là vấn đề mới mẻ hơn
nữa. Hiện nay ở nước ta đã có công trình nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực năng lượng nguyên tử, như Luận văn thạc sĩ luật học của
tác giả Phạm Gia Chương với đề tài: "Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng
lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình", ngoài ra, chúng ta cũng chỉ có một số bài báo, bài
viết đơn lẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu pháp luật, chính sách của
một số quốc gia trên Thế giới về việc không sử dụng năng lượng nguyên tử thì gần như không
có. Vì vậy, đề tài này nhằm mục tiêu nghiên cứu đề xuất hướng phát triển năng lượng nguyên
tử trong tương quan tính đến một tương lai xa, tương lai sau khi năng lượng nguyên tử đã phát
triển và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Khi đó, cần đa dạng hóa các dạng năng lượng và
thay thế dần năng lượng nguyên tử bằng những dạng năng lượng sạch khác, sau khi đã có cơ
chế khai thác, sử dụng, đạt được lợi ích tối đa từ năng lượng nguyên tử mang lại.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề năng lượng nguyên tử là vấn đề lớn, bao trùm lên nhiều lĩnh vực. Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
- Thực tế việc sử dụng năng lượng nguyên tử nói chung và năng lượng nguyên tử nói
riêng trên Thế Giới
- Quy định pháp luật của một số quốc gia hữu quan về việc không sử dụng năng lượng
nguyên tử
-

Vì sao một số nước lại có quan điểm không sử dụng năng lượng nguyên tử

-


Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

- Hướng phát triển các dạng năng lượng khác thay thế cho năng lượng nguyên tử tại
Việt Nam


2.3 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận văn dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu từ cái chung đến cái
riêng, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và so sánh
đặc biệt là phương pháp so sánh luật học: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so
sánh quy định của pháp luật một số quốc gia và Việt Nam về việc sử dụng năng lượng nguyên
tử.
Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu
và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, như dựa vào những số liệu đánh giá những ưu
điểm và nhược điểm của việc sử dụng năng lượng nguyên tử
2.4 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của luận văn
Khi nghiên cứu đề tài này, người viết không đặt ra quá nhiều tham vọng mà trước hết
là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân; đồng thời, góp một phần nhỏ bé của mình
vào tiếng nói chung của giới luật học nhằm hoàn thiện pháp luật về năng lượng nguyên tử của
Việt Nam.
2.5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan pháp luật về việc không sử dụng năng lượng nguyên tử
Chương 2: Quy định pháp luật của một số quốc gia điển hình về không sử dụng năng lượng
nguyên tử
Chương 3: Kinh nghiệm đối với Việt Nam và giải pháp sử dụng những dạng năng lượng khác
thay thế năng lượng nguyên tử


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt


1. Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ của IAEA và Hướng dẫn
xuất nhập khẩu các nguồn phóng xạ của IAEA. (2006)
2. Công ước An toàn hạt nhân (2010)
3. Đinh Ngọc Quang, Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, Tập san Thông tin pháp quy
hạt nhân số 3/2014| VARANS
4. Hiệp định Hợp tác và tài trợ kỹ thuật của IAEA đối với Việt Nam
5. Luật mẫu của IAEA về xây dựng luật năng lượng nguyên tử
6. Luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam năm 2008
7. PGS, TS Bùi Huy Phùng, Phương pháp tính toán tối ưu phát triển bền vững hệ thống
năng lượng, Nxb Khoa học và kỹ thuật
8. Sổ tay của IAEA về Luật nguyên tử
9. TS. Lý Ngọc Minh, Cơ sở năng lượng và môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật
Tiếng Anh
10. Helmuth Boeck - Vienna University of Technology Atominstitut, Vienna, Austria,
Austria‘s Anti-Nuclear Crusade
11. IAEA, Nuclear Technology Review 2013, Report by the Director General,
(22/7/2013)
12. IAEA, Technical CooperationReport for 2012,

Report by the Director General

(7/2013)
13. Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone, Powering Planet Earth: Energy
Solutions for the Future (2013)

14. OECD - NEA, Nuclear Legislation in OECD and NEA Countries, Regulatory and
Institutional Framework for Nuclear Activities – Denmark (2007)
15. OECD - NEA, Nuclear Legislation in OECD and NEA Countries, Regulatory and
Institutional Framework for Nuclear Activities (Italy, 2010)
16. U.S. Department of Energy, The history of nuclear energy - DOE/NE-0088
17. Xiaodong Wang, Noureddine Berrah, Subodh Mathur, Ferdinand Vinuya , Winds of
Change: East Asia's Sustainable Energy Future (World Bank Publications)
18. IAEA, Nuclear technology for a sustainable future (6/2012)


Trang website
19. />20. />21. />22. />23. />24. />25. />26. />27. />28. />29. />30. />31. />32. />33. />34. />35. />36. />37. />38. />39. />mSwt0
40. />41. />42.


43. />44. />45. />46. />47. />48. />oadmap/Br_ssel/bruessel_eng.pdf
49. />50. />uid=103120&menulink=100000&menuup=103000
51. />52.
53. />54. />55. />56. />57. />58. />59.



×