Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

DSpace at VNU: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.21 KB, 8 trang )

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch
phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035
Nguyễn Khánh Linh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số 60 44 03 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Ngọc Quang; PGS.TS Lưu Đức Hải
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Khái quát về quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035. Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu(BĐKH) và các
kịch bản BĐKH cho thành phố Thanh Hóa. Phân tích và đánh giá các ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu tới địa bàn lãnh thổ, đặc biệt là các vùng không gian đô thị mở rộng
trong đề án quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035. Đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến
đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa
Keywords. Biến đổi khí hậu; Thanh Hóa; Khoa học môi trường.

Content
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia đang phát triển có bình quân GDP đầu người năm 2012 là 1540
USD, được xếp vào loại quốc gia có thu nhập trung bình thấp của Thế giới (876-10.725
USD/người/năm) [15]. Theo Báo cáo phát triển con người của Ngân hàng Thế giới năm 2012,
chỉ số HDI của Việt Nam là 0,617 đứng thứ 127 trong 187 quốc gia được UNDP xếp hạng
[28]. Nhằm đạt mức thu nhập 3000 USD/người vào năm 2020 theo Đề án nâng cao xếp hạng
tín nhiệm quốc gia [11], Việt Nam đang có nhiều chủ trương và giải pháp phát triển nhanh và
bền vững về kinh tế xã hội đất nước. Một trong các giải pháp quan trọng đó là tiến hành các
quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trọng điểm và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
vùng.



Phát triển kinh tế xã hội đi kèm với sự gia tăng sử dụng năng lượng, đặc biệt là nhiên
liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt, điện năng. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội của
Thế giới trong nửa cuối thế kỷ 20 và hiện nay đang dẫn đến sự tích lũy ngày càng lớn các khí
nhà kính trong Khí quyển và thay đổi địa hình cảnh quan bề mặt Trái đất. Nhiều khu rừng bị
khai thác và chuyển đổi thành đất trồng cây công nghiệp và hồ thủy điện. Từ đó nảy sinh vấn
đề lớn đối với nhân loại giai đoạn hiện nay là gia tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu,
mà hậu quả của nó biểu hiện dưới nhiều góc độ: thay đổi chế độ khí hậu, tan băng, dâng cao
mực nước biển, axit hóa đại dương. Việt Nam là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh
mẽ của biến đổi khí hậu Trái đất. Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và
thích ứng với biến đổi khí hậu đang là những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.
Phân tích và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu đang là công việc ưu tiên của các ngành và các địa phương ở Việt Nam.
Thanh Hóa là tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 11.131,9 km2 và dân số 3,412 triệu người
[30], gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 24 huyện [29]. Thanh Hóa là vùng đất cổ của người Việt
với nhiều nhiều di tích lịch sử văn hóa của người Việt cổ: từ di tích đồ đá cũ Núi Đọ có niên
đại hàng chục nghìn năm, di tích đồ đá mới Đa Bút có niên đại khoảng 6.000 năm, di tích sơ
kỳ đồ đồng Hoa Lộc có niên đại 4.000-5.000 năm, di tích văn hóa Đông Sơn khoảng 2.5003.000 năm. Vùng đất Thanh Hóa là nơi sinh ra các anh hùng dân tộc trong quá khứ: Triệu Thị
Trinh, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, Nguyễn Hoàng…; cũng là nơi ghi đậm dấu ấn
của nhiều chiến công lịch sử của dân tộc Việt trong quá khứ. Vùng đất Thanh Hóa chứa đựng
nhiều loại tài nguyên thiên nhiên quý (khoáng sản, lâm sản), bờ biển Thanh Hóa dài trên 100
km [28], đồng bằng Thanh Hóa khá màu mỡ có diện tích vào loại lớn nhất của khu vực Miền
Trung.
Thành phố Thanh Hóa hiện nay hình thành vào đời vua Gia Long (năm 1804) với tên
ban đầu là Hạc Thành, tồn tại hàng trăm năm trong giai đoạn thực dân phong kiến (Hình 1).
Các mốc lịch sử của quá trình phát triển của thành phố Thanh Hóa cụ thể gồm:


Hình 0.1. Hạc
Thành – Thành

phố Thanh Hóa cổ
[33]
(Ảnh chụp năm
1943)

-

Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa
bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức,
huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông
Sơn).

-

Ngày 29 tháng 5 năm 1929, chính quyền Pháp quyết định thành lập thành phố Thanh
Hóa, là một thành phố cấp 3.

-

Từ năm 1954, thành phố Thanh Hóa tiếp tục mở rộng địa giới về huyện Hoằng Hóa
phía Bắc, huyện Đông Sơn và Thiệu Hóa phía Tây Bắc và phía Đông, huyện Quảng
Xương về phía Đông Nam. Lần lượt năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp
vào đô thị loại 4 và loại 3, với 9 phường. Ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính
phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa
với 15 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km2, dân số gần 20 vạn người. Ngày 6
tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85/CP điều chỉnh địa giới để mở rộng
thành phố Thanh Hóa, nâng tổng số phường xã lên 17 phường xã. Ngày 29 tháng
4 năm 2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 2.

-


Ngày 29 tháng 2 năm 2012, thực hiện quyết định 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 thành
phố Thanh Hóa được mở rộng thêm 19 xã, thị trấn. Như vậy, hiện nay với diện tích
146,77 km² và dân số 393.294 người, thành phố Thanh Hóa có 37 đơn vị hành chính
trực thuộc, bao gồm 20 phường và 17 xã.
Như vậy, với quyết định 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009, thành phố Thanh Hóa có bước

phát triển mở rộng theo hướng trở thành đô thị loại 1 năm 2013. Trong đó, hướng ưu tiên mở
rộng thành phố là Đông Nam, nhằm kết nối thành phố Thanh Hóa hiện tại với thị xã Sầm Sơn


(Hình 1.1). Việc mở rộng không gian đô thị tại thành phố Thanh Hóa tạo ra nhiều khả năng
lớn cho sự phát triển thành phố trong tương lai; nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn do chưa
dự báo đầy đủ các tác động môi trường, trong đó có tác động của biến đổi khí hậu. Với mong
muốn góp một phần nhỏ vào mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã lựa chọn
nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quy hoạch phát triển thành phố Thanh
Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học môi
trường.
Mục tiêu chủ yếu của đề tài luận văn:
-

Phân tích và đánh giá các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới địa bàn lãnh thổ, đặc biệt

là các vùng không gian đô thị mở rộng trong đề án quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
-

Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới quy

hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa.

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, các nội dung nghiên cứu sau đây đã
được tiến hành:
- Thu thập các tư liệu về quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035 để có được đầy đủ thông tin về không gian và quy mô dự án phát
triển. Trong đó, vấn đề được quan tâm là các không gian đô thị mở rộng sau năm 2012 trong
dự án quy hoạch.
- Thu thập các thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu khu vực thành phố, đặc biệt là
những thông tin có được từ các kịch bản biến đổi khí hậu khu vực thành phố Thanh Hóa để
phân tích và đánh giá các tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu.
- Sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường và tác động của biến đổi khí
hậu tới tài nguyên thiên nhiên (liệt kê, ma trận, công cụ phần mềm GIS...) để đưa ra các dự
báo về tác động của biến đổi khí hậu đối với dự án quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
- Điều tra nhận thức của người dân về dự án quy hoạch phát triển thành phố, nhận thức
về biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sự phát triển thành phố Thanh Hóa
làm cơ sở để đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với
người dân địa phương, đặc biệt là người dân trong các vùng đất mở rộng quy hoạch.
Tư liệu chính để thực hiện luận văn do chính tác giả thu được trong quá trình thực tập
tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa; các số liệu điều tra của chính tác giả trong năm


2013, cũng như những tài liệu tham khảo về biến đổi khí hậu của Viện Khí tượng thủy văn và
môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2009), Biến đổi khí hậu Trái Đất và giải pháp phát triển bền
vững Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí

hậu đến nông nghiệp – nông thôn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích
ứng với biến đổi khí hậu, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Báo cáo Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến các ngành và các vùng kinh tế chính, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam, NXB Bộ Tài nguyên và môi trường, Hà Nội.
7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Quyết định số
140/1999/QĐ-TTg ngày 11 tháng 06 năm 1999 Về phê duyệt quy hoạch chung xây
dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2020, Hà Nội.
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số
131/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 về việc thành lập thị trấn thuộc các
huyện Mường Lát, Quan Sơn và Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội.
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 84/QĐTTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035,
Hà Nội.


10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số
114/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2009 Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Hà Nội.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định phê duyệt
Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Hà Nội.
12. David Satterthwaite (2008), Biến đổi khí hậu và đô thị hóa: Tác động và ý nghĩa đối
với quản trị đô thị, Hà Nội.
13. Lưu Đức Hải (2009), Biến đổi khí hậu Trái Đất và giải pháp phát triển bền vững Việt
Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.

14. Lưu Đức Hải (2010), “Những bất lợi về môi trường của định hướng phát triển về phía
Đông Nam trong quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa”, Tạp chí Xây
dựng và đô thị, (17), tr.52-55.
15. Ngân hàng Thế giới World Bank (2012), “Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành
nước có thu nhập trung bình”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2012 - Báo cáo chung
của các nhà tài trợ tại Hội nghị nhóm tư vấn tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội.
16. Trần Hữu Hào (2012), Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với
biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình,
Luận văn Thạc sỹ ngành Môi trường trong phát triển bền vững, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Lê Văn Khoa (chủ biên) (2012), Giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
18. Hoàng Tuấn Phổ (chủ biên) (2010), Địa chí huyện Quảng Xương, NXB Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội.
19. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Dự án Lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa, Thanh
Hóa.
20. Nguyễn Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Viện Khoa học
Khí tượng thủy văn và môi trường, Hà Nội.
21. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển (2011), Tác động của biến đổi khí
hậu đến tài nguyên nước Việt Nam, Hà Nội.


22. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, Thanh Hóa.
23. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định giải pháp thích ứng, Nhà xuất bản
Tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
Tiếng Anh
24. Bates, B.C., Kundzewicz, Z.W., Wu, S., and Palutikof, J.P., Eds (2008), “Climate

Change and Water”, Technical Paper of the Intergovernmental Panel on Climate
Change, 6, pp. 210, Geneva.
25. JT Houghton, LG Meira Filho, DJ Griggs and K Maskell (Eds) (1997), An
Introduction to Simple Climate Models used in the IPCC Second Assessment
Report, Technical Paper of the Intergovernmenttal Panel on Climate Change, 2,
pp. 51.
26. McMichael AJ, Woodruff E, Hales S (2006), Climate change and human health:
present and future risks, The Lancet, 367, pp. 859-869.
27. RT Watson, MC Zinyowera, RH Moss (Eds), Technologies, Policies and Measures
for Mitigating Climate Change (1996), Technical Paper of the Intergovernmenttal
Panel on Climate Change, 1, pp. 84.
Tài liệu trên Internet:
28. Trang web của Báo Thanh Hóa, Giới thiệu chung về Thanh Hóa:
/>29. Trang web của Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Đôi nét về Việt Nam:
/>30. Trang web Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa, Lịch sử hình thành Thanh Hóa:
/>31. Trang web của Tổng cục Thống kê, Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011
phân theo địa phương:
/>

32. Trang web của Tổng cục Thống kê, Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở
Việt Nam năm 2009:
/>33. Trang web của Quỹ học bổng Nguyễn Thái Học:
/>34. Trang web của Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Các kết quả nghiên cứu về chuyển
dịch vỏ Trái Đất:
/>35. http://202.197.67.17/ipgeold/GISjpkc/word/CHAPTER%20ONE.htm



×