Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.96 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

QUẢNG QUỐC HUY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại :
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH THANH HÀ
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
Phản biện 2: TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp số 11, Nhà A- Hội trƣờng bảo vệ luận văn
thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia.


Số 10 -Đƣờng 3/2- Quận 10- thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: vào hồi 15 giờ 30 phút, ngày 22 tháng 7 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành
chính Quốc gia


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................i
LỜI CÁM ƠN......................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................iiii
MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài luận văn...........................................1

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................4

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................4


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................4

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...................................6

7.

Cấu trúc của luận văn.............................................................6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY............7
1.1. Tội phạm ma túy và đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy.....7
1.1.1. Tội phạm ma túy..................................................................7
1.1.2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.........................10
1.2.Quản lý Nhà nƣớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.13
1.2.1 Khái niệm............................................................................13
1.2.2. Mục đích, nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy..........................................................15

1


1.2.2.1. Mục đích..................................................................15
1.2.2.2. Nguyên tắc..............................................................16
1.2.3.Nội dung QLNN về đấu tranh phòng,chống tội phạm ma
túy......................................................................................................18
1.2.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về phòng,

chống tội phạm ma túy......................................................................20
1.2.4.1. Trung ƣơng..............................................................20
1.2.4.2. Chính quyền địa phƣơng.........................................23
1.3.Các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về phòng, chống tội phạm ma
túy......................................................................................................23
1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc
tế........................................................................................................23
1.3.2.



chế

phối

hợp

giữa

các



quan

nhà

nƣớc...................................................................................................24
1.3.3. Hệ thống pháp luật ......................................................25
1.3.4. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức và ý

thức của nhân dân..............................................................................26
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU
TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI THÀNH
PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG...........................................30
2.1.Tình hình tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang..................................................................................................30

2


2.2. Hiện trạng QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang................................................34
2.2.1. Tổ chức bộ máy QLNN về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.......................34
2.2.2. Ban hành văn bản QLNN về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền..........................37
2.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản QLNN về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.......40
2.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng công chức quản lý nhà nƣớc về đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy.................................................45
2.2.5. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nƣớc về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy..........................................................49
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra...............................................50
2.3. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.................................50
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân......................................50
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân....................................................54
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG............................61

3.1. Dự báo tình hình và những yếu tố tác động đến hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá...........61

3


3.1.1. Tình hình buôn bán và sử dụng ma túy trong thời gian
tới.......................................................................................................61
3.1.2. Những yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy..........................................62
3.1.3. Những yếu tố tích cực tác động đến quản lý nhà nƣớc về
đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy..........................................64
3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng chỉ đạo của thành phố Rạch
Giá......................................................................................................65
3.2.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng chỉ đạo................................65
3.2.2. Những mục tiêu, định hƣớng và nhiệm vụ........................67
3.3. Giải pháp bảo đảm QLNN đối với hoạt động đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang..................................................................................................70
3.3.1. Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính
quyền các cấp trong QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy......................................................................................................70
3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế quản lý.....................71
3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức...........73
3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục..................................76
3.3.5. Nhân rộng mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho
ngƣời sau cai nghiện..........................................................................83
3.3.6. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nƣớc về đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy.................................................87


4


KẾT LUẬN.......................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................91
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo về
nghiệp vụ của lực lƣợng Công an các cấp, cán bộ, chiến sĩ Công an
thành phố Rạch Giá đã làm tốt công tác QLNN về đấu tranh phòng,
chống tội phạm trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn còn có những thiếu sót, bộc
lộ những bất cập đã làm hạn chế chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả của
công tác QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại thành phố.
Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về
đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch
Giá” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, nhƣ: Tác giả
Đinh Trọng Hoàn: Kỹ năng giao tiếp của Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. Trần
Viết Long và tập thể tác giả Học viện Cảnh sát nhân dân trong tác
phẩm "Quản lý Nhà nƣớc về an ninh trật tự". (Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2007). Vũ Văn Hiền (Chủ biên) với nghiên cứu “Một số
lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lƣợng Cảnh sát quản
lý hành chính” (Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2003). Nguyễn
Xuân Yêm: "Một số vấn đề quản lý Nhà nƣớc về an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội" (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội,
1998). Trần Minh Tơn: "Quan điểm và giải pháp chiến lƣợc phòng,
chống tội phạm thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nƣớc" (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2011). Lê Bá Tịnh:
"Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lƣợng Cảnh sát hình
sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm" (Nhà xuất bản Công an

5


Nhân dân, Hà Nội, 2015). Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chƣa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về “Quản lý
Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố
Rạch Giá”
3. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng QLNN về đấu
tranh phòng, chống tội phạm tại thành phố Rạch Giá. Rút ra những
ƣu điểm, hạn chế, xác định rõ nguyên nhân đang đặt ra đối với công
tác này và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác QLNN
về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực QLNN về đấu tranh phòng,
chống tội phạm rất rộng, vì vậy tác giả luận văn xin được giới hạn
trong phạm vi, khuôn khổ QLNN về phòng chống tội phạm ma túy
trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tình Kiên Giang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ
sở vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác-Lênin và các phƣơng pháp khác làm sáng tỏ vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã xây dựng một cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện và nâng cao công tác QLNN về
đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy dựa trên sự nghiên cứu, phân tích thực trạng
QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành

phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc và hạn chế của công tác
quản lý, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp để tăng cƣờng
công tác QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa
bàn thành phố Rạch Giá.
7. Cấu trúc của luận văn: Gồm phần mở đầu, 03 chƣơng, kết
luận, và danh mục tài liệu tham khảo.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU
TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY
1.1. Tội phạm ma túy và đấu tranh phòng chống tội phạm
ma túy
1.1.1. Tội phạm ma túy
Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vi phạm quy
định về quản lí, sử dụng các chất ma túy do Bộ luật hình sự quy định.
Tội phạm về ma túy bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau
nhƣng đều có chung hai đặc điểm cơ bản: tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm về ma túy thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức
khỏe và sự phát triển bình thƣờng của con ngƣời cũng nhƣ đến hạnh
phúc gia đình và trật tự công cộng nói chung; các tội phạm về ma túy
đều có chung đối tƣợng là các chất ma túy hoặc các chất liên quan tới
các chất ma túy.
1.1.2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
Phòng, chống tội phạm có hai nội dung cơ bản: Thứ nhất,
phòng ngừa tội phạm là bằng mọi biện pháp ngăn chặn không để cho
tội phạm xảy ra; không để một thành viên của xã hội phải chịu hình

phạt của pháp luật; xã hội không phải gánh chịu hậu quả của tội
phạm; các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải tốn kém những
khoản chi phí cho việc điều tra, khám phá, xử lý ngƣời phạm tội và
điều quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống bình thƣờng cho mọi công
dân trong xã hội, để từ đó làm cơ sở cho mọi công dân có thể cống
hiến sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã
hội. Thứ hai, đấu tranh chống tội phạm có nghĩa phải phát hiện, điều
tra khám phá kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả mỗi khi tội phạm
xảy ra, nhằm đảm bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và điều
tra xử lý, không một ngƣời phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt
của pháp luật.

7


1.2. Quản lý Nhà nƣớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy
1.2.1. Khái niệm: QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà
nƣớc hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nƣớc ủy quyền, đƣợc tiến hành
trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức
năng QLNN trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm ma túy. QLNN về
đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là một nhiệm vụ trọng yếu
trong QLNN về trật tự an toàn xã hội.
1.2.2. Mục đích, nguyên tắc QLNN về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy
1.2.2.1. Mục đích: Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh
đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối sự nghiệp bảo vệ ANQG và giữ gìn
TTATXH, vì vậy, Nghị quyết của Đảng là định hƣớng cho việc xác
định mục đích công tác QLNN trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn hiện

nay, trong đó có QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung và tội phạm ma túy nói riêng.
1.2.2.2. Nguyên tắc
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp: Đây
là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất, chủ đạo và chi phối các
nguyên tắc khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đấu tranh bảo
vệ ANTT là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, âm thầm, nhƣng rất quan
trọng, quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn
của dân tộc. Một sự nghiệp nhƣ vậy phải đặt dƣới sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Quá trình QLNN
về đấu tranh phòng, chống ma túy đòi hỏi các chủ thể phải dựa trên
cơ sở hệ thống văn bản pháp luật Nhà nƣớc. Pháp luật thể chế hóa
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân. Do vậy,
tăng cƣờng pháp chế trong QLNN về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy là hết sức quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc.

8


Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: Xuất
phát từ tính chất, đặc điểm, đặc trƣng về chuyên môn nghiệp vụ của
công tác Công an, cũng nhƣ từ nguyên tắc song trùng, nên trong
QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy cần phải quán
triệt nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo
lãnh thổ.
1.2.3. Nội dung QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy
QLNN do các cơ quan Nhà nƣớc và cán bộ, công chức thực
hiện tác động lên xã hội tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

Ban hành các quy định để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong những lĩnh vực cụ thể nhất định; Tổ chức xây dựng bộ máy và
nhân sự để thực hiện các quy định đó; Kiểm soát việc thực hiện các
quy định; Hỗ trợ các đối tƣợng trong trƣờng hợp cần thiết.
Để đạt mục tiêu phòng, chống tội phạm ma túy, các cơ quan
QLNN đều phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực hoạt
động nhƣ: Thứ nhất, xây dựng thể chế, chính sách về phòng, chống
tội phạm ma túy; Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản về phòng,
chống tội phạm ma túy; Thứ ba, hợp tác quốc tế về phòng, chống tội
phạm ma túy.
1.2.4. Trách nhiệm của các cơ quan QLNN về phòng, chống
tội phạm ma túy: Luật phòng, chống ma túy 2008, quy định cụ thể
trách nhiệm QLNN về phòng, chống ma túy của các cơ quan nhƣ sau:
1.2.4.1. Trung ƣơng: Gồm có các cơ quan: Bộ Công an; Bộ
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; Bộ Y tế; Bộ Công thƣơng; Bộ
Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cơ
quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; UBND các tỉnh,
thành phố giao cho Công an tỉnh, thành phố.
1.2.4.2. Chính quyền địa phƣơng: Tại khoản 4, Điều 35 Luật
phòng, chống ma túy 2008 quy định "UBND các cấp thực hiện
QLNN về phòng, chống ma tuý tại địa phƣơng; chỉ đạo việc tuyên
truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma tuý tại địa phƣơng; quản

9


lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho ngƣời đã cai
nghiện ma tuý". Nhƣ vậy tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố
Rạch Giá là địa phƣơng thực hiện QLNN về đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về phòng, chống tội
phạm ma túy
1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập
quốc tế: Nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh những mặt ƣu điểm cũng
bộc lộ nhiều mặt trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội
phạm.
1.3.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc: Hệ
thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ
quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan có ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến quản lý nhà nƣớc.
1.3.3. Hệ thống pháp luật: Thực hiện tốt việc ban hành văn
bản và quy định, hƣớng dẫn sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu
quả cho công tác quản lý, còn nếu không nó sẽ có tác động ngƣợc lại.
1.3.4. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức
và ý thức của nhân dân: Năng lực, trình độ của các cán bộ công
chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác QLNN
về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, do vậy, việc đào tạo con
ngƣời nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần đƣợc
quan tâm, chú trọng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ
RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Tình hình tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang: Số ngƣời nghiện ma túy (có hồ sơ quản lý) tăng nhanh
từ năm 2010 đến năm 2016 (với tổng số ngƣời nghiện là 1.150
ngƣời). Số ngƣời nghiện ma túy có xu hƣớng tăng theo từng năm.

10



Theo thống kê, đến hết năm 2010, số ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý là 567 ngƣời, năm 2011 có 592 ngƣời; năm 2012 có 712
ngƣời, năm 2013 có 789 ngƣời, năm 2014 có 845 ngƣời, năm 2015
có 993 ngƣời, năm 2016 là 1.150 ngƣời. Tính trung bình hằng năm
tăng 83,28 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [20].
2.2. Hiện trạng QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Tổ chức bộ máy QLNN về đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang: Gồm
các cơ quan: UBND thành phố Rạch Giá; Phòng Lao động – Thƣơng
binh và Xã hội; Phòng Y tế; Phòng Văn hóa Thể thao; Phòng Giáo
dục và Đào tạo; Công an thành phố; UBND các phƣờng, xã.
2.2.2. Ban hành văn bản QLNN về đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền: Các bộ,
ngành đã xây dựng và trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các văn
bản pháp luật về phòng, chống ma túy theo từng lĩnh vực của các
ngành, nhằm cụ thể hóa Luật phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy. Cấp ủy, chính
quyền thành phố Rạch Giá cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm ma túy trong
phạm vi địa bàn thành phố.
2.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản QLNN về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang: Để tăng cƣờng năng lực cho lực lƣợng phòng, chống tội
phạm ma túy, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã quan tâm
chỉ đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy, lực lƣợng các Cơ quan chuyên
trách phòng, chống ma túy từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
2.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng công chức QLNN về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy: Số lƣợng cán bộ chuyên trách, bán

chuyên trách và kiêm nhiệm tham gia công tác QLNN về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy rất lớn, nhƣng số cán bộ đƣợc đào tạo
chuyên sâu về công tác này còn rất ít.

11


2.2.5. Hợp tác quốc tế trong QLNN về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy: Công an thành phố Rạch Giá đã chủ động
ký kết hợp tác với các tỉnh, thành phố Cam Pốt, Kép, Sihanúc thuộc
vƣơng quốc Campuchia để chủ động phòng, chống tội phạm nói
chung và ma túy nói riêng.
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra: Hàng năm Ban Chỉ đạo
phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm của thành phố
đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống ma túy tại các
phƣờng, xã về các lĩnh vực: cai nghiện, đấu tranh, tuyên truyền giáo
dục...
2.3. Đánh giá QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
- Đối với công tác quản lý và kiểm soát các hoạt động hợp
pháp liên quan đến ma túy: Hàng năm, các đoàn kiểm tra liên ngành
tiến hành khảo sát, kiểm tra, hƣớng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các
lực lƣợng đấu tranh kiểm soát tiền chất của lực lƣợng Công an, Hải
quan, Biên phòng để làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phối
hợp kiểm tra, hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm tốt
công tác quản lý, kiểm soát tiền chất.
- Kết quả tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai: Thành
phố cũng đã phối hợp các ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện tốt
các đề án của các Bộ, ngành Trung ƣơng về cai nghiện tại cộng đồng,

giải quyết việc làm, tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống ma túy: Đã tập trung tuyên truyền về Chỉ thị của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc; xây dựng những chuyên mục, phóng
sự,...tuyên truyền về các gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt....đã
đƣợc bạn đọc, ngƣời xem, ngƣời nghe quan tâm và yêu thích.

12


2.3.2. Hạn chế
- Trƣớc tiên có thể thấy hạn chế mang tính nền tảng là Luật
phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi còn nhiều bất cập, nhiều nội
dung chƣa sát với thực tế;
- Hệ thống tổ chức của các cơ quan phòng, chống ma túy còn
không ít bất cập, chƣa tƣơng xứng với chức năng nhiệm vụ đƣợc
giao; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, chƣa rõ ràng, dẫn tới hiệu
quả của việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy chƣa cao;
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ phòng, chống ma
túy của các lực lƣợng ở thành phố còn thiếu về số lƣợng, yếu về năng
lực làm việc;
- Công tác phát hiện, điều tra tội phạm về ma túy có nhiều hạn
chế; Công tác cai nghiện và quản lý sau cai còn nhiều bất cập; Tình
hình tái trồng cây có chứa chất ma túy vẫn diễn biến phức tạp;
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra phòng, chống ma túy tại Thành
phố Rạch Giá hàng năm còn lồng ghép nhiều chƣơng trình, nên thiếu
tính chuyên sâu về lĩnh vực phòng, chống ma túy;
- Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy còn nhiều
hạn chế; trình độ cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy ở các
ngành, các cấp của thành phố còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, khả

năng đối ngoại.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤU
TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG
3.1. Dự báo tình hình và những yếu tố tác động đến hoạt
động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố
Rạch Giá
3.1.1. Tình hình buôn bán và sử dụng ma túy trong thời
gian tới: Tình hình mua bán và sử dụng trái phép các chất ma túy

13


những năm tới tại thành phố Rạch Giá vẫn còn tiềm ẩn, sẽ tiếp tục
diễn biến phức tạp, hoạt động vận chuyển, mua bán, sử dụng ma túy
tổng hợp có xu hƣớng gia tăng; thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày
càng đa dạng, các đƣờng dây mua bán đƣợc tổ chức mang tính
chuyên nghiệp, nhiều mắc xích, tinh vi, khép kín.
3.1.2. Những yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến QLNN về đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy: Sự đa dạng, phong phú và
tác hại nguy hiểm của nhiều loại ma túy đã tác động rất lớn đến
ngƣời sử dụng; Tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng; Sự du nhập
những luồng văn hóa ngoại lai rất mạnh, nhất là một bộ phận giới trẻ
ăn chơi đua đòi, nghiện hút.
3.1.3. Những yếu tố tích cực tác động đến QLNN về đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy: Thành phố đã sử dụng nhiều
phƣơng pháp, loại hình cai nghiện vào thực tế; Việt Nam tham gia
vào Công ƣớc quốc tế phòng, chống ma túy, cùng với một hành lang
pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh; Dân trí của mọi tầng lớp trong cộng

đồng, dân cƣ cũng từng bƣớc đƣợc nâng lên.
3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng chỉ đạo của thành
phố Rạch Giá
3.2.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng chỉ đạo
- Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy: Các cấp ủy Đảng, chính
quyền tập trung chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng,
chống và kiểm soát ma túy; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng,
chống và kiểm soát ma túy; Tăng cƣờng hợp tác quốc tế và thực hiện
các cam kết quốc tế trong phòng, chống và kiểm soát ma túy.
- Phương hướng chỉ đạo: Chỉ đạo công tác phòng, chống ma
túy phải có trọng tâm, trọng điểm; Nâng cao trách nhiệm của cá
nhân, gia đình trong công tác phòng, chống ma túy; phát huy vai trò
của các cấp, các ngành, đoàn thể dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp,
toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền.

14


3.2.2. Những mục tiêu, định hƣớng và nhiệm vụ
- Mục tiêu đến năm 2020: Giảm từ 30 - 40% số ngƣời nghiện
ma túy trong danh sách quản lý; Phấn đấu đạt 70% số xã, phƣờng,
khu dân cƣ; 90% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và từ 90%
đến 95% số trƣờng học phổ thông không có tệ nạn ma túy; 100% số
ngƣời nghiện ma túy đều đƣợc phát hiện và quản lý; 90% số ngƣời
nghiện ma túy đƣợc điều trị cai nghiện và 85% ngƣời nghiện ma túy
đủ điều kiện đƣợc học nghề; Giảm từ 15% đến 20% tỷ lệ tái nghiện
so với hiện nay; Đẩy mạnh công tác truy tố, xét xử tội phạm về ma
túy, hàng năm đƣa ra xét xử lƣu động tại phƣờng, xã từ 10% đến 15% số
vụ án phạm tội về ma túy do Tòa án nhân dân thành phố thụ lý.
- Định hướng đến năm 2030: Tăng từ 03 đến 05 phƣờng, xã

không có tệ nạn ma túy, thu hẹp dần phƣờng, xã có tệ nạn ma túy;
Chủ động phòng ngừa, phát hiện, kiên quyết đấu tranh triệt phá các
đƣờng dây, băng nhóm hoạt động tội phạm về ma túy.
- Nhiệm vụ: Tập trung đẩy mạnh và đổi mới các biện pháp, nội
dung công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền; Quản lý chặt chẽ
ngƣời nghiện ma túy; tổ chức cho tất cả ngƣời nghiện ma túy đƣợc
khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức điều trị, cai nghiện
phù hợp; Chủ động nắm tình hình, tổ chức đấu tranh và triệt xóa cơ
bản các đƣờng dây, tổ chức, tụ điểm phức tạp về ma túy; Thực hiện
các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác
quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
3.3. Giải pháp bảo đảm QLNN đối với hoạt động đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang
3.3.1. Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp trong QLNN về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy: Các cấp chính quyền đƣa nội dung nhiệm vụ công tác
phòng chống ma tý trong nhiệm kỳ, định kỳ của Đảng, chƣơng trình,
kế hoạch hành động các cấp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

15


3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế quản lý: Tất cả
những văn bản từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cần chuyển tải đƣợc tƣ
tƣởng ngăn chặn ma túy, đầu tƣ cho cai nghiện là đầu tƣ cho con
ngƣời, vì con ngƣời, vì sự an toàn và phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức
Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác ngăn chặn buôn
bán ma túy: Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy phòng,

chống và kiểm soát ma túy từ thành phố đến phƣờng, xã cho phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền và
giáo dục phòng, chống ma túy: Hàng năm các lực lƣợng này phải
đƣợc tập huấn nâng cao trình độ chuyên sâu, để phù hợp với sự phát
triển của xã hội và sự đa dạng và phức tạp của ma túy để nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý cai
nghiện và sau cai nghiện: Căn cứ vào chức năng của từng đơn vị, nhu
cầu sử dụng cán bộ hiện nay để lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại
một cách tổng thể, đem lại hiệu quả thiết thực.
3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục
Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục tác hại của ma túy trong
trường học: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội và
đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên trong các hoạt động tuyên
truyền phòng, chống ma túy ở từng cấp học, trƣờng học...
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy trong cộng đồng,
khu dân cư: Đa dạng hóa hình thức hoạt động, phối hợp giữa tuyên
truyền và hành động, lồng ghép nội dung, phòng chống tệ nạn ma
túy; phòng chống HIV/AIDS, mại dâm với các hoạt động của đoàn
thể thu hút đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân tham gia.
Đối với Công an thành phố: Chỉ đạo Công an các phƣờng, xã
thƣờng xuyên tổ chức điều tra nắm bắt tình hình số ngƣời nghiện, số
đối tƣợng hoạt động phạm tội về ma túy. Những địa bàn, tụ điểm

16


hoạt động phức tạp về ma túy, những ngƣời có nguy cơ mắc nghiện
cao, số đối tƣợng bị bắt nhiều lần nhƣng không xử lý đƣợc. Chủ động

tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo giải
quyết và phải chịu trách nhiệm chính nếu để tình hình phức tạp về ma
túy xảy ra tại địa phƣơng mình phụ trách.
3.3.5. Nhân rộng mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho ngƣời sau cai nghiện
Hoạt động quản lý cai nghiện tại các trường, trung tâm: Quy
hoạch các cơ sở cai nghiện ma túy với phƣơng châm: đủ chỗ, đủ tầm
và hiệu quả để cai nghiện cho toàn bộ ngƣời nghiện trên địa bàn
thành phố.
Hoạt động quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng: Cơ quan chức
năng, chính quyền địa phƣơng cấp cơ sở phải luôn quan tâm đầu tƣ,
chỉ đạo hệ thống cộng tác viên ở xã, phƣờng tham gia phát hiện sớm
những đối tƣợng tái hòa nhập cộng đồng tái nghiện, cũng nhƣ đối
tƣợng nghiện mới để tiến hành đƣa đi cai nghiện và điều trị sớm.
3.3.6. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong QLNN về đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy: Hợp tác quốc tế và khu vực
để cùng nhau trao đổi thống nhất đƣa ra các chế tài xử phạt về hành
vi vận chuyển, buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Thực hiện đầy đủ
các cam kết quốc tế và nghĩa vụ quốc tế trong phòng, chống và kiểm
soát ma túy.

17


KẾT LUẬN
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ
đạo các cơ quan QLNN về phòng, chống ma túy triển khai đồng bộ
các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh kiềm
chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy; triệt phá các đƣờng
dây, tổ chức tội phạm ma túy, ngăn chặn có hiệu quả ma túy thẩm lậu

từ nƣớc ngoài vào địa phƣơng; đã củng cố, kiện toàn Trung tâm cai
nghiện và quản lý sau cai, hoạt động cai nghiện đạt nhiều kết quả tốt;
công tác triệt xóa cây có chứa chất ma túy đã đƣợc triển khai và đẩy
mạnh ở nhiều phƣờng, xã đạt kết quả tích cực; công tác tuyên truyền
phòng, chống ma túy đã mở rộng đến tận nhiều tầng lớp trong xã hội;
hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy đã đƣợc mở rộng, phát huy
hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về phòng, chống ma túy trong
thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hƣởng đến kết quả
QLNN về phòng, chống ma túy.
Vì vậy, đề tài: “ Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá" mà phạm vi
nghiên cứu tập trung vào quản lý Nhà nƣớc về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Khắc Ánh (2013), Quản lý nhà nước của chính quyền
cơ sở, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
2. Bộ Công an (2012), Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
an toàn xã hội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Bộ Công an (2006): Quyết định 826/2006/QĐ-BCA(X13)
ngày 20/7/2006 quy định về chức trách, nhiệm vụ của công an
xã, phường, thị trấn.
4. Bộ Công an - Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Nghị
quyết liên tịch số 03/2010/NQLT, ngày 24/6/2010 về "Phối hợp
phòng, chống tội phạm ma túy trong thanh thiếu niên".
5. Bộ Công an - Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Khoa học

Công an (2005), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt
Nam, Nxb. Công an nhân dân.
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày
03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự
đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
7. Chính phủ (2012), Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày
05/4/2012 của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013/NQ-CP ngày
30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử
lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

19


9. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 167/2013/NQ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ
nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia
đình.
10.Chính phủ (2013), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày
13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
11.Chính phủ (2014), Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày
17/11/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt.
12. Chính phủ (1998), Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia phòng,

chống tội phạm.
13.Công an thành phố Rạch Giá (2011), Báo cáo rà soát và xây
dựng phương án biên chế Công an thành phố Rạch Giá năm
2011.
14.Công an thành phố Rạch Giá (2010), Báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2010.
15.Công an thành phố Rạch Giá (2011), Báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2011.

20


16.Công an thành phố Rạch Giá (2012), Báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2012.
17.Công an thành phố Rạch Giá (2013), Báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2013.
18.Công an thành phố Rạch Giá (2014), Báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2014.
19.Công an thành phố Rạch Giá (2015), Báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh phòng, chống ma túy năm 2015.
20.Công an thành phố Rạch Giá (2016), Báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh phòng, chống ma túy giai đoạn 2010 - 2016.
21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.
22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
23.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập (tập 5), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
24.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập (tập 6), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

25.Hồ Chí Minh, Toàn tập (tập 12), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996.
26.Học viện Cảnh sát nhân dân (2007), Giáo trình quản lí nhà
nước về an ninh trật tự, Hà Nội.

21


27.Học viện Hành Chính (2006), tài liệu tham khảo quản lí hành
chính nhà nước về văn hoá – xã hội, giáo dục – y tế, an ninh quốc phòng, Hà Nội.
28.Học viện Hành chính (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước
về an ninh, quốc phòng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
29.Nguyễn Duy Hùng, Hồ Trọng Ngữ (1997), Những vấn đề lí
luận và thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công an, Hà Nội.
30.Nguyễn Lân (2003), Từ điển Từ và Ngữ Hán - Việt, Nxb Văn
học, Hà Nội.
31.Trần Viết Long và tập thể tác giả Học viện CSND (2007),
Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội.
32.Quốc hội (2005), Luật Công an nhân dân, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
33.Nguyễn Xuân Yêm (1998), Một số vấn đề quản lía nhà nước
về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Nxb. Công an Nhân
dân, Hà Nội.

22




×