BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
----------/----------
----------/----------
BỘ NỘI VỤ
BỘ NỘI VỤ
-------/-------------/-------
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ BÍCH LỆ
TRẦN THỊ BÍCH LỆ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI
CÁC
DÂN
BÀNBỀN
HUYỆN
LỘC
NINH,
QUẢN
LÝ TỘC
NHÀTHIỂU
NƢỚC SỐ
VỀ TRÊN
GIẢM ĐỊA
NGHÈO
VỮNG
ĐỐI
VỚI
TỈNH
BÌNH PHƢỚC
CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC NINH,
TỈNH BÌNH PHƢỚC
LUẬN VĂN
VĂN THẠC
THẠC SĨ
SĨ QUẢN
QUẢN LÝ
LÝ CÔNG
CÔNG
LUẬN
Mã số:
số: 60
60 34
34 04
04 03
03
Mã
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả
luận văn được đúc kết từ thực tiễn công tác và quá trình nghiên cứu của học
viên nhằm đưa ra các đề xuất, giải pháp, góp phần hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện
Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc, miền núi, biên giới, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong
quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thời gian qua.
Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Hoàng Quy – Giảng viên Học viện hành chính Quốc gia. Kết quả nghiên cứu
đề tài là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Các
số liệu, tư liệu đều được trích dẫn chính xác, rõ ràng, các nhận định đánh giá
trong luận văn là khách quan, khoa học dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về công tác xóa đói, giảm nghèo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình nếu có sai sót./.
Bình Phước, ngày
tháng 8 năm 2017
TÁC GIẢ
Trần Thị Bích Lệ
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện hành
chính Quốc gia đã cung cấp cho tôi hệ thống nền tảng vững chắc về kiến thức
trong thời gian theo học. Đây chính là nền tảng, cơ sở dẫn dắt tôi hoàn thành
Luận văn một cách có hệ thống và chất lượng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã cung cấp cho
tôi những số liệu cần thiết trong Luận văn. Xin cảm ơn ông Võ Văn Mãng –
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; ông Ma Ly Phước – Trưởng
Ban Dân tộc tỉnh đã hỗ trợ, cung cấp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân huyện Hoàng Nhật Tân, Văn phòng HĐND-UBND huyện đã tạo điều
kiện cho tôi về thời gian để học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm trong
công tác; lãnh đạo các phòng Dân tộc, Lao động - Thương binh và Xã hội,
Đài Truyền thanh – Truyền hình, Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân các
xã Lộc Hòa, Lộc Thành, Lộc Thịnh, đã giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thu
thập tài liệu, số liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thắng – Giảng viên Đại học
Thủ đô Hà Nội và Tiến sĩ Hoàng Hữu Bình – Nguyên Hiệu trưởng Học viện
Dân tộc, trong quá trình công tác, giảng dạy và nghiên cứu tại tỉnh Bình
Phước và huyện Lộc Ninh đã cung cấp cho tôi những cái nhìn sâu sắc hơn
thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc
thiểu số ở các tỉnh trong cả nước thời gian qua, giúp tôi có thêm kiến thức, gợi
mở những sáng kiến, giải pháp thiết thực nhằm khắc phục thực trạng hiện tại.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Quy - Giảng
viên Học viện hành chính quốc gia, người hướng dẫn khoa học cho tôi. Trong
thời gian thực hiện Luận văn, Thầy đã dành nhiều thời gian trao đổi, định
hướng, cung cấp tài liệu nghiên cứu khoa học và góp ý chỉnh sửa để tôi có thể hoàn
thành bản Luận văn này. Một lần nữa tôi xin dành sự tri ân sâu sắc đến Thầy.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học và bạn đọc đã
ưu ái dành thời gian cho Luận văn của tôi. Những ý kiến đóng góp, xây dựng
của các vị không những giúp tôi hoàn thiện bản Luận văn mà còn có thể rút ra
những kinh nghiệm quý báu cho những công trình nghiên cứu khoa học của
tôi trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.
Bình Phước, ngày
tháng 8 năm 2017
TÁC GIẢ
Trần Thị Bích Lệ
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
BTXH
CB
CSDT
CC
CNTT
CTDT
DTTS
ĐBKK
ĐC,ĐC
HCNN
HĐND
KTTT
KT-XH
LHPN
MTTQ
NSĐP
NSTƯ
PGS.TS
QLNN
TNCS
TS.
UBND
VBQPPL
VC
XHCN
XĐGN
Bảo trợ xã hội
Cán bộ
Chính sách dân tộc
Công chức
Công nghệ thông tin
Công tác dân tộc
Dân tộc thiểu số
Đặc biệt khó khăn
Định canh, định cư
Hành chính nhà nước
Hội đồng nhân dân
Kinh tế thị trường
Kinh tế - xã hội
Liên hiệp Phụ nữ
Mặt trận Tổ quốc
Ngân sách địa phương
Ngân sách trung ương
Phó Giáo sư Tiến sĩ
Quản lý nhà nước
Thanh niên Cộng sản
Tiến sĩ
Ủy ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật
Viên chức
Xã hội chủ nghĩa
Xóa đói, giảm nghèo
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT ...........................................................................
MỤC LỤC ...............................................................................................................
MỞ ĐẦU .................................................................................................................
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................... 2
2.1. Các công trình về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ............................. 2
2.2. Các công trình giảm nghèo ở huyện Lộc Ninh và tỉnh Bình Phước .... 6
2.3. Các chương trình, dự án về giảm nghèo ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước ........................................................................................................... 8
2.4. Một số nhận xét, đánh giá..................................................................... 9
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ...........................................................................10
3.1. Mục đích .............................................................................................10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................11
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................11
4.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................11
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................11
5. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................12
5.1. Phương pháp luận ...............................................................................12
5.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................12
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................13
6.1. Ý nghĩa lý luận ...................................................................................13
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................14
7. KẾT CẤU ....................................................................................................14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU Số ...15
1.1.1. Một số khái niệm về đói nghèo ...........................................................15
1.1.2. Phân cấp mức độ nghèo .......................................................................21
1.1.3. Tiêu chí giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số ...............22
1.1.4. Vai trò của giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số ...........24
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VƢ̃ NG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐIẠ BÀN CÁC HUYỆN .................................................................26
1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân
tộc thiểu số .....................................................................................................26
1.2.2. Vai trò của Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân
tộc thiểu số .....................................................................................................28
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân
tộc thiểu số .....................................................................................................30
1.2.4. Những nhân tố tác động đến Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững đối với các dân tộc thiểu số ..................................................................34
1.2.5. Phân cấp Quản lý nhà nước và chủ thể của hoạt động Quản lý nhà
nước về giảm nghèo đối với các DTTS trên địa bàn huyện ..........................40
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .............41
1.3.1. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của một số
quốc gia ..........................................................................................................41
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo ở Việt Nam ...............45
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ......47
TIỂU KẾT........................................................................................................... 53
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƢỚC
2.1. TÌNH HÌNH KINH Tế - XÃ HộI .........................................................................54
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .........................................................54
2.1.2. Tình hình giảm nghèo bền vững trong các năm qua trên địa bàn huyện
Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước ............................................................................56
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƢỚC ......................................................... 57
2.2.1. Về xây dựng thể chế, chính sách .........................................................58
2.2.2. Về đánh giá, rà soát thực trạng đói nghèo ...........................................58
2.2.3. Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ .................................................59
2.2.4. Về nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo ..................................60
2.2.5. Về tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo................................60
2.2.6. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách giảm
nghèo ..............................................................................................................62
2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƢỚC ........63
2.3.1. Những thành tựu ..................................................................................63
2.3.2. Những hạn chế .....................................................................................70
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ..........................................................................81
TIỂU KẾT........................................................................................................... 83
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƢỚC
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU Số
..............................................................................................................................84
3.1.1. Quan điểm giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số của
Đảng và Nhà nước .........................................................................................84
3.1.2. Phương hướng giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước ....................................................87
3.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN LỘC NINH ..................... 90
3.2.1. Củng cố, tăng cường cơ quan công tác dân tộc cấp huyện, cấp cơ sở 91
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, công tác
giảm nghèo các dân tộc thiểu số ....................................................................94
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý nhà nước về
công tác dân tộc, công tác giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số
........................................................................................................................99
3.2.4. Thực hiện tốt khâu giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các
chính sách giảm nghèo bền vững .................................................................102
3.2.5. Thực hiện tốt việc đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững...........................................................................103
3.2.6. Thực hiện tốt chủ trương giao cho cấp xã là chủ đầu tư các dự án
thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020 ..........................................104
3.2.7. Kế thừa, phát huy vai trò của các kết cấu xã hội phi chính thức, nhất là
của các tầng lớp già làng, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số, tăng
cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong các chương
trình, dự án giảm nghèo bền vững ...............................................................106
3.3. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................107
3.2.1. Đối với Trung ương ...........................................................................107
3.3.2. Đối với tỉnh Bình Phước ....................................................................108
3.3.3. Với các chương trình, dự án ..............................................................110
TIỂU KẾT......................................................................................................... 111
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 125
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 129
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
CTDT và thực hiện CSDT; công tác giảm nghèo đối với các DTTS luôn
được huyện Lộc Ninh đặc biệt quan tâm, chú trọng chăm lo, thực hiện. Các cấp,
các ngành đã quan tâm đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc, các xã
đặc biệt khó khăn; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị
vùng dân tộc; có nhiều biện pháp để đồng bào dân tộc ĐC, ĐC, phát triển sản
xuất, ổn định đời sống, do đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS
từng bước được cải thiện.
Tuy vậy, so với mặt bằng chung của huyện, của tỉnh Bình Phước và các địa
phương vùng dân tộc và miền núi khác, tình hình KT-XH ở các xã có đông đồng
bào DTTS, nhất là ở xã, ấp vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện Lộc Ninh còn
gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh còn thấp, dàn trải,
chậm, chưa đáp ứng yêu cầu GNBV. Mặc dù huyện đã triển khai thực hiện nhiều
giải pháp nhằm giảm tỉ lệ hộ nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS
còn cao, cụ thể là dân số các dân tộc tộc thiểu số chiếm chưa đầy 20% dân số toàn
huyện, nhưng hộ nghèo lại chiếm gần 50%, đặc biệt đồng bào hai DTTS Stiêng và
Khmer là những cư dân đã sinh sống lâu đời ở mảnh đất này. Khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa DTTS với dân tộc Kinh trong huyện còn
cao. CSHT, tư liệu hỗ trợ sản xuất còn thiếu; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho đồng bào DTTS chưa đạt hiệu quả; công tác chuyển đổi nghề thay thế cho
sản xuất nông nghiệp thuần nông còn hạn chế; trình độ áp dụng KH-KT chưa cao;
kế hoạch chi tiêu hộ gia đình chưa hợp lý,…
Việc thực hiện QLNN về giảm nghèo trong đồng bào DTTS nói chung,
đồng bào Stiêng và Khmer nói riêng trên địa bàn huyện Lộc Ninh tuy có nhiều
kết quả, song còn có những tồn tại, hạn chế, bất cập,…tình trạng cầm cố, cho
thuê, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép; bán điều non, lúa non; vay nặng
lãi; buôn lậu qua biên giới; vi phạm lâm luật; vi phạm quy chế biên giới còn xảy
ra; nhà ở được xây, bàn giao nhưng đồng bào không vào ở; các hộ gia đình được
cấp đất nhưng không có năng lực để sản xuất, chăn nuôi; công tác đào tạo nghề,
1
hiệu quả giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS chưa cao. Công tác chăm sóc
sức khỏe, giáo dục, đào tạo; vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh còn bất
cập. Đồng bào cũng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục, lôi kéo vi phạm pháp luật,
khiếu kiện đông người, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an ninh nông thôn;
vai trò của già làng, người có uy tín còn mờ nhạt, chưa được phát huy, chưa thật
sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Số hộ nghèo hàng năm có
giảm, nhưng số hộ tái nghèo, hộ nghèo phát sinh mới nhiều hơn số hộ giảm.
Bản thân tôi đã công tác ở nhiều đơn vị khác nhau, từ đơn vị sự nghiệp –
ngành giáo dục, đến các hội, đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc) cho đến UBND huyện, có nhiều điều kiện gặp gỡ, tiếp
xúc với đồng bào DTTS, nhất là người Stiêng và Khmer, phần nào có những
hiểu biết về họ và thấy được những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình
thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương.
Chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo chưa cao, thiếu tính bền vững,
không những người dân không được thụ hưởng trọn vẹn các chính sách của Nhà
nước, lãng phí nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của mọi người. Tôi rất băn
khoăn, trăn trở và quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng vì sao Nhà nước
triển khai nhiều chương trình, chính sách, dự án như vậy mà kết quả không cao,
từ đó đưa ra các đề xuất, góp phần hoàn thiện QLNN về công tác giảm nghèo
trong đồng bào DTTS ở huyện Lộc Ninh, góp phần vào công cuộc phát triển KTXH vùng dân tộc, miền núi, biên giới.
Từ những lý do và kỳ vọng nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý
nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên
ngành Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Nghiên cứu về đói nghèo và công tác XĐGN là một trong những vấn đề
nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và rất hữu ích trong việc đưa ra các giải pháp
giúp cho Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách phù hợp trong công tác XĐGN,
2
nâng cao mức sống cho đồng bào các DTTS. Với tầm quan trọng như vậy cho nên
các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vấn đề đói nghèo và XĐGN của các DTTS
nói chung và của hai dân tộc Stiêng và Khmer nói riêng.
Tìm hiểu về đói nghèo và chính sách XĐGN, tác giả Trần Thị Tường Vân
đã có nghiên cứu “Chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi nước
ta - Những thành quả và thách thức” (2006)[32]. Trong cuốn sách này, tác giả
đề cập đến thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở nông thôn, miền núi, những
thách thức và giải pháp định hướng cho công tác XĐGN trong thời gian tới.
Cùng hướng nghiên cứu đó tác giả Lê Quốc Lý đã xuất bản công trình
“Chính sách xóa đói giảm nghèo: thực trạng và giải pháp” (2012) [15]. Đây là
chuyên khảo luận giải về vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam,
những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc
đổi mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện
chính sách XĐGN từ đó đề xuất định hướng và mục tiêu, cơ chế và chính sách,
những giải pháp để XĐGN cho giai đoạn phát triển tiếp sau. Ngoài ra, cũng có
nhiều các nghiên cứu khác về vấn đề này như: “Vấn đề XĐGN và chính sách, thể
chế cộng đồng” (2002) của Phạm Hải [6],“Một số vấn đề XĐGN và giới, phát
triển con người” (2002) của Trang Thị Huy Nhất [19], “Chương trình 135 phát
triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn I
(1998-2010)” (2002) của Hoàng Công Dung” [2],“Chính sách khuyến khích
người dân tham gia trong các chương trình XĐGN” (2004) của Lê Ngọc Thắng
[26],“Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay” (2014) của Vũ
Thị Vinh [35];…
Triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp XĐGN
cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”[28], tác giả Trần Chí
Thiện chủ trì cùng các cộng sự thực hiện năm 2007 đã lấy 400 hộ làm mẫu lựa
chọn nghiên cứu tại hai huyện Định Hóa và Phú Lương, trong đó nhóm hộ nghèo
199 hộ (58 hộ dân tộc Kinh, 115 hộ dân tộc Tày, 26 hộ dân tộc khác) và 201 hộ
không nghèo (69 hộ dân tộc Kinh, 101 hộ dân tộc Tày và 31 hộ dân tộc khác).
Nhóm nghiên cứu sử dụng Hàm sản xuất Cobb-Douglas để nghiên cứu các yếu
3
tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ đồng bào DTTS, qua đó đã chỉ ra một số
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân các dân tộc vùng núi cao là: tuổi
bình quân của chủ hộ, học vấn; nhân khẩu; diện tích đất nông nghiệp; phương
tiện sản xuất; vốn vay và hoạt động của tổ chức khuyến nông. Các biến số giải
thích này đều có ý nghĩa thống kê và được nhóm nghiên cứu rút ra kết luận là
các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đói nghèo của đồng bào DTTS ở khu
vực miền núi tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, báo cáo này cũng chưa đề cập sâu
các vấn đề về thể chế, chính sách và các giải pháp QLNN nhằm thoát nghèo bền
vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.
Trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng
phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói và đề xuất XĐGN ở các tỉnh Đông
Nam bộ” thực hiện năm 2005 [8], tác giả Nguyễn Trọng Hoài chủ trì cùng các
cộng sự đã thu thập số liệu từ 640 hộ nông dân ở Ninh Thuận và 619 hộ nông
dân ở Bình Phước. Các số liệu được phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng
bằng hàm hồi quy Logistic. Biến phụ thuộc là chi tiêu bình quân/người, các biến
giải thích là: việc làm, DTTS, diện tích đất canh tác, được vay vốn. Qua chạy
hàm hồi quy Logistic các biến giải thích trên đây đều có ý nghĩa thống kê, có
nghĩa là các yếu tố: việc làm, DTTS, diện tích đất canh tác, được vay vốn được
giải thích là nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo, đói của hộ nông dân tại các địa
bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu này mới chỉ
mang tính chất gợi ý, chưa thậtt sự sâu sắc vì nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu
cơ chế vận hành các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại các địa bàn nghiên cứu.
Trong các công trình nghiên cứu về QLNN về XĐGN của tác giả Nguyễn
Lâm Thành “Tăng cường QLNN đối với công tác XĐGN và phát triển vùng cao
DTTS ở Việt Nam” (1999) [25] và Đoàn Thị Ninh về “Đổi mới QLNN đối với
Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm ở Việt Nam” (2003) [18] cho
thấy, các tác giả đã đề cập đến vấn đề QLNN đối với công tác XĐGN, những bất
cập, hạn chế, từ đó phải tăng cường và phải đổi mới QLNN, tuy nhiên các đề tài
còn mang tính chung chung, chưa thật phù hợp địa bàn nghiên cứu của tác giả.
Nghiên cứu bài viết “Ảnh hưởng yếu tố văn hóa tới sự tham gia của người
4
dân trong các chương trình giảm nghèo ở Tây Nguyên” của Tiến sĩ Nguyễn Văn
Thắng - Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Giảng viên Trường Đại học
Thủ đô [27] cho thấy: Bài viết đã giới thiệu về các chương trình, dự án đang
triển khai ở Tây Nguyên và sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự
án này. Qua nghiên cứu, phân tích của tác giả, đã chứng minh một số yếu tố văn
hóa xã hội ảnh hưởng lớn và trở thành rào cản tới sự tham gia của người dân vào
các chương trình, dự án giảm nghèo như: Địa lý; Phong tục tập quán; Ngôn ngữ;
Định kiến và sự tự ti; Lợi ích gia đình, dòng họ; Bị động, thụ động; Sự phân
công không rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng; Trình độ, nhận thức; Tâm lý mùa
vụ, tệ nạn xã hội; Thiết chế cộng đồng thôn làng; Năng lực cán bộ cơ sở và Yếu
tố giới. Từ những ảnh hưởng, rào cản đó, tác giả đã đánh giá về mức độ tham gia
của cộng đồng, của người dân vào các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển ở các
tỉnh Tây Nguyên và các huyện thuộc không gian xã hội vùng Tây Nguyên còn
tương đối hạn chế. Người dân tham gia tương đối thụ động,và chưa chủ động
đóng góp ý kiến, tổ chức hoạt động triển khai và giám sát các phần việc của dự
án/chương trình. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn triển khai của dự án/chương trình
đã có sự khác biệt theo nhiều hình thức, dạng thức và mức độ khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn xây dựng kế hoạch, người dân tham gia tương đối tốt và bước
đầu có tính chủ động trong việc đề xuất công trình, cây, con,... sẽ được hỗ trợ
tại địa phương. Có lẽ, hình thức tham vấn ý kiến người dân vào các dự án,
chương trình đã được chuẩn hóa thành phương thức, cách thức triển khai hoạt
động nên việc có kết quả bước đầu là tương đối tốt. Giai đoạn triển khai, người
dân “tham gia thụ động”, đôi khi tự coi mình nằm ngoài việc triển khai của dư
án, chương trình đang được tiến hành. Giai đoạn kết thúc/nghiệm thu/bàn giao,
người dân “tham gia rất thụ động”, đặc biệt là trong việc duy tu, bảo dưỡng các
công trình mà chính họ là người được hưởng lợi.
Từ những nghiên cứu thực tiễn trên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng đã chỉ rõ
những yếu tố văn hóa tộc người làm ảnh hưởng tới quá trình tham gia cũng đưa
ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
các chương trình, dự án giảm nghèo ở Tây Nguyên mà trong quá trình nghiên
5
cứu, thực hiện luận văn này, liên hệ với đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội, nhất là văn hóa tộc người, có thể nghiên cứu, áp dụng trên địa bàn
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Về vấn đề nghèo đói và XĐGN ở dân tộc Khmer có một số công trình tiêu
biểu như: Vai trò của người phụ nữ Khmer trong XĐGN (Nghiên cứu trường hợp
xã Hoà Lợi, huyện Châu Thành, Trà Vinh)” (2001) [16] của Vũ Đình Mười,“Sự
thích nghi của phụ nữ Khmer đối với các chương trình phát triển ở Việt Nam:
Nghiên cứu trường hợp sử dụng quỹ tín dụng ở tỉnh Trà Vinh” (2006) [17] của Vũ
Đình Mười,“Quá trình thực hiện chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước trong
cộng đồng người Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long 1992 – 2002” (2007) của
Nguyễn Hoàng Sơn [23],“Một số vấn đề cấp bách trong quá trình CNH, HĐH
của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” (2010) của tác giả Võ Văn Sen và
Phan Văn Dốp [22]; “Đặc điểm xã hội và đói nghèo ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững của các tộc người thiểu số (Trường hợp người Khmer Nam Bộ” (2013)
của Ngô Văn Lệ [14],“Nghèo và phân hoá giàu nghèo tại khu vực đồng bào
Khmer tập trung sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long” (2014) của Mai Chiếm
Hiếu [9],“Vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long trong quá trình phát triển bền vững” (2016) của tác giả Võ Thị Kim
Thu [30],“Giảm nghèo đối với đồng bào Khmer Tây Nam Bộ trong quá trình phát
triển bền vững” (2016) của tác giả Nguyễn Quốc Dũng và Võ Thị Kim Thu [3].
Các nghiên cứu về XĐGN của dân tộc Khmer, Stiêng được các nhà nghiên
cứu hết sức quan tâm, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về người Khmer, người
Stiêng ở Bình Phước nói chung cũng như vấn đề đói nghèo của người Khmer,
người Stiêng nói riêng ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước lại hầu như chưa được
đề cập đến. Do đó, mảng nghiên cứu mới này rất cần được các nhà nghiên cứu
quan tâm hơn nữa và luận văn của tôi là một công trình đáp ứng yêu cầu đó.
2.2. Các công trình giảm nghèo ở huyện Lộc Ninh và tỉnh Bình Phước
Để có cái nhìn khái quát về công tác QLNN về XĐGN, chúng ta đã có một số
công trình nghiên cứu đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách có liên quan
như: “Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay” của TS. Vũ Thị Vinh
6
năm 2014 [35]; “Chính sách XĐGN thực trạng và giải pháp” của PGS.TS. Lê Quốc
Lý năm 2012 [15]; “Kỷ yếu hội thảo XĐGN - Vấn đề và giải pháp ở vùng DTTS phía
Bắc Việt Nam” của Phan Văn Hùng năm 2004 [11]; “Đổi mới việc thực hiện CSDT
trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Bình Phước” - Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Công
Tâm năm 2000 [24]. Các công trình này đều trình bày những quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về XĐGN. Trong đó, ta có thể thấy rõ
quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác XĐGN; những chủ trương, đường lối và
chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XĐGN. Vấn đề này được Hồ Chí Minh
coi là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách như việc diệt giặc trong thời chiến. Đồng thời,
các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, qua các kỳ đại hội, Đảng ta cũng đã đề ra những chiến
lược phát triển KT-XH phù hợp với từng thời kỳ cách mạng trong đó có mục tiêu
XĐGN. Nhờ đó, các chính sách liên quan đến vấn đề XĐGN đã ra đời như được đề
cập đến. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng lưu ý: vấn đề QLNN về XĐGN cần phải
chú ý đến cả những chính sách vĩ mô có tác động đến giải quyết mối quan hệ tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo như: chính sách tài chính, tín dụng, giáo dục và dạy
nghề, việc làm, y tế và an sinh xã hội. Những điều này thể hiện sự quan tâm, vai trò và
những tác động trực tiếp của bộ máy QLNN đối với vấn đề XĐGN trong phạm vi toàn
quốc cũng như các địa phương cụ thể.
Liên quan trực tiếp tới QLNN về XĐGN tại tỉnh Bình Phước là nghiên cứu
của tác giả Phạm Công Tâm. Đó là luận án tiến sĩ: “Đổi mới việc thực hiện CSDT
trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Bình Phước” [24]. Trong luận án này, trên cơ sở
phân tích tình hình dân tộc và việc thực hiện các CSDT ở hai tỉnh Bình Dương và
Bình Phước, trong đó có dân tộc Stiêng và Khmer tại Bình Phước, ta thấy được
những mặt tích cực cũng như những bất cập, tồn tại của việc triển khai và kết quả
thực hiện của các chính sách, trong đó có các chính sách về GNBV. Tác giả viết:
“Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư cho các địa phương miền núi, cho các
vùng đồng bào DTTS. Đồng thời cũng kêu gọi, khuyến khích nhiều dự án đầu tư
trong nước và nước ngoài được triển khai đến các vùng dân tộc. Nhưng nạn tham
nhũng, cửa quyền, buông lỏng quản lý đã gây lãng phí lớn, thất thoát lớn; Cùng với
tham nhũng, các tệ nạn xã hội: nghiện hút ma túy, tội phạm hình sự, buôn lậu, lừa
7
đảo v.v… đã làm cho mâu thuẫn này có tính nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần phải tìm
những phải pháp thiết thực khắc phục”.
Riêng ở huyện Lộc Ninh, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này,
về đồng bào DTTS Stiêng, Khmer lại càng chưa có. Ngoài Luận văn Thạc sĩ của
tác giả Hoàng Ngọc Anh năm 2016 [1], hiện công tác tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Lộc Ninh với đề tài: “QLNN nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước” đã tập trung đánh giá, phân tích thực tiễn, các
yếu tố ảnh hưởng đến QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp mà chưa đi sâu phân tích
các yếu tố có liên quan đến đồng bào DTTS, nhất là người nghèo - đối tượng thụ
hưởng quan trọng các chính sách không chỉ trong nông nghiệp mà còn các chính
sách an sinh xã hội.
Tóm lại, có thể thấy ở tầm nhìn vĩ mô, các nghiên cứu nêu trên đã nêu bật
được những nội dung cơ bản và đưa ra những quan điểm về tính kịp thời và tầm
quan trọng của công tác QLNN đối với vấn đề XĐGN. Tuy nhiên, đặt trong bối
cảnh hẹp của một địa phương cụ thể như đề tài này đưa ra thì vấn đề này vẫn hết
sức mới mẻ trên cơ sở xem xét những đặc điểm mang tính đặc thù của địa
phương và sự đa dạng của công tác QLNN ở cấp huyện và cơ sở.
2.3. Các chương trình, dự án về giảm nghèo ở huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước
Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến giảm nghèo là vấn đề
QLNN về công tác này, trong đó, năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà
nước các cấp và việc ban hành các chính sách, việc thực hiện các chương trình
giảm nghèo được xem là vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định.
Trong thực tế, các chương trình XĐGN có tác động trực tiếp đến các
DTTS nói chung và dân tộc Stiêng, dân tộc Khmer ở huyện Lộc Ninh tỉnh Bình
Phước nói riêng là các Chương trình 134 (hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, đất ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo), Chương trình 135 (phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi), Chương trình
1592 thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc
tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước
8
sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn;
Chương trình ĐC, ĐC theo tinh thần Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; và các
dự án đầu tư trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước;…
2.4. Một số nhận xét, đánh giá
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố; căn cứ
vào nội dung nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu của đề tài là vấn đề QLNN về
GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, tôi xin
đưa ra những nhận định và đề xuất sau:
Vấn đề QLNN về GNBV đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước chú ý
đến trong thời gian gần đây. Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến nội
dung các chính sách của nhà nước về vấn đề XĐGN trên cả nước, cũng như ở
một số vùng, miền cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành
ở cấp độ vĩ mô, bởi vậy, chúng ta mới chỉ thấy được những tác động của cấp
quản lý vĩ mô, chưa có công trình nghiên cứu toàn diện nào về vấn đề QLNN
trong công tác GNBV trên địa bàn huyện Lộc Ninh.
Ngoài việc đề cập đến các chính sách trực tiếp tác động đến XĐGN, trong
một vài nghiên cứu có đưa ra các yếu tố tác động gián tiếp đến chúng. Đó là tác
động của các chính sách vĩ mô như: tài chính, tín dụng, giáo dục và dạy nghề,
việc làm, y tế, an sinh xã hội,… nên chăng, chúng ta cần gắn cả những chính
sách về bảo tồn văn hóa tộc người và nghĩ tới những tác động của công cuộc
CNH, HĐH đất nước đối với vấn đề GNBV của các dân tộc. Khi quan niệm về
“nghèo” được hiểu rộng ra không chỉ còn là những vấn đề liên quan đến vật chất,
cơm ăn, áo mặc hàng ngày, đó còn là những vấn đề mang tính tinh thần, như:
thông tin, liên lạc, giáo dục, giải trí, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật… Đó cũng
chính là những vấn đề quan trọng cần được chú ý, đặc biệt là khi chúng ta nói
đến việc đảm bảo chất lượng cuộc sống con người ngày nay.
Dưới tác động của kinh tế thị trường, quá trình CNH,HĐH, kinh tế của
các địa phương đã có nhiều chuyển biến để thích nghi với sự thay đổi của xã hội.
Kinh tế truyền thống của các tộc người thiểu số cũng không nằm ngoài sự ảnh
9
hưởng đó. Đây là một nội dung nghiên cứu hết sức cần thiết mà nhiều nhà
nghiên cứu đã hướng tới bởi thực trạng KT-XH sẽ phản ánh phần lớn kết quả
của các nhân tố tác động, trong đó, QLNN các cấp đến đời sống của các dân tộc
nói chung và DTTS nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này trong nội tại
địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu được lựa chọn ở đây là dân tộc
Stiêng và Khmer tại huyện Lộc Ninh hiện nay mới chỉ giới hạn trong một số
lượng rất hạn chế của một số bài tạp chí, bài tham luận hội thảo và có phần chưa
được cập nhật, chưa mang tính hệ thống, chỉnh thể.
Để đưa ra được những chính sách phát triển phù hợp với từng địa phương
cụ thể, điều hiển nhiên là chúng ta cần phải nắm được những vấn đề cốt lõi mang
tính đặc trưng của từng địa phương. Ngoài những đặc điểm KT-XH, vấn đề cần
được quan tâm còn là văn hóa, giáo dục, QP - AN,… Tùy theo đặc điểm của
từng địa phương cụ thể, các nhóm DTTS này chịu tác động của các yếu tố hết
sức đặc thù. Lộc Ninh là một huyện giáp biên giới nên QLNN đối với địa bàn
này cần chú ý gắn phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với đảm bảo QP - AN.
Vấn đề này trên thực tế đang được triển khai như thế nào là câu chuyện chúng ta
cũng cần phải lưu ý hiện nay. Đồng thời, các vấn đề như: việc phát triển kinh tế
và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS đang được các cấp
quản lý quan tâm ở mức độ nào? GNBV chú ý đến cải thiện đời sống văn hóa
tinh thần cho người dân đang diễn ra theo xu thế nào? Những yếu tố nào tác
động đến nó? Thực chất các nhà quản lý có quan tâm đến việc gìn giữ các yếu tố
văn hóa truyền thống hay không?... đang là những dấu chấm hỏi cần lời giải đáp
của các nhà nghiên cứu. Thêm vào đó, nếu chúng ta chỉ quan tâm đến cách quản
lý một chiều từ trên xuống, từ trung ương đến địa phương sẽ là một thiếu sót rất
lớn. Luận văn sẽ đề ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện QLNN về
GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng; chỉ ra những kết
quả đã đạt được cùng với những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, bài học kinh
10
nghiệm trong hoạt động QLNN về GNBV đối với các DTTS, cụ thể là hai dân
tộc Stiêng và Khmer giai đoạn từ đổi mới đến nay; luận văn sẽ đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về GNBV đối với các DTTS trên địa bàn
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn 2030.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về dân tộc, CTDT, công
tác giảm nghèo, làm sáng tỏ vai trò QLNN về CTDT, công tác giảm nghèo bền
vững đối với các DTTS.
Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về dân tộc, việc triển khai thực
hiện các CSDT, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Lộc Ninh từ giai đoạn
Đổi mới đến nay (2011-2016). Luận văn triển khai nghiên cứu theo bốn khâu của
chu trình QLNN về thực hiện chính sách giảm nghèo: Xây dựng văn bản quản
lý; thực hiện quyết định quản lý; giám sát, kiểm tra, thanh tra; đánh giá, sơ kết,
tổng kết việc thực hiện quyết định quản lý về GNBV đối với các DTTS trên địa
bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện
QLNN về CTDT, việc triển khai thực hiện các CSDT, công tác GNBV đối với
các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là công tác QLNN về GNBV
đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể nghiên cứu: Hộ gia đình, cộng đồng người Stiêng, người
Khmer và các DTTS khác cư trú tại 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lộc Ninh,
tỉnh Bình Phước (1.669 hộ/6.747 khẩu).
- Về không gian: Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
- Về thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu trên địa bàn từ thời kỳ Đổi
mới đến nay, nhưng tập trung vào phân tích, đánh giá số liệu, tư liệu từ năm
2011 đến năm 2016 (gắn với việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II và
11
giai đoạn III). Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về CTDT, GNBV đối
với các DTTS ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2020.
- Về nội dung: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu nội dung QLNN về
GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Trong
chu trình QLNN về GNBV, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá các khía
cạnh: chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; rà soát đối tượng thực hiện chính sách
giảm nghèo; thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các DTTS phát
triển KT-XH, XĐGN cũng như xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình,
tiên tiến trong các cộng đồng DTTS về phát triển kinh tế gia đình; ban hành văn
bản quản lý chính sách giảm nghèo; thực hiện chức năng giám sát, thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện chính sách giảm nghèo và khâu đánh giá, sơ kết, tổng kết
việc thực hiện chính sách GNBV.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận thực hiện luận văn là luôn nhất quán theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Quan điểm của Đảng,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, CTDT, đại đoàn kết các dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp xử lý thông tin, số liệu; thống kê mô tả SPSS;
- Phương pháp điền dã dân tộc học;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp chuyên gia.
(1) Thu thập các tài liệu thứ cấp ở các xã, thị trấn trong huyện; tài liệu thu
thập gồm các công trình nghiên cứu về các đồng bào DTTS nói chung, người
Stiêng, Khmer nói riêng, nhất là các công trình nghiên cứu về đời sống, sinh hoạt,
phong tục, tập quán lao động, canh tác, ứng xử, tính thích nghi, bản sắc văn hóa,
lối nghĩ, cách sống, áp dụng tiến bộ KH-KT của người Stiêng, Khmer nói riêng.
- Thu thập các văn bản, kế hoạch, số liệu, báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết
năm, giai đoạn của từng chương trình, chính sách của các phòng, ban chuyên môn
12
liên quan, của UBND huyện; các xã trên địa bàn có đông đồng bào DTTS cư trú;
liên hệ với Ban Dân tộc tỉnh để nghiên cứu, tham khảo thêm tài liệu liên quan đến
công tác giảm nghèo đối với các DTTS của tỉnh Bình Phước nói chung, các huyện
lân cận nói riêng để so sánh, đối chiếu trong quá trình phân tích, đánh giá về công
tác QLNN về GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh.
(2) Quan sát không tham dự và quan sát tham dự một số hoạt động sinh kế
truyền thống, sinh hoạt văn hóa, thể thao (lễ hội, lễ cưới…) ở các xã, thị trấn,
gặp một số gia đình để tiếp cận, nắm bắt thực trạng, nguyên nhân nghèo, giải
pháp GNBV.
- Phỏng vấn sâu: Tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng là già
làng, người cao tuổi, phụ nữ, nông dân, thanh niên dân tộc Stiêng, Khmer về các
phong tục, tập quán, về nhu cầu phát triển kinh tế, sản xuất, chăn nuôi, kinh
doanh, về thực trạng nghèo trong đồng bào, tìm hiểu nguyên nhân, phương
hướng, giải pháp giảm nghèo.
- Thảo luận nhóm: Tổ chức một số nhóm thảo luận người Stiêng, Khmer.
- Chụp ảnh về các hoạt động có liên quan.
(3) Tiến hành khảo sát 200 phiếu/ 02 xã đối với hộ dân là đồng bào
DTTS; 20 phiếu dành cho cán bộ làm CTDT huyện và xã; 32 phiếu dành cho
lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cấp xã. Toàn bộ kết quả của việc thực hiện phương
pháp điều tra xã hội học được tác giả thể hiện ở phần Phụ lục luận văn. Các bảng
biểu số liệu, các sơ đồ, biểu đồ có giá trị minh họa thêm, giải thích thêm cho
những nhận định, đánh giá, phân tích về thực trạng, nhận thức, nguyên nhân, giải
pháp GNBV các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
(4) Gặp gỡ, tham vấn một số chuyên gia, người có nhiều hiểu biết về
người Stiêng, Khmer về đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán lao động, canh
tác, ứng xử, tính thích nghi, bản sắc văn hóa, lối nghĩ, cách sống, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật của người Stiêng, Khmer để thu thập ý kiến đánh giá, phân
tích của họ về các vấn đề nêu trên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
13
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về CTDT, GNBV các DTTS nói
chung, đối với dân tộc Stiêng và Khmer trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước nói riêng.
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học của hiệu quả QLNN trong thực hiện các
chính sách đối với đồng bào DTTS.
- Đưa ra một số ý kiến luận giải, đánh giá về công tác QLNN trong thực
hiện công tác giảm nghèo, các chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 đến 2016.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu
lực QLNN trong thực hiện công tác giảm nghèo, các CSDT đối với đồng bào các
DTTS nói chung, phân tích cụ thể về hai DTTS (Stiêng và Khmer) ở huyện Lộc
Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng 2030.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và ứng dụng
thực tiễn trong công tác QLNN về CTDT, về GNBV đối với các DTTS nói
chung, cụ thể là hai dân tộc Stiêng và Khmer nói riêng cư trú tại huyện Lộc
Ninh, tỉnh Bình Phước.
- Các giải pháp cụ thể đưa ra có thể được vận dụng trong hoạt động
QLNN về CTDT, GNBV trong phạm vi huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Hy
vọng các giải pháp đó sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả công tác QLNN về lĩnh
vực dân tộc, các CSDT, GNBV, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết
các dân tộc trên địa bàn huyện Lộc Ninh.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học QLNN về GNBV đối với các DTTS.
Chƣơng 2. Thực trạng QLNN về GNBV đối với các DTTS trên địa bàn
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Chƣơng 3. Phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về
GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số
1.1.1. Một số khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng KT-XH mang tính chất toàn cầu. Tuy thuộc
vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị, xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi
quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau.
Theo định nghĩa của Wikipedia, nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể
sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo
các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa
phương và theo thời gian.
Tháng 9/1993, tại Băng Cốc - Thái Lan, Hội nghị bàn về đói nghèo ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức đã đưa ra khái niệm về đói,
nghèo: “Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu
cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển
KT-XH và phong tục tập quán của từng địa phương”.
- Khái niệm về người nghèo được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh thế
giới về Phát triển xã hội ở Copenhaghen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là
tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số
tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
- Đề cập đến vấn đề này, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra khái niệm
về đói, nghèo: “Là sự thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội
của con người, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học”.
- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) lại tách riêng hai khái niệm: đói và
nghèo: Đói: “Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo cho nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó
là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, thường vay nợ cộng đồng và thiếu khả
năng chi trả”; Nghèo: “Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
15
thoả mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức
sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.
- Khái niệm về nghèo theo thu nhập được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đưa ra: “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định”.
Trên thực tế, có thể thấy quan điểm, khái niệm về đói, nghèo không thống
nhất nhau đối với từng quốc gia mà có chuẩn mực đánh giá riêng. Vì vậy, từng
quốc gia, từng vùng, địa phương cần phải xác định thước đo mức nghèo đói trên
cơ sở thống nhất chung về mặt định tính.
Khái niệm về đói, nghèo ở Việt Nam cơ bản có sự tương đồng với các
khái niệm về đói, nghèo được thế giới thừa nhận. Việt Nam đã thừa nhận khái
niệm chung về đói, nghèo do ESCAP đưa ra (năm 1993).
Từ cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau về đói nghèo, tiêu chí, chỉ số đánh
giá về đói, nghèo và chuẩn nghèo được các quốc gia, tổ chức đưa ra dựa trên
những cơ sở, căn cứ khác nhau: (i) Chỉ số phát triển con người (HDI - Human
Development Index) do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra
(dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản như: tuổi thọ dân cư trung bình; tình trạng biết
chữ của người lớn; thu nhập bình quân trên đầu người trong năm; (ii) Tiêu chí
đánh giá nghèo theo Đường nghèo, được WB phân chia theo hai mức: về lương
thực, thực phẩm (lượng calo tối thiểu cho một người/một ngày) và đường nghèo
chung; (iii) Đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các nhu cầu cơ bản
của con người do WB đưa ra; (iv) Đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu
người do WB đưa ra; (v) Chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI- Human Poverty
Index): đo lường sự nghèo khổ của con người trên hai lĩnh vực chính là giáo dục
và y tế.; (vi) Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index):
được phát triển, ứng dụng bởi OPHDI (Oxford Poverty and Human
Development Initiative) trực thuộc trường Đại học Oxford. Chỉ số này là khái
niệm được WB và UNDP quan tâm và sử dụng nhiều trong thời gian gần đây.
Để xác định ngưỡng đói nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề là xác định
được chuẩn đói nghèo. Nó biến động theo thời gian và không gian, nên không
16