Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 157 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


VŨ THỊ NHƯ QUỲNH


PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG
KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VŨ TRỤ







LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC













Hà Nội - 2011







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


VŨ THỊ NHƯ QUỲNH


PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG
KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
PHÁP LUẬT VŨ TRỤ


Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến










Hà Nội - 2011






1
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan 1
Mục lục 2
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 6
Danh mục các bảng 7
Danh mục các sơ đồ 8
MỞ ĐẦU 10
Chƣơng 1: TỔNG QUAN KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH 15

1.1. Một số khái niệm cơ bản 15
1.1.1. Khái niệm Khoảng không vũ trụ 15
1.1.2. Khái niệm Vật thể vũ trụ 18
1.1.3. Khái niệm Sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ 18
1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành Luật Vũ trụ quốc tế 19
1.2.1. Khái niệm Luật Vũ trụ quốc tế và Khung pháp luật vũ trụ quốc tế 19
1.2.2. Lịch sử hình thành Luật Vũ trụ quốc tế 20
1.3. Chủ thể của Luật Vũ trụ quốc tế 23
1.3.1. Quốc gia - chủ thể chủ yếu, quan trọng của Luật Vũ trụ quốc tế 23
1.3.2. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ 26
1.4. Nguồn của Luật Vũ trụ quốc tế 29
1.4.1. Các điều ước quốc tế về vũ trụ 29
1.4.2. Tập quán quốc tế 35
1.4.3. Các nghị quyết mang tính chất khuyến nghị của Đại hội đồng
Liên hợp quốc 36
1.5. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Vũ trụ quốc tế 37
1.6. Nhận định về sự phát triển của Luật Vũ trụ quốc tế trong thế kỷ 21 38

2
1.6.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các điều ước quốc tế về vũ trụ 39
1.6.2. Thiết lập tiêu chuẩn cụ thể trong các điều ước quốc tế về vũ trụ 40
1.6.3. Xác định một ranh giới vũ trụ thống nhất 41
1.6.4. Thay đổi cơ chế về sử dụng quỹ đạo địa tĩnh 41
1.6.5. Sửa dổi các nguyên tắc liên quan đến sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân
ngoài khoảng không vũ trụ 42
1.6.6. Thiết lập cơ chế pháp lý nhằm xử lý rác thải vũ trụ 43
1.6.7. Thúc đẩy phi quân sự hoá vũ trụ 44
1.6.8. Sự nở rộ của các điều ước quốc tế song phương, đa phương về ứng dụng công
nghệ vũ trụ vào mục đích hoà bình 45
1.6.9. Một số vấn đề khác 46

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA
BÌNH 47
2.1. Vai trò của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh hoạt động sử dụng
khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình 47
2.1.1. Pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ có vai trò quan trọng góp phần
tuân thủ và thực thi các cam kết quốc tế mà quốc gia là thành viên 48
2.1.2. Vai trò của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh, quản lý và phát triển
hoạt động vũ trụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia 49
2.1.3. Pháp luật quốc gia tạo hành lang thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực vũ trụ 50
2.2. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật của các
quốc gia trên thế giới về sử dụng khoảng không vũ trụ 50
2.2.1. Tình hình ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về sử dụng khoảng không vũ
trụ của các quốc gia trên thế giới 54
2.2.2. Khái quát chung về hệ thống chính sách, pháp luật sử dụng khoảng không vũ
trụ của các quốc gia trên thế giới 55
2.3. Các cấu trúc khung pháp luật về khai thác và sử dụng khoảng không vũ
trụ hiện nay trên thế giới 55
2.3.1. Cấu trúc 1 - xây dựng một luật tổng quát bao trùm tất cả các lĩnh vực của hoạt
động vũ trụ và các văn bản dưới luật bổ trợ/ cụ thể hóa 57

3
2.3.2. Cấu trúc 2 - mỗi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động vũ trụ được điều chỉnh
bằng văn bản pháp lý riêng (có hiệu lực ngang nhau) 57
2.3.3. Cấu trúc 3 - xây dựng một luật chính điều chỉnh hoạt động vũ trụ và các luật
"vệ tinh" điều chỉnh những lĩnh vực có liên quan 59
2.4. Hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về sử dụng khoảng
không vũ trụ vì mục đích hòa bình 59
2.4.1. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Liên Bang Nga 59

2.4.2. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Hoa Kỳ 71
2.4.3. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Ukraine 80
2.4.4. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Indonesia 87
2.5. Nhận định những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật
vũ trụ của một số quốc gia trên thế giới 93
2.5.1. Phạm vi điều chỉnh 93
2.5.2. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vũ trụ 95
2.5.3. Vấn đề cấp phép và giám sát hoạt động vũ trụ 96
2.5.4. Đăng ký vật thể vũ trụ 98
2.5.5. Các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại 99
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC
ĐÍCH HÒA BÌNH CỦA VIỆT NAM 100
3.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam về sử dụng
khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình 100
3.1.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ vũ trụ ở Việt Nam và nhu cầu điều
chỉnh bằng chính sách, pháp luật 100
3.1.2. Những hạn chế, bất cấp của hệ thống pháp luật vũ trụ Việt Nam hiện nay 104
3.1.3. Xu thế hội nhập, phát triển chung của các quốc gia trên thế giới 106
3.1.4. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ chính trị, ngoại giao,
đồng thời khẳng định vào bảo vệ chủ quyền quốc gia 107
3.1.5. Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng khoảng
không vũ trụ vì mục đích hòa bình 108
3.1.6. Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hợp tác quốc tế 110

4
3.2. Một số định hƣớng và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật vũ trụ vì mục đích hòa bình của Việt Nam 111
3.2.1. Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về khai
thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình 111

3.2.2. Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật vũ trụ Việt Nam 115
3.3. Các khuyến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ qua nghiên cứu kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới 116
3.3.1. Cấu trúc khung pháp luật (đề xuất) về khai thác và sử dụng khoảng không vũ
trụ ở Việt Nam 116
3.3.2. Khuyến nghị cấu trúc cơ bản của Luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động vũ
trụ ở Việt Nam 120
3.3.3. Khuyến nghị nội dung cơ bản của Luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động vũ
trụ của Việt Nam 123
3.4. Một số giải pháp đảm bảo cho việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt
Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình 132
3.4.1. Đường lối, chính sách, chiến lược của Việt Nam về khoảng không vũ trụ 132
3.4.2. Các thiết chế và bộ máy quản lý hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không
vũ trụ của Việt Nam 136
3.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 137
3.4.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư 140
3.4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế 141
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC I - BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG LĨNH VỰC
PHÁP LUẬT VŨ TRỤ 149
PHỤC LỤC II - CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN KHÁC
CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC VŨ TRỤ 152

5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CNVT
: Công nghệ vũ trụ
COPUOS
: The United Nations Committee on the Peaceful
Uses of Outer Space (Ủy ban sử dụng khoảng
không vũ trụ vào mục đích hòa bình)
Công ước Trách nhiệm 1972
: Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt
hại phát sinh do phương tiện vũ trụ gây ra năm
1972
Công ước Đăng ký 1975
: Công ước về đăng ký phương tiện vũ trụ được
phóng lên khoảng không vũ trụ năm 1975
Hiệp ước Vũ trụ 1967
: Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động của quốc
gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ
trụ năm 1967
Hiệp định Cứu hộ 1968
: Hiệp định về cứu hộ phi công vũ trụ, trao trả phi
công vũ trụ và các phương tiện được đưa vào
khoảng không vũ trụ năm 1968
Hiệp định Mặt trăng 1979
: Hiệp định về hoạt động của quốc gia trên Mặt
trăng và các hành tinh năm 1979
KKVT
: Khoảng không vũ trụ
LBN
: Liên Bang Nga
LHQ

: Liên hợp quốc
UNOOSA
: United Nations Office for Outer Space Affairs (Cơ
quan về các vấn đề vũ trụ của Liên hợp quốc)


6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng
Tên bảng
Số trang
Bảng số 2.1
Tình hình các quốc gia đã gia nhập, thông qua
hoặc ký các điều ước quốc tế về khoảng
không vũ trụ (tính đến 1/1/2010)

51
Bảng số 3.1
Bảng thống kê các điều ước quốc tế về sử dụng
khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình mà
Việt Nam đã gia nhập, thông qua, phê chuẩn,
chấp nhận hoặc ký

108

7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ



Số hiệu sơ
đồ
Tên sơ đồ

Số trang
Sơ đồ 2.1
Cấu trúc 1 - xây dựng một luật tổng quát bao trùm
tất cả các lĩnh vực của hoạt động vũ trụ và các văn
bản dưới luật bổ trợ/cụ thể hóa
56
Sơ đồ 2.2
Cấu trúc 2 - mỗi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động
vũ trụ được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý riêng
(có hiệu lực ngang nhau)
57
Sơ đồ 2.3
Cấu trúc 3 – xây dựng một luật chính điều chỉnh
hoạt động vũ trụ và các đạo luật “vệ tinh” điều chỉnh
những lĩnh vực có liên quan
58
Sơ đồ 2.4
Cấu trúc khung pháp luật của Liên Bang Nga về khai
thác và sử dụng khoảng không vũ trụ
60
Sơ đồ 2.5
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan vũ trụ Liên Bang Nga
(Theo quy định của Nghị quyết 468 về Quy chế của
Cơ quan vũ trụ Nga)
68
Sơ đồ 2.6

Cấu trúc khung pháp luật của Hoa Kỳ về khai thác
và sử dụng khoảng không vũ trụ
73
Sơ đồ 2.7
Cấu trúc Luật Hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ
2000
75
Sơ đồ 2.8
Cấu trúc khung pháp luật của Ukraine về khai thác
và sử dụng khoảng không vũ trụ
82

8
Sơ đồ 2.9
Cấu trúc khung pháp luật của Indonesia về khai thác
và sử dụng khoảng không vũ trụ
88
Sơ đồ 3.1
Cấu trúc khung pháp luật vũ trụ của Việt Nam (đề
xuất)
120
Sơ đồ 3.2
Cấu trúc cơ quan quản lý hoạt động vũ trụ ở Việt
Nam (đề xuất)
127


9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đại văn hào Lỗ Tấn đã từng khẳng định “
phá
”. Chính ước mơ đã nuôi dưỡng khát khao của con người, khát khao tìm
kiếm những miền đất mới, khát khao vươn ra đại dương và giờ đây là những khát
khao chinh phục vũ trụ bao la. Nửa thế kỷ qua, từ khi Liên Xô phóng thành công Vệ
tinh nhân tạo Sputnik lên vũ trụ vào năm 1957, cộng đồng quốc tế đã có những
bước tiến dài trong việc thăm dò, chinh phục và khai thác vũ trụ để phục vụ cho đời
sống con người. Bên cạnh việc mang lại nhiều tiện ích, sử dụng KKVT cũng đang
đưa lại cho nhân loại nhiều vấn đề phức tạp như chạy đua vũ trang trên vũ trụ, ô
nhiễm vũ trụ, tai họa xảy ra do những vật thể phóng vào vũ trụ có sử dụng nguồn
năng lượng hạt nhân. Những vấn đề này, nếu không được giải quyết thỏa đáng, có
thể thách thức cuộc sống con người trên Trái đất, đe dọa đến hòa bình và an ninh
quốc tế.
Trong khoảng thời gian ấy, Luật Vũ trụ quốc tế cũng đã phát triển hết sức
nhanh chóng, tạo ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng để điều chỉnh hoạt động của
các quốc gia và của các thực thể phi chính phủ trên vũ trụ, ngăn chặn chạy đua vũ
trang và bảo vệ môi trường xung quanh Trái đất và trong KKVT. Tuy nhiên, đối với
hoạt động khai thác và sử dụng KKVT của các tổ chức, thực thể tư thuộc thẩm
quyền tài phán của quốc gia thì pháp luật quốc gia mới thực sự có giá trị hiệu lực.
Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học và
CNVT. Ngày 27/12/1979, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 454/CP thành
lập “Ủy ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam” và giao cho Ủy ban thực hiện nhiệm vụ
chuẩn bị nội dung khóa học cho “Chuyến bay vũ trụ Liên Xô – Việt Nam”. Từ 23
đến 31 tháng 7 năm 1980, chuyến bay hỗn hợp Xô – Việt đã được thực hiện thành
công. Phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân đã cùng bay với nhà du

10
hành vũ trụ Nga V.V Gorơbatcô và thực hiện một số thí nghiệm khoa học trong vũ
trụ [15].
Những năm qua, một số thành tựu của khoa học và CNVT đã được triển khai

ứng dụng ở nước ta trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn, viễn
thám, định vị nhờ vệ tinh, đặc biệt là sự kiện ngày 19/4/2008 chúng ta phóng
thành công vệ tinh VINASAT – 1, đưa được vệ tinh đầu tiên mang cờ Việt Nam lên
quỹ đạo Trái đất, khẳng định “sự có mặt” của Việt Nam trên không gian vũ trụ, tạo
nên một cột mốc mới trong hành trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phạm vi và hiệu
quả nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai của đất nước. Vì vậy,
để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNVT, đưa CNVT phục vụ thiết thực và có
hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội bền
vững của đất nước, ngày 14 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 137/QĐ – TTg về việc phê duyệt “Chiến lƣợc nghiên cứu và ứng
dụng Công nghệ vũ trụ đến năm 2020”. Tại phần III.2, Chiến lược xác định rõ
nhiệm vụ h  
. Như vậy, cùng với việc thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNVT, việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh
các hoạt động khai thác và sử dụng KKVT là không thể thiếu.
Việt Nam đang bước đầu thực hiện ước mơ chinh phục KKVT đồng thời với
quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về vũ trụ. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật
của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là
thực sự cần thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài luận văn: “Pháp luật một số quốc
gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ”.



11
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, liên quan đến lĩnh vực vũ trụ nước ta mới chỉ có những
hoạt động nghiên cứu bước đầu trong một số lĩnh vực khoa học và CNVT. Đó là

các đề tài nghiên cứu về vật lý vũ trụ và CNVT trong Chương trình khoa học của
chuyến bay vũ trụ phối hợp Liên Xô - Việt Nam (1981 – 1982), và trong Chương
trình nghiên cứu cấp nhà nước 48.07 “Ứng dụng thành tựu nghiên cứu và sử dụng
khoảng không vũ trụ” (1981 – 1985). Cùng với các kết quả về thực nghiệm, một số
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học kỹ thuật
trong và ngoài nước hoặc báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế [12].
Trong lĩnh vực luật vũ trụ, ngoài các chuyên đề về Luật vũ trụ quốc tế được
viết trong giáo trình Luật Quốc tế của trường Đại học Luật Hà Nội, đã có một số
luận văn thạc sĩ được bảo vệ thành công. Những luận văn này chủ yếu tập trung vào
phân tích các vấn đề pháp lý quốc tế cơ bản về luật vũ trụ, mặc dù, có đề cập đến
pháp luật vũ trụ quốc gia song chỉ dưới góc độ tổng quan, không đi sâu phân tích cụ
thể và chưa đưa ra được các mô hình tổng quát.
3. Điểm mới của đề tài
Đề tài “Pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ
trụ” đã đạt được một số điểm mới sau:
- Nêu bật được vai trò của pháp luật vũ trụ quốc gia trong việc điểu chỉnh
hoạt động khai thác và sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình.
- Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về khai
thác và sử dụng KKVT của các quốc gia trên thế giới.
- Khái quát 3 cấu trúc khung pháp luật vũ trụ hiện đã và đang được áp dụng
ở các một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời, phân tích pháp luật của 3 nước tiêu
biểu cho 3 cấu trúc (LBN, Hoa Kỳ, Ukraine) và 1 quốc gia đại diện cho khu vực
Đông Nam Á có hoàn cảnh địa chính trị, xã hội, pháp lý khá tương đồng với Việt

12
Nam, đó là Indonesia. Từ đó, rút ra kết luận về những điểm tương đồng và khác biệt
trong pháp luật vũ trụ của một số quốc gia trên thế giới.
- Luận giải được sự cần thiết phải ban hành luật vũ trụ ở Việt Nam và đưa ra
các định hướng, nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình xây dựng luật vũ trụ.

- Lựa chọn cấu trúc xây dựng hệ thống pháp luật vũ trụ phù hợp với hoàn
cảnh thực tế hiện nay của Việt Nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế,
đồng thời, khuyến nghị về cấu trúc và nội dung của luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt
động sử dụng KKVT.
- Khuyến nghị các giải pháp cho việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt
Nam về khai thác và sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam
và pháp luật của Nhà nước ta. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp cụ
thể khác như: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, lập bảng biểu, sơ đồ hóa,…
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung chính như sau:
Chƣơng 1 - Tổng quan khung pháp luật quốc tế về khai thác và sử dụng
khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình: Chương này tập trung vào phân tích
một số khái niệm chính, lịch sử phát triển của Luật Vũ trụ quốc tế, chủ thể của Luật
vũ trụ quốc tế, nguồn và các nguyên tắc cơ bản của Luật Vũ trụ quốc tế. Ngoài ra, ở
chương này, tác giả còn đưa ra một số nhận định về xu hướng phát triển của Luật
Vũ trụ quốc tế trong thế kỷ 21.
Chƣơng 2 – Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về khai thác và sử
dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình. Chương này tác giả giới thiệu
tổng quan về hệ thống chính sách, pháp luật vũ trụ của các quốc gia trên thế gới,
đồng thời tập trung phân tích kỹ pháp pháp luật của một số quốc gia cụ thể (Liên

13
Bang Nga, Hoa Kỳ, Ucraine, Indonesia). Từ đó rút là kết luận về những điểm tương
đồng, khác biệt trong hệ thống pháp luật vũ trụ của các quốc gia.
Chƣơng 3 – Một số kiến nghị, giải pháp đối với quá trình xây dựng pháp
luật về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ở Việt
Nam. Chương này tác giả tập trung phân tích một số luận điểm sau: Sự cần thiết

phải xây dựng pháp luật Việt Nam về khai thác và sử dụng KKVT; Các định hướng
và nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam về vũ trụ; Cấu
trúc khung pháp luật về khai thác và sử dụng KKVT ở Việt Nam; Một số kiến nghị,
giải pháp đảm bảo cho việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam về khai thác
và sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình.

14
Chƣơng 1: TỔNG QUAN KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ
MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm khoảng không vũ trụ
Từ năm 1959, vấn đề định nghĩa KKVT đã được đưa ra và thảo luận tại Ủy
ban lâm thời về sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ)
[33]. Sau đó, vấn đề này tiếp tục được thảo luận trong các khóa họp tiếp theo của
Tiểu ban Pháp lý thuộc Ủy ban sử dụng KKVT vào mục đích hòa bình (The United
Nation Committee on the Peaceful Uses of Outer Space - COPUOS) nhưng không
đạt được kết quả nào.
Bằng Nghị quyết số 2222 ngày 19 tháng 12 năm 1966, Đại hội đồng LHQ đã
yêu cầu COPUOS “liê”.
Do đó, định nghĩa vũ trụ được đưa vào Chương trình nghị sự tại khóa họp thứ 6 của
Tiểu ban Pháp lý và suốt những khóa họp tiếp theo của Tiểu ban này [40]. Tuy vậy,
trải qua nhiều năm thảo luận, COPUOS không đi đến nhất trí được một định nghĩa
vũ trụ. Điều này là do hai quan điểm đối lập nhau trong Tiểu ban Pháp lý. Một quan
điểm cho rằng cần thiết phải xác lập một ranh giới giữa vùng trời và vũ trụ. Quan
điểm khác lại cho rằng điều này là không cần thiết, vì lý do rất đơn giản là trải qua
40 năm thăm dò và sử dụng KKVT, chưa nảy sinh vấn đề nào đáng kể từ việc
không có một ranh giới rõ ràng giữa vùng trời và vũ trụ gây ra. Các chuyên gia của
Tiểu ban Pháp lý, Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật của COPUOS, đều khẳng định
chưa có cơ sở khoa học và kỹ thuật cho phép đưa ra một định nghĩa chính xác về

KKVT.
Hiện nay, các chuyên gia mới chỉ thống nhất được một khái niệm chung về
KKVT, đó là: 


15

 [18]. Khái niệm này đã xác
định phạm vi cụ thể của KKVT từ phương diện biên giới của khoảng không này.
Thực tế cho thấy biên giới bên ngoài của KKVT hoàn toàn được xác định theo khả
năng khoa học kỹ thuật của nhân loại, và trình độ khoa học của loài người vươn xa
được tới đâu trong việc khám phá và chinh phục vũ trụ thì biên giới bên ngoài của
KKVT sẽ vươn xa tới đó. Bên giới bên trong của KKVT được quan niệm là đường
biên giới giữa khoảng không gian (vùng trời) và KKVT vẫn chưa có sự xác định rõ.
Nhưng việc xác định được đường biên giới bên trong này lại có ý nghĩa rất quan
trọng, bởi vì chế độ pháp lý của vùng trời và KKVT, môi trường hoạt động của
phương tiện bay vũ trụ, là hoàn toàn khác nhau.
Cho đến nay trong Luật Hàng không quốc tế cũng như trong Luật Vũ trụ
quốc tế chưa có quy định cụ thể về đường biên giới này. Có chuyên gia đề nghị ranh
giới giữa vùng trời và KKVT nên được xác định ở độ cao mà các điểm bay thấp
nhất của quỹ đạo bay nhân tạo của Trái đất, vào khoảng 110 km tính từ mặt nước
biển. Đây không được xem là quan điểm thống nhất của tất cả các quốc gia đối với
đường ranh giới trong của KKVT.
Cùng với nỗ lực xây dựng khái niệm về KKVT của nhân loại, LHQ mà đại
diện là COPUOS đã gửi tài liệu số A/AC.105/865/Add.7 đến tất cả các quốc gia có
tên “
” đã thu được các kết quả như sau:
(1) Cộng hòa Séc/Czech (trả lời bằng văn bản ngày 5/2/2010)
Cộng hòa Séc khẳng định rằng họ chưa thông qua bất kỳ một đạo luật riêng
nào của quốc gia mình quy định về khái niệm cũng như sự phân định KKVT. Theo

thông lệ quốc gia hiện nay có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khái niệm hoặc
sự phân định giữa KKVT và vùng trời, Cộng hòa Séc hoàn toàn nhận thức được sự
khác biệt giữa chế độ quản lý các hoạt động diễn ra trong (vùng trời) khác với chế
độ quản lý các hoạt động diễn ra trong KKVT. Các hoạt động diễn ra tại vùng trời

16
của một quốc gia chỉ chịu sự điều chỉnh của một nguyên tắc được thừa nhận rộng
rãi đó là chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với khoảng không gian
phía trên lãnh thổ của mình. Còn KKVT (bao gồm cả Mặt trăng và các hành tinh
khác) là tự do cho tất cả các quốc gia thăm dò và khai thác phù hợp với Luật Quốc
tế. Trong khi đường ranh giới giữa hai chế độ pháp lý khác nhau này còn chưa được
xác định rõ ràng, Cộng hòa Séc sẽ tôn trọng tập quán, theo đó việc phóng các vật
thể vũ trụ lên quỹ đạo quanh Trái đất, di chuyển trong KKVT hoặc hạ cánh trên các
hành tinh đều được coi là các hoạt động vũ trụ [44].
(2) Serbia (trả lời bằng văn bản ngày 17/11/2009)
Theo kế hoạch sử dụng tần số vô tuyến điện đang có hiệu lực ở Séc-bi-a thì
giới hạn “khoảng không vũ trụ” được định nghĩa là “
” [44].
(3) Thái Lan (trả lời bằng văn bản ngày 11/11/2009), Tunisia (trả lời bằng
văn bản ngày 11/11/2009), Hàn Quốc và Venezuela có cùng câu trả lời tương tự
nhau đó là: hiện nay trong hệ thống pháp luật của các nước này chưa có một văn
bản nào trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến khái niệm hay sự phân định giữa khoảng
không vũ trụ và khoảng không gian [44].
(4) Australia
Luật về hoạt động vũ trụ của Australia ra đời năm 1998 (có sửa đổi, bổ sung
năm 2001, 2002). Đạo luật này điều chỉnh hoạt động phóng và thu hồi các vật thể
vũ trụ của Australia, hoạt động phóng vật thể vũ trụ được công dân Australia thực
hiện bên ngoài lãnh thổ Australia. Trong đạo luật này không có định nghĩa về
KKVT. Tuy nhiên, theo văn bản sửa đổi, bổ sung vào năm 2002, Luật này chỉ áp
dụng đối với các hoạt động vũ trụ xuất hiện hoặc có kế hoạch xuất hiện ở độ cao

trên 100 km. Trong văn kiện trả lời Tiểu ban Pháp lý của COPUOS, Australia
khẳng định:  
               


17
              
 [44].
Như vậy có thể nhận thấy hầu hết pháp luật vũ trụ của các quốc gia trên thế
giới đều chưa đưa ra một khái niệm rõ ràng về KKVT. Một số quốc gia đã đưa ra
được con số nhất định để xác định ranh giới bên trong của vũ trụ (ví dụ như Serbia).
Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là quan điểm được thống nhất trên toàn thế giới.
1.1.2. Khái niệm vật thể vũ trụ
Ở mỗi quốc gia, khái niệm vật thể vũ trụ được định nghĩa rất khác nhau.
Pháp luật Bỉ định nghĩa vật thể vũ trụ là 
 [20].
Pháp luật Hàn Quốc thì quy định hẹp hơn, chỉ giới hạn trong các vật thể được thiết
kế và chế tạo để sử dụng trong KKVT, và chỉ bao gồm 
 [3]. Còn theo pháp luật Australia, vật thể
vũ trụ bao gồm: (1) tên lửa đẩy, vật mà tên lửa đẩy mang theo hoặc phương tiện
phóng; (2) khoang tàu mà tên lửa đẩy mang vào KKVT hoặc từ vũ trụ mang về Trái
đất; (3) bộ phận của các vật kể trên, kể cả bộ phận chỉ đi theo một phần hành trình
lên vũ trụ hoặc trở về Trái đất, và vật được tạo ra trong quá trình tách khoang tàu
khỏi tên lửa đẩy sau khi phóng [11]. Như vậy, có thể thấy định nghĩa của Bỉ tương
đối đầy đủ và bao quát hơn, với sự nhấn mạnh rằng đây là những vật thể có yếu tố
nhân tạo và gắn với mục đích nhất định của con người.
1.1.3. Khái niệm sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ
Ngay từ thời kỳ đầu của kỷ nguyên vũ trụ, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận
rộng rãi việc sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình. Mặc dù quan niệm này xuất
hiện trong nhiều tài liệu của LHQ và các hiệp ước về vũ trụ, song, hơn 47 năm sau

khi phóng thành công tàu vũ trụ Sputnik I, quan niệm “hòa bình” vẫn thiếu một sự
định nghĩa rõ ràng. Khái niệm ban đầu được đưa ra đó là “hòa bình” liên quan đến
KKVT đồng nghĩa với “không quân sự”. Khái niệm này được sự hưởng ứng của cả
Hoa Kỳ và Liên Bang Nga (LBN). Tuy nhiên, ngay sau khi phóng thành công các

18
vệ tinh nhân tạo của mình, Hoa Kỳ tuyên bố có sự thay đổi quan điểm liên quan đến
khái niệm “sử dụng hòa bình”, và đưa ra yêu sách rằng khái niệm này đồng nghĩa
với việc “không tấn công” hơn là “không quân sự”. Theo quan điểm này, tất cả lực
lượng quân sự sử dụng KKVT đều được phép và phù hợp với luật pháp miễn là
chúng duy trì việc “không tấn công” theo Điều 2(4) của Hiến chương LHQ, và
không được phép “đe dọa hay sử dụng sức mạnh” [48].
Tóm lại các hoạt động ngoài KKVT sau đây được coi là không hòa bình và
vì vậy bị ngăn cấm theo Luật Quốc tế hiện đại: (1) Đưa vũ khí hạt nhân, vũ khí có
tính hủy diệt hàng loạt vào quỹ đạo quanh Trái đất hoặc các hành tinh (Điều 4, Hiệp
ước Vũ trụ; và Điều 3, Hiệp định Mặt trăng); (2) Thiết lập căn cứ quân sự hoặc thiết
bị quân sự, thử nghiệm vũ khí và chỉ đạo các cuộc diễn tập quân sự trên Mặt trăng
và các thiên thể khác (Điều 4, đoạn 2, Hiệp ước Vũ trụ; Điều 3, Hiệp định Mặt
trăng); (3) Thực hiện bất kỳ một vụ nổ vũ khí hạt nhân ở bất kỳ nơi nào ngoài
KKVT (Hiệp ước cấm thử nghiệm có giới hạn, Điều 1.1(a)); (4) Sử dụng các kỹ
thuật quân sự làm thay đổi môi trường mà có thể nảy sinh những ảnh hưởng có hại
lan rộng đối với môi trường sống của con người, bao gồm cả khoảng không gian
của Trái đất và KKVT (Công ước ENMOD, Điều 1 và Điều 2); (5) Bất kỳ hành
động thù địch nào trong KKVT, dẫn đến thiệt hại đối với tài sản của quốc gia khác
trong KKVT (Hiến chương LHQ, Điều 2(4); Nghị quyết số 3314 của UNGA ngày
4/12/1974, về khái niệm xâm lược, Điều 3 và Điều 4); (6) Bất kỳ hành động can
thiệp cố ý mang tính chất bạo lực, dù có hay không mang lại thiệt hại đối với tài sản
của quốc gia khác được đặt trong KKVT mà không được phép của quốc gia đó (ví
dụ thăm dò trái phép vệ tinh của quốc gia khác) (Hiệp ước Vũ trụ Điều 3, Điều 4,
Điều 8 và Điều 9) [48].

1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành Luật Vũ trụ quốc tế
1.2.1. Khái niệm Luật Vũ trụ quốc tế và Khung pháp luật vũ trụ quốc tế
Tại hội thảo Pháp – Viê
̣
t “Khoa
̉
ng không vu
̃
tru
̣
, mạng không gian và thông
tin viê
̃
n thông” do Nha
̀
pha
́
p luâ
̣
t Viê
̣
t – Pháp tổ chức, Giáo sư Philippe Achilleas co
́


19
nhắc đến khái niệm pháp luật vũ trụ như sau : 





























 



















, 






























 [14].
Khung pháp luật Vũ trụ quốc tế là tổng thể các quy phạm, các nguyên tắc
điều chỉnh mối quan hệ phát sinh trong quá trình chủ thể của Luật Vũ trụ quốc tế
tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng KKVT. Như vậy, Luật Vũ trụ
quốc tế không chỉ bao trùm lên các hoạt động của các quốc gia trong KKVT, mà
còn bao trùm lên các hoạt động liên quan đến vũ trụ diễn ra trên mặt đất và bầu trời
- môi trường hoạt động của phương tiện bay hàng không.
Cần lưu ý là các hoạt động vũ trụ được nhắc đến trong luận văn này bao gồm
cả hoạt động của các thực thể phi chính phủ. Luật Vũ trụ quốc tế điều chỉnh gián
tiếp các hoạt động của chủ thể này thông qua việc điều chỉnh hành vi của quốc gia.
Quốc gia có các thực thể phi chính phủ tham gia vào quá trình thăm dò và sử dụng
vũ trụ phải chịu trách nhiệm quốc tế đối với hoạt động trong vũ trụ của các thực thể
này và phải tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm những hoạt động đó được
thực hiện phù hợp với nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế về vũ trụ.
Có thể khẳng định rằng: Luật Vũ trụ quốc tế đã có những bước phát triển
vượt bậc trong nhiều thập kỷ qua. Một khối lượng đồ sộ các nguyên tắc và quy

phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động thăm dò và sử dụng KKVT đã được
hình thành. Luật vũ trụ quốc tế trở thành một bộ phận cấu thành của luật pháp quốc
tế và được coi là một ngành độc lập của Công pháp quốc tế với đối tượng và phạm
vi điều chỉnh riêng.
1.2.2. Lịch sử hình thành Luật vũ trụ quốc tế
1.2.2.1. Giai đoạn trƣớc khi Nga phóng vệ tinh Sputnik-1 (trƣớc 1957)
Thời điểm trước khi Nga (Liên Xô cũ) phóng thành công vệ tinh nhân tạo
đầu tiên của loài người vào vũ trụ, Sputnik-1, ngành Luật Vũ trụ quốc tế chưa hình

20
thành. Tuy nhiên, học thuyết đầu tiên về Luật Vũ trụ quốc tế đã xuất hiện vào đầu
thế kỷ 20. Các ấn phẩm đầu tiên về Luật Vũ trụ quốc tế là của tác giả Vladimir
Mandl, người được coi là cha đẻ của ngành luật này, đã được xuất bản ở Đức vào
năm 1932 [36]. Luận văn tiến sĩ về Luật Vũ trụ quốc tế đầu tiên được Welf
Heinrich, Hoàng tử Hanover viết và trình cho Khoa Luật và Khoa học chính trị của
trường Đại học Georg-August, Đức, vào năm 1953.
Ở giai đoạn này, một số học giả đã nhìn thấy trước và phân tích các vấn đề
pháp lý có thể nảy sinh khi nhân loại tiến vào vũ trụ. Tại Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization - ICAO), đề tài Luật Vũ trụ
quốc tế đã được thảo luận lần đầu tiên vào năm 1956. Trong bản báo cáo trước khóa
10 của Đại hội đồng tại Caracas, Hội đồng ICAO đã nêu và thảo luận vấn đề lợi ích
và thẩm quyền của ICAO đối với các hoạt động ngoài KKVT [5].
1.2.2.2. Giai đoạn sau khi Nga phóng vệ tinh Sputnik-1 (sau 1957)
Khi Kỷ nguyên vũ trụ bắt đầu vào năm 1957 với việc Nga (Liên Xô cũ)
phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 vào quỹ đạo Trái đất, cộng đồng quốc tế đã
nhận thức được rằng cần phải hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc
tế để điều chỉnh hành vi của các quốc gia trong KKVT. LHQ với vai trò là tổ chức
được thành lập để “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” và "khuyến khích việc pháp
điển hoá và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế” đã được giao trọng trách nghiên
cứu và xây dựng khung pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực này [12].

Ngay sau khi vệ tinh Sputnik được phóng lên, đại diện thường trực của Hoa
Kỳ tại LHQ đã gửi một lá thư cho Tổng Thư ký LHQ yêu cầu tổ chức một cuộc
thảo luận với tiêu đề “”. Sau đó chủ đề
này đã được đưa vào trong Chương trình nghị sự của Đại hội đồng LHQ khóa 13,
năm 1958. Bức thư cũng kêu gọi Đại hội đồng thành lập một Ủy ban Ad hoc
“
” và “
” [39].

21
Có thể nói rằng quá trình phát triển Luật Vũ trụ quốc tế bắt đầu từ năm 1958,
khi Đại hội đồng LHQ chính thức thành lập Ủy ban sử dụng KKVT vào mục đích
hòa bình (The United Nations Committee on the Peaceful Uses of Outer Space -
COPUOS) [41]. Uỷ ban này bao gồm hai tiểu ban, Tiểu ban Pháp lý và Tiểu ban
Khoa học và Kỹ thuật để giúp việc cho Ủy ban [41].
Một sự kiện quan trọng khác góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực vũ trụ đó là: vào năm 1962, Tổng thống Kennedy của Hoa Kỳ và Chủ tịch
Khrushev của Liên Xô đã trao đổi thư thảo luận về những biện pháp mà các nước
này có thể tiến hành cho các dự án chung về thăm dò và nghiên cứu vũ trụ [38].
Năm 1963, Đại hội đồng LHQ thông qua “
              ” [26].
Tuyên bố này là cơ sở cho việc ký kết Hiệp ước Vũ trụ 1967, một điều ước quốc tế
đa phương quan trọng nhất về vũ trụ, đánh dấu bước tiến trong quá trình hình thành
và phát triển Luật Vũ trụ quốc tế.
COPUOS cũng đã soạn thảo và thông qua bốn điều ước quốc tế đa phương
khác về vũ trụ, đó là: (1) Hiệp định Cứu hộ 1968; (2) Công ước Trách nhiệm 1972;
(3) Công ước Đăng ký 1976; và (4) Hiệp định Mặt trăng 1979. Bên cạnh đó,
COPUOS còn soạn thảo và trình Đại hội đồng LHQ thông qua năm bộ nguyên tắc
điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên vũ trụ. Các bộ nguyên tắc này là: (1)
Tuyên bố về các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong

việc thăm dò và sử dụng KKVT [23]; (2) Tuyên bố về các nguyên tắc điều chỉnh
việc sử dụng vệ tinh nhân tạo của trái đất vào mục đích truyền hình quốc tế trực tiếp
[27]; (3) Tuyên bố về các nguyên tắc liên quan đến viễn thám Trái đất từ ngoài
KKVT [30]; (4) Tuyên bố về các nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng
lượng hạt nhân trong vũ trụ [32]; và (5) Tuyên bố về hợp tác quốc tế trong việc
thăm dò và sử dụng KKVT vì lợi ích của tất cả các nước, có tính đến nhu cầu của
các nước đang phát triển.

22
Mục đích của các điều ước và bộ nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các
quốc gia trong khai thác và sử dụng KKVT là: góp phần duy trì hòa bình, an ninh
quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, ngăn chặn
chạy đua vũ trang trong vũ trụ, ngăn cấm hành vi chiếm hữu vũ trụ, bảo vệ quyền tự
do thăm dò và khai thác vũ trụ, giải quyết thỏa đáng trách nhiệm đối với tổn hại do
các vật thể phóng vào vũ trụ gây ra, bảo đảm an toàn và sự trợ giúp cho các con tàu
vũ trụ và các nhà du hành vũ trụ, ngăn chặn các hoạt động phá hoại môi truờng vũ
trụ, xác định rõ trách nhiệm thông báo và đăng ký các vật thể đưa vào vũ trụ và giải
quyết các tranh chấp liên quan đến vũ trụ [21].
Các tổ chức quốc tế đa phương và khu vực cũng đóng góp đáng kể cho sự
phát triển Luật Vũ trụ quốc tế. Các tổ chức này chủ yếu bao gồm các cơ quan
chuyên môn của LHQ và các tổ chức quốc tế liên chính phủ được thiết lập để đáp
ứng nhu cầu ứng dụng vũ trụ của cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, một số tổ chức phi
chính phủ và tổ chức quốc gia có hoạt động liên quan đến nghiên cứu, thăm dò và
sử dụng KKVT cũng đang thể hiện vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của
Luật Vũ trụ quốc tế.
1.3. Chủ thể của Luật Vũ trụ quốc tế
1.3.1. Quốc gia – chủ thể chủ yếu, quan trọng của Luật Vũ trụ quốc tế
Cũng như các ngành luật khác của Luật Quốc tế, chủ thể chủ yếu và quan
trọng nhất của Luật Vũ trụ quốc tế chính là các quốc gia. Sở dĩ có thể khẳng định
được điều này là bởi:

- Với tiềm năng về tài chính, khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực, quốc gia
là chủ thể có đủ khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động khai thác và sử dụng vũ
trụ từ việc phóng vệ tinh đến việc thám hiểm các hành tinh mới trong hệ mặt trời.
- Quốc gia cũng là chủ thể chính tham gia ký kết, gia nhập các Điều ước
quốc tế về vũ trụ (bao gồm cả các điều ước quốc tế song phương và đa phương).

23
- Hầu hết các điều ước quốc tế về vũ trụ đều quy định quyền và nghĩa vụ của
các quốc gia khi tham gia vào hoạt động khai thác và sử dụng KKVT.
- Các tổ chức quốc tế về vũ trụ, như: Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế
(International Telecommunications Satellite Organization - INTELSAT), Tổ chức
Viễn thông Vũ trụ Quốc tế (International Organization of Space Communications -
INTERSPUTNIK), Cơ quan vũ trụ châu Âu (The European Space Agency - ESA),
Tổ chức Khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu (The European Organisation for the
Exploitation of Meteorological Satellites - EUMETSAT), Tổ chức Vệ tinh viễn
thông châu Âu (EUTELSAL) và Tổ chức Vệ tinh viễn thông Arập (Arab Satellite
Communiactions Organization - ARABSAT), đều được cấu thành từ chính các
quốc gia.
Thế kỷ 21 đánh dấu bước phát triển nở rộ của hoạt động khai thác và sử dụng
KKVT tại các quốc gia trên khắp các Châu lục. Bên cạnh những cường quốc đi đầu
trong lĩnh vực này như Nga, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Trung Quốc,… thì một số quốc
gia đang phát triển ở khu vực Châu Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia và đặc
biệt là Việt Nam cũng đã có những bước đi mạnh mẽ nhằm thực hiện “ước muốn”
chinh phục khoảng không bao la của nhân loại.
Không giống với những chủ thể khác, quốc gia là chủ thể có thuộc tính pháp
lý – chính trị đặc thù là chủ quyền. Chủ quyền quốc gia luôn gắn liền với quốc gia
khi quốc gia tham gia vào bất cứ hoạt động mang tính chất quốc tế nào. Dưới góc
độ pháp lý, vấn đề chủ quyền quốc gia trong quá trình khai thác và sử dụng KKVT
vì mục đích hòa bình là một vấn đề hiện đang được giới chuyên gia hết sức quan
tâm và bàn luận. Hầu hết các cuộc thảo luận đều tập trung vào ba điểm chính sau:

(1) Vấn đề tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với KKVT
Tại Điều 2 của Hiệp ước Vũ trụ 1967 đã khẳng định rõ 


. Điều này cho thấy sự khác biệt lớn nhất giữa luật về vùng

×