Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá tiềm năng và phương án tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên, Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.16 KB, 5 trang )

Đánh giá tiềm năng và phương án tận dụng
năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh
trên địa bàn huyện Ý Yên, Nam Định
Trần Thị Lan Phương
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số 60 44 03 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Quy
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Khái quát về nguồn gốc, số lượng, thành phần, đặc điểm từng loại chất thải
rắn. Nghiên cứu hiện trạng thu gom và xử lý. Đánh giá tiềm năng năng lượng từ các
loại chất thải rắn thuộc đối tượng nghiên cứu trên địa bàn. Tính toán tiềm năng năng
lượng từ rác thải. Dự báo tiềm năng năng lượng từ rác thải đến năm 2020. Lựa chọn
phương án công nghệ có thể áp dụng được tại địa phương.
Keywords. Khoa học môi trường; Chất thải rắn; Nam Định; Năng lượng tái tạo.

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại, sự tăng dân số và phát triển khoa học công
nghệ đòi hỏi sự gia tăng không ngừng về nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong nhiều thế kỷ,
con người thu được năng lượng cần thiết từ sức lao động thủ công, từ lửa và từ sức kéo động
vật. Sau đó sức gió được khai thác các cối xay gió, quạt gió, và dòng chảy của nước được sử
dụng làm quay các cối xay nước. Ngày nay năng lượng cần thiết đối với mọi hoạt động của
con người và có phần phức tạp hơn. Dầu hỏa và khí tự nhiên cung cấp khoảng 2/3 lượng năng
lượng được sử dụng trên toàn thế giới; một lượng lớn năng lượng cũng được khai thác từ than
đá, dòng nước chảy, các khoáng chất phóng xạ và từ năng lượng mặt trời.
Nhu cầu lớn về năng lượng trong thế giới hiện đại đang làm cạn kiệt các nguồn năng
lượng đã được biết đến trên Trái Đất. Chính vì thế, việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các



nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) và bảo vệ môi trường là những vấn đề đã và đang được các
nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm.
Việc nghiên cứu và đưa ra phương án hợp lý để tận dụng các nguồn nhiên liệu tái tạo,
tận thu năng lượng từ rác thải, chất thải nông nghiệp vừa giải quyết vấn đề môi trường đang
bức xúc vừa có năng lượng để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người.
Ý Yên là một huyện nằm phía Tây Nam tỉnh Nam Định, tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình
và tỉnh Hà Nam, có tuyến quốc lộ 10, quốc lộ 38B và đường sắt Bắc-Nam đi qua và
tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua các xã phía Tây của huyện, thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế và đô thị hóa mạnh. Hàng ngày lượng rác thải phát sinh trên địa bàn
huyện là tương đối lớn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một
cách cụ thể về số lượng, thành phần, đặc biệt là tiềm năng năng lượng từ nguồn rác này để có
phương án đầu tư và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá tiềm năng và phương án
tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên, Nam
Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tiềm năng năng lượng và phương án khả thi tận dụng nguồn năng
lượng tái tạo từ chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nguồn gốc, số lượng, thành phần, đặc điểm từng loại chất thải rắn;
- Hiện trạng thu gom và xử lý;
- Đánh giá tiềm năng năng lượng từ các loại chất thải rắn thuộc đối tượng nghiên cứu
trên địa bàn;
- Tính toán tiềm năng năng lượng từ rác thải;
- Dự báo tiềm năng năng lượng từ rác thải đến năm 2020;
- Lựa chọn phương án công nghệ có thể áp dụng được tại địa phương.


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2001), Nghiên cứu và đề xuất các hỗ trợ phát triển năng lượng tái
tạo ở Việt Nam.
2. Bộ Công thương (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng mới và tái tạo
Việt Nam năm 2015, tầm nhìn đến 2025.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011
– Chất thải rắn, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004
– Chất thải rắn, Hà Nội.
5. Đặng Kim Chi (2011), Chất thải rắn nông thôn, nông nghiệp và làng nghề thực
trạng và giải pháp, Báo cáo hội thảo của Tổng cục Môi trường.
6. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng.
7. Lưu Đức Hải (2007), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.
8. Hoàng Thị Huê (2008), Đánh giá tiềm năng năng lượng sinh khối các loại phụ phẩm
nông nghiệp (lúa, ngô, lạc) ở tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ khoa học môi
trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
9.

Trần Văn Huệ (2012), Nghiên cứu công nghệ cacbon hóa các chất thải cháy được
trong rác thải đô thị thành thanh nhiên liệu, Luận văn thạc sĩ khoa học môi
trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

10. Nguyễn Quang Khải, Những vấn đề phát triển năng lượng sinh khối của Việt Nam,
Báo cáo hội thảo phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam.
11. Nguyễn Thị Hồng Linh (2012), Đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại
thành phố Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường, Trường ĐH Khoa học
tự nhiên, Hà Nội.
12.

Kiều Đỗ Minh Luân (2010), Năng lượng sinh khối – Giải pháp năng lượng

trong tương lai, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học An Giang.

13.

Bùi Thị Thanh May (2012), Nghiên cứu tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo
từ rác ở huyện Thanh Oai, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

14.

Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất
thải rắn , tập 1, NXB Xây dựng.


15.

Trần Văn Quy (2010), Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và phương án công nghệ
sử dụng năng lượng sinh khối nông nghiệp một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ,
Đề tài cấp trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.

Quyết định số 1855/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27 tháng
12 năm 2007 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

17.

Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2003), Giáo trình công nghệ môi
trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


18.

Đặng Đình Thống và các tác giả (2011), Giáo trình năng lượng mới đại cương,
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

19.

Đặng Đình Thống và Lê Danh Liên (2006), Cơ sở năng lượng mới và tái tạo,
NXB khoa học và kỹ thuật.

20.

UBND huyện Ý Yên, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2011 huyện Ý
Yên.

21.

Ủy ban nhân dân huyện Ý Yên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường

22.

Ủy ban nhân dân huyện Ý Yên (2010), Quy hoạch sử dụng đất

23.

Ủy ban nhân dân huyện Ý Yên (2010), Báo cáo về sản xuất nông nghiệp tại
huyện Ý Yên.

24.


Ủy ban nhân dân huyện Ý Yên (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế nông
nghiệp – nông thôn.

Tài liệu tiếng Anh
25.

Changkook Ryu (2010), “Potential of municipal solid waste for renewable
energy production and reduction of Greenhouse gas emission in South Korea”,
Jurnal of the Air & Waste Management Association, 60, pp. 176 - 183.

26.

True Wind Solutions (2000), Wind energy resource atlas of southeast Asia, Lle,
New York.

27.

The theme of See 2006, Technology and Policy Innovations, Kyoto University.

Tài liệu Internet
28. Sơn


29. />3Anghien-cu-cong-ngh-cacbon-hoa-x-ly-cht-thi-o-th-vit-nam&catid=27%3Asanpham-cong-nghe&Itemid=143&lang=vi/Minh Tâm
30. />31. khoa học công nghệ Bến Tre
32. Hùng Thanh.
33. />34. />Yến (Theo REN21)
35. />
Văn


Toàn,

Nguyễn Hoài Nam/
36. daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=234000/Phạm Liên.
37. />36/Đặng Kim Chi.
38. Arstechnica.com
39. />20trien%20NL%20sinh%20khoi%20o%20VN.pdf/Nguyễn Quang Khải Giám đốc
Trung tâm Năng lượng và Môi trường.
40. Vietnam+/
41. THỊ
HỒNG THỦY. Đại học Bách Khoa TPHCM.
/>NL_cfg/Lưu Văn Hùng (tổng hợp).



×