Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.16 KB, 5 trang )

Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn,
Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Hương
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch học
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quốc Sử
Năm bảo vệ: 2013
Abtracts: Nghiên cứu tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn) từ đó đưa ra những đánh giá chung về điều kiện và tiềm năng phát triển du
lịch của huyện Sóc Sơn. Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch huyện Sóc Sơn, chỉ ra
những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch huyện. Từ đó đưa ra được những
giải pháp và đề xuất cho phát triển du lịch huyện Sóc Sơn trong tương lai. Kết quả nghiên
cứu của luận văn góp phần xây dựng và phát triển du lịch tại huyện Sóc Sơn và đề tài có
thể làm cơ sở nghiên cứu phát triển du lịch ở các quận, huyện khác của trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
Keywords: Phát triển du lịch; Tài nguyên du lịch; Du lịch; Hà Nội
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế về mặt địa lý, cách Hà Nội 30km
theo đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, có sân bay Quốc tế Nội Bài, có nhiều đầu mối
giao thông quan trọng.
Về cảnh quan thiên nhiên, Sóc Sơn là vùng đất gò đồi, có nhiều hồ nằm trên núi, phong
cảnh hữu tình là một tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơi cuối tuần. Bên cạnh
đó, Sóc Sơn còn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá gắn với các lễ hội truyền thống, trong đó
phải kể đến cụm di tích lịch sử đền Sóc gắn với lễ hội Gióng được UNESSCO công nhận là Di
sản thế giới phi vật thể nhân loại năm 2010 – là một tài nguyên vô cùng quí giá cho việc phát
triển du lịch tâm linh.


Hiện tại, Sóc Sơn đã và đang thực hiện một số dự án như: khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần


đền Sóc; khu dự án Lâm Viên; Tổ hợp khu du lịch và sân gôn Minh Trí; dự án xây dựng các khu
du lịch ở hồ Đồng Đò, Hàm lợn...Đây là những lợi thế cơ bản của huyện, nếu đặt Sóc Sơn trong
quan hệ mở với các quận, huyện khác và đặt Sóc Sơn trong xu thế bùng nổ về nhu cầu du lịch
nghỉ ngơi cuối tuần của dân cư nội thành Hà Nội thì Sóc Sơn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với
Thủ đô Hà Nội trong tương lai, khi thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung
tâm thương mại, dịch vụ phát triển, khi mật độ dân số tăng cao...
Năm 2012, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sóc Sơn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. Quy hoạch tổng thể huyện Sóc Sơn là cụm công nghiệp
và đô thị phát triển tầm cỡ có nhiều đóng góp cho phát triển chung của Hà Nội trong đó chú
trọng chuyển dịch ngành kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ là chính.
Để đảm bảo sự phát triển nhất quán trong phát triển kinh tế - xã hội trên điạ bàn huyện
nói riêng và sự thống nhất trong phát triển chung ngành du lịch của thành phố và quốc gia, đồng
thời, để đảm bảo tốt việc phát triển du lịch trên địa bàn theo hướng bền vững,việc nghiên cứu
phát triển du lịch Sóc Sơn là yêu cầu cần thiết nhằm phát triển du lịch Sóc Sơn thành ngành kinh
tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi
quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội” làm luận văn
Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu về phát triển du lịch huyện Sóc Sơn.
Do vậy, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có ý nghĩa gợi mở cho du lịch của huyện
Sóc Sơn phát triển. Luận văn tập trung vào việc xác định sản phẩm chính, mang tính đặc thù trên
cơ sở phát huy hiệu quả khai thác các tài nguyên du lịch một cách tối đa. Từ đó đưa ra được các
giải pháp và đề xuất hữu hiệu cho việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội” là
nhằm cụ thể hoá các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đối với phát
triển du lịch theo hướng bền vững và đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả, tạo cơ sở thống



nhất trong hoạt động quản lý, khai thác tiềm năng và kinh doanh du lịch của huyện, nâng cao vị
thế và sức cạnh tranh của du lịch Sóc Sơn đối với du lịch của thủ đô và du lịch của cả nước.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn) từ đó đưa ra những đánh giá chung về điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch của huyện
Sóc Sơn
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch huyện Sóc Sơn, chỉ ra những thuận lợi và khó
khăn trong phát triển du lịch huyện. Từ đó đưa ra được những giải pháp và đề xuất cho phát triển du
lịch huyện Sóc Sơn trong tương lai.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Là tất cả các yếu tố liên quan đến sự phát triển du lịch của huyện Sóc Sơn, đó là:
-

Tài nguyên du lịch (Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn);

-

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch;

-

Quản lý du lịch;

-

Sản phẩm du lịch;

-


Nhân lực du lịch.

* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các đối tượng thuộc địa giới toàn bộ địa lý hành chính
huyện Sóc Sơn, trong mối quan hệ với các vùng du lịch lân cận và du lịch Thủ đô Hà Nội.
- Về thời gian: Luận văn quan tâm đến tình hình phát triển du lịch huyện Sóc Sơn từ năm
2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu,
phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp bản đồ, phương
pháp phân tích tổng hợp và lấy ý kiến chuyên gia.


6. Đóng góp của luận văn
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch cho huyện Sóc Sơn nên
công trình có tính thực tiễn cho sự phát kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng
của huyện Sóc sơn.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng du lịch của huyện, thực trạng hoạt động du
lịch của huyện và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch
một cách hiệu quả.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Các điều kiện phát triển du lịch huyện Sóc Sơn
Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch huyện Sóc Sơn
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch huyện Sóc Sơn

References
1.
Trần Thúy Anh, (2011), Du lịch Văn Hóa – những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo

Dục Việt Nam.
2.

Nguyễn Đăng Duy,( 1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.

3.

Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Gióng, NXB Khoa học xã hội.

4.

GS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao
động - Xã Hội.

5.

Cao Đức Hải (2011), Quản lý lễ hội và sự kiện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.

Nguyễn Đình Huê, Vũ Văn Hiếu (1999), Du lịch bền vững, ĐHQG Hà Nội - Trường Đại
học Khoa học tự nhiên.

7.

Huyện ủy – UBND huyện Sóc Sơn (2010), Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn.

8.

GS Đinh Gia Khánh, GS.PTS Lê Hữu Tầng (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã

hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

9.

Thu Linh – Đặng Văn Lung, (1984), Lễ hội – truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.


10.

Luật Du Lịch (Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10)

11.

Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Sóc Sơn (2013), báo cáo năm 2013.

12.

Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Sóc Sơn, Báo cáo hoạt động văn hoá - thông tin năm
2013.

13.

Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, Báo cáo hoạt động kinh tế năm 2011.

14.

Trần Thế Pháp, (1961), Lĩnh Nam Chích Quái, Nxb Sài Gòn.


15.

Trần Đức Thanh (2006), Địa Lý Du lịch, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH QG Hà
Nội.

16.

Trần Đức Thanh, (1999), Nhập môn Du lịch, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

17.

Trần Ngọc Thêm, (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh.

18.

Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1992), Lịch sử huyện Sóc Sơn.

19.

Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội (2011), Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn.

20.

Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội (2011), Lễ hội truyền thống huyện Sóc Sơn.

21.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà

Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

22.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.



×