Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.83 KB, 2 trang )

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam
Nhóm nghiên cứu: Phạm Thị Thảo
Dương Minh Hiếu
Tống Mĩ Dung
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Tiến Ngọc
Giải thưởng: Giải nhì cấp trường
1. Về mặt lý luận:
Bài nghiên cứu đã phân tích và hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá tính bền vững
nợ nước ngoài của các tổ chức tài chính quốc tế như: Qũy tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng thế giới (WB); Phân tích và hệ thống hóa các tiêu chí giám sát an toàn
nợ nước ngoài của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đưa ra.
Đề tài đã sử dụng Mô hình Jaime De Pines mở rộng để đánh giá và dự báo tính
bền vững nợ nước ngoài ở Việt Nam. Đây là mô hình không chỉ xem xét sự tác
động của cán cân vãng lai (xuất khẩu và chuyển giao ròng, nhập khẩu), mà còn
tính đến sự ảnh hưởng của bội chi ngân sách tới tính bền vững nợ nước ngoài ở
Việt Nam. Yếu tố bội chi ngân sách không chỉ được kiểm định, mà còn có ảnh
hưởng nhất định đến mức độ bền vững của các khoản vay nợ của chính phủ.
2. Về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở những đánh giá phân tích tính bền vững nợ nước ngoài dựa trên các
tiêu chuẩn của IMF, WB cũng như các tiêu chí về giám sát an toàn nợ của Quốc
hội Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời điểm hiện tại, nợ nước ngoài của
Việt Nam nằm ở ngưỡng an toàn. Nếu tính thêm những khoản vay không có sự
bảo lãnh của chính phủ và những biến động về nợ trên thế giới trong những năm
gần đây thì nợ nước ngoài ở Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức độ rủi ro thấp.
Từ việc tính toán và chạy mô hình Jaime De Pines, kết quả cho thấy trong giai
đoạn hiện tại, tỷ lệ nợ trên xuất khẩu của Việt Nam nhỏ hơn 100%. Điều đó hàm
ý rằng, nợ nước ngoài của nước ta hiện nay nằm ở mức an toàn.
Sử dụng mô hình Jaime De Pines mở rộng, đề tài đã khảo sát, dự báo tính bền
vững nợ nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020. Để đảm bảo tính bao quát, nhóm
nghiên cứu đã tính toán 27 phương án khác nhau. Kết quả cho thấy, từ nay đến


năm 2020, Việt Nam sẽ có nguy cơ khủng hoảng nợ nếu như tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Và điều này có thể xảy ra sớm
nhất bắt đầu từ năm 2018. Như vậy, để đảm bảo tính bền vững nợ trong trung và
dài hạn, Việt Nam cần phải duy trì được tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ở mức
không vượt quá tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
3. Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu:
Trên cơ sở những phân tích đánh giá tính bền vững nợ nước ngoài ở Việt Nam
hiện nay và dự báo khả năng xảy ra khủng hoảng nợ trong tương lai, đề tài đã đề xuất
một số kiến nghị:
- Xây dựng chiến lược về vay nợ nước ngoài.
- Tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài: hệ thống
hóa các văn bản pháp chế về quản lý nợ nước ngoài, kiểm soát nợ nước ngoài, sử
dụng nợ nước ngoài có hiệu quả và hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài.
- Công khai và minh bạch hóa thông tin.
- Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, giám sát tài chính.


-

Giảm tình trạng thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai.
Hướng đến cân đối tiết kiệm – đầu tư.
Tăng cường quản lý việc vay nợ nước ngoài không được bảo lãnh.



×