Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Đặc điểm của chương trình truyền hình Chìa Khóa Thành Công - CEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.68 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

VƢƠNG TÚ NGỌC

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
“CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CEO”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2015
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

VƢƠNG TÚ NGỌC

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
“CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CEO”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội - 2015



2


MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT ...........................................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH MINH HOẠ ...........................................4
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH .…….…………….…………………….............12
1.1. Một số vấn đề lý luận về truyền hình ……………………….……….………. 12
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài …………………………...…………… 12
1.1.2. Một số định dạng chương trình liên quan đến đề tài …………………….... 17
1.1.3. Yếu tố sân khấu trong các chương trình truyền hình……………………… 24
1.2. Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại VTV....…….…. 26
1.3. Kinh nghiệm sản xuất chương trình theo định dạng nước ngoài ……...…......29
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “CHÌA
KHÓA THÀNH CÔNG - CEO” ….…….....…...………………33
2.1. Tổng quan về chương trình truyền hình “Chìa Khóa Thành Công – CEO”….33
2.2. Đặc điểm của chương trình phiên bản 01……………………………………..37
2.3. Đặc điểm của chương trình phiên bản 02……………………………….….…44
2.4. Đặc điểm của chương trình phiên bản 03..……………………..…………….51
2.5. Đặc điểm của chương trình phiên bản 04…………………….…….………....58
2.6. Đặc điểm của chương trình phiên bản 05………………………….….……....66
2.7. Nhận xét về các đặc điểm của các phiên bản………………..…………..……75
CHƢƠNG 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH “CHÌA KHÓA THÀNH

CÔNG – CEO” ……………………………………………..........82
3.1. Thành công của chương trình ………………………………………...……….82
3.2. Hạn chế của chương trình ………………………………………….………....91
3.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế …………………….………..……..96

3


3.3.1. Nguyên nhân thành công ……………………………………………....……96
3.3.2. Nguyên nhân hạn chế ……………………………………………………...100
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình …………….……………..…. .104
3.4.1. Tăng cường bổ sung các nguồn lực cho chương trình …………………… 104
3.4.2. Năng cao số lượng và chất lượng nhân sự tham gia ghi hình ……………. 107
3.4.3. Nâng cao chất lượng nội dung và phương thức sản xuất ………………… 108
3.4.4. Tăng cường các hoạt động quảng bá chương trình ………………………. 110
KẾT LUẬN ………...………………………………………………...………… 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………..…………… 111
PHỤ LỤC ……………………………………………………………..………… 120

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang ngày càng phát triển và hội nhập
sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới thì hoạt động thông tin các vấn đề liên
quan đến kinh tế của báo chí cũng ngày càng được chú trọng và thúc đẩy hơn bao
giờ hết. Việc nhiều loại hình báo chí tham gia tích cực và hiệu quả trong việc
chuyển tải các thông tin kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau đã cho thấy điều

đó. Trong đó, việc tạo lập và xây dựng nên các chương trình truyền hình kinh tế có
chất lượng đã góp phần quan trọng định hướng thông tin tuyên truyền. Nhất là trong
bối cảnh Đảng và Nhà nước xác định phát triển kinh tế đất nước là nhiệm vụ trọng
tâm. Do đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thông tin
kinh tế, các chương trình truyền hình kinh tế là một yêu cầu cấp thiết, thời sự và có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hoạt động báo chí nước
nhà.
Chương trình truyền hình “Chìa Khoá Thành Công - CEO” là chương trình
truyền hình kinh tế có lịch sử 10 năm phát sóng trên kênh VTV1 của Đài Truyền
hình Việt Nam. Chương trình có định dạng thuần Việt nên đã có nhiều đóng góp
tích cực trong quá trình thông tin tuyên truyền về các vấn đề kinh tế cũng như thúc
đẩy sự phát triển của xã hội nói chung. Với sứ mệnh và mục đích đồng hành cùng
các doanh nghiệp Việt Nam, truyền bá kiến thức và cổ vũ các hoạt động kinh doanh
bài bản. Trải qua 10 năm phát sóng liên tục trên kênh VTV1, với năm lần thay đổi
định dạng đến nay CKTC - CEO được đánh giá là một trong những chương trình
truyền hình liên quan đến kinh tế thành công nhất của ĐTHVN. Bởi trong lịch sử
các chương trình truyền hình kinh tế của ĐTHVN, hiếm có định dạng chương trình
truyền hình nào được những người làm truyền hình trong nước thiết lập nên và tồn
tại lâu như CKTC – CEO. Chương trình đã thu hút sự tham gia của hàng trăm
doanh nghiệp, doanh nhân, nhân viên văn phòng từ khắp mọi miền đất nước. Những
kiến thức kinh doanh từ cấp cơ bản đến nâng cao, những vấn đề vi mô của doanh
nghiệp đến những vấn đề kinh tế vĩ mô của đất nước đã được chương trình truyền

5


bá dưới nhiều hình thức và đến với nhiều tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế.
Những bài học và kinh nghiệm kinh doanh thực tế trong và ngoài nước, những tấm
gương thành công, thất bại trên thương trường. Những dấu ấn, thành tựu của cộng
đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong 10 năm qua đã được chương trình

phản ánh bằng nhiều hình thức và đến được với đông đảo công chúng. Chương trình
đã góp phần quan trọng vào việc định hình các hoạt động kinh doanh bài bản cho
doanh nghiệp, thúc đẩy và truyền bá các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh
nghiệp. Đồng thời, góp tiếng nói quan trọng trong việc cổ vũ các hoạt động cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Từ đó, góp phần vào quá trình
thúc đẩy sự phát triển và hội nhập với kinh tế quốc tế của cộng đồng doanh nghiệp,
doanh nhân Việt Nam. Đúng như đánh giá của Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường “Chương trình đã phản ánh được lịch sử
phát triển của Kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng
trong thời kỳ kinh tế thị trường”.
Bên cạnh những giá trị thiết thực mà nội dung chương trình mang đến cho
cộng đồng. CKTC – CEO còn là một chương trình truyền hình kinh tế có định dạng
do Việt Nam thực hiện 100%. Chương trình không bị pha tạp, lai căng của các
chương trình truyền hình nước ngoài mà đây là sản phẩm sáng tạo và trí tuệ của
Công ty Cổ phần Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia do ông Hoàng Hải Âu làm Tổng
giám đốc và kiêm Tổng đạo diễn chương trình. Đồng thời là sản phẩm trí tuệ và tâm
huyết của những chuyên gia kinh tế hàng đầu như ông Đặng Hùng Võ – nguyên
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, ông Nguyễn Sĩ Dũng – Phó chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội, các chuyên gia kinh tế như Bà Phạm Chi Lan, ông Trần Đăng
Doanh, các doanh nhân nổi tiếng như ông Phạm Phú Ngọc Trai – nguyên Tổng
giám đốc Công ty Pepsico Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam – Tổng giám đốc Tập
đoàn Berjaya, ông Huỳnh Bửu Sơn – chuyên gia tư vấn cao cấp của chính phủ…
Đặc biệt, chương trình “Chìa Khoá Thành Công – CEO” còn được biết đến là
chương trình truyền hình kinh tế đầu tiên được thực hiện theo hình thức xã hội hoá
của Đài Truyền hình Việt Nam. Do đó, phương thức sản xuất của chương trình cũng
như quá trình huy động, kêu gọi các nguồn lực của xã hội hoá từ chương trình cũng

6



để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng các chương trình truyền hình
thuần Việt. Với những thành tích đã đạt được ở trên, hiện nay chương trình CKTC
– CEO là một trong những chương trình truyền hình kinh tế thành công và nhận
được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ĐTHVN. Đồng thời, chương trình
đã và đang trở thành cầu nối đáng tin cậy, hiệu quả đối với cộng đồng các tổ chức,
các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhau nhằm tiến tới một mục
đích là nâng tầm cộng đồng doanh nhân Việt và năng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện có không ít vấn đề
đặt ra cho Đài Truyền hình Việt Nam cũng như bản thân chương trình cần tiếp tục
đổi mới nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu mới của công
chúng, cũng như thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền của một chương trình truyền
hình kinh tế. Do đó, việc phân tích, đánh giá đặc điểm của chương trình cũng như
chỉ ra kết quả cụ thể, những điểm đạt được và những điểm cần khắc phục để nâng
cao chất lượng chương trình là việc làm cần thiết, không chỉ có ý nghĩa thời sự mà
còn có ý nghĩa lý luận trong việc xây dựng các nguyên tắc chung cho sự phát triển
các chương trình truyền hình kinh tế có chất lượng. Bên cạnh đó, hiện chưa có công
trình nghiên cứu chính thức nào về chương trình “CKTC – CEO từ góc độ báo chí.
Do đó, tác giá lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm của chƣơng trình Chìa Khóa
Thành Công – CEO” cho luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện vào
khoảng thế XX. Những hệ thống truyền hình thực sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt
động chính thức trong thập niên 40. Bởi vậy, trên thế giới lịch sử nghiên cứu truyền
hình đã có từ rất lâu và đã có rất nhiều tác phẩm như: Scripts – Writing for radio
and television, Athur Asa Berger. Hay Victoria Mc Cullougt Carroll, Writing News
for Television, lowa State University Pres/Ames, 2000. Bên cạnh đó, còn có cuốn
Television Production handbook – 5 edittion, Herbert Zettl; Guider to video
production, Rowan Ayres, Martha Mollison, Ian Stocks, Jim Tumeth. Các công


7


trình nghiên cứu này đều đã đi sâu vào các vấn đề liên quan đến các khâu thực hiện
nội dung, quy trình sản xuất của các chương trình truyền hình nói chung. Đây là
những công trình quan trọng và cơ sở nền tảng kiến thức chuyên môn căn bản cho
các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và thực hiện các chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu này, hầu hết mới đề cập đến các nguyên
lý, nguyên tắc chung của truyền hình và các chương trình truyền hình. Hầu như,
chưa có công trình nào chủ yếu nghiên cứu về chương trình truyền hình kinh tế
chuyên biệt.
Trong nước
Hoạt động nghiên cứu về truyền hình trong nước cũng rất phong phú và đa
dạng. Các hoạt động nghiên cứu này đã mang đến một kho tàng quý báu và rất hệ
thống về lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển cũng như tác nguyên tắc,
nguyên lý truyền hình. Ví dụ như công trình nghiên cứu của tác giả Dương Xuân
Sơn và thành quả là sự ra đời của Giáo trình Báo chí truyền hình do ĐHQG xuất
bản năm 2011. Bên cạnh đó, công trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của
nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang đã mang đến hệ
thống cơ sở lý luận và thực tiễn các hoạt động báo chí truyền hình và truyền
thôngtạo nền tảng quan trọng cho các cuộc nghiên cứu tiếp theo của các tác giả
khác.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến thông tin kinh tế trên báo chí có thể
kể đến: Phạm Nguyên Long, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ: Đổi mới và nâng cao các
chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam, Nguyễn Tiến Hải,
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ: Thông tin kinh tế trên báo Lao động,Vương Huyền
Linh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ: Thông tin kinh tế trên truyền hình Thông tấn
(khảo sát bản tin "Kinh tế thế giới", chương trình "Tiêu điểm kinh tế" và chương
trình "Thời sự" trên Truyền hình Thông tấn từ tháng 10/2011 đến tháng 3/2012),
Chu Hồng Phương, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ: Ứng dụng các tính năng đa

phương tiện trong tổ chức sản xuất bản tin Tài chính Kinh doanh trên kênh VTV1,
Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013), Trần Thị

8


Thanh Hà, Luận văn tốt nghiệp Đại học: Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến

trình hội nhập và phát triển. Các công trình này đã nghiên cứu khá đầy đủ và
toàn diện đến hoạt động thông tin của các loại hình báo chí này đối với vấn đề kinh
tế. Các công trình trên đã chỉ ra được vai trò, tầm quan trọng cũng như các giải pháp
để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm báo chí liên quan đến kinh tế.
Tuy nhiên, các công trình này hầu hết chưa phản ánh được sự vận động và thay đổi
của báo chí khi các hoạt động kinh tế, thị trường có sự thay đổi. Các công trình này
hầu hết tập trung đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động đưa tin bài trên báo chí. Các
công trình nghiên cứu về các chương trình truyền hình kinh tế và những đặc điểm
của nó còn rất hạn chế. Do đó, có thể thấy đề tài nghiên cứu “Đặc điểm của
chƣơng trình Chìa Khóa Thành Công – CEO” là một đề tài hết sức mới mẻ và
cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý luận và
thực tiễn của hoạt động sản xuất các chương trình truyền hình nói chung và của
chương trình CKTC - CEO nói riêng để nghiên cứu và tìm ra những đặc điểm của
CKTC - CEO. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng định
dạng, tổ chức sản xuất và phát triển các chương trình truyền hình liên quan đến kinh
tế. Đồng thời, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của chương trình trong thời
gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động sản xuất các chương
trình truyền hình nói chung và chương trình CKTC – CEO nói riêng qua các năm.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những ưu nhược điểm trong hoạt
động sản xuất chương trình CKTC – CEO
3. Xác định giải pháp và định hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của
chương trình CKTC – CEO
4. Góp phần xây dựng cơ sở nền tảng cho một các đề tài liên quan đến lĩnh
vực xây dựng định dạng các chương trình truyền hình trong nước.

9


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của chương trình “Chìa Khóa Thành Công – CEO” là đối tượng
nghiên cứu của luận văn.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất
chương trình CKTC – CEO từ phiên bản đầu tiên đến nay.
Từ phiên bản đầu tiên đến nay, chương trình đã trải qua năm lần thay đổi
định dạng hoàn toàn của chương trình để thích ứng với bối cảnh thực tiễn của kinh
tế, thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Việc tập
trung nghiên cứu chương trình từ ngày đầu mới ra đời đến nay sẽ chỉ ra được những
đặc điểm khác biệt của chương trình đối với các chương trình kinh tế, cũng như các
chương trình gameshow và talk show khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ được thực hiện theo các phương pháp như sau:
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (an – két): Nhằm thu thập ý kiến của
các doanh nhân tại TP Hà Nội và TPHCM về một số nội dung phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài. Số lượng mẫu là 300, lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu điển
hình ở TP HCM và TP Hà Nội, là hai khu vực có nhiều các doanh nhân, doanh
nghiệp – đối tượng khán giả chính của chương trình. Đối tượng chủ yếu là giám đốc

điều hành các doanh nghiệp, các cấp quản lý trung gian, nhân viên văn phòng...và
một số đối tượng khán giả khác.
Phƣơng pháp phân tích nội dung: Được sử dụng đối với chương trình
CKTC – CEO để tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá và tìm ra đặc điểm của chương
trình trên các khía cạnh về nội dung, hình thức thể hiện, phương thức sản xuất
chương trình.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Được tiến hành với các nhóm đối tượng:
những người lập ra chương trình lần đầu tiên, đại diện Đài truyền hình Việt nam,

10


các chuyên gia của chương trình, tổng đạo diễn, ekip thực hiện chương trình, một số
chuyên gia trong lĩnh vực lý luận báo chí, truyền hình.
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Để có thông tin từ nhiều nguồn
làm cơ sở cho luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các nguồn tư liệu khác: các
thư từ của khán giả gửi tới; các chương trình truyền hình liên quan đến kinh tế đã và
đang phát sóng; các luận văn và công trình nghiên cứu trước đây; các kết quả và số
liệu điều tra từ các cơ quan, ban ngành liên quan.
Các phương pháp trên sẽ được kết hợp chặt chẽ với nhau để khắc phục
những khó khăn về điều kiện, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề nẩy sinh khác
trong quá trình tiến hành luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Là luận văn lần đầu tiên nghiên cứu về chương trình CKTC – CEO, với hy
vọng sẽ góp phần làm phong phú hơn, toàn diện hơn về tình hình nghiên cứu các
hoạt động liên quan đến sản xuất truyền hình ở nước ta hiện nay. Đề tài sẽ là công
trình tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến chương trình truyền
hình kinh tế, hay các chương trình truyền hình có định dạng thuần Việt 100%.
Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài sẽ góp phần giúp những người thực hiện chương trình CKTC – CEO
nhận ra được những ưu điểm, hạn chế của mình để khắc phục trong thời gian
tới,đồng thời, có các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng của chương trình và
ngày càng được khán giả đón nhận.
Kết cấu luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chương trình truyền hình và sản
xuất chương trình truyền hình
Chương 2: Khảo sát chương trình “Chìa Khóa Thành Công – CEO”
Chương 3: Thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
“Chìa

Khóa

Thành

Công

11



CEO”.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ thông tin và Truyền thông, Thông tư số 19/2009/TT-BTTT ngày 28 tháng
5 năm 2009, quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình
phát thanh truyền hình, Hà nội.
2. Đoàn Anh Dũng (1995), Kịch bản phim tài liệu phóng sự truyền hình,
Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

3. Đỗ Bạch Dương (2003), Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, chương trình Trò chơi
Truyền hình với khán giả Việt Nam, Hà Nội
4. Đậu Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, NXB Lao Dộng
5. Hoàng Thị Hải (1998), Luận văn tốt nghiệp cử nhân, Trò chơi truyền hình –
một thể loại mới của Truyền hình Việt Nam, Hà nội
6. Lê Thanh Hà (2009), Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền
hình, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học (tại chức), Khoa Báo chí và Truyền
thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Huỳnh Mai Liên (1999), Khi truyền hình Việt Nam tách kênh, Tạo chí Người
làm báo
8. Tạ Bích Loan (2005), Truyền hình trong thế giới hiện đại, NXB Thông Tấn
9. Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2010
10. Khoa Báo chí (2005), Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường
Đại học KHXH – NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Khoa Báo chí - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1998), Truyền hình
trong các hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, Tài liệu
tham khảo
12. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2011), Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Hiệu quả
Kinh tế và Xã hội của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền
hình ở Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
13. Mai Quỳnh Nam (2001), Giao tiếp trên truyền hình, NXB Thông Tấn

12


14. Đinh Ngọc Sơn (2001), luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Nâng cao chất lượng,
hiệu quả nghiên cứu ý kiến công chung về chương trình truyền hình (Qua
thực tiễn ĐTHVN), Hà nội
15. Hữu Thọ (2000), Bình luận báo chí thời kỳ đổi mới, NXB Giáo dục, H.,
16. Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB ĐHQG

HN, H., 2004, tái bản lần hai, 2008
17. Dương Xuân Sơn, Giáo trình Báo chí Truyền hình, NXB ĐHQG HN, 2011,
tái bản lần hai
18. Trần Lâm (1995), Truyền hình Việt Nam một phần tư thế kỉ, NXB Chính trị
Quốc gia, H.,
19. Phan Thị Loan (1997), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình
Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin
20. Trần Bảo Khánh (2013), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hoá
Thông tin, Hà Nội
21. Trần Bảo Khánh, Trần Đăng Tuấn, Tác phẩm truyền hình, Tài liệu giảng
dạy, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.
22. Bùi Chí Trung (2012), Luận văn tiến sĩ, Nghiên cứu xu hướng phát triển của
truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông
23. Bùi Chí Trung (2011), Nội dung truyền hình - những bất cập từ thực
tiễn, Tạp chí Thế giới Điện ảnh.
24. Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương,
Kết quả cuộc thăm dò dư luận xã hội (2000,2002) “Khán giả với Đài Truyền
hình Việt Nam”
25. Viện FES, Báo cáo về cuộc thăm dò ý kiến khán giả truyền hình khu vực Hà
nội năm 2002.
26. Báo chí Truyền hình, Tập 1 + 2, G.V. Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.La.
Iuropxki, NXB Văn hóa – Thông tin, 2004
27. Bryan.J.and D.Zillion – Media effect: The Psychology of television –
www.Lucidexperience.com/Hypropapers

13


28. Daniel Chandler – Why do people watch television –
www.Aber.ae.uk/media/documents/short

29. Satisfaction survey analysis using statistics. Copyright 1996 SPSS Inc. 1996.
30. Compton's Interactiv Encylopedia, 1996
31. Encyclopedia American, Copright 1997, Printed and manufactured in USA
32. Guider to video production, Rowan Ayres, Martha Mollison, Ian Stocks, Jim
Tumeth.
33. H. P. Kaxốp, Truyền hình trong đời sống xã hội, NXB Trí thức, M., 1981
(Bản tiếng Nga)
34. Introduction to Mass Communication, Jay Black - Frederich C.
Whitney,WEB Wm.C.Brown Company Publishes, NXB Thông tin, 1991
35. K.T.Coun, Akxentốp, Cở sở lý luận và kĩ thuật truyền hình, NXB Thông tin,
Matxcơva, 1972.
36. The key to writting for television àn film, Fourth edition, Ben Brady.
37. Television Production handbook - 5 edition, Herbert Zettl.
38. Radio Production - 4 edition, Robert Mc Leish.
39. Roger L. Walter, Viết cho phát thanh - truyền hình nguyên tắc và thực hành,
người dịch Trà My - Trà Giang, NXB Graw Hill, Inc.
40. Scripts - Writting for radio an television, Athur Asa Berger.
Victoria Mc Cullough Caroll, Writting News for Television, lowa State University
Press/Ames, 2000.

14



×