Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Vai trò của nhà nước trong việc đào tạo nghề-nhìn từ góc độ kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.04 KB, 5 trang )

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ
- NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC
TS. Đỗ Thị Thu Hằng1
Đỗ Thi Kim Thoa2
Việc xác định rõ vai trò chức năng của Nhà nước trong việc đào tạo nghề cho
xã hội dưới góc độ kinh tế học không chỉ là một việc quan trọng có ý nghĩa hết
sức to lớn trong việc định hướng quá trình đào tạo nghề cho nền kinh tế thị
trường mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chế độ đào tạo nghề phù
hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế của xã hội tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới.
1. Lí luận về mối quan hệ giữa NN và đào tạo nghề
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã làm bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, nhiều ngoại ứng tiêu cực như ô nhiễm môi trường, độc quyền, bất công…,
vì vậy trong hoạt động kinh tế của XH nói chung, Nhà nước lúc này không chỉ
đơn thuần thể hiện vai trò của mình trong việc thu thuế hay cung cấp các dịch vụ
quốc phòng mà còn tích cực khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường gây ra.
Một trong những vai trò to lớn của nhà nước trong việc khắc phục những
khuyết tật của thị trường và đáp ứng nhu cầu chung của xã hội là chức năng cung
cấp đáp ứng nhu cầu về hàng hoá công cộng nhằm phục vụ lợi ích chung mà nhà
nước theo đuổi và thông qua đó phục vụ công dân. Nhìn chung hàng hoá công do
nhà nước cung cấp không phụ thuộc vào khả năng thanh toán của của khách hàng
tiêu dùng, tức là giá cả không đưa ra tín hiệu đúng cho điều chỉnh mặt cung. Về
cơ bản, các loại hàng hoá công được cung ứng và sản xuất đều đảm bảo cho phép
tất cả các thành viên xã hội cùng sử dụng chung với nhau không cần phân chia
khẩu phần, không phụ thuộc nhiều vào số lượng người tiêu dùng và khả năng tiêu
dùng của người khác.
Có thể phân hàng hoá công do Nhà nước cung cấp làm hai loại: một loại là
hàng hoá công thuần tuý như: quốc phòng, chính quyền nhà nước, pháp luật có
tính quốc gia, bảo vệ môi trường, giáo dục cơ sở và nghiên cứu khoa học cơ
bản…, và một loại là hàng hoá công không thuần tuý (tức là mang tính chất tư)


như: cơ sở hạ tầng, sự nghiệp văn hoá, y tế, nghiên cứu ứng dụng khoa học, giáo
1
2

Khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Học viên Cao học, Trường Đại học Công nghệ Harbin, Trung Quốc


dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp…
Hàng hoá công thuần tuý có hai đặc tính: tính phi cạnh tranh trong tiêu dùng
và tính phi loại trừ. Tính phi cạnh tranh là chỉ bất cứ sự tiêu dùng nào của bất kỳ
cá nhân hay tập thể về loại hàng hoá đó đều không ảnh hưởng đến số lượng và
chất lượng của hàng hoá đó đến sự tiêu dùng của người khác, điều này có nghiã
là chi phí cận biên của hàng hoá công thuần tuý cho việc có thêm một người sử
dụng là bằng 0. Căn cứ vào nguyên tắc định chi phí cận biên thì khi Nhà nước
cung cấp hàng hoá công thuần tuý cho XH thì không nên thu phí trực tiếp đối với
người tiêu dùng. Mặt khác, nếu đem hàng hoá công thuần tuý để phân bổ tiêu
dùng theo định xuất hoặc hạn chế người sử dụng chúng thì giá thành là “cực đại”
và dường như điều này không thể thực hiện được. Vì vậy việc phân chia theo suất
hay khẩu phần cho người tiêu dùng là không cần thiết đối với hàng hoá công
thuần tuý, điều này có nghĩa là Nhà nước khó có thể thông qua phương thức thu
phí để đầu tư cho hàng hoá công thuần tuý mà chỉ có thể thông qua việc thu thuế
để bù đắp giá thành của nó.
Hàng hoá công không thuần tuý là loại hàng hoá vừa có tính chất của hàng
hoá công thuần tuý vừa có tính chất của hàng hoá tư nhân thuần tuý, tức là nó có
thể hội tụ không đủ hai tiêu chí nói trên hoặc sự kết hợp hai tiêu chí nói trên ở
giới hạn nhất định3, vừa có tính công cộng (tính lợi ích ngoại sinh), vừa có tính
cạnh tranh và tính có tính loại trừ. Tính công cộng và tính lợi ích ngoại sinh
chứng tỏ trong một phạm vi nhất định, thị trường không thể cung cấp toàn bộ
hàng hoá công không thuần tuý, hoặc nếu thị trường có cung cấp thì cũng không

hiệu quả, do đó đòi hỏi Nhà nước phải tham gia vào quá trình cung cấp các loại
hàng hoá đó. Điều này được lý giải như sau:
Nếu Nhà nước sử dụng giá cả thị trường cho các hàng hoá công cộng không
thuần tuý thì quá trình đào tạo nghề do khu vực tư nhân cung cấp sẽ không cần
phải tính đến lợi ích ngoại sinh của đào tạo nghề, mà họ chỉ dựa vào giới hạn giá
thành và lợi ích cận biên của họ để làm căn cứ cung cấp và phục vụ, điều này có
nghĩa là họ không cần tính đến sự ảnh hưởng đối với xã hội, sự tốt xấu đối với
người học, mà họ hoàn toàn dựa vào các quy luật kinh tế để tính toán việc đào tạo.
Nếu như vậy thì việc cung cấp dịch vụ đào tạo nghề về lượng sẽ thấp hơn so với
nhu cầu tối ưu của XH, vì chi phí đào tạo mà người học phải trả là quá cao, từ đó
3

Dẫn theo Vũ Thanh Sơn: “Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế và ngững vấn đề của Việt
Nam”, Luận án tiến sỹ, trang 17, Hà Nội 2007.


sẽ tạo nên những tổn thất lớn về phúc lợi. Mặt khác, tính cạnh tranh của sự tiêu
dùng hàng hoá công không thuần tuý chỉ rõ: sau khi vượt ra ngoài phạm vi nhất
định thì giá thành cận biên của nó tuyệt đối không bằng 0, vì nhất định phải do
thị trường cung cấp thông qua việc thu phí, nếu không sẽ là cung cấp miễn phí,
và như vậy sẽ dẫn đến sự tiêu thụ quá độ loại hàng hoá, dịch vụ này, và như vậy
cũng tạo ra những tổn thất lớn về phúc lợi. Hơn nữa, do hàng hoá công không
thuần tuý có đặc trưng là có tính biệt lập, vì vậy có căn cứ hiện thực cho việc thu
phí cho các hàng hoá đó.
Từ sự phân tích trên có thể thấy, giáo dục nghề nghiệp là một loại hàng hoá
công không thuần tuý, trong một phạm vi nhất định phải do Nhà nước cung cấp
miễn phí, giá thành của việc cung cấp đó có thể được bù đắp thông qua việc
cưỡng chế thu thuế, còn sau khi vượt quá phạm vi nhất định thì nên dựa trên
nguyên tắc định giá thành cận biên của thị trường để cung cấp dịch vụ.
2. Chức năng cơ bản của Nhà nước trong giáo dục nghề nghiệp trong

nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong
quản lý toàn bộ nền kinh tế và cung cấp hàng hoá cho xã hội (thông qua chủ thể
của mình là các doanh nghiệp nhà nước, các cơ sở sản xuất thuộc sở hữu nhà
nước). Tuy nhiên tính chất quan trọng của nhà nước còn phải tuỳ thuộc tính chất
của từng loại hàng hoá. Nếu là những loại hàng hoá tư nhân thì nhà nước không
cần thiết phải trực tiếp sản xuất mà nên để thị trường tự do tự chủ cung cấp
những loại hàng hoá này vì hiệu quả kinh tế là thế mạnh của khu vực tư nhân.
Hơn nữa, thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế, quyền sử
dụng đất, trợ cấp…, Nhà nước có thể hướng dòng tài chính dịch chuyển từ những
ngành có năng suất biên thấp đến ngành có năng suất biên cao hơn, và nhiệm vụ
sản suất hàng hoá cho xã hội có thể đạt được hiệu quả bởi “bàn tay vô hình” tự
điều tiết của thị trường.4
Giáo dục nói chung và giáo dục nghề nói riêng là loại hàng hoá có nhiều bất
đối xứng thông tin, có lợi ích ngoại sinh và là công cụ điều tiết thu nhập vì vậy
cơ chế kiểm soát chất lượng cũng như giá cả của nó phức tạp hơn nhiều. Chính
điều này làm cho việc quản lý đối với hàng hoá này khó khăn hơn, nhà nước cần
có những chính sách quản lý nó.
4

Phạm Đức Chính, Vai trò quản lý của Nhà nước trong giáo dục đại học – Góc nhìn từ lý thuyết kinh tế học, Kỷ
yếu hội thảo quốc tế “Chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục” Hà
nội 9, 10/12/2009.


Do mỗi quốc gia trên thế giới đều có những điều kiện về kinh tế, xã hội, lịch
sử, văn hoá khác nhau, vì vậy vai trò, chức năng của Nhà nước trong việc thúc
đẩy sự phát triển của ngành giáo dục nói chung và trong đào tạo nghề nói riêng
của nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung
Chính phủ mỗi quốc gia đều rất chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, và tìm

cách phát huy tác dụng chủ đạo của giáo dục, cụ thể được thể hiện ở 2 phương
diện sau:
Thứ nhất: Cung cấp kinh phí đào tạo: căn cứ vào chi phí đào tạo đối với mỗi
học sinh, nhà nước coi đó là một loại chi phí công cộng chuẩn. Và ở hầu hết các
quốc gia có nền kinh tế thị trường thì kinh phí đào tạo nghề thì nhà nước là người
cung cấp chính. Ví dụ ở Mỹ, trong những năm 90, các trường đại học cộng đồng
công lập chiếm gần 2/3, còn lại hơn 1/3 là các trường dân lập. Nguồn kinh phí
đào tạo của trường công lập chủ yếu lấy từ nguồn thuế của địa phương, từ nguồn
ngân sách chính phủ bang, từ nguồn tài trợ của chính phủ liên bang, từ nguồn học
phí của học sinh, ngoài ra còn hỗ trợ từ nguồn trợ cấp xã hội của chính phủ. Năm
1990 các trường dạy nghề công lập của bang Wisconsin (Mỹ) kinh phí đào tạo
45% là từ nguồn thuế của đại phương, 20% từ ngân sách chính phủ bang và liên
bang, 10% là từ nguồn thu học phí, phần còn lại là từ nguồn trợ cấp của xã hội và
nguồn thu nhập từ quá trình sản xuất của nhà trường.5
Thứ hai: Quản lý và điều tiết quá trình phát triển lĩnh vực đào tạo nghề nghề:
Đối với lĩnh vực đào tạo nghề nói riêng và giáo dục nói chung, Nhà nước cần
có những chính sách quản lý hiệu quả nhằm phát triển ngành giáo dục và đào tạo
nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Các biện pháp quản
lý chủ yếu cần tập trung vào việc quy hoạch, xác lập hành lang pháp luật cho quá
trình thu phí đào tạo, xây dựng và cung cấp những căn cứ kinh tế cho việc phát
triển đào tạo nghề; lập ra những quy phạm và điều chỉnh các quan hệ giữa các
ngành nghề và các loại hình đào tạo nghề; đổi mới các mục tiêu định hướng đào
tạo nghề theo nhu cầu của thị trường và tiếp cận thị trường dựa trên nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội trong tương lai. Đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay, để làm
được các việc này Nhà nước nên là chủ thể chính trong đầu tư đáp ứng những đòi
hỏi về nhu cầu nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
5

Trương Hương Cần, Dương Kim Tinh (Trung Quốc): “Nhà nước và Giáo dục trong nền kinh tế thị trường”, Tạp

chí thông tin Giáo dục, Số 1 năm 2001, trang 12.


Đặc biệt trong quá trình cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước
cần đầu tư xây dựng, nâng cấp thêm nhiều trường dạy nghề chính quy từ bậc
trung cấp nghề, cao đẳng nghề, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao
phục vụ nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Các chính sách cần tập trung vào việc khuyến khích những người sử dụng lao
động và các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, các tổ chức chính trị xã hội, các
hiệp hội, đoàn thể tham vào quá trình đào tạo, đầu tư xây dựng mới các trường
dạy nghề cho xã hội, thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Xây dựng những quy định về trách nhiệm xã hội của các trường đào tạo nghề
đối với sản phẩm đào tạo của mình; tăng cường mối quan hệ giữa trường đào tạo
nghề với doanh nghiệp sử dụng lao động, bảo đảm tính hiệu quả của việc đào tạo
được kéo dài, được kề thừa và tiếp nối đối với mỗi cá nhân người lao động; Xây
dựng cơ cấu đào tạo nghề linh hoạt, nâng cao và bảo đảm chất lượng của việc đào
tạo; tiếp tục sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện luật Dạy nghề vừa phù hợp với yêu
cầu phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tất cả người lao động được đào tạo đáp
ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động và xu thế phát triển của xã hội, vừa
phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã hội trong việc phát triển lĩnh vực đào
tạo nghề trong xã hội cũng như quốc tế.
Kết luận
Việc phát triển lĩnh vực đào tạo nghề, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ lao
động với đầy đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ khoa học kỹ thuật,
nghề nghiệp, năng động sáng tạo nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh – quốc phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, là trách nhiệm của
Nhà nước, của nhà trường và của toàn xã hội. Nhà nước với chức năng quản lý,
cần đứng ở góc độ kinh tế học để tiến hành dẫn dắt, định hướng cho sự phát triển
của nguồn nhân lực quốc gia, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tăng cường hợp tác
quốc tế trong đào tạo nghề, đưa hoạt động đào tạo nghề hội nhập với khu vực và

thế giới, từ đó nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, nắm bắt được những thời cơ
trong xu thế toàn cầu hoá.



×