Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DSpace at VNU: Tác động của tự do kinh tế đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.25 KB, 2 trang )

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NCKH
Tên đề tài: Tác động của tự do kinh tế đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp Việt
Nam
Tên tác giả: Đoàn Ngọc Diệu Hằng - QH-2009-E KTĐN CLC
Phạm Đức Thắng - QH-2008-E KTĐN
Bùi Thị Hoài Trang - QH-2008-E KTĐN
Giáo viên hướng dẫn: TS.Hà Văn Tuấn
Giải thưởng: Khuyến khích cấp trường
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm ra tác động của Tự do kinh tế (được đánh giá bởi 10 chỉ số: Tự do kinh doanh, Tự do đầu tư, Tự
do tài chính, Tự do tài khóa, Tham nhũng, Quyền sở hữu tài sản, Tự do thương mại, Quy mô Chính phủ, Tự
do tiền tệ và Tự do lao động) đối với dòng vốn FDI tại Việt Nam và tìm ra những yếu tố có tác động mạnh
mẽ nhất. Từ những phân tích thu được cùng với việc xem xét và so sánh với trường hợp của các nước Ấn Độ
và Trung Quốc để đưa ra nhận xét và gợi ý chính sách thích hợp cho việc thu hút FDI tại Việt Nam.
Kết cấu đề tài:
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương nội dung chính cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu. Chương này đưa ra những kiến thức
cơ bản về FDI và tự do kinh tế dựa trên cơ sở các lí thuyết kinh tế cũng như tình hình thu hút FDI và tự do
kinh tế ở Việt Nam theo các số liệu thực nghiệm.
Chương 2: Phân tích tác động của tự do kinh tế tới thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam. Dựa trên cơ
sở lí thuyết từ chương 1, trong phần này, nghiên cứu sẽ phân tích làm rõ tác động của tự do kinh tế tới FDI
trong điều kiện Việt Nam. Thêm vào đó, trong phần này nhóm cũng xem xét trường hợp của hai cường quốc
về thu hút FDI là Ấn Độ và Trung Quốc để làm rõ thêm trường hợp Việt Nam và xây dựng mô hình kiểm
nghiệm tác động của tự do kinh tế tới FDI, kèm theo giải thích các biến và các dữ liệu liên quan.
Chương 3: Dựa trên những kết quả đánh giá và phân tích trên, nhóm đề xuất một số giải pháp và gợi
ý chính sách nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời
gian tới.
Kết quả nghiên cứu:
1.
Những đóng góp của đề tài cho khoa học
Nghiên cứu đã hoàn thành được mục tiêu lớn nhất là chỉ ra tác động của tự do kinh tế tới dòng vốn


đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Cụ thể hơn là chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của tự do
kinh tế tới dòng vốn FDI. Đi sâu hơn nữa, nghiên cứu đã tìm ra yếu tố Tự do thương mại là yếu tố có ảnh
hưởng tích cực lớn nhất đối với dòng vốn FDI trong tổng số 10 yếu tố của tự do kinh tế.
Đề tài lần đầu tiên đề cập tới mối quan hệ giữa tự do kinh tế và FDI tại Việt Nam với mẫu số liệu từ
năm 1995 tới 2011. Với những kết quả về lý luận được kiểm nghiệm bởi mô hình thu được, nghiên cứu sẽ
đóng góp thêm phần nhỏ trong nền tảng nghiên cứu về FDI và tự do kinh tế ở Việt Nam.
Quan trọng hơn, nghiên cứu đã đặt nền móng về cơ sở lí thuyết cho các nghiên cứu sau này về tự do
kinh tế ở Việt Nam.
2.
Những đóng góp của đề tài cho thực tiễn
Từ những kết quả thu được, kết hợp với những lý luận trước đây về thúc đẩy FDI trong và ngoài
nước, nhóm nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp, khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện mức độ thu hút
dòng vốn FDI vào Việt Nam dựa trên việc mở rộng năng lực tự do kinh tế.


Thêm vào đó, nghiên cứu đã chứng minh được chiều hướng và cường độ tác động của từng yếu tố tự
do kinh tế đến FDI, từ đó xây dựng thứ tự ưu tiên trong các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.



×