Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện Tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.56 KB, 9 trang )

Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông
tin tại Thư Viện Tỉnh Bình Thuận
Võ Thị Mỹ Duyên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Khoa học thư viện ; Mã số: 60320203
Nghd:TS. Lê Văn Viết
Năm bảo vệ: 2013
Keywords: Phát triển nguồn lực thông tin; Nguồn lực thông tin
Contents:
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, nền kinh tế đang hướng tới kinh tế tri

thức. Cùng với sự phát triển của mạng lưới truyền thông và công nghệ thông tin, hiện nay trên thế
giới thư viện được xem như sự lựa chọn để tra cứu thông tin hiệu quả nhất, nhưng ở Việt Nam ta thì
sao? Với thực tế như hiện nay, các thư viện ở nước ta hầu hết phuc vụ môt cách thụ động, người
dùng tin có thói quen thích tìm kiếm thông tin có trên internet, báo, đài....chỉ đến thư viện khi họ
thật sự cần nhiều tài liệu hơn để học tập nghiên cứu; bên cạnh đó rất nhiều trung tâm cung cấp
thông tin ra đời: tổng đài 1080 của VNPT, 106x của Viettel, một số website…Thực tế này đòi hỏi
mỗi thư viện, cơ quan thông tin cần phải nhìn nhận lại mình, cần thay đổi cách thức hoạt động để
phù hợp với người dùng tin hiện nay. Để làm được việc này không dễ chút nào, nhưng cũng không
phải là khó không thể thực hiện được; nó đòi hỏi các thư viện, cơ quan thông tin cần có nhiều biện
pháp hiệu quả hơn trong hoạt động phát triển và khai thác nguồn lực thông tin. Vậy muốn phát triển
hoạt động này ta cần phải làm gì, những nhân viên cần mẫn trong lĩnh vực thông tin-thư viện cần
phải có kiến thức và kỹ năng như thế nào? Nếu chúng ta trả lời được những câu hỏi này một cách
xuất sắc, chắc chắn các thư viện, cơ quan thông tin sẽ trở thành người bạn tin cậy không thể thiếu
của mỗi người trong xã hội.
Bình Thuận là Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, chủ trương hiện nay của Tỉnh là
xây dựng và phát triển nền kinh tế đến năm 2020 trở thành một Tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo


hướng hiện đại, năng động; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, đồng bộ, liên thông với cả nước
và quốc tế; quan hệ sản xuất tiến bộ; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao;
nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Để đạt được mục đích này đòi hỏi mỗi cơ quan tổ chức, cá nhân trong Tỉnh phải tự xây dựng cho
mình một chiến lược tiếp cận với nguồn thông tin đang bùng nổ từng ngày, từng giờ. Muốn tiếp cận


có chọn lọc hiệu quả nguồn thông tin khổng lồ hiện nay là một điều rất khó khăn với mỗi người
dùng tin, nó cần phải có sự định hướng từ các trung tâm thông tin-thư viện, chỉ có tại những trung
tâm thông tin – thư viện chúng ta mới nhận được những nguồn thông tin đáng tin cậy, có giá trị cao.
Xuất phát từ tình hình thực tế này, Thư Viện Tỉnh Bình Thuận đang cố gắng hoàn thiện hơn, phát
triển nguồn thông tin có giá trị và tổ chức khai thác tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển
văn hóa, kinh tế, chính trị...của Tỉnh nhà nói riêng và tất cả người dùng tin nói chung.
Với nội dung là “Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện Tỉnh
Bình Thuận” tôi xin phép được chọn đây là đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp Cao học
chuyên ngành khoa học thư viện của mình.

2.

Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nguồn lực thông tin trong các cơ quan

thông tin thư viện. Đặc biệt Trong nước có một số luận văn , khóa luận, sách đề cập đến vấn đề phát
triển, tổ chức khai thác nguồn lực thông tin và một số đề tài nghiên cứu về Thư Viện Tỉnh Bình Thuận
như:
- Nguyễn Thị Quỳnh Lê (2009), Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại doanh nghiệp
truyền thông Vĩ An, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Đại học KHXH & NV Hà Nội, Hà
Nội.
- Phạm Thanh Bình (2010), Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin tại trung
tâm thông tin thư viện trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện,

Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Hào (2004), Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin ở Học viện
Chính trị quân sự, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà
Nội.
- Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Trung Thành (2005), Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện - Học viện Quân
y, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
- Phạm Bích Thuỷ (2001), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã
hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Thuý Lê (2008), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện và Nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.


- Nguyễn Thị Kim Cúc (2006), Tăng cường hoạt động địa chí tại thư viện tỉnh Bình Thuận,
Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
Bên cạnh sách, luận văn, khóa luận trên còn có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề phát triển, tổ
chức khai thác nguồn lực thông tin trên cả nước:
- Vũ Văn Sơn (1994), “Một số quan niệm về chính sách phát triển nguồn tư liệu”, Tạp chí
Thông tin & Tư liệu, (3), tr. 1-4.
- Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ
thông tin mới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 11-14.
- Nguyễn Hữu Hùng (1998), “Phát triển hoạt động thông tin trong thời kỳ công nghiệp hoá và
hiện đại hoá”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (4), tr. 2-7.
- Nguyễn Hữu Hùng (2002), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ
thông tin mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ thông trong công tác thư viện
nhằm nâng cao chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu KH&CN, Trung tâm Thông tin Tư
liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, tr. 1-7.
- Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Phát triển thông tin khoa học và công nghệ trở thành nguồn

lực”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (1), tr. 2-7.
- Tạ Bá Hưng (1998), “Tổ chức quản lý hoạt động thông tin khoa học công nghệ ở các
tỉnh/thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (1), tr.
1-4.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về công tác phát
triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện Tỉnh Bình Thuận.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.


Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận liên quan đến phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông

tin, khảo sát phân tích thực trạng nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng tin
tại Thư Viện Tỉnh Bình Thuận trong tình hình đổi mới đất nước, đề xuất những giải pháp nâng cao
chất lượng công tác phát triển và khai thác nguồn tin tại Thư Viện Tỉnh Bình Thuận, phục vụ hiệu
quả cho hoạt động phát triển văn hóa kinh tế xã hội.


Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về nguồn lực thông tin, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác

phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện Tỉnh Bình Thuận.


- Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư
Viện Tỉnh Bình Thuận, đánh giá kết quả của quá trình xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin.
- Đề xuất các giải pháp phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện
Tỉnh Bình Thuận.

4.

Giả thuyết nghiên cứu
- Cùng với hệ thống thư viện công cộng trên cả nước Thư Viện Tỉnh Bình Thuân đã và đang

có những bước tiến đáng kể trong hoạt động thông tin thư viện. Nhưng hiện tại Thư Viện Tỉnh Bình
Thuận còn rất nhiều hạn chế trong công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin, nếu
đề tài thành công sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp Thư Viện Tỉnh Bình Thuận phát triển
nguồn lực thông tin đảm về số lượng và chất lượng, cung cấp thông tin cho nhân dân trong Tỉnh
một cách có hệ thống, nhanh chóng, chính xác.
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng
Công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin


Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012 và định hướng đến năm 2015


Phạm vi nội dung và không gian

Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện Tỉnh Bình thuận


6.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong phạm vi của đề tài, tác giả dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt các quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng.
 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đề tài, tác giả thực hiện một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác sau
đây:
- Thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Phương pháp quan sát.
- Điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.

7.


Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Về mặt khoa học


- Góp phần làm rõ hơn khái niệm và những vấn đề chung về phát triển và tổ chức khai thác
nguồn lực thông tin.
- Góp phần làm định hướng cho các công trình nghiên cứu về phát triển và tổ chức khai thác
nguồn lực thông tin.


Về mặt ứng dụng
- Góp phần nhận dạng được công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thư


viện để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tại thư viện.
- Giúp cho Thư Viện Tỉnh Bình Thuận nâng cao chất lượng công tác phát triển và tổ chức
khai thác nguồn lực thông tin, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hóa hiên đại hóa của Tỉnh
- Là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan thông tin thư viện trong quá trình hoạt động.
8.

Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài gồm ba chương, với số trang khoảng 100, bàn về hai

vấn đề: phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện Tỉnh Bình Thuận.
- Với kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo, giúp Thư Viện Tỉnh Bình
Thuận sẽ xây dựng được nguồn lực thông tin đảm bảo về số lượng và chất lượng, để phục vụ cho
toàn thể nhân dân trong tỉnh nói riêng và tất cả người dùng tin nói chung. Từ nguồn lực thông tin
này thư viện sẽ tạo ra nhiều sản phẫm, dịch vụ thông tin tốt hơn, nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều
kinh phí trong việc thu thập thông tin
- Đồng thời với kết quả nghiên cứu này Thư Viện Tỉnh Bình sẽ phát huy tốt hơn vai trò của
mình, trở thành một trung tâm cung cấp thông tin có định hướng tốt.
- Kết quả đề tài này cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về phát triển
và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện khác.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện Tỉnh
Bình Thuận trước nhiệm vụ đổi mới đất
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện
Tỉnh Bình Thuận
Chương 3: Giải pháp phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư Viện Tỉnh Bình
Thuận



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1] Phạm Thanh Bình (2010), Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin tại trung
tâm thông tin thư viện trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.

[2] Trịnh Kim Chi (2000),“Vấn đề chia sẻ nguồn lực”, Tập san Thư viện, tr. 13-16
[3] Nguyễn Đức Hào (2004), Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin ở Học viện Chính
trị quân sự, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.

[4] Nguyễn Thị Lan Thanh, Nguyễn Tiến Hiển ( 2004), Hướng dẫn sử dụng thư viện thông tin,
Nxb Đa ̣i học Quốc gia, Hà Nội.

[5] Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.

[6] Nguyễn Hữu Hùng (1998), “Phát triển hoạt động thông tin trong thời kỳ công nghiệp hoá và
hiện đại hoá”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (4), tr. 2-7.

[7] Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Phát triển thông tin khoa học và công nghệ trở thành nguồn lực”,
Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (1), tr. 2-7.

[8] Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ
thông tin mới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 11-14.

[9] Nguyễn Hữu Hùng (2002), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ
thông tin mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ thông trong công tác thư
viện nhằm nâng cao chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu KH&CN, Trung tâm
Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, tr. 1-7.


[10] Tạ Bá Hưng (1998), “Tổ chức quản lý hoạt động thông tin khoa học công nghệ ở các
tỉnh/thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu,
(1), tr. 1-4.

[11] Nguyễn Thuý Lê (2008), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện và Nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.

[12] Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quố c gia, Hà Nội.
[13] Vũ văn Nhật (2009), “Đảm bảo thông tin cho người dùng tin trong xã hội”, Tạp chí khoa học
ĐHQGHN, tr. 100-106

[14] Nguyễn Viết Nghĩa (1999). “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai thác tài liệu xám”,
Tạp chí Thông tin và Tư liệu,( 4 ), tr 1.

[15] Nguyễn Viết Nghĩa (2012), “Phát triển và quản trị nguồn tin”, Tập bài giảng dành cho sinh
viên chuyên ngành thông tin thư viện, Hà Nội.


[16] Trần Thị Minh Nguyệt (2012), “Người dùng tin và nhu cầu tin”, Tập bài giảng dành cho sinh
viên chuyên ngành thông tin thư viện, Hà Nội.

[17] Đoàn Phan Tân (2001), Tin học hóa trong hoạt động thông tin thư viện, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quố c
gia, Hà Nội.

[18] Thủ tướng Chính Phủ (2004), Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31-8-2004

của

chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.


[19] Vũ Văn Sơn (1994), “Một số quan niệm về chính sách phát triển nguồn tư liệu”, Tạp chí
Thông tin & Tư liệu, (3), tr. 1-4
[20] Phạm Bích Thuỷ (2001), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
[21] Lê Anh Tiến ( 2010), Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin điện tử ở học viện hậu cần,
Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
[22] Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Nxb Trung

tâm Thông tin

và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
[23] Nguyển Quang Uẩn (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quố c gia, Hà

Nội.

[24] Vụ Thư viện (2004), Kỷ yếu hội nghị tổng kết hoạt động của hệ thống thư viện công cộng
toàn quốc, Hà Nội.
[25] Lê Văn Viết (1995), “Thử chuẩn hoá một số thuật ngữ thư viện học”, Tập san

Thư viện (2),

tr. 5 - 10..
[26] Lê Văn Viết (2004), “Lại lạm bàn về một số thuật ngữ ngành thư viện- thông tin’, Tạp chí
Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 17-21.
[27] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), “Giới thiệu khái quát về Tỉnh Bình Thuận”, Website Chính
phủ, Truy cập ngày 20/03/2012, địa chỉ:
/>gtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1339



[28] Thu Hà ( 2011 ), “Thư viện tỉnh Bình Thuận: Nối “nhịp cầu”tri thức với bạn đọc”, Website
thư viêṇ Tỉnh Bình Thuận, Truy cập ngày 20/03/2012, địa chỉ:
/>[29] Lê Hoa (2011), “Thư viện tỉnh - Nơi học tập, vui chơi, giải trí của bạn đọc nhỏ tuổi trong
kỳ nghỉ hè”, Website thư viêṇ Tỉnh Bình Thuận, Truy cập ngày 20/03/2012, địa chỉ:
/>[30] Hùng Mạnh ( 2011), “Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ
bảo tồn DSVH và phát triển KTXH”, Website Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Truy cập
ngày 20/03/2012, địa chỉ:
/>[31] Phạm Thị Minh Tâm (2011) “Phối hợp bổ sung”, Website thư viê ̣n Đại học Khoa học Tự nhiên
TP.HCM, Truy cập ngày 12/03/2012, địa chỉ:
/>[32] Thu Vang (2011),” Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương”, Website thư viê ̣n
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Truy cập ngày 20 / 03 / 2012, địa
chỉ: />[33] Thư viện tỉnh Bình Thuận (2011), “Giới thiệu về Thư viện tỉnh Bình

Thuận”, Website thư

viê ̣n Tỉnh Bình Thuận, Truy cập ngày 20/03/2012, địa chỉ:
/>[34] Thư viện Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông (2011),
“ Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”, Website Trường Đại học
Công nghệ thông tin và truyền thông, Truy cập ngày 25/03/2012, địa chỉ:
/>
Tiếng Anh

[35] Peter Clayton, G. E. Gorman Peter Clayton, G. E. Gorman (2001), Managing information
resources in libraries: Collection management in theory and practice, Library Association
Publishing , London.


[36] Stuart D. Lee (2004), Building an electronic resource collection: A pratical guide, Facet Publ,
London.




×