Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.38 KB, 14 trang )

SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ,
ÁP DỤNG CHO BÀI LĂNG KÍNH VÀ THẤU KÍNH MỎNG –
CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thái Hưng
Sinh viên thực hiện : Trương Thị Chinh
Phùng Thị Nhàn
Đinh Văn Thiên
Lớp: QH2007S Vật lý
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác, tương tác giữa
người dạy và người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Vậy làm thế nào để luôn
có được sự tương tác hiệu quả giữa người dạy và học sinh trong quá trình dạy học? Để
làm được điều đó, trước tiên chúng ta phải có những phương tiện giao tiếp hiệu quả.
Một trong những phương tiện giao tiếp hiệu quả trong lớp học đó là việc đặt câu hỏi.
Đặt câu hỏi trong dạy học đặc biệt quan trọng trong các tiết học Vật lí. Bởi, Vật
lí là một môn học thực nghiệm, nghiên cứu sự vận động của thế giới vật chất, vì vậy
cần có sự tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của học sinh.
Gần đây, các đề tài về lĩnh vực đặt câu hỏi trong dạy học ở Việt Nam cũng
được nghiên cứu sâu rộng. Tiêu biểu là các hoạt động nghiên cứu tại Trường Đại học
Giáo dục – ĐHQGHN với nội dung “Dạy học với câu hỏi hiệu quả”. Các nhà giáo dục
của chương trình Dạy học cho tương lai của Intel nhấn mạnh vai trò của đặt câu hỏi:
“Đặt câu hỏi là trọng tâm của phương pháp dạy học tích cực. Điều quan trọng là phải
lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và thu hút các
em vào các cuộc thảo luận hiệu quả”. Nghệ thuật đặt câu hỏi là một trong những kỹ
năng cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học.
Trên thế giới, người nghiên cứu sâu đến vấn đề “câu hỏi hiệu quả cao trong dạy
học” là Ivan Hannel. Ông là tác giả của cuốn sách “ Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả
trong dạy học”. Nối tiếp nghiên cứu của cha mẹ ông trước đó 10 năm, Ông đã đưa ra
một lý thuyết gần như hoàn chỉnh về cách đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học. Ông
khẳng định “ Đặt câu hỏi hiệu quả cao là cách thức giúp học sinh tham gia tích cực vào


các hoạt động học tập”. Ông đưa ra đầy đủ các tác dụng, các quy tắc và các bước đặt
câu hỏi hiệu quả trong dạy học.


Ý tưởng của Ivan Hannel đã được sử dụng khá rộng rãi, hiệu quả ở nhiều nước.
Ý tưởng này cũng đã bắt đầu được nghiên cứu tới ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, chưa có những ứng dụng cụ thể, rõ nét ý tưởng này trong quá trình dạy học.
Tất cả những khía cạnh trên đã thôi thúc nhóm nghiên cứu chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu về đề tài “Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý, áp dụng cho
bài Lăng kính và thấu kính mỏng - Chương trình Vật lý 11 ban cơ bản”. Với mong
muốn đóng góp một cách thức sử dụng triệt để, sáng tạo ý tưởng của Ivan Hannel
trong quá trình dạy học Vật lý ở phổ thông. Từ đó nâng cao hiệu quả của các giờ dạy
vậy lý ở trường phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu quy tắc, các bước sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học
Vật lý.
 Áp dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học bài Lăng kính và Thấu kính
mỏng trong chương trình Vật lý 11 cơ bản.
 Dạy thực nghiệm hai bài trên sử dụng câu hỏi hiệu quả cao, đối chứng kết
quả đánh giá tính hiệu quả của câu hỏi hiệu quả cao. Từ đó nêu quan điểm về
sử dụng lý thuyết câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hanel trong dạy học Vật lý.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Câu hỏi hiệu quả cao, phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học.
 Quy trình đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý.
4. Khách thể nghiên cứu.
Học sinh lớp 11A, 11D, 11H và 11I trường THPT Chuyên Ngoại ngữ -Trường
ĐHNN.
5. Phạm vi nghiên cứu :
Áp dụng cho bài “Lăng kính” và “Thấu kính mỏng” – Vật lý 11 Cơ bản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

 Trình bày một ý tưởng sử dụng câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hannel – một
vấn đề đang được nghiên cứu sâu rộng tại trường Đại học Giáo Dục.
 Đề tài đóng góp vào các phương pháp dạy học nói chung và dạy học Vật lý
nói riêng.
7. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp Nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao của Ivan
Hannel, hệ thống hóa các khái niệm, các quan điểm và các cách thức đặt
câu hỏi.


- Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách tham khảo, internet các phương
pháp giảng dạy có sử dụng câu hỏi hiệu quả.
 Phương pháp thực nghiệm.
- Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong
dạy học Vật lý. Áp dụng cho hai bài Lăng kính và Thấu kính mỏng.
- Thực hiện giảng dạy bằng hai phương pháp để kiểm nghiệm tính hiệu quả
của nó.
 Phương pháp điều tra và phỏng vấn sâu.
Thực hiện ngay sau các tiết dạy, nhằm xem xét quan điểm người học có thấy
hiệu quả hơn so với phương pháp giảng dạy thông thường hay không.
 Phương pháp phân tích tổng hợp , xử lý số liệu.
-

Phân tích và tổng hợp các ý kiến đánh giá, nhằm đưa ra tính hiệu quả của
việc áp dụng đó vào dạy học vật lý ở trường THPT.

-

Từ đó đề xuất những giải pháp áp dụng để phát huy hiệu quả sử dụng câu

hỏi trong dạy học.

TỔNG QUAN
1. Tính thời sự.
Câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hannel đang được nghiên cứu tại các Trường Đại
học tại Việt Nam, tiêu biểu tại trường Đại học Giáo Dục – ĐHQGHN. Nhưng việc
nghiên cứu lý thuyết của Ivan Hannel vẫn chưa được triệt để và có tính phổ thông.
Với nghiên cứu sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý – một vấn đề mới
mẻ tại Việt Nam hiện nay, chúng em mong muốn được nghiên cứu tập trung vào các
vấn đề sau :
 Nghiên cứu quy tắc, các bước sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học
Vật lý.
 Áp dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học bài Lăng kính và Thấu kính
mỏng trong chương trình Vật lý 11 cơ bản.
 Dạy thực nghiệm hai bài trên sử dụng câu hỏi hiệu quả cao, đối chứng kết
quả đánh giá tính hiệu quả của câu hỏi hiệu quả cao. Từ đó nêu quan điểm về
sử dụng lý thuyết câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hanel trong dạy học Vật lý.


2. Cơ sở lý luận
2.1. Câu hỏi hiệu quả cao.
Câu hỏi trong dạy học là linh hồn của tiết học. Câu hỏi trong dạy học chính là
vấn đề giáo viên đặt ra trên cơ sở logic bài dạy, yêu cầu học sinh thực hiện dựa trên
nền tảng kiến thức sẵn có nhằm hoàn thành mục tiêu bài học.
Câu hỏi trong dạy học có vai trò cực kỳ quan trọng: tạo môi trường giao tiếp; tạo
môi trường học tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học;
đồng thời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người học.
Thuyết phân loại của Bloom thường gắn kết với chiến lược đặt câu hỏi. Nhưng
có ít giáo viên có thể áp dụng được những kiến thức đó khi hỏi học sinh. Đi tiếp con
đường của cha mẹ ông, Ivan Hannel đã ứng dụng thành công phân loại Bloom vào

việc đặt câu hỏi hiệu quả cao, đặt tên là HEQ.
Sau khi nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách báo nhóm nghiên cứu đưa ra khái
niệm về HEQ như sau:
- Câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học là câu hỏi hướng tới sự phát triển khả
năng tư duy phê phán và sáng tạo của người học, phù hợp với môi trường
dạy học và có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học nhằm hình thành
nên các khái niệm hoàn chỉnh (đáp ứng yêu cầu mục đích người học)
- Câu hỏi hiệu quả cao là một hệ thống các câu hỏi cho một bài học, được đặt
ra theo các bậc nhận thức Bloom; nhằm mục đích hình thành và phát triển
khả năng tư duy phê phán và sáng tạo cho người học.
2.2. Các tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của câu hỏi.
Câu hỏi hiệu quả cao theo Ivan Hannel được xác định bởi các yếu tố:
- Chất lượng câu hỏi, mục đích của câu hỏi do người dạy đặt ra cho học sinh.
- Chất lượng câu trả lời của học sinh: Có 3 tiêu chuẩn đánh giá câu trả lời của
một học sinh cho một câu hỏi: Mức đặc trưng/cụ thể; Sự hoàn thiện ; Sự
đánh giá/minh chứng.
- Mức độ hứng thú với các câu hỏi và cuối cùng là mức độ kiến thức học sinh
thu nhận được sau tiết học.
Vì vậy, câu hỏi hiệu quả cao không chỉ là một câu hỏi độc lập mà đó là một hệ
thống các câu hỏi. Hệ thống câu hỏi này kích thích được khả năng tư duy phê phán
sáng tạo của người học.


2.3. Quy tắc đặt câu hỏi của Ivan Hannel.
Theo Ivan Hannel, việc đặt câu hỏi được xây dựng dựa trên 7 quy tắc. Các quy
tắc này dựa trên những đặc điểm tâm lí của học sinh và môi trường dạy học.
Quy tắc 1: Học sinh đến trường là để học tập và chúng bắt buộc phải học.
Nếu chúng ta chỉ lên lớp và mong đợi các học sinh của mình tự giác tham gia
vào bài học thì đó là một sai lầm. Nếu không phải tồn tại các kỳ thi thì có lẽ học sinh
tới trường chỉ để gặp mặt chuyện trò.

Vì vậy giáo viên hãy tương tác và hỏi tất cả các em học sinh trong lớp dù chúng
giơ tay hay không giơ tay.
Quy tắc 2: Học sinh là những người chưa được giáo dục, rèn luyện đầy đủ, chứ không
phải thiếu đầu óc suy nghĩ; chúng không hoạt động chứ không phải đã chết!
Theo thống kê , 90% học sinh có một bộ óc khoẻ mạnh, có thể tham gia hoạt
động ở mức chấp nhận được hay ở mức cao trong các hoạt động mang tính học thuật.
Do đó hãy hỏi học sinh cùng một lượng câu hỏi có chất lượng như nhau; chọn câu hỏi
rồi chọn học sinh trả lời.
Qui tắc 3: Chúng tôi cho rằng chiều sâu của câu hỏi tạo ra những kết quả khác nhau.
Mục đích của việc đặt câu hỏi hiệu quả là kích thích tư duy phê phán của học sinh.
Kết quả của hoạt động tư duy phê phán thể hiện khác nhau tùy theo chất lượng câu hỏi
đặt ra. Vì vậy hỏi nhiều câu hỏi và cố tránh kể chuyện, gợi ý, giúp đỡ hay những hình
thức dạy học không đặt câu hỏi khác.
Quy tắc 4: Sự chứng minh cũng quan trong như câu trả lời được đưa ra.
Để thực hiện ngyên tắc này Giáo viên hãy đề nghị học sinh đánh giá câu trả lời
của bạn , đưa ra lí do cho câu trả lời của mình
Quy tắc 5: Duy trì môi trường đặt câu hỏi tích cực và thúc đẩy nó.
Nguyên tắc này không chỉ được lưu ý trong các giờ học sử dụng câu hỏi mà còn
cần chú ý với tất cả các phương pháp dạy học, nghĩa là tạo được sự chú ý và duy trì
hứng thú của học sinh trong suốt giờ học.
Hãy hỏi với giọng trung tính, khẳng định, tránh câu hỏi cường điệu.
Quy tắc 6: Đặt câu hỏi có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên
Một câu hỏi ngẫu nhiên có thể không đúng hay không phù hợp với hệ thống câu
hỏi của bài học làm cho sự hình thành kiến thức của học sinh thêm khó khăn
Do vậy giáo viên không nên hỏi vì mục đích suy đoán.
Quy tắc 7: khi học sinh trả lời "Em không biết" đa phần là một cách trốn tránh sự
tham gia vào bài học.
Hãy hỏi 1 - 3 hay nhiều câu hỏi hơn thế sau khi nhận được câu trả lời. "Em không
biết".



2.4. Các bước đặt câu hỏi của Ivan Hannel.
Bước 1: Đặt tên (ứng với bậc 1: nhớ của phân loại Bloom)
- Thao tác đầu tiên của tư duy có phê phán trong HEQ là đặt tên, xác định hay
tìm thông tin chính trong các nội dung.
- Đây là một kỹ năng tư duy bậc thấp
Ví dụ: Các em đã đọc được gì về bài học ngày hôm nay của chúng ta?

Bước 2: Liên kết (ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)
Bước 2 trong trật tự đặt câu hỏi là yêu cầu học sinh liên kết, suy luận, so sánh,
đối chiếu và nhận ra những sự rời rạc trong nội dung.
Do đó, bước 2 là bước liên kết các chương, phần, mục.
Ví dụ: Vì sao ta tính toán được như vậy với vật lý ?
Bước 3: Thứ tự, trật tự, phân loại, nhóm họp, tóm tắt trước và tổng hợp
(ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)
Các câu hỏi trong bước 3 yêu cầu học sinh sắp xếp theo thứ tự, trật tự,phân loại
hay tóm tắt trước một loạt các ý hay một phần nội dung.
Ghi chú: Ba bước đầu tiên trong 7 bước giúp cho học sinh đi từ bước cơ bản đặt tên
cho các ý đến kết hợp cả chu trình hay các quá trình. Một cách khác để kết hợp là đi
từ bộ phận đến tổng thể.
Bước 4 (ứng với bậc 2 Áp dụng của phân loại Bloom)
Bước 4 áp dụng cho việc giúp học sinh giải mã, hiểu hay đơn giản tìm ra một câu
hỏi kiểm tra viết hỏi gì. Trong khi bước 1, 2 và 3 nhằm vào nội dung của bài học, bước
4 được áp dụng khi bạn gặp phải các câu hỏi kiểm tra viết, câu hỏi ôn tập.
Bước 5: Mã hóa, trả lời
(Ứng với bậc 2: Áp dụng của phân loại Bloom)
Trong bước 5 học sinh được đề nghị lựa chọn hay trả lời cho các câu hỏi viết mà
các em đã giải mã trong bước 4. Nếu bước 4 là "câu hỏi muốn hỏi gì và tại sao bạn cho
là như thế?" Thì bước 5 là "câu trả lời của bạn là gì và tại sao bạn lựa chọn câu trả lời
đó?”



Bước 6: Áp dụng, chẩn đoán, dự án và khái niệm hóa
(Ứng với bậc 3: Áp dụng của phân loại Bloom)
Bước 6 là yêu cầu học sinh áp dụng, dự đoán, thay đổi hay sử dụng những gì đã
được học trong bài học vào một hoàn cảnh mới và khác biệt. Một vài ví dụ mẫu về các
câu hỏi trong bước 6 là:
- Bạn sử dụng điều này trong một ngữ cảnh khác như thế nào?
- Bạn sẽ áp dụng phần kiến thức này cho cuộc sống của riêng bạn ra sao?
Bước 7: Tóm tắt và kết luận
(Ứng với bậc 4: Tổng hợp và bậc 5: Đánh giá của phân loại Bloom)
Bước 7 yêu cầu học sinh làm một bản tóm tắt cuối cùng về những gì các em đã
học trong bài học hay trong tiết học. Bước 7 có thể nói đơn giản là hỏi học sinh "Các
em có hiểu gì trong tiết học ngày hôm nay?". Mục tiêu của bước 7 là tóm tắt nội dung
đã cho và khiến học sinh nhận ra sự liên kết giữa các kiến thức đã học.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
1. Áp dụng soạn câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý.
Với việc sử dụng ý tưởng về đặt câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hannel, nhóm
nghiên cứu đã có một phương pháp luận để có thể nghiên cứu, áp dụng xây dựng quy
trình đặt câu hỏi hiệu quả cao cho dạy học Vật lý nói riêng.
Việc dạy học Vật lí và các phương pháp dạy học Vật lí được chia theo các nội
dung của bài học như: dạy khái niệm Vật lý, dạy các đại lượng Vật lý, dạy các định
luật Vật lý, dạy các thuyết Vật lý, dạy ứng dụng kĩ thuật của Vật lý, dạy bài tập Vật lý,
dạy thí nghiệm Vật lý. Mỗi nội dung có những đặc trưng đặc thù riêng về phương pháp
dạy.
1.1. Dạy học các khái niệm Vật lý.
Sử dụng phương pháp cho học sinh quan sát các hiện tượng Vật lý. Vì vậy, theo
nhóm nghiên cứu phần đầu này chúng ta sử dụng các câu hỏi bước 1, 2, 3.
Các khái niệm vật lý được hình thành và hoàn thiện dần theo bậc học. Học sinh
ngày càng hiểu rõ nội hàm của các khái niệm. Do đó phần này có thể sử dụng câu hỏi

bước 6,7.
1.2. Dạy học các đại lượng Vật lý:
Một đại lượng Vật lý bao giờ cũng có mối quan hệ với các đại lượng khác bằng
một công thức toán cụ thể. Do vậy, phần này sử dụng chủ yếu câu hỏi bước 4,5.


1.3. Dạy học các định luật Vật lý:
Tổ chức quá trình dạy học nhằm hình thành ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề.
Hình thức dạy học
Cách giải quyết
Bậc CH được áp dụng
Nêu vấn đề

Đưa ra các nhận định ban đầu, những thí
nghiệm có vấn đề để cho học sinh phán
đoán, tìm hiểu, xem xét, đánh giá.

Dùng câu hỏi bậc 1,2
vào phần này.

Giải quyết vấn đề

Tiến hành các công việc có liên quan đến
những ý tưởng trong phần nêu vấn đề.

Tiếp tục đưa ra câu hỏi
bậc 2.

Tổng kết


Tóm lược lại các vấn đề đã được thực
hiện.

Áp dụng chủ yếu là câu
hỏi bậc 3.

Áp dụng

- Áp dụng đặt câu hỏi cho các bài tập sử
dụng định luật.
- Với phần ứng dụng thực tế.

Áp dụng các câu hỏi
bước 4, 5
Áp dụng CH bước 6,7

1.4. Dạy học các thuyết Vật lý:
Trong dạy học các học thuyết cần phải dần dần từng bước xây dựng cho học sinh
những quan điểm của học thuyết đó, quá trình thường theo các bước sau:
Hình thức dạy học
Bậc CH được áp dụng
Tìm hiểu những cơ sở của thuyết

Chúng ta sử dụng câu hỏi bước 1,2

Xây dựng hạt nhân của thuyết
Vận dụng hạt nhân của thuyết:

Chúng ta sử dụng câu hỏi bước 4,5,6,7
Chú trọng vào khải năng dự đoán định tính của

học sinh do vậy sử dụng nhiều câu bước 6,7.

1.5. Dạy học những ứng dụng kỹ thuật của Vật lý:
Hình thức DH Cách giải quyết

Bậc CH được áp dụng

Bước 1

Cho học sinh quan sát thiết bị gốc (nếu có Phần này sử dụng câu
thể) . trình bày các mục đích sử dụng của nó
hỏi chủ yếu bước 1,2

Bước 2

Nghiên cứu cấu tạo của thiết bị gốc để đưa ra Chúng ta sử dụng câu
mô hình của nó (có thể là mô hình hình vẽ hỏi bước 2, 3
hay mô hình vật chất chức năng).

Bước 3

Sử dụng mô hình để giải thích nguyên tắc Sử dụng câu hỏi bước
hoạt động của thiết bị trên cơ sở vận dụng các 2,3,6,7
mối quan hệ nhân quả và các mối quan hệ có
tính quy luật về Vật lí đã biết.


1.6. Dạy các bài tập Vật lý:
Trong phần này chúng ta sử dụng các câu hỏi chủ yếu là bước 4, 5.
1.7. Dạy học thí nghiệm Vật lý:

Trong phần dạy học các thí nghiệm, thường được lồng ghép trong các bài học
Vật lý (trừ tiết học Thực hành). Vì vậy chúng ta cũng thường dùng câu hỏi bước 1,2.
2. Các bƣớc soạn giáo án Vật lý sử dụng câu hỏi hiệu quả cao. Các bước lập giáo
án bài dạy sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài dạy (theo phân bậc nhận thức Bloom): nghiên
cứu về kiến thức nền của người học như thế nào? Đồng thời bám sát chuẩn kiến thức
kỹ năng của Bộ giáo dục đã ban hành cho chương trình Vật lý trung học phổ thông.
Thứ hai: Xác định logic kiến thức trong bài học (khi phân tích giáo án, ta phải
đưa ra được logic của bài học cho học sinh) chú ý: bám chặt vào đặc thù của từng nội
dung một (khái niệm,...) bám sát mục tiêu bài dạy. Đồng thời phải dựa trên điều kiện
cơ sở vật chất của trường học.
Thứ ba: Xác định phương pháp dạy học (thí nghiệm, thuyết trình, hoạt động
nhóm...) dựa trên việc xác định được logic bài giảng.
Thứ tư: Xây dựng hệ thống câu hỏi HEQ sử dụng trong bài dạy tuân thủ các
nguyên tắc ở trên đồng thời phù hợp với logic và phương pháp đã lựa chọn.
Lưu ý: Theo lý thuyết HEQ chúng ta không thể nhảy bậc câu hỏi. Tuy nhiên khi
ứng dụng vào vật lý, chúng tôi thấy rằng, trong một tiết học Vật lý, có thể có rất nhiều
nội dung được truyền tải: như khái niệm; định lý; định luật. Vì vậy giáo viên không thể
cứ tuân thủ 7 bước đặt câu hỏi HEQ để dạy từng nội dung, mà phải biết kết hợp các
nội dung trong từng bước câu hỏi và kiến thức cần đạt tới phù hợp mục tiêu đã đặt ra.
3. Ví dụ về HEQ sử dụng trong dạy bài Lăng kính- lớp 11 Ban cơ bản:
CH1: Có bạn nào biết vật cô đang cầm trên tay là dụng cụ gì không ? – Lăng kính.
CH2: Vậy có ai biết tác dụng của dụng cụ này không nhỉ ? – Phân tích ánh sáng.
CH3: Hãy nêu những hiểu biết của em về ánh sáng mặt trời ?
Ánh sáng mặt trời qua lăng kính sẽ thu được chùm sáng nhiều màu, hiện tượng này sẽ
được nghiên cứu rõ ở lớp 12, tuy nhiên để có thể hiểu tại sao lại có hiện tượng trên,
chúng ta cùng đi nghiên cứu về lăng kính.


CH4: Quan sát lăng kính cô cầm trên tay, hãy mô tả lăng kính?

Câu hỏi mở rộng: Nếu có một hộp nhựa hình lăng trụ tam giác rỗng, bên trong đổ đầy
nước thì có tạo nên một lăng kính không? Vì sao?
CH5: Chiếu xiên góc một chùm tia tới từ không khí vào mặt bên của lăng kính, có
hiện tượng gì xảy ra?
CH6: Theo định luật khúc xạ ánh sáng ta có cả tia tới, tia khúc xạ đều nằm trong mặt
phẳng tới, hay chúng đồng phẳng? Vậy khi ta vẽ đường đi của một tia sáng qua lăng
kính, ta có nên vẽ cả lăng kính không? Mà nên vẽ như thế nào?
CH7: Vậy một em nhắc lại cho cô về những điều đã biết về lăng kính?
Câu hỏi bước 1: C1, C2, C3
Câu hỏi bước 2: C4,C5,C6
Câu hỏi bước 3: C7
Câu hỏi bước 6: Câu hỏi mở rộng
4. Thực nghiệm và phân tích kết quả.
Ứng dụng quy trình xây dựng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý và các
bước lập giáo án sử dụng câu hỏi hiệu quả cao ở trên, nhóm nghiên cứu đã soạn thảo
giáo án bài Lăng kính, bài Thấu kính mỏng (tiết 1). Sử dụng hai giáo án trên giảng
dạy thực nghiệm đồng thời giảng dạy với giáo án thường để đối chứng kết quả.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành giảng dạy tại 2 lớp thực nghiệm là lớp 11H và
11A, và 2 lớp đối chứng với phương pháp giảng dạy thông thường là lớp 11I và 11D
trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN.
Với điểm chú ý là chất lượng học sinh tại các lớp với chuẩn đầu vào là như
nhau, không có sự chênh lệch đáng kể về trình độ giữa các lớp. Và điểm tổng kết môn
Vật lý của hai các lớp học kỳ I năm học 2010 – 2011 là tương đương nhau. (tổng kết
của học sinh thấp nhất tại 2 lớp là 7.4 và 7.5).
4.1. Kết quả điều tra phỏng vấn.
Sau khi hai thành viên trong nhóm nghiên cứu là Phùng Thị Nhàn và Trương Thị
Chinh giảng thực nghiệm tại hai lớp 11H và 11A, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
phỏng vấn trực tiếp, ghi video cuộc phỏng vấn 3 học sinh thuộc lớp 11H và lớp 11A.
Em Nguyễn Ngọc Thảo lớp 11H, cho biết : “Tiết học rất thú vị. Cô giáo Nhàn
tự tin và giảng bài lôi cuốn. Cách giảng bài sử dụng nhiều câu hỏi như vậy rất hay vì

học sinh được tham gia vào bài học nhiều hơn. Cô giáo nên đặt nhiều câu hỏi khó hơn
nữa để học sinh được tư duy nhiều hơn”.


Em Trịnh Minh Khuê lớp 11A cho biết như sau : “Cô giáo Chinh dạy bài rất tự
tin và lôi cuốn. Học sinh được tập trung và suy nghĩ từ đầu đến cuối. Số lượng câu hỏi
cô đặt ra trong bài học tuy nhiều nhưng liên kết chặt chẽ từ câu này sang câu khác và
dẫn dắt chúng em đi tìm ra kiến thức cuối cùng. Câu hỏi Cô giáo đặt ra rất hay.
Chúng em không thường được giảng như vậy.Cô nên cười nhiều hơn và đặt nhiều câu
hỏi khó hơn. Em rất thú vị sau khi học tiết học này”.
4.2. Điều tra bằng bảng hỏi.
Sau tiết dạy, nhóm đã lấy ý kiến phản hồi của tất cả học sinh 2 lớp thực nghiệm
và hai lớp đối chứng về tiết học ngày hôm đó. Qua phần mềm SPSS nhóm đã tiến hành
khảo xử lý số liệu để phân tích .

Kết quả như sau số học sinh cảm thấy tiết học rất hay, thú vị chiếm 25/53 học
sinh,tức chiếm 58.1%. Số học sinh cảm thấy bài học hay và dễ hiểu chiếm 30.2% (với
bài dạy Lăng kính). Điều đó cho thấy phần đa số học sinh cảm thấy tiết học rất hứng
thú. Hầu hết học sinh đã xác định được trọng tâm của bài, chiếm 90,7%. Qua đó có thể
thấy, hệ thống câu hỏi được đặt ra đã tập trung, xoáy sâu vào phần kiến thức trọng tâm
của bài. Đánh giá sự hứng thú của học sinh, học sinh đa số đều khẳng định muốn học
với cách dạy như trên với 93% tổng số học sinh cả lớp.
4.3. Đánh giá bằng bài kiểm tra 10 phút.
Đến tiết học tiếp theo sau bài 28, bài 29 , nhóm thực hiện bài kiểm tra 10 phút
với phạm vi kiến thức trong bài học trước đó tại 4 lớp đã chọn thu được kết quả cụ thể
về tính hiệu quả của hai giờ dạy với hai phương pháp khác nhau.


Điểm
Lớp

11A
11D

5
0
3

Bảng 1. so sánh kết quả điểm kiểm tra của hai lớp :
Điểm
Lớp
5
6
7
8
6
7
8
9 10
11H
0
0
8 15
2
4 14 11
8
11I
5 11 12
5
13 15
6

6
1

9
14
6

10
12
1

Biểu diễn phân bố kết quả bài kiểm tra của hai lớp.

Nhìn biểu đồ, ta có thể thấy ngay: Điểm của lớp 11A là lớp thực nghiệm với
điểm số 5 và 6 tương đối ít; điểm 7, 8, 9, 10 chiếm trọng số nhiều. Ngược lại lớp 11D
trọng số cao rơi vào điểm số 6,7; điểm 8,9,10 tương đối ít.
Qua hai đồ thị cho thấy: Kết quả của lớp 11H không có điểm trung bình 5 và 6;
điểm số 7, 8, 9, 10 chiếm đa số và đồng đều.Trong khi đó, điểm của lớp 11I chiếm
trọng số 5, 6, 7 điểm tương đối nhiều; điểm 8, 9 tương đối ít.
Như vậy với đối tượng học sinh như nhau, kết quả kiểm tra đã cho thấy chất
lượng của bài dạy ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với ở lớp đối chứng.
Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn sự khác biệt này, nhóm tiến hành thực hiện
kiểm định thống kê T-test về sự sai khác giá trị trung bình điểm số của các lớp bằng
phần mềm SPSS.
Bảng 2: Group Statistics (Bảng giá trị trung bình )

DIEM

LOP


N

Mean

Std.
Deviation

Std. Error
Mean

THUC
NGHIEM

40

9.0750

.94428

.14930

DOI CHUNG

44

6.9318

1.20845

.18218


Qua kết quả thống kê toán học, chúng ta thu được điểm số trung bình của lớp
thực nghiệm là 9.0750 và điểm trung bình của lớp đối chứng là 6.9318. Như vậy, có
thể khẳng định được tất cả các kết quả điều tra ở trên là hoàn toàn chính xác và có thể
đưa ra kết quả cuối cùng.


Qua phép kiểm định T test của cả hai lần thực nghiệm đều xảy ra với trường
hợp không bằng nhau về phương sai. Đồng thời, hệ số có ý nghĩa đều dưới 0.05 (Thỏa
mãn giá trị cho phép). Do vậy, có thể khẳng định sự sai khác trên là có ý nghĩa.
Bảng 8: Independent Samples Test (Kết quả kiểm tra T - test)
Levene's
Test for
T-test for Equality of Means
Equality of
Variances

F

Sig.

T

df

95%
Confidence
Std.
Sig.
Mean

Error Interval of the
Difference
(2- Differenc Differe
tailed)
e
nce Lower Upper

Equal
variances 1.129 .291 8.993 82
.000
assumed
DIEM
Equal
variances
9.099 80.246 .000
not assumed

2.14318 .23831

1.6691 2.6172
1
5

2.14318 .23555

1.6744 2.6119
5
1

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã:
1. Hệ thống ý tưởng câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hanel về đặt câu hỏi hiệu quả cao
trong dạy học. Áp dụng ý tưởng sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý,
xây dựng quy trình sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học Vật lý. Thiết kế bộ câu
hỏi hiệu quả cao trong dạy học bài Lăng kính và Thấu kính mỏng. Tiến hành thử
nghiệm trên các lớp THPT để kiểm chứng tính hiệu quả của việc áp dụng câu hỏi
hiệu quả cao trong dạy học Vật lý.
2. Trong khi thiết kế giáo án sử dụng câu hỏi hiệu quả cao, nhóm nghiên cứu đã
không tuân thủ một cách trình tự các bước tiến hành đặt câu hỏi HEQ. Nhưng
nhóm đã dựa trên đặc thù của môn học Vật lý với các nội dung kiến thức như dạy
khái niệm, dạy định nghĩa, dạy định luật, dạy định lý…mà thiết kế câu hỏi hiệu quả
cao dành cho từng phần khác nhau. Như vậy nhóm đã đề xuất một ý tưởng sử dụng
câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hanel trong dạy học Vật lý.


3. Chúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong cùng một bài dạy. Làm
được như vậy sẽ làm cho tiết học không bị nhàm chán, học sinh được tham gia vào
các nội dung học tập do người dạy triển khai, học sinh sẽ hứng thú hơn vào bài
học. Tóm lại, câu hỏi hiệu quả cao vẫn được triển khai trong bài dạy và được sử
dụng trong các phương pháp dạy học khác.
Với thành công của đề tài này, chúng em mong muốn mỗi sinh viên sư phạm,
mối giáo viên phổ thông sẽ được tiếp cận và thực hiện phương pháp dạy học bằng bộ
câu hỏi hiệu quả cao được thiết kế theo một phương pháp chặt chẽ. Làm được như vậy,
có nghĩa là chúng ta đang ngày càng làm cho khoảng cách giữa tri thức khoa học với
tầm hiều biết của học sinh trở nên ngắn lại, làm cho vấn đề trở nên đơn giản hơn, làm
cho học sinh có thể hiểu được rằng, tất cả những gì bí ẩn trong khoa học cũng có sự
liên hệ chặt chẽ và logic với nhau. Nhóm nghiên cứu mong muốn những đóng góp của
đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ là tài liệu hữu ích cho tất cả các đối tượng. Và hơn
thế nữa, đề tài này sẽ được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để có thể ngày một phát triển
hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Kim Chung, Chương trình và Phương pháp và dạy học Vật lý, Khoa Sư
phạm, Trường Đại học Giáo dục 2010.
2. Ivan Hannel, Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học , 2009.
3. Madeleine Roy và Jean – Marc Denomme’, Tiếp cận khoa học thần kinh trong dạy
và học (Sư phạm tương tác).
4. Dạy học với câu hỏi hiệu quả, Tài liệu trong Hội thảo khoa học Trường Đại học
Giáo dục, tháng 12 năm 2010.
5. Phương pháp và công nghệ dạy học, Khoa Sư phạm - Trường Đại học Giáo dục.
6. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học – Nhà xuât bản ĐHQGHN.
7. TS. Lê Văn Hảo, Sổ tay phương pháp dạy học và đánh giá
8. Nguyễn Thuý, 5 loại câu hỏi cơ bản thường sử dụng trong dạy học.
9. Basic Theory and Instructional Structures “Questions-and-the-use-of-questions-inthe-process-of-teaching” In Critical Thinking Handbook
10.
11. www.intel.com.vn
12. />13. />14. />


×