Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.96 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

ĐỖ TUYẾT NGÂN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

ĐỖ TUYẾT NGÂN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hà


Hà Nội, 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ............... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................2
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................... Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
4. Lịch sử nghiên cứu ...............................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................10
7. Bố cục của luận văn............................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM Error!
Bookmark not defined.
1.1. Các khái niệm và cách tiếp cận....................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch mạo hiểm ...... Error! Bookmark not defined.
1.3. Phân loại du lịch mạo hiểm ............................ Error! Bookmark not defined.
1.4. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm....... Error! Bookmark not
defined.
1.5. Các điều kiện phát triển của du lịch mạo hiểm............. Error! Bookmark not
defined.
1.6. Mối quan hệ giữa du lịch mạo hiểm và các loại hình du lịch khác ........ Error!
Bookmark not defined.
1.7. Thị trƣờng và đối tƣợng khách tham gia vào du lịch mạo hiểm ............ Error!
Bookmark not defined.
1.8. Thực tiễn tổ chức và khai thác du lịch mạo hiểm ......... Error! Bookmark not
defined.
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM
TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ .............................. Error! Bookmark not defined.

2.1. Khái quát về vƣờn quốc gia Ba Bể ................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể............ Error!
Bookmark not defined.
2.3. Hiện trạng khai thác phát triển du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể...50
2.4. Nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm ở Ba Bể ................65
2.5. Đánh giá chung hoạt động du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể . Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI
VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ .................................. Error! Bookmark not defined.
1


3.1. Những căn cứ chủ yếu .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp cụ thể ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
KIẾN NGHỊ .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã đƣợc biết đến từ những năm đầu của thế kỷ
XX và có sự tăng trƣởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản phẩm cũng
nhƣ điểm đến mới. Ngày càng nhiều khách du lịch từ nhiều độ tuổi khác nhau,
không phân biệt giới tính tham gia vào các chƣơng trình du lịch mạo hiểm. Đối
tƣợng khách du lịch mạo hiểm thƣờng có khả năng chi trả cao, đi du lịch dài ngày.
Vì vậy, những nƣớc quan tâm phát triển du lịch thƣờng trú tâm tới loại hình du lịch
này nhằm đề ra chiến lƣợc quảng bá hiệu quả.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng du lịch và đang nổi lên là một điểm đến
mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Với 3/4 địa hình là đồi núi, hệ thống sông

ngòi đa dạng, các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh
nhiệt đới, với hơn 3.000 km bờ biển tạo nên những cảnh đẹp vô cùng phong phú,
v.v. là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm.
Các hoạt động đi bộ băng rừng, leo núi, mô tô, xe đạp địa hình, khám phá hang
động, lặn biển, xuôi dòng bằng bè mảng, đua thuyền, lƣớt ván, nhảy dù, đu dây v.v.
trở thành các hoạt động du lịch hấp dẫn cho cả du khách trong nƣớc và quốc tế.
Hiện nay đã có một số doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu, tổ chức các chƣơng trình
du lịch mạo hiểm nhƣ chƣơng trình chinh phục đỉnh Fan Xi Păng, đỉnh Lang Biang,
đỉnh Bạch Mã, đèo Prenn, các chƣơng trình lặn biển ở Nha Trang, Cù Lao Chàm,
Phú Quốc, Côn Đảo, đi xe đạp địa hình, xe mô tô thể thao ở Hà Giang, chèo thuyền
2


kayak trên vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, các trò chơi dây nƣớc, dây cáp ở Phong Nha
– Kẻ Bàng, v.v. Tuy nhiên, các hoạt động đó mới chỉ khai thác tài nguyên du lịch tại
khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, gần
đƣờng quốc lộ, còn một phần lớn các khu vực có điều kiện phát triển loại hình du
lịch mạo hiểm vẫn chƣa đƣợc đánh giá, khai thác. Việc xây dựng các chƣơng trình
du lịch mạo hiểm cho khách còn tƣơng đối manh mún, khai thác ở mức thí điểm,
thăm dò, chƣa đƣợc tổ chức hiệu quả. Do đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá
sâu về loại hình du lịch đƣợc đánh giá là tiềm năng này ở Việt Nam nhằm có các đề
xuất cho việc khai thác hiệu quả giá trị đó, góp phần vào việc thực hiện chiến lƣợc
du lịch của quốc gia và của địa phƣơng.
Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc thành lập năm 1992 theo Quyết định số 83/TTg, là
nơi bảo tồn sinh cảnh rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới điển hình với đa dạng
sinh học cao. Ngoài ra, Ba Bể cũng đƣợc công nhận là một trong các khu đất ngập
nƣớc quan trọng của thế giới, và gần đây cũng đƣợc công nhận là một trong các khu
RAMSAR của Việt Nam.
Trung tâm VQG Ba Bể là hồ Ba Bể - hồ kiến tạo tự nhiên lớn nhất ở Việt
Nam, đƣợc UNESCO xếp vào một trong 20 hồ nƣớc ngọt tự nhiên đẹp trên thế giới

cần đƣợc bảo vệ và phát triển. Hồ có diện tích mặt nƣớc khoảng trên 500 ha với
chiều dài khoảng 7km, đƣợc bao bọc bởi vách núi đá và dạng địa hình đá vôi điển
hình. Tại khu vực hồ Ba Bể có nhiều điểm tham quan, thắng cảnh đẹp và hấp dẫn,
tiêu biểu là thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, hệ thống các hang động có vẻ đẹp kỳ vĩ là điều
kiện rất thuận lợi cho các hoạt động tham quan, khám phá, mạo hiểm.
Tuy nhiên du lịch mạo hiểm tại Ba Bể phát triển chƣa xứng đáng với tiềm
năng. Các sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu, khai thác chƣa đồng bộ, hấp dẫn và chƣa
giữ chân đƣợc khách du lịch. Chính vì vậy việc tạo ra yếu tố mới, lạ về loại hình sản
phẩm, phƣơng thức tổ chức phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng nhằm phát huy đƣợc
các tiềm năng du lịch ở đây, đặc biệt là loại hình du lịch mạo hiểm.
3


Từ những thực tế và sự cấp thiết đó, tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Du lịch mạo hiểm VQG Ba Bể.

Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Vƣờn quốc gia Ba Bể và các bên liên quan đến hoạt động du
lịch mạo hiểm ở Ba Bể.
+ Về thời gian: Từ tháng 09/2014 đến tháng 08/2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch mạo hiểm
tại Ba Bể nhằm đề xuất các giải pháp cho việc phát triển, khai thác hoạt động du
lịch mạo hiểm ở Ba Bể theo hƣớng hiệu quả, bền vững và trách nhiệm hơn.
4. Lịch sử nghiên cứu
Du lịch mạo hiểm đƣợc nghiên cứu ở nhiều nơi cả trên thế giới cũng nhƣ Việt
Nam. Mỗi nghiên cứu, đều thể hiện những quan điểm riêng, đánh giá vào các vấn

đề riêng của hoạt động du lịch mạo hiểm, từ tiềm năng, cách tổ chức, vận hành, lợi
ích, hiệu quả cũng nhƣ các tác động của chúng.
Trên thế giới có một số nghiên cứu đánh giá điển hình về du lịch mạo hiểm
nhƣ:
John Swarbrooke (2003), “Du lịch mạo hiểm: Lĩnh vực mới” (Adventure
tourism: The New Frontier): Tài liệu đã đề cập tới các vấn đề lý luận của du
lịch mạo hiểm nhƣ khái niệm du lịch mạo hiểm, các nhân tố của du lịch mạo

4


hiểm, thị trƣờng cung – cầu, việc quảng bá du lịch mạo hiểm, vấn đề quản lý
trong du lịch mạo hiểm.
Ralf Buckley (2006), “Du lịch mạo hiểm” (Adventure tourism): Tác giả dành
ra 23 trong 27 chƣơng để mô tả các loại hình du lịch mạo hiểm cụ thể tại các vùng
trên thế giới nhƣ đi xuyên rừng, chèo thuyền vƣợt thác, leo núi, lặn dƣới đáy biển,
nhảy dù. Ralf Buckley nhấn mạnh hai khía cạnh tạo nên sản phẩm du lịch đó là hoạt
động và nơi diễn ra các hoạt động ấy, đồng thời ông cũng đánh giá du lịch mạo
hiểm sẽ là tiềm năng của ngành du lịch nhằm tạo ra nét đặc sắc riêng giữa một môi
trƣờng cạnh tranh du lịch đang ngày càng gay gắt hiện nay.
Tại Việt Nam có một số nghiên cứu khoa học trong nƣớc nhƣ:
Trƣơng Quang Hải (2006): “Nghiên cứu tuyến Du lịch mạo hiểm Phong Nha –
Kẻ Bàng”. Đề tài tập trung vào vấn đề khai thác tiềm năng của một số tuyến du lịch
mạo hiểm, từ đó đƣa ra định hƣớng phát triển du lịch mạo hiểm tại Phong Nha – Kẻ
Bàng.
Phạm Trung Lƣơng (2008): “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du
lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc”. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận, tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch mạo
hiểm – thể thao ở khu vực vùng núi Phía Bắc, xây dựng những sản phẩm du lịch
phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trịnh Lê Anh (2006): “Du lịch Trekking ở Việt Nam: Loại hình và phƣơng
thức tổ chức (Nghiên cứu trƣờng hợp ở Sa Pa – Lào Cai)”. Đề tài bƣớc đầu khái
quát cơ sở khoa học loại hình du lịch trekking và hiện trạng phƣơng thức tổ chức
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn (trong phân hệ du lịch thể thao – khám phá, mạo
hiểm). Từ đó khuyến nghị phƣơng thức tổ chức khai thác du lịch trekking phù hợp
tại Sa Pa.
Trƣơng Việt Trƣờng (2010): “Nghiên cứu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch
mạo hiểm tại khu mỏ Kẽm - Chì Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Nghiên
5


cứu trình bày cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm, hiện trạng các
loại hình du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng, phân tích hiện trạng khu mỏ Kẽm – Chì, huyện Chợ Đồn, làm rõ các tiềm
năng, khả năng phát triển và đƣa ra một số định hƣớng nhằm phát triển du lịch sinh
thái, du lịch mạo hiểm cho khu mỏ này.
Các công trình trên đều tập trung vào việc phân tích, đánh giá về tiềm năng du
lịch của điểm nghiên cứu và đề xuất khai thác các hoạt động du lịch nên đƣợc khai
thác và phát triển cho địa phƣơng. Đây cũng là các nghiên cứu quan trọng nhất về
cở sở lý luận và định hƣớng cho việc phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, đặc
biệt là ở Bắc Kạn và Ba Bể.
5.

Phương pháp nghiên cứu

5.1. Các phương pháp nghiên cứu
Thu thập và xử lý thông tin: Mục đích của hoạt động này là nhằm tìm hiểu lịch
sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu, bài học mà đồng nghiệp đã làm về cùng một vấn
đề. Do vậy, việc thu thập và đánh giá thông tin nhằm không lặp lại những công việc
mà đồng nghiệp đã thực hiện. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả thực hiện việc

thu thập các nghiên cứu, văn bản, tài liệu lý luận, các bài báo, công bố nghiên cứu
khác nhau về du lịch mạo hiểm, từ đó lựa chọn thông tin quan trọng phục vụ cho đề
tài nghiên cứu của mình. Các thông tin đƣợc thu thập từ các nghiên cứu, đánh giá,
bài bao khoa học, luận văn, đề án nghiên cứu, từ các nguồn khác nhau, các thông tin
về Ba Bể và các hoạt động du lịch ở Ba Bể đƣợc tập trung thu thập ở Sở
VHTT&DL tỉnh Bắc Kạn, Ban Quản lý VQG Ba Bể, v.v. Dựa trên nguồn thông
tin đó tác giả đã đánh giá, chọn lọc nội dung, thông tin, kinh nghiệm, so sánh,
bình luận, nhận định và trích dẫn trong luận văn.
Khảo sát thực địa: Các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tại thực địa đã giúp tác
giả kiểm tra, đánh giá lại độ chính xác của các tƣ liệu, tài liệu và thu thập các số liệu
thực tế, các nguồn thông tin mới nhất mà các tài liệu chƣa cập nhật đƣợc. Khảo sát
6


thực địa đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động thăm, quan sát, trải nghiệm và
đánh giá về hoạt động du lịch mạo hiểm tại Ba Bể. Tác giả đã tiến hành khảo sát
thực tế trên các tuyến du lịch chính đang đƣợc khai thác tại Ba Bể nhƣ:
1. Tuyến du lịch sông: Bến thuyền Buốc Lốm - Động Puông - Bản làng ven
sông Năng (Bản Cám, Bản Tàu) - Thác Đầu Đẳng.
2. Tuyến du lịch hồ: Hồ Ba Bể - Đảo Bà Goá - Đền An Mã - Ao Tiên.
3. Tuyến du lịch rừng: Đƣờng đi bộ trong rừng nguyên sinh VQG, các chòi
quan sát ngắm cảnh hồ, làng bản.
4. Tuyến du lịch làng bản ven hồ: Bản Pác Ngòi (Phía nam hồ) - Bản Bó Lù
(Phía Tây nam hồ) - Bản Cốc Tộc (Phía Tây nam hồ).
5. Các điểm tham quan du lịch lân cận hồ Ba Bể: Động Hua Mạ (Xã Quảng
Khê) - Thác Bạc (Xã Hoàng Trĩ).
Khảo sát ở các tuyến và điểm du lịch chính này nhằm tìm hiểu, đánh giá đƣợc
hiện trạng cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, phƣơng thức tổ chức, hiệu quả và các
bất cập từ mô hình và cách quản lý vận hành các mô hình này.
Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra xã

hội học để lấy ý kiến chủ quan của các đối tƣợng bằng những câu hỏi về nhu cầu
và mức độ hài lòng của đối tƣợng đƣợc khảo sát về du lịch mạo hiểm tại VQG
Ba Bể. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành với các giai đoạn nhƣ sau:
Giai đoạn 1: Lựa chọn nhóm đối tƣợng điều tra
Đối tƣợng tác giả lựa chọn là các bên liên quan tới hoạt động du lịch mạo
hiểm tại VQG Ba Bể. Tuy nhiên, việc am hiểu về tiềm năng và thực trạng của du
lịch mạo hiểm tại đây có thể khác nhau đối với từng nhóm đối tƣợng. Vì vậy, tác
giả đã phân khúc ra một số nhóm nhƣ sau:

7


- Những ngƣời làm công tác nghiên cứu, giảng dạy có hiểu biết sâu rộng về
du lịch mạo hiểm.
- Những ngƣời làm công tác tại ban quản lý và hƣớng dẫn viên tại địa
phƣơng tiến hành khảo sát.
- Ngƣời dân địa phƣơng sinh sống quanh khu vực nghiên cứu.
- Khách du lịch đến VQG Ba Bể.
Giai đoạn 2: Thực hiện khảo sát
Tác giả trực tiếp điều tra theo từng nhóm đối tƣợng dựa trên bảng hỏi (Xem
phụ lục 5, 7). Có 2 loại bảng hỏi đã đƣợc sử dụng là:
Bảng hỏi dành cho du khách (cho cả khách Việt Nam và khách nƣớc ngoài)
nhằm thu thập thông tin về những đánh giá, cảm nhận và góp ý của du khách về du
lịch mạo hiểm Ba Bể. Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần chính: Phần thông tin của du
khách và đánh giá của du khách về du lịch mạo hiểm Ba Bể. Tổng số phiếu phát ra
là 60 phiếu, tổng số phiếu thu về là 52 phiếu (chiếm tỉ lệ 86,7%), số phiếu không
hợp lệ (không gửi lại hoặc không điền đầy đủ thông tin) là 8 phiếu (chiếm 13,3%).
Bảng hỏi dành cho ngƣời dân kinh doanh du lịch tại VQG Ba Bể nhằm thu
thập thông tin về nhận thức và nhu cầu của cộng đồng dân cƣ bản địa sinh sống
quanh khu vực nghiên cứu. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 20 phiếu.

Nhờ sự giúp đỡ của ban quản lý và hƣớng dẫn viên tại VQG Ba Bể, tác giả đã
thu nhận đƣợc phần lớn bảng hỏi của du khách quốc tế. Theo tác giả nhận định, việc
tiếp cận với khách nội địa khó khăn hơn ngƣời nƣớc ngoài, bởi tính cách của ngƣời
Việt ngại hoặc chƣa quen với hoạt động cho ý kiến.
Giai đoạn 3: Tổng hợp và đƣa ra kết quả đánh giá
Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu thu thập đƣợc để từ đó
đƣa ra các ý kiến mang tính khách quan nhất có thể. Để trình bày và xử lý những số
liệu điều tra, tác giả đã áp dụng phƣơng pháp tính tỉ lệ phần trăm. Phƣơng pháp này
8


đƣợc thực hiện qua việc lập bảng thống kê các số liệu thu đƣợc và tính tỉ lệ phần
trăm của các biến đƣợc chọn trong tổng số những ngƣời trả lời câu hỏi (áp dụng cho
những câu hỏi đƣợc soạn theo thang định danh nhƣ các câu hỏi về độ tuổi, giới tính,
v.v). Ngoài ra, việc sử dụng thang đo xếp hạng theo thứ tự cho biết đƣợc khoảng
cách giữa các thứ bậc. Ví dụ, khi đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể, du khách sẽ đánh giá dựa
trên 5 mức độ: 1: Rất kém; 2: Kém; 3: Trung bình; 4: Tốt; 5: Rất tốt. Việc đánh giá

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, 2008. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội
Bắc Kạn đến năm 2020. Hà Nội, 2008.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000. Chƣơng trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP), Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể/ Na Hang. Hà Nội,
2000.
3. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam
đến năm 2020 & kế hoạch hành động 2013 – 2015. Hà Nội, 2013.
4. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội, 2010.

5. Bùi Thị Hải Yến, 2006. Quy hoạch du lịch. NXB Giáo dục.
6. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2014. Niêm giám thống kê huyện Ba Bể năm
2014.
7. Hoàng Đỗ Vân, 2010. Du lịch mạo hiểm với sự phát triển du lịch của thị trấn
SaPa – huyện Lào Cai. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn Hóa.
8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Nxb Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
9


9. Phạm Trung Lƣơng, 2007. Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du
lịch thể thao – mạo hiểm vùng núi phía Bắc, Báo cáo khoa học cấp Bộ, Hà
Nội.
10. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo đánh giá hoạt động
du lịch Bắc Kạn (2005 – 2013). Định hướng phát triển du lịch trong những
năm tiếp theo.
11. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn. Cẩm nang du lịch Bắc Kạn.
12. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội.
13. Thủ tƣớng Chính phủ, 2001. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt
Nam. Hà Nội, 1995.
14. Thủ tƣớng Chính phủ, 1992. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
VQG Ba Bể (giai đoạn 1). Hà Nội, 1992.
15. Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội, 2014.
16. Thủ tƣớng Chính phủ, 2001. Quy chế Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Hà Nội, 2011.
17. Trần Đức Thanh, 2005. Nhập môn khoa học du lịch. Nxb ĐHQG Hà Nôi, Hà
Nội.
18. Trần Thị Thúy Lan, 2005. Giáo trình tổng quan du lịch. Nxb Hà Nội.

19. Trịnh Lê Anh, 2006. Du lịch Trekking ở Việt Nam: Loại hình và phương
thức tổ chức (Nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa – Lào Cai). Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
20. Trƣơng Quang Hải, 2006. Nghiên cứu tuyến Du lịch mạo hiểm Phong Nha
– Kẻ Bàng. Đề tài NCKH cấp Bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10


21. Trƣơng Thị Lan Hƣơng, 2007. Du lịch mạo hiểm núi tại Lâm Đồng: Cơ sở lý
thuyết và nghiên cứu trường hợp. Đề tài nghiên cứu cấp trƣờng, Trƣờng Đại
học Đà Lạt.
22. Trƣơng Việt Trƣờng, 2010. Nghiên cứu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch
mạo hiểm tại khu mỏ Kẽm - Chì Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
23. UBND tỉnh Bắc Kạn. Ban thực hiện dự án phát triển du lịch bền vững tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng. Báo cáo khảo sát đánh giá sản phẩm du lịch
dụa vào cộng đồng (tại huyện Ba Bể và thị xã Bắc Kạn) năm 2013.
24. UBND tỉnh Bắc Kạn. Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/4/2012, Phát triển
thương mại, dịch vụ, du lịch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
25. UBND tỉnh Bắc Kạn, 2003. Quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Vườn
Quốc gia Ba Bể. Bắc Kạn, 2003.
26. UBND tỉnh Bắc Kạn. Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 23/9/2002. Quy
hoạch du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể.
27. UBND tỉnh Bắc Kạn. Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 16/01/2014. Quy
hoạch xây dựng khu du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030.
28. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Luật Du lịch, Hà Nội, 2005.
29. Văn phòng Chính phủ, 2010. Đăng ký Vườn Quốc gia Ba Bể vào danh sách
Ramsar. Hà Nội, 2010.
30. Vƣờn quốc gia Ba Bể. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014, triển

khai nhiệm vụ năm 2015.
TIẾNG ANH
31. Adventure Market Study 2013.Adventure Travel Trade Associantion and The
George Washington University (2013).
32. Euromonitor International, Travel and Tourism in France, Country Report
2013.
11


33. John Swarbrooke, 2003. Adventure Tourism: The new frontier, Oxford ;
Boston, MA : Butterworth-Heinemann.
34. Millington K. Locke, 2001. Occasionnal studies: Adventure travel, Travel
and Tourism Analyst, 4, 65-97.
35. Ralf Buckley, 2006.

Adventure tourism, Wallingford, Oxon, UK,

Cambridge.
36. Tourism Organization, 2014. Global Report on Adventure.
37. World Travel Tourism Council. Travel & Tourism: Economic impact 2014
Thailand.

12



×