Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

DSpace at VNU: Đảng bộ huyện Gia Lâm ( Hà Nội ) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa thời kỳ 1986 – 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.33 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN MẠNH TƯỞNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ, THỜI KỲ 1986 – 2005

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN MẠNH TƯỞNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ, THỜI KỲ 1986 – 2005

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Đăng Tri

HÀ NỘI - 2006




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Ngô Đăng Tri.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách
quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 2006
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tưởng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BCH

Ban chấp hành

2. CLB

Câu lạc bộ

3. CNXH

Chủ nghĩa xã hội

4. GĐVH

Gia đình văn hoá


5. HĐND

Hội đồng nhân dân

6. HTX

Hợp tác xã

7. KH

Kế hoạch

8. MTTQ

Mặt trận tổ quốc

9. NSVM – GĐVH

Nếp sống văn minh - gia đình văn hóa

10. TDTT

Thể dục thể thao

11. THPT

Trung học phổ thông

12. TNCS


Thanh niên cộng sản

13. UBND

Uỷ ban nhân dân

14. XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU..................................................................................................................

1

Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TRONG 10 NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 1996)

1.1. Huyện Gia Lâm và sự lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá của Đảng bộ
Gia Lâm trong những năm 1986 – 1990..........................................................
1.1.1. Đặc điểm đời sống văn hoá ở Gia Lâm trước đổi
mới..............................
1.1.2. Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá trong những
năm
1986
1990..........................................................................................................

1.2. Sự lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá của Đảng bộ huyện Gia Lâm giai
đoạn 1991 – 1996 .................................................................................................
1.1.1. Chủ trương của Đảng bộ Gia Lâm
.............................................................
1.1.2. Quá trình chỉ đạo .......................................................................................

7
7
10

16
16
20

Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ®êi sèng v¨n ho¸
trong thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ (1996 –2005)

2.1. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hoá
từ năm 1996 đến năm
2000.......................................................................................
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ
...........................................................................
2.1.2. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Gia Lâm dưới sự chỉ đạo của
Đảng bộ huyện......................................................................................................
2.2. Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa trong những năm
2001 – 2005...........................................................................................................
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ
...........................................................................
2.2.2. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Gia Lâm dưới sự chỉ đạo của
Đảng bộ ................................................................................................................

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.1. Đánh giá chung về công tác lãnh đạo xây dựng đời sông văn hoá ở Gia
Lâm thời kỳ 1986 – 2005......................................................................................
3.1.1. Những thành tựu cơ
bản.............................................................................
3.1.2. Các hạn chế lớn.........................................................................................
3.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra...........................................................

31
31

37
52
52

55

75
75
80
84


3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu.......................................................................
3.2.2. Một số vấn đề đặt ra..................................................................................
KẾT LUẬN..............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

84

88
92
95
102

Më ®Çu
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa, theo nghĩa rộng là bao quát mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm các
lĩnh vực hoạt động sống của con người và các dạng thức hoạt động khác nhau của
họ. Theo nghĩa hẹp, đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội và
thường được biểu hiện là đời sống văn hoá tinh thần. Xuất phát từ các nhu cầu văn
hoá của con người, đời sống văn hoá bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất và
tiêu thụ, sáng tạo và hưởng thụ những sản phẩm văn hoá, thông qua các thiết chế
văn hoá và các thể chế văn hoá. Từ đó tạo nên lối sống, nếp sống, phong tục tập
quán... Như vậy nói đến văn hoá là nói đến những quan hệ tương tác giữa các yếu
tố nói trên.
Theo Hồ Chí Minh, văn hoá đời sống thực chất là văn hoá đời sống mới, với ba
nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai
trò chủ yếu nhất. Bởi vì có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối
sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp
sống [47; tr. 197].
Hồ Chí Minh cho rằng: thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức
cách mạng, xây dựng lối sống mới là xây dựng lối sống có lý tưởng, có đạo đức.
Biết kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại
tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Bao gồm các hoạt động của con người như:
ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hoá ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở...
Con người có văn hoá trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn,


giản dị, trừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng

ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn
bè, đồng chí thì cởi mở, chân thành, ân cần, tế nhị; giàu lòng thương yêu, quý trọng
con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung, độ lượng.
Còn xây dựng nếp sống mới là xây dựng nếp sống văn minh, là xây dựng những
thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần
phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì
mới cũng làm. Cũ mà xấu thì bỏ. Cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi.
Cũ mà tốt thì phát triển thêm. Mới mà hay thì phải làm. Phải bổ sung, xây dựng
thuần phong mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi...; đồng
thời phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút sách... Hồ Chí Minh lưu ý xây dựng nếp
sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở
ta. Thực tế cho thấy, cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quyen,
người ta có thể cho là thường. Vì vậy, quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận,
chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải
tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo,
mềm mỏng... Phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương,
làng làm gương. Nói đi đôi với làm, nếu không, tuyên truyền giáo dục, xây dựng
nếp sống mới khó đạt kết quả [47; tr. 198-199].
Tóm lại xây dựng văn hoá đời sống là công việc chung của cả xã hội, nhưng
phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, thì mới có thể thành công.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đời sống văn hoá, Đảng bộ huyện Gia
Lâm hết sức quan tâm xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn nhất là trong thời kỳ
đổi mới từ 1986 đến nay và đã đạt được một số thành tựu to lớn, tạo điều kiện thúc
đẩy văn hoá - xã hội của huyện ngày phát triển, tăng thêm lòng tin của nhân dân
đối với sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào công cuộc xây dựng thủ đô Hà Nội trở


thành trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước, nơi tạo nên những giá trị văn hoá
cơ bản của dân tộc Việt Nam.
Đi sâu tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời

sống văn hoá từ năm 1986 đến năm 2005, không những sẽ làm phong phú thêm
những trang sử vẻ vang của Đảng bộ huyện trong công cuộc đổi mới, mà còn góp
phần lý giải rõ hơn nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong xây dựng đời
sống văn hoá của thời kỳ này. Ngoài ra còn có thể đúc rút được những kinh nghiệm
về xây dựng đời sống văn hóa, để phục vụ nhiệm vụ này ở Gia Lâm hiện nay.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Gia
Lâm (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá thời kỳ 1986 – 2005” làm đề
tài cho bản luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam, của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xây dựng đời sống văn hoá là nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới đất
nước và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Vì vậy vấn đề này đã
được đề cập trong nhiều công trình với các góc độ khác nhau:
Về sách có: Xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá ở thủ đô
Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (Nguyễn
Viết Chức chủ biên 2001); Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó
trong thế kỷ XX (Đỗ Huy 2002); Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở (Văn Đức
Thanh 2004); Xây dựng làng văn hoá ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp hoá
- hiện đại hoá (Đinh Xuân Dũng 2005); Văn hoá mục tiêu và động lực của sự phát
triển xã hội (Nguyễn Văn Huyên 2006)...
Về các bài trong tạp chí có: Phong trào xây dựng làng văn hóa ở huyện Đông
Anh (Nguyễn Thu Hạnh –Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nội số 6 -2005); Cuộc vận
động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
(Phương Lan - Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nội số 6 -2005); Thư viện huyện Gia


Lâm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc (Nguyễn
Văn - Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nội số 6 -2005); Cuộc vận động toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Phương Lan- Tạp
chí văn hóa thông tin Hà Nội 2005); Muốn văn hóa dân tộc phát triển thì văn hóa

Đảng phải đi đầu (Nguyễn Khoa Điềm – Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa
2005)...
Báo cáo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hóa có: Báo cáo
thực hiện công tác văn hóa (1986-1989); Báo cáo tổng kết công tác văn hóa – xã
hội (1989-1991); Báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI về công tác
văn hóa - xã hội (1991-1996); Báo cáo công tác văn hóa nhiệm kỳ (1996-2001);
Báo cáo tổng kết cuộc vận động toàn dân đàon kết xây dựng đời sống văn hóa
(2001-2005)...
Các tài liệu trên đều ít nhiều đề cập đến vấn đề xây dựng đời sống văn hoá trên
cả nước và ở Hà Nội nói chung, Gia Lâm nói riêng thời kỳ 1986 – 2005, tuy nhiên
cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trình bầy một cách hệ thống sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hoá một cách toàn
diện, cả những thành công và những tồn tại, cũng như các kinh nghiệm của Đảng
bộ huyện Gia Lâm trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống
văn hoá thời kỳ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ Gia Lâm
từ năm 1986 đến năm 2005.
+ Trình bầy các phong trào xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân Gia Lâm
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện.
+ Nêu lên những thành tựu, hạn chế của việc xây dựng đời sống văn hóa ở Gia
Lâm thời kỳ này.


+ Rút ra những kinh nghiệm góp phần vào xây dựng đời sống văn hóa ở Gia
Lâm hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: của luận văn là các chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hóa và phong trào nhân dân Gia Lâm
xây dựng đời sống văn hóa theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện chủ yếu là

trên các mặt: xây dựng đạo đức mới, xây dựng lối sống mới, xây dựng nếp sống
mới.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung chủ yếu đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng bộ Gia Lâm về xây
dựng đời sống văn hóa, nhất là trên các mặt xây dựng đạo đức mới, xây dựng lối
sống mới, xây dựng nếp sống mới.
+ Về thời gian luận văn nghiên cứu các vấn đề trong thời gian từ 1986 đến 2005,
tức là thời kỳ đổi mới, qua các Đại hội Đảng bộ từ khóa XIV (1986) đến khóa
XVIII (2005).
+ Về không gian là trên địa bàn huyện Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội,
có vị trí khá đặc biệt về văn hóa xưa cũng như nay.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt
Nam về công tác văn hoá nói chung và việc xây dựng đời sống văn hoá nói riêng,
đặc biệt là quan điểm về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
Những cơ sở lý luận, các quan điểm nói trên là kim chỉ nam cho tác giả trong
quá trình sưu tầm, giám định tư liệu và phân tích đánh giá những sự kiện, đưa ra
các kinh nghiệm lịch sử.


- Nguồn tư liệu để thực hiện luận văn là:
+ Một số văn kiện của Đảng, của Thành ủy Hà Nội và các bài nói, bài viết của
Hồ Chí Minh.
+ Các văn kiện Đại hội của Đảng bộ huyện Gia Lâm từ 1986 đến 2005 và các
báo cáo thường kỳ của Huyện ủy, UBND, Phòng văn hóa thông tin huyện.
+ Các sách chuyên khảo, các tạp chí, đặc biệt là các tư liệu phỏng vấn trực tiếp ở
địa phương.

- Phương pháp nghiên cứu:


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân-đoàn kết-xây dựng-đời sống văn hóa” xã
Đông Dư, Báo cáo tổng kết 5 năm cuộc vận động “Toàn dân-đoàn kết-xây dựng
đời sống văn hoá” 2000-2005 xã Đông Dư.
2. Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân-đoàn kết-xây dựng-đời sống văn hóa” xã
Dương Quang, Báo cáo tổng kết 5 năm cuộc vận động “Toàn dân-đoàn kết-xây
dựng đời sống văn hoá” 2000-2005 xã Dương Quang.
3. Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân-đoàn kết-xây dựng-đời sống văn hóa” xã
Dương Xá, Báo cáo tổng kết 5 năm cuộc vận động “Toàn dân-đoàn kết-xây dựng
đời sống văn hoá” 2000-2005 xã Dương Xá.
4. Bộ văn hoá-thông tin, cục văn hoá-thông tin cơ sở(1998), Hỏi đáp về xây dựng
làng văn hoá, gia đình văn hoá, nếp sống văn hóa, tổ chức và quản lý lễ hội truyền
thống, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ văn hoá-thông tin, cục văn hoá-thông tin cơ sở(1997), Sổ tay công tác văn
hoá thông tin, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
6.Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương
lai; vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Minh Châu (2006), Cẩm nang công tác mặt trận, Nxb văn hóa thông tin, Hà
Nội.
8. Nguyễn Viết Chức (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn
hoá ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, Viện văn hoá và Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội.
9. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức và quản lý
nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



11. Đinh Xuân Dũng (2005), Xây dựng làng văn hoá ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ
công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng bộ thành phố Hà Nội, ban chấp hành Đảng bộ Gia Lâm, Dự thảo báo
cáo chính trị trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XIX nhiệm
kỳ (2005-2010).
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội, Ban chấp hành Đảng
bộ huyện Gia Lâm; báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI, tháng 9-1991.
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội, Ban chấp hành Đảng bộ
huyện Gia Lâm, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XVIII
tháng 2-2001.
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm – Hà Nội,
Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Lâm- tập II (1954-1995).
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (đại hội VI,
VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam, thành uỷ Hà Nội, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng
bộ huyện Gia Lâm lần thứ XVII tháng 1-1996.
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội (1987), Văn kiện Đại
hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X, Xí nghiệp in báo Hà Nội mới, Hà Nội.
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội (1991), Văn kiện Đại
hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, Xí nghiệp in báo Hà Nội mới, Hà Nội.
21. Đảng Cộng Sản Việt Nam, thành uỷ Hà Nội, Văn kiện hội nghị Đại biểu giữa
nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XI(29,31-3-1994).


22. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội (1996), Văn kiện Đại
hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII, Xí nghiệp in báo Hà Nội mới, Hà
Nội.

23. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội (2001), Văn kiện Đại
hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, Xí nghiệp in báo Hà Nội mới, Hà
Nội.
24. Đảng Cộng Sản Việt Nam, thành uỷ Hà Nội (2005), Dự thảo đề cương báo cáo
chính trị Đại hội lần XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội, công ty in báo Hà Nội mới,
Hà Nôi.
25. Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- uỷ ban nhân dân xã Đa Tốn (2003), Lịch sử cách
mạng Đảng bộ và nhân dân Đa Tốn (1930-2000), công ty in Bưu Điện, Hà Nội.
26. Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- uỷ ban nhân dân xã Trâu Quỳ, Lịch sử cách mạng
Đảng bộ và nhân dân xã Trâu Quỳ (1930-2000).
27. Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- uỷ ban nhân dân xã Đông Dư, Lịch sử cách mạng
Đảng bộ và nhân dân xã Đông Dư (2003), công ty in thương mại Hà Nội, Hà Nội.
28. Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- uỷ ban nhân dân xã Dương Quang (2000), Lịch
sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Dương Quang (1930-1996), Nhà in khoa
học và công nghệ, Hà Nội.
29. Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- uỷ ban nhân dân xã Dương Xá (2004), Lịch sử
cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Dương Xá (1930-2000), Công ty in Bưu Điện,
Hà Nội.
30. Nguyễn Tấn Đắc (2003), Văn hoá Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Khoa Điềm (2005), Bàn về văn hoá Đảng và xây dựng văn hoá trong
Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức (2004), Các làng khoa bảng Thăng Long–
Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


33. Lê Mậu Hãn (2000 ), Các cương lĩnh cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hoá và xây
dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

35. Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng xã đồng bằng sông Hồng
ngày nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
36. Hội liện hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ
huyện Gia Lâm, Hướng dẫn thực hiện, Kế hoạch 46/KHĐCT “Xây dựng, củng cố
tổ chức cơ sở Hội phát triển hội viên trong các gia đình chưa có hội viên và xây
dựng hội viên nòng cốt”.
37. Đỗ Huy (2002), Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế
kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Đỗ Huy (2005), Văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Huyên (2006), Văn hoá mục tiêu và động lực của sự phát triển xã
hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Huyện ủy Gia lâm (1989), Báo cáo công tác thực hiện phát triển văn hóa
(1986-1989).
41. Huyện ủy Gia Lâm (1991), Báo cáo tổng kết công tác văn hóa – xã hội (19891991).
42. Huyện ủy Gia Lâm (1996), Báo cáo đánh giá thực hiện nghị quyết Đại hội XVI
về công tác văn hóa từ (1991- 1996)
43. Huyện ủy Gia Lâm (2001), Báo cáo công tác văn hóa nhiệm kỳ (1996- 2001).
44. Huyện ủy Gia Lâm (2005), Báo cáo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
45. Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Gia Lâm (2003), Người tốt, việc tốt huyện
Gia Lâm. In tại công ty in Thương mại, Bộ Thương mại, Hà Nội.


46. Nxb Chính trị Quốc gia (2004), Đề cương văn hoá Việt Nam chặng đường 60
năm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47. Nxb Chính trị Quốc gia (2006), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2004), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa.
49. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2002), Hướng dẫn dạy học một số chuyên đề

về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.
50.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2000), Trên hành trình 990 năm hướng tới
1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Xưởng in tạp chí than Việt Nam, Hà Nội.
51. Sở văn hoá thông tin Hà Nội (1998), Một số vấn đề về công tác văn hoá thông tin cơ sở ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Sở văn hoá thông tin Hà Nội (1996), Văn bản về tăng cường quản lý các hoạt
động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm
trọng, Xí nghiệp in Tổng hợp, Hà Nội.
53. Tạp chí Thông tin Unesco (11-1988), Trang 5.
54.Tạp chí, Văn hoá thông tin, Hà Nội, số 6 (2005).
55. Tạp chí, Xây dựng đời sống văn hoá, số 12 (2005).
56. Tạp chí, Xây dựng đời sống văn hoá, số 16 (2001).
57. Tạp chí, Xây dựng đời sống văn hoá, số 2 (1-2005).
58. Tạp chí, Xây dựng đời sống văn hoá, số 7 (3-2005).
59. Tạp chí, Văn hóa thông tin cơ sở, số 131 (5-2004).
60. Tạp chí, Văn hóa thông tin cơ sở, số 139 (9-2004).
61. Tạp chí, Văn hóa thông tin Hà Nội, số 6 (2005).
62. Thăng Long – Hà Nội ngàn năm, số 13 (3-2003), In tại xưởng in, Nxb nông
nghiệp, Hà Nội.


63. Thăng Long – Hà Nội ngàn năm, số 28 (2005), In tại xưởng in, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
64. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tổng hợp,
thành phố Hồ Chí Minh.
65. Văn Đức Thanh (2004), Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
66. Trần Dân Tiên (2001), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh,
Nxb Văn học, Hà Nội.
67. Nguyễn Phú Trọng (2005), Phát huy hào khí Thăng Long – Hà Nội xây dựng
thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, Nxb Hà Nội.

68. UBND huyện Gia Lâm, phòng văn hoá thông tin huyện, số 10/BC-VH, Báo
cáo tổng kết hoạt động văn hoá thông tin năm 1995 và phương hướng nhiệm vụ
văn hoá thông tin năm 1996.
69. UBND huyện Gia Lâm, ngành văn hoá thông tin, số 94/BC-VHTT, Báo cáo
tổng kết công tác văn hoá thông tin năm 2000.
70. UBND huyện Gia Lâm, số 15/CT-UB, Chương trình triển khai thực hiện nghị
quyết Trung ương V (khoa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” từ nay đến năm 2000.
71. UBND huyện Gia lâm, phòng VHTT & TDTT, số 33/BC-VHTT & TDTT, Báo
cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 35/CT-TW của bộ chính trị về đổi mới công tác thi
đua khen thưởng trong giai đoạn mới.
72. UBND huyện Gia Lâm, ngành văn hoá thông tin, số 10/BC – VH, Báo cáo
thành tích công tác văn hoá thông tin huyện Gia Lâm năm 1999
73. UBND huyện Gia Lâm, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá”, Báo cáo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” huyện Gia Lâm (2000-2004). Đánh giá khái quát kết quả
6 tháng đầu năm 2005.


74. UBND thành phố Hà Nội, sở văn hoá và thông tin, số 452/VHTT – HD, Hướng
dẫn xây dựng qui ước làng văn hoá.
75. UBND huyện Gia Lâm, phòng văn hoá thông tin và thể dục thể thao, Báo cáo
kết quả hoạt động công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao huyện Gia Lâm
(2001-2005).
76. Viện Mác – Lênin (1980), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 (1920-1925), Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
77. Viện Mác – Lênin (1984), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (1945-1947), Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
78. Viện Mác – Lênin (1985), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 (1948-1950), Nxb Sự
Thật, Hà Nội.

79. Viện Mác – Lênin (1986), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 (1951-1954), Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
80. Viện Mác – Lênin (1987), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7 (1954-1957), Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
81. Viện Mác – Lênin (1989), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9 (1961-1964), Nxb Sự
Thật, Hà Nội.



×