Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN DUY LINH

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
Ở HUYỆN TRÀ CÚ
TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9-2010

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN DUY LINH

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
Ở HUYỆN TRÀ CÚ
TỈNH TRÀ VINH


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số

:

60 31 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. TRẦN ĐẮC DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9-2010
2


NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
Ở HUYỆN TRÀ CÚ
TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Duy Linh
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM

2. Thư ký


TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh Tế TP.HCM

3. Phản biện 1

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
Đại học Kinh tế TP.HCM

4. Phản biện 2

TS. LÊ QUANG THÔNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy viên

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

3


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên: Nguyễn Duy Linh, sinh ngày 22 tháng 09 năm 1969.
Quê quán: Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.
Con ông Nguyễn Văn Bường và bà Đặng Thị Thu Vân.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường phổ thông trung học thị xã Trà Vinh năm 1987.
Tốt nghiệp hệ Cao đẳng ngành Kinh tế nông nghiệp năm 1992 tại trường Đại

học Nông Lâm TP.HCM.
Năm 1993 công tác tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh.
Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Nông nghiệp năm 2003 hệ chuyên tu tại
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học
Nông Lâm TP.HCM.
Tình trạng gia đình: Vợ

Võ Thị Kiều Phượng; năm kết hôn 1995.

Con trai Nguyễn Duy, con gái Nguyễn Ngọc Đan Thanh.
Địa chỉ liên lạc: Số 37 đường số 12, khu phố 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 66534398; Di động: 0982675875.
Email:

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ đề tài nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Linh

5



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, tôi đã nhận được sự giúp đở
tận tình của Ba Mẹ, quý cơ quan và các nhà khoa học.
Lời đầu tiên con xin chân thành khắc ghi công ơn của Ba Mẹ, người đã sinh
thành và dưỡng dục cho con nên người.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tiến sỹ Trần Đắc Dân, người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng sau đại học, Khoa
kinh tế Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện về mọi
mặt giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Dân tộc, Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
Cục thống kê, Sở Nông nghiệp PTNT, Ngân hàng CSXH tỉnh và chi nhánh huyện Trà
Cú, UBND huyện Trà Cú, UBND 3 xã Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên và các anh
Trưởng ban nhân dân các ấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho trong quá trình thu thập số
liệu.

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Linh

6


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Những thách thức của công cuộc xóa đói giảm nghèo tại
các cộng đồng người dân tộc Khmer, trường hợp nghiên cứu ở huyện Trà Cú, tỉnh
Trà Vinh”. Được tiến hành nhằm:
Phân tích các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo. Xác định
những khó khăn và thách thức của chương trình nơi cộng đồng người dân tộc Khmer.
Đề tài được tiến hành, thực hiện từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2010 tại 3 xã

Tân Hiệp, Long Hiệp và Ngọc Biên huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở điều tra
ngẫu nhiên các hộ gia đình dân tộc Khemr và phân chia theo hai nhóm hộ Khmer
nghèo và hộ Khmer không nghèo.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu
lịch sử và phương pháp phỏng vấn chuyên gia để phân tích và đánh giá các chương
trình xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, trên cơ sở phát triển các lý thuyết về vốn xã hội,
lý thuyết về về sinh kế và quan điểm về phát triển cộng đồng để phát hiện những
thách thức mà các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo đang gặp phải tại các
cộng đồng người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Kết quả đã cho thấy có hai nhóm tác nhân thách thức đến chương trình xóa đói
giảm nghèo gồm: Nhóm tác nhân mang tính chủ quan từ bản thân người thụ hưởng
và nhóm tác nhân mang tính khách quan là sự thất bại của các dự án giảm nghèo.

7


ABSTRACT
The thesis “Challenges in the progress of hunger eradication and poverty alleviation within
Khmer ethnic groups. The case study is conducted in Tra Cu district, Tra Vinh province” as
for:
Analyze the activities of hunger eradication and poverty alleviation. Identify problems and
challenges of the program in the Khmer ethnic community.
The thesis was conducted from 03/2010 to 05/2010 at three communes: Tan Hiep, Long
Hiep and Ngoc Bien of Tra Cu district, Tra Vinh province. Based on random surveys of
Khmer households and divided by two types of Khmer poor and non-poor households.
The thesis used the method of described statistical, the method of historical research and
method of interviewing experts to analyze and evaluate the hunger eradication and poverty
alleviation program. Also, on the basis of the development of social capital theory, theory of
livelihood and views on community development to detect the challenges that the program
objectives of poverty reduction is facing to at Khmer communities in Tra Cu District, Tra

Vinh province.
The study result has showed that, there are two groups of factors of challenges which have
affected to the hunger eradication and poverty alleviation program: one is by the subjective
factors from the beneficiaries themselves and the other is by the objective factors from the
failure of poverty programs.

8


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

Trang Chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt


v

Mục lục

vi

Danh sách các chữ viết tắt

iv

Danh sách các bảng

x

Danh sách các hình

Chương 1: Giới thiệu

xi

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu


3

1.3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4

Phạm vi không gian

3

1.5

Phạm vi thời gian

4

1.6

Đối tượng nghiên cứu

4

1.7

Cấu trúc của đề tài


4

1

Chương 2: Tổng quan địa bàn và tài liệu nghiên cứu

7

2.1

Tổng quan tỉnh Trà Vinh

5

2.1.1

Vị trí địa lý – dân số - lao động

5

2.1.2

Tình hình kinh tế xã hội

6

2.1.3

Tổng quan về người Khmer Trà Vinh


7

9


2.1.3.1

Dân số và tập quán

7

2.1.3.2

Đời sống văn hóa tinh thần

8

2.1.4

Vấn đề nghèo đói và người Khmer Trà Vinh

8

2.1.4.1

Thực trạng nghèo đói của người Khmer

9


2.1.4.2

Nguyên nhân nghèo của người Khmer

10

2.1.4.3

Các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh

11

2.1.5

Các chương trình mục tiêu xóa nghèo

12

2.1.5.1

Chương trình 135

12

2.1.5.2

Chương trình 134

13


2.2

Tổng quan huyện Trà Cú

13

2.2.1

Vị trí địa lý

13

2.2.2

Tình hình kinh tế xã hội

14

2.3

Kết quả của chương trình xóa đói giảm nghèo

15

2.3.1

Kết quả giảm nghèo của tỉnh qua hai giai đoạn

15


2.3.2

Kết quả giảm nghèo của huyện Trà Cú

16

2.3.2.1

Chương trình 135 giai đọan I (2000 – 2005)

17

2.3.2.1

Chương trình 135 giai đọan II (2005 – 2010)

18

2.4

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

20

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

22

3.1


Cơ sở lý luận

22

3.1.1

Khái niệm về nghèo đói

22

3.1.2

Các thước đo nghèo đói

23

3.1.3

Nguyên nhân của đói nghèo

24

3.1.4

Lý thuyết về sinh kế

27

3.1.5


Phát triển cộng đồng

31
10


3.1.6

Quan điểm đánh giá dự án

32

3.2

Phương pháp nghiên cứu

33

3.2.1

Phương pháp thống kê mô tả

33

3.2.2

Phương pháp nghiên cứu lịch sử

33


3.2.3

Phương pháp thu thập số liệu

33

3.2.3.1

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

33

3.2.3.2

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

33

3.2.3.3

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

34

3.2.3.4

Chọn địa điểm nghiên cứu

34


3.2.3.5

Xây dựng phiếu điều tra

35

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

36

4.1

Đặc trưng của hộ Khmer tại xã điều tra

36

4.1.1

Đặc điểm kinh tế - xã xội và sinh kế người Khmer nghèo

36

4.1.2

Chiến lược sinh kế của người Khmer nghèo

39

4.1.3


Những thay đổi của sinh kế và tài sản sinh kế của người Khmer nghèo

40

4.1.4

Đặc điểm về vị trí địa lý của cộng đồng người Khmer nghèo

42

4.2

Những thách thức mang tính chủ quan

43

4.2.1

Phong tục tập quán của người Khmer

43

4.2.2

Trình độ học vấn của người Khmer

46

4.2.3


Tính trông chờ ỷ lại

48

3.2.4

Tính không tham gia

51

4.2.5

Kỹ năng và tâm quyết của cán bộ làm công tác giảm nghèo

54

4.3

Những thách thức mang tính khách quan

55

4.3.1

Sự thất bại của các dự án giảm nghèo

55

4.3.2


Dự án nhà ở cho người nghèo

56
11


4.3.4

Dự án khuyến nông - khuyến ngư

60

4.3.5

Dự án hỗ trợ vốn cho người nghèo

62

4.3.6

Dự án cơ sở hạ tầng

66

4.4

Thị trường nông sản địa phương

70


4.5

Thị trường lao động – việc làm

71

4.6

Tác động của biến đổi khí hậu

74

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

76

5.1

Kết luận

76

5.2

Khuyến nghị

77

12



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAMA (The Christian and Missionary Alliance) Liên minh Cơ đốc giáo và truyền giáo
CTMTQG

Chương trình mục tiêu Quốc gia

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FFS

(Farmer Field School) Tập huấn khuyến nông tại hiện trường

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IFAD

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

IMPP

Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo


NGO

Tổ chức phi Chính phủ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban Nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam đồng

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

13


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1


Diễn biến hộ nghèo tỉnh Trà Vinh năm 2009

7

Bảng 2.2

Diễn biến hộ nghèo

9

Bảng 2.3

Tỷ lệ Khmer và hộ Khmer nghèo phân theo huyện

10

Bảng 4.1

Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẩu

36

Bảng 4.2

Các khoản chi tiêu bình quân hộ/năm

45

Bảng 4.3


Chi phí xã hội của nhóm hộ nghèo

45

Bảng 4.4

Trình độ học vấn của chủ hộ

46

Bảng 4.5

Số hộ có chủ hộ nói và không nói rành tiếnh kinh

47

Bảnh 4.6

Những nhìn nhận về nguyên nhân nghèo của người Khmer

49

từ hai nhóm hộ điều tra
Bảng 4.7

Tầng suất tham gia sinh hoạt cộng đồng và hội đoàn của hộ

52


Bảng 4.8

Diễn biến hộ nghèo qua các năm 2005 - 2009

55

Bảng 4.9

Biến động hộ nghèo qua 2 năm 2008 – 2009

56

Bảng 4.10 Số hộ nghèo được hưởng chính sách nhà ở

57

Bảng 4.11 Biến động hộ nghèo tại địa bàn xã nghiên cứu năm 2009

59

Bảng 4.12 Kết quả đầu tư phát triển sản xuất năm 2009 từ nguồn NHCS

62

Bảng 4.13 Mục đích sử dụng nguồn vốn NH.CSXH của hai nhóm hộ

64

Bảng 4.14 Số lượt hộ nghèo Khmer nợ tiền vay từ các nguồn


64

Bảng 4.15 Những tác động của chương nhìn từ hai nhóm hộ

67

14


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG ĐỒ
Hình 2.1

Bảng đồ vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh

Hình 3.1

Ngũ giác tài sản sinh kế

28

Hình 4.1

Sơ đồ mạng nhện về tài sản sinh kế của người Khmer nghèo

41

Hình 4.2

Những ngôi nhà đang chờ sự hỗ trợ thêm


58

Hình 4.3

Những dãy nhà của mạnh thường quân cất đang vắng bóng người

59

Hình 4.4

Những con đường thiếu tầm nhìn chiến lược

69

phát triển kinh tế địa phương

15

5


1.1 Đặt vấn đề

Chương 1
GIỚI THIỆU

Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó không chỉ là vấn đề riêng của
một vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể nào. Tất cả các quốc gia trên toàn Thế
giới dù phát triển, đang phát triển hay kém phát triển đều có mối lo riêng và quan tâm
giải quyết đến vấn đề đói nghèo. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, quá trình

phát triển kinh tế - xã hội đều hàm chứa hầu hết các mục tiêu này và đều hướng về
các chiến lược và giải pháp giảm nghèo. Tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện
các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2008, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Kinh tế tăng trưởng cao phải đi
đôi với giảm nghèo nhanh và bền vững, nếu kinh tế tăng trưởng cao mà nghèo đói
không giảm thì sự tăng trưởng đó sẽ không còn ý nghĩa”.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh diễn ra trong suốt thập niên 90 và những
năm đầu của thế kỷ 21; công cuộc giảm nghèo diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1993
đã đem đến kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo từ 58% năm 1993 giảm
xuống còn 37% năm 1998; 15,5% năm 2006; 14,87% năm 2007 và đến cuối năm
2009 là 11%. Trong vòng 17 năm qua Việt Nam đã giảm trên ba phần tư số người
nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 850 USD năm 2009; đời sống của đại
đa số người dân được cải thiện, đáng kể nhất là nhóm hộ nghèo.
Kết quả giảm nghèo đạt được trong gần hai thập kỷ qua là từ sự tăng trưởng
kinh tế liên tục và những chương trình đồng bộ gắn liền với quyền lợi người nghèo
tiêu biểu như những chương trình Quốc gia: Chương trình 135 nhằm phát triển kinh
tế xã hội, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn, chương

16


trình 134 nhằm giải quyết và khắc phục vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh
hoạt và các chương trình dự án khác… Bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt
được là sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt là khoảng cách ngày càng rộng
hơn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn mức chênh lệch được giải thích bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau như về mặt địa lý, xã hội, dân tộc. Ba vùng chiếm
hơn hai phần ba người nghèo hiện nay là miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung
Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, ở các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo vẫn
chiếm ở mức cao (trên dưới 50%) tốc độ giảm nghèo diễn ra chậm hơn. Theo kết

quả khảo sát mức sống dân cư năm 1993 và 2006 cho thấy tốc độ giảm nghèo của
đồng bào dân tộc thiểu số chậm hơn người Kinh và người hoa; Tỷ lệ nghèo của
đồng bào dân tộc thiểu số từ 84,4% năm 1993 giảm còn 52,3% vào năm 2006, trung
bình mỗi năm giảm 2,4%; Trong khi đó tỷ lệ nghèo của người Kinh và Hoa là
53,9% năm 1993 giảm còn 10,36% vào năm 2006 trung bình mỗi năm giảm 3,15%.
Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tỉ lệ người
dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số tỉnh, nền kinh tế chậm phát triển so với các
tỉnh trong khu vực và cả nước. Năm 2009, hộ nghèo tập trung chủ yếu ở các xã
vùng sâu, vùng xa và đa số hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc với điều kiện sinh sống
rất khó khăn, trình độ văn hóa còn hạn chế, thiếu kiến thức để ứng dụng kỹ thuật
vào sản xuất. Năm 1995 tỷ lệ hộ đói nghèo trong tỉnh là 25,65% với 46.497 hộ, năm
2009 còn 21,15% với 51.082 hộ. Trong tình hình đó, năm 1995 huyện Trà Cú có
11.915 hộ nghèo chiếm 38,30%, năm 2009 13.539 hộ nghèo chiếm 33,31% (có
9.823 hộ người Khmer nghèo) là huyện mà dân số phần lớn là người Đồng bào dân
tộc (chiếm gần 60% tổng số hộ) và có tỷ lệ hộ Khmer nghèo cao nhất trong tỉnh
chiếm 40,01% với 9.823 hộ nghèo và chiếm 72,55% trên tổng số hộ nghèo chung
của huyện.
Những năm qua với sự tác động của nhiều nguồn lực từ các chương trình
mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình 135 (giai đọan 1 và 2), chương trình 134
đến các vùng đông đồng bào dân tộc sinh sống. Qua đó, đã có rất nhiều những cá
thể, nhóm cộng đồng người Khmer Trà Vinh đã thoát nghèo đồng thời có không ít
hộ vẫn ở mức nghèo đói. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt giữa các cá thể,
nhóm cộng đồng người Khmer nghèo tại vùng nghiên cứu như: sự khác biệt trong
sinh kế (giữa các cá thể và các nhóm có cùng điều kiện như nhau), khả năng tiếp
nhận và sử dụng nguồn lực, hiệu quả, tác động của chương trình xóa nghèo đến
từng nhóm hộ và đặc biệt là vốn xã hội mà họ tích lũy được đã hỗ trợ họ như thế
nào trong vấn đề thoát nghèo. Với lý do trên đề tài Những thách thức của công
cuộc xóa đói giảm nghèo tại các cộng đồng người Khmer. Trường hợp nghiên
cứu ở huyện Trà Cú - Trà Vinh được thực hiện tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh,
trong thời gian từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2010.


5


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là xác định những khó khăn, thách thức mà các
chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo đang gặp phải nơi cộng đồng người
dân tộc Khmer ở Trà Vinh. Để đạt được mục tiêu chung, đề tài hướng vào nghiên
cứu một số mục tiêu cụ thể sau:
1. Phân tích các hoạt động của chương trình 135, 134 góp phần cải thiện đời
sống cho nông hộ Khmer của tỉnh.
2. Xác định những khó khăn và thách thức trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
nơi cộng đồng người dân tộc Khmer của tỉnh.
3. Đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện chương trình giảm nghèo địa
phương và góp phần nâng cao đời sống cộng đồng người dân tộc Khmer.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài này tập trung nghiên cứu tại 3 xã có đông đồng bào dân tộc Khmer là
xã Tân Hiệp, Long Hiệp và Ngọc Biên thuộc huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài dựa trên phân tích các số liệu thu thập được ở giai đoạn năm 2000 –
2009 và các số liệu thực địa điều tra từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2010.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài liên qua đến vấn đề tạo nguồn thu nhập, các
nguồn vốn (tài sản sinh kế) của người nghèo Khmer tại tỉnh, nên đối tượng nghiên
cứu chính của đề tài là những hộ Khmer thuộc các xã có đông đồng bào dân tộc.
1.4 Cấu trúc của đề tài
Bố cục đề tài được chia làm năm chương. Chương đầu thể hiện những bối
cảnh chung, lập luận chung để chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu, kế đến là tổng
quan về địa bàn nghiên cứu, kết quả và những tác động của các chương trình giảm

nghèo tại địa phương và tổng quan về tài liệu nghiên cứu (chương 2). Chương 3
những cơ sở, quan điểm và những khái niệm liên quan đến những nội dung chính
của nghiên cứu, phân tích nhằm giải quyết những vấn đề mà các mục tiêu đề tài đặt
ra. Chương 4 phần kết quả chính của nghiên cứu đề tài, và cuối cùng là đưa ra
những kết luận và đề xuất dựa trên những kết quả nghiên cứu được trình bày trong
chương 5.

6


Chương 2
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tỉnh Trà Vinh
Vị trí địa lý của tỉnh Trà Vinh giới hạn từ: 9o31’46’’ đến 10o04’05” vĩ độ
Bắc và 105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đông.

Nguồn: />
Hình 2.1: Bảng đồ vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh
2.1.1 Vị trí địa lý – dân số - lao động

Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng, nằm giữa hai Sông Tiền và Sông Hậu. Phía
đông giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, cách TP.HCM 210 km theo
đuờng Quốc lộ 53, 130 km theo đường Quốc lộ 60 (đi qua tỉnh Bến Tre) và cách
TP. Cần Thơ 100 km theo đường Quốc lộ 1 và 53, với diện tích đất tự nhiên 222,5

7


nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 182 nghìn ha chiếm 81,8%, đất lâm nghiệp
5,6 nghìn ha chiếm 2,5%, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 22,6 nghìn ha chiếm

10,1%, nông nghiệp dựa chủ yếu vào cây lúa. Toàn tỉnh chia làm 3 vùng sinh thái:
vùng ngọt hoàn toàn gồm huyện Cầu kè, một phần huyện Tiểu Cần và Càng Long;
vùng nước lợ gồm huyện Cầu Ngang, một phần Trà Cú và Châu Thành, phần còn
lại gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, các xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang và xã
Long Hòa, huyện Châu Thành là vùng mặn hoặc ngọt theo mùa. Năm 2009, Trà
Vinh có 1,058 triệu dân, 85,50% sống ở nông thôn, 14,50% ở thành thị, trên 30%
dân số là người dân tộc Khmer, 43,2% dân số theo đạo Phật, 6% theo đạo Thiên
chúa. Lực lượng lao động của Trà Vinh có 662,82 nghìn người, chiếm 64,47% dân
số, số lao động hoạt động kinh tế 546,21 nghìn người chiếm 82,40%, trong đó
88,43% có đủ việc làm, còn lại 8,18% thiếu việc làm và không có việc làm 3,68%.
Tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn chiếm khoảng 83,72%.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Đến cuối năm 2009, Trà Vinh vẫn là tỉnh nghèo nhất đồng bằng sông Cửu
Long (một trong 10 tỉnh nghèo nhất cả nước) với tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 cao gấp
1,9 lần so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước, với 22 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%,
15 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, 40 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10 đến 25% trong đó
có 38 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 do Trung ương đầu tư và 4 xã do
tỉnh đầu tư.
Tổng số hộ nghèo của tỉnh là 51.082 hộ, chiếm 21,15% tổng số hộ toàn tỉnh.
Các huyện có số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo cao là Trà Cú với 13.539 hộ (33,31%),
Châu Thành 7.760 hộ (23.00%), Cầu Ngang với 7.223 hộ (22,93%) và tiếp theo đó
là huyện Càng Long và Tiểu Cần. Cũng trong năm này có 5.054 hộ thoát nghèo
(2.087 hộ Khmer thoát nghèo), trong khi số hộ tái nghèo là 4.282 hộ (1.827 hộ
Khmer), giảm được 772 hộ (tương đương 1,56%). Ngoài ra số hộ nghèo tăng theo
Công văn 816 của UBND tỉnh là 2.277 hộ. Điều này cho thấy rằng ranh giới giữa
nghèo và thoát nghèo là rất mong manh và việc thoát nghèo chưa được bền vững
chắc chắn. Vấn đề nghèo đói ở Trà Vinh càng diễn ra sâu sắc hơn nơi những cộng
đồng dân tộc Khmer sinh sống (người Khmer chiếm trên 30% dân số nhưng tỷ lệ hộ
nghèo chiếm 52% trong tổng số hộ nghèo chung của tỉnh), họ sống hầu hết các
huyện thị trong tỉnh .

Bảng 2.1. Diễn biến hộ nghèo tỉnh Trà Vinh năm 2009

Huyện, Thị xã

Tổng số Số hộ
Thực hiện năm 2009
Hộ
Tỷ lệ
hộ
Nghèo Hộ thoát Hộ
nghèo
hộ
Hộ
đầu năm nghèo

đến
nghèo
mới mới bổ
Phát sung 01/05/09 (%)
sinh

37


Thị xã Trà Vinh
22.630 1.621
Huyện Càng Long
35.798 6.545
Huyện Châu Thành 33.735 7.054
Huyện Cầu Kè

27.881 8.673
Huyện Tiểu Cần
25.121 4.710
Huyện Cầu Ngang
31.503 6.967
Huyện Trà Cú
40.641 12.098
Huyện Duyên Hải
24.234 3.319
Toàn tỉnh
241.543 49.577

48
112
1.724
515 163
146
446 406
1.403
684 255
128
501
571
668 159
1.000 1.212 1.229
34
144
65
5.054 4.282 2.277


2.1.3 Tổng quan về người Khmer Trà Vinh

1.685
5.499
7.760
6.799
5.083
7.223
13.539
3.494
51.082

7,45
15,36
23,00
24,39
20,23
22,93
33,31
14,42
21,15

Nguồn: Cục Thống Kê 2009

2.1.3.1. Dân số và tập quán
Người Khmer là một trong số 3 cộng đồng dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa) sinh sống
lâu đời ở Trà Vinh Từ nửa sau thế kỷ 17. Cộng đồng người Khmer sinh sống trong những
cộng đồng riêng với những phong tục văn hóa riêng biệt. Dân số người Khmer Trà vinh
theo số liệu thống kê 2009 hiện có 73.969 hộ với 323.990 người đang sinh sống đều khắp
các nơi trong tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất là các huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu

Ngang và Cầu Kè.

Người Khmer sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, có truyền thống lao động
cần cù, chịu cực, chịu khó. Phần lớn các hộ Khmer sản xuất theo truyền thống; một
bộ phận đồng bào biết tiếp thu và sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học trong
nông nghiệp. Người Khmer có ngôn ngữ, chữ viết và nền văn hóa phát triển lâu đời,
có phong tục tập quán và lễ hội phong phú. Ðồng bào rất quan tâm và yêu thích văn
hóa, nghệ thuật, thích múa hát và rất trân trọng giá trị về đời sống tinh thần. Tính
cộng đồng của đồng bào Khmer và sự gắn kết cộng đồng dân tộc được vun vén
thông qua nhà chùa và lễ hội truyền thống thể hiện rất đậm nét.
Bản chất người Khmer sống thật thà, chất phác, khiêm tốn, dễ tin, nhưng
cũng có lòng tự trọng và ý thức dân tộc cao. Có tính phóng khoáng nhưng cũng dễ
tự ty mặc cảm. Có tinh thần đoàn kết, tính tập thể gắn bó với cộng đồng nhưng cũng
dễ cách ly, biệt lập với cộng đồng. Khả năng thích nghi với môi trường sống nhanh
nhưng do xuất phát điểm của đồng bào còn quá thấp nên việc thích ứng với cơ chế
thị trường còn nhiều bất cập. Sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về các mặt và
xu thế phát triển không đều nhau trong cộng đồng dân tộc Khmer biểu hiện khá rõ.
Theo Toan Ánh và Cửu Long Giang (2002), tâm lý chung của người Khmer
là thích sống đơn giản, không muốn tranh giành, nghe và tin những điều mắt thấy.
Họ rất cần cù, mộc mạc, giỏi chịu đựng gian khỗ. Họ có tinh thần tự túc và tương
trợ trong cộng đồng.

38


2.1.3.2 Ðời sống văn hóa tinh thần

Người Khmer vốn là một sắc dân tôn sùng Phật pháp. Họ tin rằng cúng chùa,
dâng các sư sãi thì sẽ được phước, nên khi có tiền, họ trích một số lớn cúng dường
và nuôi quý vị sư sãi. Chịu ảnh hưởng của đạo Bà La Môn khi xưa, nhưng người

Khmer ở Việt Nam hiện nay theo Phật giáo Tiểu thừa (Lê Hương, 1969). Các tục lệ,
thói quen người đời đều chiếu theo lời Phật dạy, căn cứ theo kinh sách nhà Phật.
Ngôi chùa trong xóm ấp là trung tâm điểm của các cuộc hội họp, lễ bái, vui chơi,
học tập (Toan Ánh và Cửu Long Giang, 2002).
Mỗi năm người Khmer có riêng 8 lần lễ và đều cử hành ở chùa. Trong đó, 3
lễ quan trọng nhất là Chôl Ch’năm Thmây, Đôn Ta, Ok Ang Bok. Chỉ có lễ Vào
năm mới theo sự tích Bà La Môn, các lễ còn lại theo Phật giáo (Lê Hương,1969).
2.1.4 Vấn đề nghèo đói và người Khmer Trà Vinh
Tỷ lệ hộ nghèo của Trà Vinh qua các năm đều giảm từ 24,4% năm 1998
xuống còn 22,4% năm 2001 và 19,74% năm 2002, bình quân mỗi năm giảm gần
1% các năm sau đó đến hết giai đọan I của chương trình 135. Bước sang giai đoạn
II tốc độc giảm nghèo của tỉnh có tăng cao, bình quân khoảng 2,08% hàng năm, từ
31,57% năm 2005 xuống còn 21,15% năm 2009.
Bảng 2.2. Diễn biến hộ nghèo
Đvt

2005

2006

2007

2008

2009

231.849

235.299


241.543

- Tổng số hộ

Hộ

- Số hộ nghèo

Hộ

67.627

61.220

54.841

49.577

51.082

- Tỷ lệ hộ nghèo chung

%

31,57

28,58

23,65


21,07

21,15

- Tổng số hộ Khmer

Hộ

68.221

68.463

-

-

- Hộ Khmer nghèo

Hộ

30.712

29.589

- Tỷ lệ hộ Khmer nghèo

%

45,02


43,22

214.221 222.422

26.487
-

25.910
-

73.969
26.574
35,93

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

2.1.4.1 Thực trạng nghèo đói của người Khmer

Tỉnh Trà Vinh có dân số Khmer chiếm trên 30%, người Khmer nghèo có
quan hệ mật thiết với tỷ lệ nghèo chung của tỉnh. Tỷ lệ hộ Khmer chiếm 31,80%
trong khi đó tỷ lệ hộ Khmer nghèo lại cao hơn, chiếm 35,93% tổng số hộ chung và
chiếm 52,02% trên tổng số hộ nghèo chung của tỉnh (năm 2009). Các huyện có tỷ lệ
hộ Khmer cao thường có tỷ lệ hộ nghèo Khmer rất cao, điển hình như các huyện

39


Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Cầu Kè. Như vậy có thể nói rằng nghèo đói của
tỉnh có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nghèo đói của người Khmer (xem Bảng 2.3).


Bảng 2.3. Tỉ lệ hộ Khmer và hộ Khmer nghèo tỉnh Trà Vinh phân theo huyện
Huyện, thị xã
Thị xã Trà Vinh
Huyện Càng Long
Huyện Châu Thành
Huyện Cầu Kè
Huyện Tiểu Cần
Huyện Cầu Ngang
Huyện Trà Cú
Huyện Duyên Hải
Toàn tỉnh

Tổng
Tổng số
% hộ
Số hộ dân cư hộ Khmer Khmer
22.630
4.677
20,67
35.798
33.735
27.881
25.121
31.503
40.641
24.234
241.543

2.317
11.353

8.673
7.995
10.957
24.549
3.448
73.969

6,47
33,65
31,11
31,82
41,83
60,40
14,23
30,62

Tổng hộ
nghèo 09
1.685
5.499
7.760
6.799
5.083
7.223
13.539
3.494
51.082

Hộ Khmer % Khmer
nghèo 09 nghèo 09

1.110
23,73
1.051
3.738
2.896
2.360
4.334
9.823
1.262
26.574

45,36
32,93
33,39
29,52
39,55
40,01
36,60
35,93

Nguồn: Cục Thống kê 2009

2.1.4.2 Nguyên nhân nghèo của người Khmer
Nhiều yếu tố tổng hợp đã tạo nên sự nghèo đói, trong đó có nguyên nhân nền
kinh tế toàn tỉnh chưa phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên đối với người dân tộc Khmer, nguyên nhân
nghèo đói mang một tính chất cụ thể hơn. Dưới đây xin trích dẫn quan điểm của đại
diện của hai cơ quan có mối quan hệ gần gũi với người dân tộc Khmer là Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ban Dân tộc tỉnh, về nguyên nhân nghèo đói của
người Khmer ở Trà Vinh.

Nguyên nhân nghèo của Khmer dưới cái nhìn của một cán bộ phụ trách nông
nghiệp tỉnh:
- Làm không đủ ăn, ăn trước trả sau sinh ra thiếu nợ lãi suất cao;
-

Chi phí lễ hội, cúng chúa, làm phước,...

-

Trình độ thấp, hạn chế đến tính toán làm ăn và hấp thụ kỹ thuật mới;

-

Độc canh lúa, ít lời do chi phí sản xuất cao giá bấp bênh và thấp;

-

Lao động thuê mướn, giản đơn, tiền công chỉ vừa đủ ăn hàng ngày, không tích
lủy và tái tạo sức sản xuất.

40


Nguyên nhân Khmer nghèo ở góc độ của một cán bộ phụ trách công tác dân tộc
tỉnh:
-

Không đất, thiếu đất và không phương tiện sản xuất;

-


Sản xuất bị thiên tai, thất mùa;

-

Gia đình bệnh hoạn phải tốn tiền nhiều, vay ngoài nặng lãi;

-

Gia đình đông con, ít lao động, chi phí cao, dễ bệnh tật;

-

Trình độ học vấn thấp -> Thiếu KHKT -> SX kém hiệu quả;

-

Phần lớn làm ăn thiếu tính toán, SX còn manh mún tự cung tự cấp.

2.1.4.3 Các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh
Cũng như nhiều năm trước, năm 2009 tỉnh Trà Vinh đã thực hiện nhiều
chương trình, dự án để nâng cao đời sống nói chung và giúp đỡ hộ nghèo nói riêng
đặc biệt là người Khmer. Các chương trình dự án này rất đa dạng, bao gồm 9
chương trình dự án như sau:
(1) Chính sách hỗ trợ về y tế
(2) Chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh
nghèo
(3) Chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp
(4) Dự án hỗ trợ về nhà ở
(5) Dự án hỗ trợ tín dụng từ Ngân hàng phục vụ người nghèo.

(6) Dự án cho vay vốn giải quyết việc làm
(7) Tập huấn chuyên môn cho cán bộ chương trình xóa đói giảm nghèo và việc
làm địa phương
(8) Chương trình điện thấp sáng và cung cấp nước sạch cho người nghèo ở nông
thôn.
(9) Các chương trình lồng ghép.

2.1.5 Các chương trình mục tiêu xoá nghèo
41


2.1.5.1 Chương trình 135
Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng núi và vùng sâu vùng xa.
Mục tiêu chương trình là nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo
điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu,
chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm
trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Cụ thể chương trình bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt;
thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được thụ
hưởng các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bồi dưỡng, tiếp thu kinh
nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ động vận dụng vào sản
xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có
đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm
xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.
Nhiệm vụ của chương trình
Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý
đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều
kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanh

chóng ổn định sản xuất và đời sống.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ
sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm
nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển
sản xuất hàng hóa.
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí
lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở
những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ.
Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các
công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình
độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương.
2.1.5.2 Chương trình 134
Là chương trình thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở
và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn cùng
42


×