ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------o0o-----------
TRƢƠNG THỊ THANH HUYỀN
VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------o0o-----------
TRƢƠNG THỊ THANH HUYỀN
VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ BÍCH THỦY
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn TS Đào Thị
Bích Thủy, giáo viên đã hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc gia Hà Nội và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị đã tham gia
quá trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá
trình giảng dạy của nhà trƣờng, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà
tôi đã sử dụng trong quá trình học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế
khoá 2012- lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tôi suốt trong
quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ i
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................2
Chƣơng 1.6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI .................................................................................................................6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................6
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI ..................................................................................................10
1.2.1 Lý luận về nông thôn........................................................................................10
1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Vai trò của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới Error! Bookmark not
defined.
1.3 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN............................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Kinh nghiệm vài trò của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới trên thế
giới............................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Kinh nghiệm vai trò của chính quyền xây dựng nông thôn mới trong nƣớc
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra ............................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ Error! Bookmark not defined.
2.1 CÁCH TIẾP CẬN ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Tiếp cận hệ thống ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Tiếp cận trực quan ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Tài liệu thứ cấp ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Tài liệu sơ cấp .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Phân tổ thống kê ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Bảng thống kê .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Phƣơng pháp phân chia và tổng hợp ................ Error! Bookmark not defined.
2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Phƣơng pháp duy vật biện chứng ..................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Phƣơng pháp so sánh........................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Phƣơng pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia ...... Error! Bookmark not
defined.
2.5 KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH ........ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3.THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
NGHI LỘC ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Dân cƣ .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Kinh tế - xã hội ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NGHI LỘC... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3 VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI LỘC TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện ........................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Tổ chức thực hiện .............................................................................................57
3.3.3 Kiểm tra, thanh tra, giám sát ............................ Error! Bookmark not defined.
3.5 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI LỘC TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................69
3.5.1 Ƣu điểm ............................................................................................................69
3.5.2 Tồn tại .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.5.3 Nguyên nhân .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƢƠNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MớI Ở HUYỆN NGHI LỘC,
TỈNH NGHỆ AN ...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MớI CỦA
HUYỆN NGHI LỘC ................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Quan điểm ........................................................ Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Mục tiêu ........................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............. Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức
của cán bộ và ngƣời dân ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Tạo lập đồng bộ cơ chế, chính sách ................. Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Tăng cƣờng và linh hoạt huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực phù hợp
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.5 Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn.................................... ...
83
4.2.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ......... Error! Bookmark not
defined.
4.2.7 Giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên
quan đến quá trình xây dựng nông thôn mới ............ Error! Bookmark not defined.
4.3 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ..................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................12
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Cơ cấu dân số và lao động Nghi Lộc tính đến 31/12/2013 ............ 50
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế trên địa bàn
Nghi Lộc (Tính theo giá so sánh năm 2010) ...................................................52
Bảng 3.3 Kết quả công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ………57
Bảng 3.4 Nhận thức của ngƣời dân về chƣơng trình nông thôn mới ở huyện
Nghi Lộc .........................................................................................................59
Bảng 3.5 Thu chi ngân sách năm 2011-2013………………………………..64
Bảng 3.6 Mức độ sẵn lòng và lý do từ chối đóng góp cho Chƣơng trình nông
thôn mới trên địa bàn ......................................................................................66
Bảng 3.7 Hoạt động của Doanh nghiệp 2011-2013 ........................................ 68
Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện ................ 70
Biểu 3.9 Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2013 ........................... 73
i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta là một nƣớc có nền nông nghiệp lâu đời, do đặc điểm địa hình,
lịch sử quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc nên phần lớn dân cƣ nƣớc
ta sống quần tụ theo từng dòng họ, hình thành nên các làng, xã, phân bố chủ
yếu ven lƣu vực các dòng sông. Cùng với văn minh lúa nƣớc, làng (bản, thôn,
xóm…) đã trở thành nét văn hóa riêng của ngƣời Việt Nam từ muôn đời nay.
Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhƣng vẫn còn
khoảng 70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn và
Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp
và nông thôn.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp để hạn chế
những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trƣờng và hội nhập thông qua
việc triển khai thực hiện các chƣơng trình lớn ở nông thôn nhƣ đầu tƣ cho các
xã đặc biệt khó khăn (Chƣơng trình 135), đầu tƣ cho các huyện nghèo theo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Ở cơ sở, các địa phƣơng cũng đã có nhiều
chƣơng trình, kế hoạch, đề án để xây dựng và phát triển nông thôn. Tuy nhiên
nông thôn nƣớc ta có phạm vi phân bố rộng lớn, phức tạp, cơ sở nền tảng cho
phát triển kinh tế yếu kém nên tình trạng kinh tế, văn hoá xã hội kém phát
triển ở nông thôn vẫn là phổ biến.
Để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X ra Nghị quyết 26 về
“Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Trên tinh thần đó, Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới” (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010).
Trên tinh thần Nghị quyết 26 và các quyết định có liên quan, các địa
phƣơng căn cứ vào đặc điểm, nguồn lực của địa phƣơng mình mà tiến hành
các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí đã đặt ra.
Hiện nay cũng nhƣ cả nƣớc, tỉnh Nghệ An đang phấn đấu khẩn trƣơng
hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới để làm thay đổi cơ bản diện
mạo nông thôn, cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân. Chính vì
thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đƣa ra những giải
pháp có tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu, sát với thực tiễn, là những yêu
cầu cấp bách.
Nghi Lộc là huyện đồng bằng lớn thứ 3 của tỉnh Nghệ An, là một trong
những địa phƣơng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
- xã
hội của tỉnh Nghệ An . So với nhiều huyện thị khác trong tỉnh , huyện Nghi
Lộc có dân số khá đông với số dân hơn 194.858 ngƣời, nhƣng dân cƣ chủ yếu
tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 96,5%). Huyện đƣợc xem là một địa
phƣơng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và thƣờng đƣợc lựa
chọn là nơi để triển khai các mô hình thí điểm. Nhƣng hiện nay việc triển khai
thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện còn nhiều lúng túng và
bất cập. Nghiên cứu đƣa ra các giải pháp để nâng cao vai trò của chính quyền
địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới sẽ thúc đẩy từng bƣớc thành công
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Đó sẽ đƣợc coi là sự
khởi đầu cho hàng loạt những thành công tiếp theo tại các địa phƣơng
khác trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và các chƣơng trình
phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Chính vì vậy , Luâ ̣n văn tâ ̣p trung vào viê ̣c nghiên cƣ́u , đánh giá một
cách tổng thể hiện trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Nghi Lộc hiện
nay, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của chính quyền địa
phƣơng trong xây dựng nông thôn mới để từ đó giúp cấp uỷ, chính quyền địa
phƣơng tìm ra những giải pháp hữu hiệu góp phần xây dựng thành công nông
thôn mới trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tác
giả đã lựa chọn Đề tài nghiên cứu: “Vai trò của chính quyền địa phương
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
* Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: Chính quyền địa phƣơng
có vai trò nhƣ thế nào trong triển khai xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong xây dựng nông thôn mới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu: Đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong xây dựng nông thôn mới và qua đó đề xuất các giải pháp phát huy vai
trò của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng thành công nông thôn mới ở
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của chính quyền địa
phƣơng trong công tác triển khai xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền địa phƣơng trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là vai trò của chính quyền huyện Nghi Lộc trong
xây dựng nông thôn mới.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian: Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
3.2.2. Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010-6/2014
3.2.3 Phạm vi nội dung: Chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tiếp cận theo chƣơng
trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
4. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4
chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về vai trò của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng của chính quyền địa phương trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh vai trò của chính quyền địa phương
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Lộc
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề xây dựng nông thôn mới đƣợc một số nhà nghiên cứu khoa học
xã hội và các nhà hoạt động chính trị quan tâm dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Nhiều công trình đã góp phần giải đáp những đòi hỏi bức thiết của thực tế đối
với nông nghiệp, nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Có hàng loạt công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm phát triển
nông nghiệp, nông thôn của nƣớc ngoài: Tác phẩn Benedict J.tria kerrkvliet,
Jamesscott Nguyễn Ngọc, Đỗ Đức Định, năm 2000. Một số vấn đề về nông
nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản
Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm
của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới và những kết
quả bƣớc đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. Những điểm
đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những
vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nƣớc ta hiện nay nhƣ, tƣơng lai
của các trang trại nhỏ; nông dân với khoa học; hệ tƣ tƣởng của nông dân ở thế
giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình tiến hoá nông thôn ở
các nƣớc nông nghiệp trồng lúa . Đặc biệt lƣu ý là những kết quả nghiên cứu
của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm - Nhà
nƣớc ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Tác phẩm: Nguyễn Thế Nhã và Hoàng Văn Hoan, 1995. Vai trò của
Nhà nước trong phát triển nông nghiệp của Thái Lan. Hà Nội: Nhà xuất bản
Nông nghiệp. Trong công trình này các tác giả đã đi sâu phân tích quá trình
hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan từng
thời kỳ. Trong đó một số nội dung đƣợc các tác giả đề cập có giá trị tham
khảo rất tốt cho Việt Nam nhƣ chính sách phát triển các hợp tác xã nông
nghiệp, chính sách xuất khẩu nông sản, chính sách tín dụng và đặc biệt là
những chính sách liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông
nghiệp.Những công trình liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và
nông dân ở nƣớc ta có khối lƣợng rất đồ sộ, cách thức tiếp cận cũng rất đa
dạng.
Công trình: Phạm Xuân Nam, 1997. Phát triển nông thôn. Hà Nội: Nhà
xuất bản Khoa học xã hội là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát
triển nông thôn. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số
nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nƣớc ta nhƣ dân số, lao
động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo
Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát
triển nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện
hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nƣớc trong quá trình vận
động của nông thôn.
Về mô hình nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử dân tộc là vấn đề rất
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu vắng
khi xác định mô hình nông thôn mới hiện nay.
Công trình nghiên cứu Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang, 1996.
Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã luận giải nhiều
nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu nhƣ khái niệm về chính sách, các
nội dung của chính sách kinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp
Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động của chúng.
Điểm chung nhất của các nghiên cứu này là sau khi phân tích thực tiễn
giải quyết vấn đề quản lý Nhà nƣớc nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ngoài, các tác giả đều cố gắng
gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết những
vấn đề thực tiễn của Việt Nam.
Những công trình trên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những
dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nƣớc ta. Tuy
nhiên, các công trình ấy không đi sâu nghiên cứu vai trò của chính quyền
trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, một số công trình đã đề cập khá sâu các quan điểm, giải pháp
về xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng nhƣ: Phan Đình Hà, 2011.
Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học nông
nghiệp Hà Nội. Luận văn đã tổng quan đƣợc những vấn đề lý luận về nông
thôn mới; hệ thống hóa đƣợc những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nƣớc ta về xây dựng nông thôn mới;
đúc kết đƣợc khái niệm và những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hƣởng
đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chƣơng và đề
xuất đƣợc một số giải pháp khá cụ thể để nâng cao giải pháp đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đề tài luận văn của tác giả Phan Đình Hà mới
chỉ nêu đƣợc những vấn đề chung và đƣa ra các giải pháp chung chung trong
xây dựng nông thôn mới, chƣa đề cập sâu phân tích và nhấn mạnh vai trò của
hệ thống chính trị, trong đó tập trung nhấn mạnh vai trò của Nhà nƣớc trong
triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Cùng quan tâm nghiên cứu về đề tài về xây dựng nông thôn mới, Trần
Lê, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang,
Hà Tĩnh. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học lâm nghiệp Việt Nam đã làm sáng
tỏ thêm nhiều vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới; phân tích các điểm
mạnh, điểm yếu, nhân tố ảnh hƣởng để đƣa ra các giải pháp để thúc đẩy việc
xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Quang. Tuy nhiên đề tài cũng chỉ đƣa
ra các giải pháp chung chung, không đi sâu vào nghiên cứu vao trò của Chính
quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới.
Đi sâu nghiên cứu và đƣa ra những quan điểm, giải pháp để xây dựng,
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng cũng đã có nhiều công trình nhƣ tác giả Phạm Khắc Dũng, 2012. Giải
pháp xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh; Vũ
Thị Hoàng Anh, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Nông Cống. Luận văn tiến sỹ, Đại học Thái Nguyên. Các công
trình nói chung đã tổng quan đƣợc những vấn đề lý luận về nông thôn mới; hệ
thống hóa đƣợc những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và của Đảng, Nhà nƣớc ta về xây dựng nông thôn mới; đúc kết
đƣợc khái niệm và những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hƣởng đến việc
thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng; phân tích đánh giá sâu
đặc điểm tình hình của các xã miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt
là công trình đã đi sâu nghiên cứu khá kỹ vai trò của nông dân trong xây dựng
nông thôn mới và đề xuất đƣợc một số giải pháp khá cụ thể để nâng cao giải
pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Công trình đề cập khá sâu đến vai
trò của nông dân nhƣng cũng chƣa đề cập đến vai trò của chính quyền địa
phƣơng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Chung quy lại, nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đề cập và có nhiều công trình, đề tài công bố có giá trị
cả về lý luận và ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, trong các tác phẩm, đề
tài, mỗi tác giả thƣờng chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó trong việc xây
dựng xây dựng nông thôn mới và thƣờng đề cập ở dạng chung nhất hoặc
trong một địa phƣơng cụ thể; chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vai trò
của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới. Đây là một
khiếm khuyết mà bản thân nhận thấy cần phải có sự nghiên cứu cụ thể hơn để
góp phần khắc phục đƣợc những khó khăn tồn tại trong quản lý nhà nƣớc đối
với chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới.
Trong đề tài, một số nội dung có liên quan đến nghiên cứu đã đƣợc
công bố sẽ đƣợc tham khảo có tính kế thừa và chọn lọc, nhất là những vấn đề
về lý luận đối với xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề cập sâu
hơn đến một số vấn đề về vai trò của chính quyền địa phƣơng; phân tích thực
trạng triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đƣợc vai trò
của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.2.1 Lý luận về nông thôn
1.2.1.1 Khái niệm
Khác với vấn đề đô thị, nông thôn là một hiện tƣợng xuất hiện đồng
thời với sự ra đời của đất nƣớc. Các chặng đƣờng lịch sử đã chứng kiến
những biến đổi cũng nhƣ các cuộc cách mạng lịch sử liên quan, xuất phát từ
nông thôn. Tại Việt Nam, nông thôn dƣờng nhƣ mang những nét rất đặc thù
so với các nƣớc khác trên thế giới, thể hiện ở văn hóa làng xã và các đặc điểm
xã hội tiềm ẩn trong mỗi chặng đƣờng phát triển. Nếu nhƣ khái niệm đô thị
đƣợc đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật của các quốc gia trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam thì khái niệm nông thôn dƣờng nhƣ đƣợc quan tâm
một cách khiêm tốn hơn. Các nghiên cứu từ trƣớc đến nay đã cho thấy một
điều rằng, các nhìn nhận về nông thôn luôn đi theo hƣớng xác định những nội
dung của nông thôn chứ ít khi đƣa ra một định nghĩa chung cho khái niệm
nông thôn.
Đến nay, khái niệm nông thôn đƣợc thống nhất với quy định tại Theo
Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội
thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy
ban nhân dân xã.
1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của nông thôn
Hệ thống xã hội nông thôn đƣợc xác định theo ba đặc trƣng cơ bản sau:
- Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trƣng chủ
yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp
nhƣ địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v..
- Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trƣng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất
nông nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm:
dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp.
- Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: Nông thôn thƣờng rất
đặc trƣng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã. Đặc trƣng này bao gồm
rất nhiều khía cạnh nhƣ từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần,
phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân
số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... (Bùi Quang Dũng, 2007)
Đó là những đặc trƣng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện
nông thôn. Chính đặc trƣng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho
hệ thống xã hội nông thôn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Hoàng Anh, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Nông Cống. Luận văn tiến sỹ. Đại học Thái Nguyên.
2. Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang, 1996. Chính sách kinh tế và
vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Hà Nội:
Nxb Chính trị Quốc gia
3. Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc, Đỗ Đức Định,
2000. Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt
Nam. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.
4. Nguyễn Chí Dũng, 2010. Sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay thực trạng và giải
pháp. KX.02.08/06-10, Hà Nội.
5. Phạm Khắc Dũng, 2012.Giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn
mới của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học
kinh tế và quản trị kinh doanh.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
7. Edward P. Reed- Trƣởng đại diện Quỹ châu Á tại Hàn Quốc,
2011. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc. Hội Thảo về xây
dựng nông thôn mới tại Hà Nội tháng 10/2011.
8. Phan Đình Hà, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng
Đại học nông nghiệp Hà Nội.
9. Phạm Hà 2011. Xây dựng nông thôn mới hướng đi mới cho Quảng
Ninh. Tạp chí Nông nghiệp, số ngày 30/11/2011.
10. Phan Đình Hà, 2011. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của
Hàn Quốc. Báo điện tử Hà Tĩnh, Số ngày 17/8/2011.
11. Ibrahim Ngah - Đại học Công nghệ Malaysia, 2011. Kinh nghiệm
xây dựng nông thôn mới ở Malaysia. Hội Thảo về xây dựng nông thôn mới
tại Hà Nội tháng 10/2011.
12. Việt Khoa, 2011. Xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang Kết quả
bước đầu. .
13. Vũ Kiểm, 2011. Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình. Tạp chí Phát
triển nông thôn, số tháng 6/2011.
14. Trần Lê, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở
huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học lâm nghiệp Việt
Nam.
15. Nguyễn Thế Nhã và Hoàng Văn Hoan, 1995. Vai trò của Nhà nước
trong phát triển nông nghiệp của Thái Lan. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.
16. Phạm Xuân Nam, 1997. Phát triển nông thôn. Hà Nội: Nxb Khoa
học xã hội.
17. Xuân Quang, 2011. Phong trào Saemaul Undong thực hiện thắng
lợi tại Hàn Quốc: Sáu bài học kinh nghiệm quý.
KinhTe/kinhtenongthon.com.vn
18. Bùi Hải Thắng, Một số khó khăn khi xây dựng nông thôn mới và
giải pháp khắc phục.
19. Tƣởng Kiến Trung, 2009. Nguồn gốc, những kinh nghiệm quý báu
và ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc; Agriculture
policy development in Korea and current issues.
20. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc, 2000. Quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội huyện Nghi Lộc giai đoạn 2000 đến 2010 và 2020. Nghi Lộc
21. Quản Hải Yến và cộng sự, 2010. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn
mới hiện đại tại thôn Hoa Tây tỉnh Giang Tô. Tạp chí Nông nghiệp & Nông
thôn, số tháng 7/2011.