Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP BÓN PHÂN NÂNG CAO SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN VƯỜN CÂY CAO SU TẠI DẦU TIẾNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

NGUYỄN CHÍ THÂN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP BÓN PHÂN NÂNG CAO
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN VƯỜN
CÂY CAO SU TẠI DẦU TIẾNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

NGUYỄN CHÍ THÂN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP BÓN PHÂN NÂNG CAO
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN VƯỜN
CÂY CAO SU TẠI DẦU TIẾNG
Chuyên ngành

: Kỹ thuật trồng trọt

Mã số


: 60 62 10

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2010

i


ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Nguyễn Chí Thân sinh ngày 20 tháng 04 năm 1974 tại
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, con Ông Nguyễn Chí Thông và Bà Lê Thị
Lý.
Tốt nghiệp trung học tại Trường Trung học phổ thông Bến Cát, tỉnh
Bình Dương năm 1992.
Tốt nghiệp Đại học nghành Trồng trọt hệ chính qui tại trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh năm 1997.
Sau đó làm việc tại Bộ môn nông nghiệp, nông trường cao su Long
Nguyên, công ty cao su Dầu Tiếng. Từ năm 1997 đến nay được phân công
quản lý qui trình kỹ thuật cạo và bảo vệ thực vật của nông trường.
Tháng 9 năm 2006, theo học Cao học ngành Khoa học cây trồng tại
Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Từ Hồng Cẩm, kết hôn năm 2003. Con

Nguyễn Chí Trung sinh năm 2006.
Địa chỉ lien lạc: Bộ môn nông nghiệp, nông trường cao su Long
Nguyên, công ty cao su Dầu Tiếng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: Cơ quan: 0650 3590724; Nhà riêng: 0650 3590206
Gmail: ; ĐDĐ: 0915800078

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thưc và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Nguyễn Chí Thân

iv


LỜI CẢM TẠ
Trân trọng cảm ơn:
- Ban Lãnh Đạo công ty cao su Dầu Tiếng, nông trường cao su Long
Nguyên, và các phòng chức năng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi theo học khoá cao học và thực hiện luận văn này.
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Đào tạo sau Đại
học, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và các Thầy Cô đã tận tình giảng day
trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn sâu sắc:
- Thầy PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.

- Thầy TS. Tống Viết Thịnh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm tạ:
- Ban giám đốc và Ban Nông nghiệp nông trường cao su Long
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đề tài.
- Lời cảm ơn xin gởi đến các đồng nghiệp Bộ môn nông nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi và động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Lòng biết ơn vô vàn con xin kính dâng lên cha mẹ, Người cả đời
tận tuỵ cho con đạt nên người như ngày hôm nay.
- Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến vợ là Từ Hồng Cẩm và con
Nguyễn Chí Trung đã động viện giúp đỡ rất nhiều trong suốt quá trình học
tập.

v


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu biện pháp bón phân nâng cao sinh trưởng và
năng suất trên vườn cây cao su tại Dầu Tiếng”. Mục tiêu nghiên cứu nhằm
xác định hiệu quả của phương pháp bón kết hợp phân hữu cơ khoáng và phân
vô cơ trên cao su kiến thiết cơ bản, để xác định liều lượng phân hữu cơ
khoáng thích hợp. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vô cơ đến sự biến động
năng suất và chất lượng mủ nước, nhằm tìm ra tổ hợp NK thích hợp nâng cao
năng suất và chất lượng mủ nước.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 thí nghiệm tại Nông trường Cao
su Long Nguyên, Cty TNHHMTV Cao su Dầu Tiếng.
Thí nghiệm 1 (lô 10), cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2,trên dòng
vô tính PB260, bao gồm 5 nghiệm thức.
Thí nghiệm 2 (lô 46), cao su khai thác năm thứ 2, trên dòng vô tính
RRIV4, chế độ cạo nửa vòng xoắn (1/2S) theo nhịp độ 3 ngày cạo một lần

(d/3), gồm 4 nghiệm thức.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẩu nhiên (RCBD), 3
lần lập lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ khoáng kết hợp với
phân vô cơ cho cao su ktcb năm thứ hai, làm tăng hàm lượng dinh dưỡng
trong đất giúp cho cây cao su tăng trưởng tốt hơn. Chiều cao cây, số tâng lá,
và đường kính thân cây cao su ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ khoáng
kết hợp với phân vô cơ đều cao hơn so với đối chứng (không bón phân hữu cơ
khoáng kết hợp). Công thức bón: 97,2 g urê/cây + 297,5 g lân nung chảy/cây
+ 74,5g KCL/cây + 1000 g Komix/cây/năm (T2) có khoảng cách giữa hai
tầng lá tăng 119 % so với đối chứng. Bón phân hữu cơ khoáng kết hợp với
phân vô cơ làm giảm tỉ lệ bệnh Héo đen đầu lá trên cao su kiến thiết cơ bản.

vi


Tổ hợp phân bón trên vườn cao su cạo năm thứ 2 là 392 kg urê/ha +
500 kg lân nung chảy/ha + 300 kg Kali/ha (nghiệm thức T4) đã làm tăng năng
suất mủ cá thể g/c/c có ý nghĩa, làm tăng hàm lượng DRC % cao và ổn định,
việc bón phân tăng liều lượng K, NK đã có tác động tốt theo chiều hướng tích
cực đối với một vài chỉ tiêu thông số sinh lý mủ: hàm lượng thiols, đường,
TSC % và hàm lượng lân vô cơ (Pi) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tỉ lệ
Mg/P của các nghiệm thức đều nhỏ hơn 1, thời gian chảy mủ và lưu lượng
dòng chảy (ml/phút) cao hơn so với nghiệm thức bón không tăng lượng K,
NK, ngược lại chỉ số bít ống mủ (nút ống mủ %) thấp hơn so với nghiệm thức
bón không tăng lượng K, NK. Theo kết quả thí nghiệm bón tăng gấp đôi
lượng phân K, NK làm giảm tỉ lệ bệnh nấm hồng.
Trên vườn cây cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2, sử dụng phân hữu cơ
khoáng kết hợp với phân vô cơ bón thúc giúp cây tăng trưởng tốt hơn, và cải
thiện phần nào dinh dưỡng trong đất. Tăng liều lượng kali và tổ hợp NK bón

cho vườn cây kinh doanh đã làm tăng năng suất mủ và chất lượng mủ tốt hơn.

vii


ABSTRACT
Title: “The study fertilizer measures to improve growth and yield of
rubber tree at Dau Tieng”. Objective of research is to identify effect on
combining organic fertilizers and inorganic fertilizers on immature phase rubber
tree, to determine suitable fertilizer dosages. And to identify the impact of
inorganic fertilizers to yield and quality of latex, in order to find a suitable
combination between N and K to improve productivity and quality of latex.
The experiments were carried out at Long Nguyen Rubber Plantation,
Dau Tieng Rubber Limited Company.
The experiment 1 (Lot 10), second year of immature phase rubber, clone
PB260, including 5 treatments.
The experiment 2 (Lot 46), second year of productive phase, clone
RRIV4, tapped on half-spiral (1/2S) third daily (d/3) system, including 4
treatments.
The experiments were designed by Randomized Complete Block Design
(RCBD) with 3 replications.
The results showed that, the combination between organic and inorganic
fertilizers for rubber in second year immature phase, increasing the soil nutrient
so that the plant growth was better. Plant height, number of foliage, and treetrunk diameter in combination treatments were higher than control treatment (no
combination). Fertilizer formula: 97.2 g urea + 297.5 g phophorus + KCL 74.5g
+ Komix 1000g/tree/ year (T2) is the distance between two foliages increased
119% compared to control. The combinations reduced the disease incidence of
Colletotrichum gloeosporioides on rubber of second year immature phase.

viii



Fertilizer formula 392 kg urea + 500 kg phosphorus + 300 kg potassium /
ha (treatment T4) increased significantly individual latex yield g/c/c and level of
DRC% was high and stable on second year rubber of productive phase. The
increase of K, N-K formula had possitive effects on latex indexs: content of
thiols, sugars, TSC % and concentration of inorganic phosphorus (Pi) were
significant difference, the ratio Mg/P of the treatments was less than 1, drip time
and flow (ml/min) were higher than ferilizer formula in technical procedure, on
the contrary, blocking latex tubes index (tubes button %) was lower than
treatments did not increase the amount of K, NK. According to the results of
double K, NK experiments could reduce the disease incedence of Corticium
salmonicolor.
On the rubber trees of second year of immature phase, the combination
between organic and inorganic fertilizer could help plant growth better and
improve nutrition in the soil partially. Increasing doses of potassium and N-K for
productive phase rubber trees have increase yield and quality of latex.

ix


MỤC LỤC
Trang tựa ........................................................................................................... i
Trang chuẩn y .....................................................................................................ii
Lý lịch cá nhân ................................................................................................. iii
Lời cam đoan ..................................................................................................... iv
Lời cảm tạ ........................................................................................................... v
Tóm tắt ........................................................................................................... vi
Abstract ........................................................................................................ viii
Mục lục ............................................................................................................ x

Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................. xiii
Danh sách các đồ thị .......................................................................................xiv
Danh sách các bảng .......................................................................................... xv
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................... 4
Chương 2: TỔNG QUAN .................................................................................. 6
2.1 Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây cao su ....................................... 6
2.2 Khái quát ý nghĩa các thông số sinh lý ...................................................... 11
2.3 Qui trình bón phân của tổng công ty cao su Việt Nam .............................. 15
2.4 Tình hình nghiên cứu hiệu quả bón phân trong và ngoài nước ................. 18
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 29
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................. 29
3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 30
3.2.1 Nội dung 1 : Hiệu quả của bón kết hợp phân hữu cơ khoáng và
phân vô cơ trên cao su ktcb ............................................... 30

x


3.2.2 Nội dung 2 : Ảnh hưởng của phân vô cơ đến sự biến động năng suất
và chất lượng mủ nước ...................................................... 30
3.3

Vật liệu thí nghiệm ................................................................................ 31

3.4

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 31


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 41
4.1.

Hiệu quả của bón kết hợp phân hữu cơ khoáng và phân vô cơ trên cao
su
KTCB ..................................................................................................... 41

4.1.2 Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm ...................................... 41
4.1.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng đến sự tăng chiều cao và tốc độ
tăng chièu cao cây cao su ....................................................................... 44
4.1.4 Ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng đến khoảng cách giữa hai tầng lá
cây Cao su ............................................................................................. 45
4.1.5 Ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng đến sụ tăng đường kính và tốc độ
tăng đường kính thân cây cao su ........................................................... 46
4.1.6 Ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng đến sự tăng số tầng lá và tốc độ
tăng tầng là trên cây cao su .................................................................... 48
4.1.7 Ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng đến thời gian hình thành và phát
triển tầng lá cây cao su .......................................................................... 49
4.1.8 Ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng đến tỉ lệ bệnh lá
trên cây cao su ........................................................................................ 50
4.2

Ảnh hưởng của phân vô cơ đến sự biến động năng suất và
chất lượng mủ nước ............................................................................... 51

4.2.1 Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm .................................... 51
4.2.2 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự tăng vanh thân
cây cao su ............................................................................................... 53

xi



4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến diễn biến năng suất cá thể g/c/c từng
ngày
từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2009......................................................... 54
4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón đến diễn biến hàm lượng DRC % trung bình
qua từng tháng cạo trong năm 2009 ...................................................... 56
4.2.5 Ảnh hưởng của phân bón đến một số thông số sinh lý mủ
trên cây cao su ........................................................................................ 58
4.2.6 Ảnh hưởng của phân bón trên dòng chảy của mủ nước ........................ 66
4.2.7 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển bệnh nấm hồng ................. 67
4.2.8 Ảnh hưởng của phân bón đến bệnh khô mặt cạo.................................. 68
4.2.9 Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ bệnh loét sọc mặt cạo……………..68
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 70
5.1

Kết luận .................................................................................................. 70

5.2

Đề nghị ................................................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 114
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................... 128

xii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IRSG :

Tập Đoàn Nghiên Cứu Cao Su Quốc Tế (International Rubber Study
Group).

RRIV :

Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (Rubber Research Institute of Viet
Nam).

RRIM :

Viện Nghiên Cứu Cao Su Malaysia (Rubber Research Institute of
Malysia).

RRIC :

Viện Nghiên Cứu Cao Su Sri - Lanka (Rubber Research Institute of
Ceylon).

IRCA :

Viện Nghiên Cứu Cao Su Pháp (Institute de Recherches sur le
Caoutchouc).

DVT :

Dòng vô tính.


NT :

Nghiệm thức.

g/c/c :

Gam cao su khô/cây/lần cạo.

LSD0.05 :

Trắc nghiệm phân hạng LSD với độ tin cậy là 95 %.

DRC % :

Hàm lượng cao su khô (Dty Rubber Content).

R-SH :

Hàm lượng thiols có trong mủ nước.

SUC :

Hàm lượng đường có trong mủ nước.

Pi :

Hàm lượng lân vô cơ có trong mủ nước (Inorganic phosphorus).

TSC % :


Tổng hàm lượng chất khô (Total Solid Content).

mM :

Milimoles.

Mg :

Magie.

xiii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Diễn biến sản lượng hàng ngày trong tháng 8,9,10,11................... 56
Đồ thị 4.2 Diễn biến hàm lượng DRC % hàng ngày
trong các tháng 8,9,10,11 ............................................................... 57

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Chỉ tiêu phân tích đất trước thí nghiệm.............................................41
Bảng 4.2 Chỉ tiêu phân tích đất sau thí nghiệm ................................................42
Bảng 4.3 Chiều cao và tốc độ tăng chiều cao cây cao su (cm) qua 6 tháng ....44
Bảng 4.4 Khoảng cách giữa hai tầng lá cao su (cm) qua các tháng theo dỏi ...46
Bảng 4.5 Đường kính và tốc độ tăng đường kính thân cây cao su (cm) ..........46
Bảng 4.6 Số tầng lá và tốc độ tăng tầng lá trên cây cao su ..............................48
Bảng 4.7 Thời gian hình thành và phát triển tầng lá (ngày) .............................49

Bảng 4.8 Tỉ lệ bệnh Héo đen đầu lá (Collectotrichum gloeosporioides) .........50
Bảng 4.9 Chỉ tiêu phân tích đất trước thí nghiệm.............................................51
Bảng 4.10 Chỉ tiêu phân tích đất sau thí nghiệm ..............................................52
Bảng 4.11 Tăng bề vanh qua 4 tháng bón phân (cm) .......................................53
Bảng 4.12 Năng suất trung bình (g/c/c) qua các tháng cạo ..............................55
Bảng 4.13 Diễn biến hàm lượng DRC % qua từng tháng cạo (%)...................56
Bảng 4.14 Chỉ số sinh lý mủ .............................................................................59
Bảng 4.15 Chỉ số sinh lý mủ .............................................................................63
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phân bón trên dòng chảy mủ nước ........................66
Bảng 4.17 Tỉ lệ bệnh nấm hồng qua các tháng theo dỏi (%) ...........................67

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Theo chiến lược phát triển của Chính phủ vào năm 2020, định hướng
phát triển cây cao su sẽ đạt 700.000 ha, với năng suất có triển vọng đạt 2
tấn/ha, chu kỳ kinh doanh rút ngắn còn 25 năm, khả năng đạt 1,0 - 1,2 triệu
tấn mủ và 800.000 m3 gổ xẻ hàng năm kể từ năm 2020.
Để đạt được mục tiêu phát triển 700.000 ha cao su như vậy sẽ còn phát
triển thêm khoảng 250.000 ha cao su trong đó cao su quốc doanh chỉ phát
triển thêm khoảng 50.000 – 60.000 ha. Cao su tiểu điền hiện có khoảng trên
170.000 ha, sẽ tiếp tục phát triển thêm 170.000 – 180.000 ha để đạt khoảng
350.000 ha (chiếm 50% tổng diện tích). Như vậy để đạt chỉ tiêu phát triển
khoảng 700.000 ha cao su, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cao su tiểu điền
như:
Hỗ trợ vốn cho cao su tiểu điền bằng các hình thức cho vay vốn tính
dụng dài hạng ưu đãi thích hợp với chu kỳ sống của cây cao su.

Hỗ trợ chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho tiểu điền nhất là trong giai
đoạn cao su giá thấp.
Chuyển giao các tiến bộ khoa học về cây cao su như giống cao su tiến
bộ, phương pháp trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su, kịp thời đến nông dân
bằng các hình thức khuyến nông, đào tạo, thông tin.
Cao su đại điền Việt Nam gồm có các Công ty Cao su Quốc doanh Nhà
nước trực thuộc Trung Ương như Tổng Công ty cao su Việt Nam, hoặc trực

1


thuộc tỉnh như các Công ty cao su tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Tây Ninh, Sông Bé,
hoặc trực thuộc Bộ Quốc phòng như các Công ty thuộc các Binh đoàn 15, 16
Các Công ty Cao su Quốc doanh có quy mô sản xuất lớn, tập trung nên
dễ quản lý, có điều kiện ứng dụng nhanh các tiến bộ công nghệ mới, hình
thành các vùng chuyên canh cao su lớn, góp phần bảo vệ môi trường và ổn
định xã hội, có tư cách pháp nhân để liên doanh, hợp tác kinh tế với nước
ngoài.
Năm 2004, cao su Quốc doanh đạt được diện tích 286.203 ha (chiếm
63,03% diện tích cao su cả nước), thu được sản lượng là 352.223 tấn (chiếm
87,47% sản lượng cao su cả nước) và đạt năng suất 1599 kg/ha/năm.
Năm 2005, cao su cả nước đạt được diện tích khoảng 464.000 ha với
sản lượng khoảng 510.000 tấn và năng suất đạt 1480 kg/ha/năm. Như vậy,
diện tích cao su tăng nhưng năng suất cao su giảm.
Diện tích cao su tiểu điền được ghi nhận vào năm 1975 khoảng 4000 –
5000 ha tập trung chủ yếu tại các tỉnh quanh Sài Gòn như tỉnh Bình Dương,
Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu. Sau năm 1980, diện tích cao su tiểu
điền mới gia tăng đáng kể: đến năm 1990 đạt khoảng 107.470 ha (chiếm
27,2% tổng diện tích cao su cả nước), đến năm 2004, diện tích cao su tiểu
điền cả nước đạt khoảng 169.000 ha chiếm 36,97% tổng diện tích cao su cả

nước. Cao su tiểu điền phần lớn tập trung tại vùng Đông Nam Bộ (chiếm
67,07% diện tích cao su tiểu điền cả nước), kế đến vùng duyên hải miền
Trung (chiếm 19,85%), Tây Nguyên chỉ đạt 12,45%. Tỉnh Bình Dương có
diện tích cao su tiểu điền nhiều nhất (52.064 ha) kế đến là tỉnh Bình Phước
(35.240 ha) và tỉnh Tây Ninh (17.291 ha). Năng suất mủ cao su tiểu điền
tương đối thấp chỉ đạt bình quân là 691 kg/ha (Hiệp Hội Cao Su Việt Nam =
VRA).

2


Năm 2005, ngành cao su thiên nhiên Việt Nam đã xuất khẩu được
khoảng 587.000 tấn, đạt kim ngạch khoảng trên 800 triệu USD, cao su được
xếp là nông sản xuất khẩu thứ 2 sau lúa gạo và chiếm khoảng 2,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Cao su đứng thứ ba về giá trị xuất khẩu, là một
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Chỉ tiêu xuất khẩu cao su
năm 2008 của Việt Nam là 780 ngàn tấn, tăng 9,1% so với năm 2007 và ước
đạt 1,45 tỷ USD. Để vườn cây cao su cho năng suất cao và ổn định thì việc
bón phân cân đối hợp lý là rất cần thiết.
Trong đều kiện thâm canh như hiện nay, phân bón là nguồn cung cấp
thức ăn chủ yếu cho cây cao su tạo sự căn bằng dinh dưỡng giúp cây tăng
trưởng nhanh, sản xuất mủ cao và ổn định, ngoài ra phân bón còn có tác dụng
hữu hiệu trong việc giữ vững và nâng cao độ phì cho đất trồng
Chu kỳ sống của cây cao su gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: cây chỉ có yêu cầu tăng trưởng nhanh khỏe,
các chất dinh dưỡng cây hút được dùng để tạo nên các sinh khối thực vật
(biomass) như rể, thân, cành, lá. Khi có đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây phát
triển nhanh, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản. Chính vì vậy, việc cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây cao su ngay từ những năm đầu, để cây
sinh trưởng và phát triển tốt.

Giai đoạn kinh doanh: cây cao su vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ,
trái, hạt và phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao khiến cây tăng trưởng
nhanh, kháng được các loại bệnh và cho sản lượng cao.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất mủ cao su thấp. Trong đó,
nguyên nhân chăm bón cho vườn cây kiến thiết cơ bản từ những năm đầu
kém, nhu cầu dinh dưỡng cho cây không đủ, cây sẽ tăng trưởng không tốt,

3


kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản và năng suất mủ thấp trong thời kỳ kinh
doanh.
Đối với Bình Dương nói chung và Dầu Tiếng nói riêng, cây cao su có
giá trị sản xuất cao. Trong những năm qua, cây cao su đóng vai trò quan trọng
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân ở tỉnh Bình
Dương.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu biện pháp bón phân
nâng cao sinh trưởng và năng suất trên vườn cây cao su tại Dầu Tiếng” được
tiến hành.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
- Xác định hiệu quả của phương pháp bón kết hợp phân hữu cơ khoáng
và phân vô cơ trên cao su kiến thiết cơ bản, tại vùng đất xám bạc màu Cty cao
su Dầu Tiếng.
- Ảnh hưởng của phân bón đến sự biến động năng suất và chất lượng
mủ nước.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Xác định liều lượng phân hữu cơ khoáng thích hợp kết hợp với bón
phân vô cơ cho vườn cây cao su kiến thiết cơ bản.

- Xác định công thức phân bón thích hợp nâng cao năng suất mủ.
- Xác định liều lượng phân NK thích hợp cho chất lượng mủ nước.
- Phân tích mối tương quan giữa liều lượng phân NK với hàm lượng
DRC của cây cao su.
- Phân tích mối tương quan giữa mức đạm, kali với năng suất mủ trên
cây cao su.

4


- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp kỹ thuật bón phân được
nghiên cứu, thiết lập mô hình toán học và tối ưu hóa sản xuất (nếu có thể).

5


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây cao su
Các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sản xuất của
cây cao su có thể kể là: đạm (N), lân (P), kali (K), calci (Ca), lưu huỳnh (S),
magie (Mg), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), kẻm (Zn), molypden (Mo),
clor (Cl) và bor (Bo).
Mặc dù có thể phát triển trên nhiều loại đất nhiệt đới, tuy nhiên đôi khi
cây cao su vẫn có những biểu hiện thiếu một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng.
Việc nhận định chính xác và kịp thời các trường hợp thiếu dinh dưỡng sẽ giúp
công tác sửa chữa bằng bón phân hay các biện pháp khác được hữu hiệu. Sau
đây là các triệu chứng thiếu dinh dưỡng thường gặp trên cay cao su.
2.1.1. Thiếu Đạm (N)
Đạm là chất dinh dưỡng cơ bản cho sự sinh trưởng của cây cao su, đó

là nguyên tố cấu thành Protein, tế bào chất và tham gia vào quá trình hình
thình các chất Chlorophil, protit, peptit, các amino acid, men và nhiều vitamin
trong cây. Cây cao su cần nguyên tố N với khối lượng tương đối lớn so với
các chất dinh dưỡng khác.
Thiếu N cây chậm tăng trưởng, cằn cỗi, số lượng lá và kích thước lá bị
giảm. Biểu hiện thiếu N dễ nhận thấy nhất là lá cây đầu tiên trở màu xanh
vàng sau đó có màu vàng. Trên các cây non chưa phân cành, triệu chứng thiếu
N xuất hiện trên các lá già ở tầng lá thấp trước sau đó mới đến các lá non và

6


lá ở tầng trên. Cây trưởng thành thiếu N chậm tăng trưởng, tán lá thu hẹp lại,
các lá đưa ra ánh sáng có biểu hiện thiếu N rõ hơn các lá trong bóng rợp.
N cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và tạo sản phẩm của cây
cao su nhưng đặc biệt quan trọng trong thời gian cây tăng trưởng mạnh.
2.1.2. Thiếu lân (P)
P là yếu tố cấu thành của acid nucleic trong nhân của tế bào, cần cho sự
phân chia tế bào và sự phát triển của các mô phân sinh. P giữ vai trò quan
trọng trong hoạt động của các enzym, cho các phản ứng sinh hóa và cho sụ hô
hấp của cây.
Thiếu P, mặt dưới lá bị vàng cháy một phần lá bắt đầu từ phần phiến lá
gần ngọn lan dần xuống chiếm đến diện tích phân nữa lá với gân lá bị khô
héo. Trên các cây cao su non chưa phân cành, triệu chứng thiếu P thường gặp
ở các tầng lá giữa hoặc các tầng lá thấp. Trên cây trưởng thành, triêu chứng
thiếu P chỉ xuất hiện ở các lá ngoài ánh sáng trong khi cây vẫn tăng trưởng
bình thường.
2.1.3. Thiếu Kali (K)
Kali góp phần quan trọng trong các phản ứng sinh hóa của tế bào như
tổng hợp các Amino acid và Protein, hiện tượng quang hợp, hô hấp và các

phản ứng biến dưỡng.
Thiếu kali, lá cao su bị vàng ở vùng bìa lá và sau đó khô đi. Trên các
cây non chưa phân cành, đầu tiên phần bìa lá ở gần ngọn lá có các điểm lốm
đốm màu vàng, các điểm này liên kết nhau phát triển thành một giải màu vàng
dọc bìa lá sau đó phát triển nhanh, ăn sâu vào giữa lá để cuối cùng trên lá chỉ
còn phần phiến lá ở dọc gân lá còn màu xanh. Trên các cây trưởng thành, hiện
tượng thiếu kali chỉ xuất hiện trên các tầng lá thấp, chỉ khi nào cây bị thiếu
kali nặng thì các tầng lá giữa mới biểu hiện. Thiếu kali lá bị giảm kích thước
và rụng đi.

7


2.1.4. Thiếu calcium (Ca)
Calcium là nguyên tố cần thiết cấu thành vách tế bào, cần cho hoạt
động của các mô phân sinh, cho sự biến dưỡng chất Đạm bên trong cây nhất
là trên sự phát triển của rể cây. Trong cây, hàm lượng Ca trong lá già luôn cao
hơn trong lá non.
Thiếu Ca, triệu chứng đầu tiên biểu hiện trên lá cao su là phần bìa lá và
đầu lá như bị cháy sém có màu từ trắng đến trắng nâu. Phần cháy sém có thể
chiếm ½ diện tích lá. Trên các cây non chưa phân cành, triệu chứng thiếu Ca
xuất hiện trên các tầng lá phía trên. Trường hợp bị nặng đỉnh sinh trưởng có
thể chết khô. Lá bị giảm kích thước. Trên các cây trưởng thành, triệu chứng
thiếu Ca chỉ xuất hiện ở tầng lá thấp trong bóng rợp.
2.1.5. Thiếu magie (Mg)
Mg là một yếu tố cấu thành của diệp lục tố, đóng vai trò quan trọng
trong hiện tượng quang hợp, Mg có tác động trên nhiều loại enzym. Trong
cao su Mg có tầm quan trọng trong sự ổn định mủ nước.
Thiếu Mg, lá cao su bị vàng ở phần phiến lá giữa các gân lá. Thông
thường, hiện tượng vàng lá xuất hiện ở bìa lá sắp xếp như hình chữ chi, nhưng

đôi khi trên cây 2 – 3 tuổi hiện tượng vàng lá lại không ở vùng bìa lá. Thiếu
Mg, thường không làm giảm nhiều kích thước lá chỉ trừ trường hợp thiếu Mg
quá nặng sẽ gây rụng lá, cây chậm tăng trưởng và lá cây bị nhỏ lại. Trên cạy
cao su chưa phân cành, hiện tượng thiếu Mg được biểu hiện trên các tầng lá
thấp. Trên các cây trưởng thành, hiện tượng thiếu Mg xuất hiện trên các lá
phơi ra ngoài ánh nắng, ở các tầng lá trên cùng của tán lá.
2.1.6. Thiếu sulfur (S)
S là chất dinh dưỡng cấu thành Protein, có trong các chất điều hòa sinh
trưởng của cây, S góp phần trong sự tạo thành diệp lục tố.

8


Thiếu S, kích thước lá bị nhỏ lại, lá bị vàng dần dần sau đó đầu lá bị
cháy khô. Trên các cây non chưa phân cành, triệu chứng thiếu S xuất hiện đầu
tiên trên các lá ở tầng trên.
2.1.7. Thiếu mangan (Mn)
Mn có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp, oxít hóa các hydratcarbon để
tạo nên CO2 và H2O cần cho cho các phản ứng sinh hóa của cây. Ngoài ra,
Mn còn tăng hoạt tính của men trong quá trình tổng hợp Chlorophil.
Thiếu Mn, màu lá trở nên xanh vàng nhạt trong khi gân lá chính và phụ
vẫn còn màu xanh. Khi thiếu Mn nặng lá trở nên trong suốt, kích thước lá hơi
nhỏ lại, không có triệu chứng hoại thư. Ở cây nhỏ, chưa phân cành, triệu
chứng thiếu Mn xuất hiện đầu tiên ở các lá có vị trí thấp và sau đó lan cả cây.
Ở cây trưởng thành, triệu chứng thiếu Mn xuất hiện trước nhất ở lá thấp trong
bóng râm, chi khi thiếu nặng thì triệu chứng thiếu Mn mới xuất hiện ở lá phơi
ngoài nắng.
Kết quả khảo sát cho thấy triệu chứng thiếu Mn xuất hiện khi hàm
lượng Mn trong lá dưới 50 ppm và thiếu nặng ở mức độ hàm lượng Mn dưới
20 ppm.

2.1.8. Thiếu sắt (Fe)
Sắt giữ vai trò quan trọng trong hiện tượng quang tổng hợp, thiếu sắt,
cây không tổng hợp được diệp lục. Cây thường có triệu chứng thiếu sắt khi
trồng trên đất kiềm, đất cát và đất sét ven biển.
Thiếu sắt, lá cao su bị hóa vàng tương tự như trong trường hợp thiếu
Mn. Thiếu sắt nặng toàn bộ lá có màu vàng nhạt đến trắng, kích thước lá bị
giảm. Lá non và lá phơi ra ánh nắng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

9


×