Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.47 KB, 67 trang )

Đề án môn học
MỞ ĐẦU
oạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia.
Nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội và đáp ứng những nhu cầu
kinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư.
Trong đó giao thông đường bộ luôn là mảng quan trọng bậc nhất trong toàn bộ
hệ thống giao thông, xét trên tất cả các phương tiện kinh tế, văn hoá, xã hội và an
ninh quốc phòng.
H
Hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta diễn biến rất phức
tạp, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng và len lỏi đến hàng vạn gia đình từ
thành thị đến nông thôn, gây thiệt hại đến lớn đến tính mạng và tài sản của nhân
dân. Lòng tin của quần chúng đối với công tác quản lý Nhà nước về trật tự an
toàn giao thông ít nhiều bị xói mòn, đặc biệt là an toàn giao thông đường bộ.
Đã có rất nhiều người nghiên cứu các vấn đề xoay quanh an toàn giao thông
đường bộ như: "Về luật giao thông đường bộ Việt Nam" của Thạc sĩ Hoàng
Đình Ban - Học viện Cảnh sát nhân dân; "An toàn giao thông đường bộ” của KS
Nguyễn Văn Quyền - Phó cục trưởng cục đường bộ Việt Nam & Thượng tá KS
Nguyễn Thành Lập.
Thành phố Hải Dương đang trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng, lưu
lượng người tham gia giao thông ngày càng tăng, tất yếu an toàn giao thông
đường bộ ở Hải Dương rất cần được quan tâm.
Theo đánh giá chung, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ: “chủ
yếu là do quản lý Nhà nước còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm và ý thức quá kém
trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao
thông” ( NĐ 13/2002/ NQ- CP )
Trên cơ sở đó, từ quá trình học tập và trong thực tế, bằng phương pháp
nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích kết hợp phương pháp lôgic em đã
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 1
Đề án môn học
lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn


thành phố Hải Dương”
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của bài viết bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung
Chương 2: Thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở thành phố Hải
Dương & Những tồn tại trong quá trình quản lý.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý về trật tự an
toàn giao thông đường bộ ở thành phố Hải Dương.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Hữu Đoàn và ThS. Nguyễn
Thanh Huyền đã hướng dẫn em hoàn thiện bài viết này.

Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 2
Đề án môn học
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG
I. GIAO THÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG ĐƯỜNG ĐƯỜNG BỘ.
1. Một số khái niệm chung.
1.1. Giao thông:
Giao thông là hoạt động đi lại của con người được thực hiện một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phưong tiện đi lại, hay có thể hiểu theo nghĩa
chung nhất giao thông là sự dịch chuyển của người, hàng hoá và phương tiện
trong không gian và theo thời gian, trong quá trình di chuyển này phương tiện
hàng hoá và hành khách có thể di chuyển hoặc đứng im tương đối. Để chỉ các
công trình giao thông phục vụ phương tiện trong quá trình di chuyển người ta
dùng thuật ngữ: “đường giao thông”, tập hợp các đường giao thông tạo thành
mạng lưới giao thông. Và nó bao gồm các loại hình: giao thông đường bộ, giao
thông đường sắt, giao thông đường thuỷ, giao thông đường hàng không.
Trên cơ sở đó giao thông đô thị là một hệ thống giao thông chủ yếu gồm:
mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi và các công trình
kĩ thuật đầu mối giao thông: sân bay, nhà ga, bến xe, cảng.
Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng măt đường: bê

tông, nhựa, đá, cấp phối, đất đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường,
quận.
1.2. Giao thông đường bộ.
Giao thông đường bộ là một phần quan trọng bậc nhất trong hệ thống giao
thông vận tải. Hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất nào trong việc đưa ra
khái nệm về giao thông đường bộ; tuy nhiên, một cách khái quát thì giao thông
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 3
Đề án môn học
đường bộ là sự tham gia của người và các phương tiện trên đường bộ.Trong đô
thị giao thông đường bộ bao gồm các đường xe cơ giới dành cho ô tô, xe máy;
các loại đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ.
Giao thông đường bộ còn phân ra thành đường cao tốc, đường quốc lộ,
đường nhập thành, đường nội bộ trong các khu ở, các bến xe, bãi đỗ xe, quảng
trường, các trạm kỹ thuật giao thông.
1.3. Trật tự an toàn giao thông.
Trật tự an toàn giao thông là một lĩnh vực quan trọng của trật tự an toàn xã
hội, có mối quan hệ nhân quả và không tách rời trật tự an toàn xã hội. Về nhận
thức, thói quen và tâm lý của người tham gia giao thông cũng chính là của con
người tham gia các hoạt động kinh tế xã hội ở mỗi thời kỳ cụ thể. Kỷ cương
trong quản lý kinh tế xã hội cũng có ý nghĩa quyết định trật tự kỷ cương trong
giao thông, vì “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.
Trật tự an toàn giao thông lĩnh vực có tính xã hội sâu rộng, bảo đảm cuộc
sống bình an và hạnh phúc cho mọi người, cho mọi nhà. Thiệt hại do tai nạn giao
thông gây ra về người và của là rất lớn và đang gia tăng. Những người bị thương
vong phần lớn là những người lao động chính, nên để lại nhiều gánh nặng lâu dài
cho nhiều gia đình và xã hội. Vì vậy bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một
yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững.
2. Đặc điểm của giao thông đường bộ.
- Giao thông đường bộ có tính cơ động cao, dễ dàng đến mọi nơi
- Các loại hình phương tiện tham gia giao thông đường bộ rất đa dạng và phức

tạp.
- Lượng vận chuyển nhỏ
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 4
Đề án môn học
Hiện nay, giao thông vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lưu thông hàng hoá,
phương tiện, đối tượng tham gia giao thông lớn nhất, chi phí cho giao thông cho
giao thông đường bộ cũng là chi phí lớn nhất, lâu dài và ổn định nhất, nhu cầu
phát triểngiao thông đường bộ cũng to lớn nhất, giao thông đường bộ có ở trên
mọi địa hình, khu vực và liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, chủ thể tham gia
giao thông đông đảo nhất.
Hoạt động giao thông đường bộ luôn chứa đựng trong mình những nguy
hiểm lớn như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.
3.Vai trò của giao thông đường bộ.
Giao thông đường bộ có vai trò, chức năng vận chuyển hành khách và hàng
hoá, bảo đảm lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân từ nơi này sang nơi
khác bằng các phương tiện thô sơ và phương tiện cơ giới như xe đạp, xe máy, ô
tô , đảm bảo an toàn và nhanh chóng tạo mối liên hệ bên trong và bên ngoài đô
thị được thuận lợi.
II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ.
1. Khái niệm quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Quản lý trật tự an toàn giao thông là quá trình tác động bằng các cơ chế,
chính sách của các chủ thể quản lý (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các
sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động tham gia giao thông đường bộ của
mọi người nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó.
Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với trật tự an toàn giao thông là
sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào
các quá trình phát triển ngành giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ
nói riêng theo định hướng nhất định, nhằm phát triển kinh tế – xã hội toàn diện.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 5

Đề án môn học
2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Trong quá trình phát triển nhanh chóng như hiện nay ở các đô thị trên cả
nước, lòng đường, vỉa hè ở các đô thị, hành lang bảo vệ công trình giao thông ở
một số nơi đang bị lấn chiếm trở lại; nhân dân đã tự ý mở nhiều đường ngang
trái phép Mặt khác, trình độ điều khiển phương tiện của nhiều người lái xe cơ
giới chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao do mật độ giao thông tăng lên.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do việc buông lỏng một số khâu
trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở một số ngành, địa phương;
các phương tiện thông tin đại chúng thiếu quan tâm đến việc tuyên truyền và phổ
biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; công tác kiểm tra,
kiểm soát có nơi còn bị manh mún, hoặc chưa xử lý vi phạm đúng người; tiến
hành thiếu nghiêm túc. Thực trạng đó đã dẫn đến số vụ tai nạn giao thông có
chiều hướng gia tăng; gây ra ùn tắc giao thông đặc biệt là đối với các đô thị lớn.
Nhiều tổ chức, đoàn thể cũng đã có những giải pháp, cách thức cho vấn đề này
song không có hiệu quả.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương tăng cường trách nhiệm
quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và
trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng bằng nhiều hình thức mang tính
cưỡng chế, khuyến khích, vận động thực tế đã mang lại những kết quả tốt; do
vậy có thể nói quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ rõ ràng
là rất cần thiết.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 6
Đề án môn học
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ & NHỮNG
TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ Ở
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG.

Thành phố Hải Dương – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của
tỉnh Hải Dương với diện tích 3623,532 ha, dân số gồm 13,8 vạn người. Thành
phố Hải Dương là đầu mối giao thông của nhiều quốc lộ, tỉnh lộ. Đặc biệt thành
phố nằm ngay trên quốc lộ 5- huyết mạch giao thông nối liền Hà Nội với Hải
Phòng và nằm gữa khu công nghiệp Đông Bắc. Có 230 cơ quan, công ty nhà
máy, trường học của Trung ương, của tỉnh và Thành phố.
Hệ thống giao thông đô thị của thành phố tương đối ổn định, nhưng dày đặc
và nhỏ hẹp. Nhiều đường chưa có vỉa hè và xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết
các hộ gia đình có mặt dường đều tham gia buôn bán, sản xuất kinh doanh ở mức
độ khác nhau, đa số lấn chiếm vỉa hè. Mật độ dân cư rất lớn, trung bình có tới
hàng nghìn lượt người, phương tiện qua lại m
2
/ ngày. Phương tiện giao thông
tham gia giao thông tăng nhanh và rất đa dạng.
1. Quỹ đất dành cho giao thông của thành phố.
UBND cũng đã có những cân nhắc và quyết định đúng đắn khi dành những
phần đất thích hợp trong tổng quỹ đất của thành phố cho giao thông đường bộ.
Theo báo cáo thực hiên công tác năm 2003 của phòng quản lý đô thị - UBND
thành phố:
• Giao thông đô thị:
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 7
Đề án môn học
Công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa vừa kiểm tra theo dõi, giám sát Xí
nghiệp giao thông thành phố thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng trên toàn bộ
92 tuyến đường đô thị do thành phố quản lý, với tổng chiều dài là 61,763 km,
trong đó: đường nhựa là 43,148 km, đường đá cộn là 18,148 km. giá trị thực hiện
cả năm 2003 là 1,018 triệu đồng, bằng 110,29% kế hoạch cả năm.
• Giao thông xã, phường:
Trong cả năm 2003 phòng đã kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn kỹ thuật và tổng
hợp số liệu làm đường giao thông của các phường xã với kết quả như sau:

+ Tổng chiều dài thực hiện: 25,581 km, trong đó:
Đường nhựa: 1,856 km
Đường đá các loại: 1,585 km
Đường Bê tông: 17,652 km
Đường gạch vỡ, vôi xỉ: 0,645 km
Đường lát gạch nghiêng: 3,843 km
+ Tổng kinh phí đầu tư xây dựng: 9.952.574.000 đồng.
• Kế hoạch sử dụng đất bổ sung năm 2003 của Thành phố:
Đất giao thông Kế hoạch
(ha)
Thực hiện (ha) Tỷ lệ(%)
71.45 114.32 160
Khu Nam Cường 70.33
Khu VHTT tỉnh 8.67
Khu DL sinh thái 12.35
Các đơn vị xin thuê 3.9
Các đơn vị xin giao 3.52
Ban QLDA tỉnh 15.22
Ban QLDA thành phố 0.33
Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố năm 2003
• Dự tính trong 2004- 2005:
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 8
Đề án môn học
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005
- Đường thành phố km
+ Nhựa 7.4 7.13
+Cầu trọng tải trên 2 tấn chiếc 3 1
- Đường phường xã km
+ Nhựa, bê tông 9.624 1.800
+ Đá cấp phối 0.800

- Đường thôn xóm km
+ Bê tông, nhựa 11.345 7.00
+ Đá, đất 0 0
Nguồn: Báo cáo UBND thành phố năm 2003
Như vậy, ngành giao thông vận tải là ngành sử dụng đất đai rất lớn cho nhu
cầu phát triển, và tăng dần theo các năm:
Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
2000 271,016 7,48
2001 276,203 7,62
2002 297,92 8,22
2003 388,44 10,72
Nguồn: Báo cáo Sở GTCC năm 2003
2. Các nút giao thông đường bộ
Hiện tại thành phố có 92 đường phố(7 đường, 85 phố), 880 ngõ hẻm, 1 ngã
sáu, 2 ngã năm, 72 ngã tư, 25 ngã ba, trong đó nút giao thông Tam giang và
đường Thanh niên mới được hoàn thành trong năm 2003.
3. Thành phần và lưu lượng phương tiện vận tải tham gia giao thông đường
bộ.
Phương tiện tham gia giao thông của thành phố rất đa dạng, chủ yếu là
phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, xe đạp, ô tô lưu lượng tham gia giao
thông cũng khá lớn, trung bình có tới hàng nghìn lượt người, phương tiện qua lại
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 9
Đề án môn học
m
2
/ngày. Riêng xe đạp, xe máy có trên 25000 chiếc, xe ô tô có hàng trăm chiếc
qua lại thường xuyên.
II. THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HẢI DƯƠNG.
1.Chấp hành luật lệ giao thông.
1.1. Tình hình vi phạm luật lệ giao thông.

Những năm qua UBND thành phố đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành,
tập trung giải quyết tình hình trật tự an toàn giao thông đô thị. Đặc biệt là thời
gian đầu thực hiện NĐ 36/CP của chính phủ nói riêng cũng như việc chấp hành
các luật lệ giao thông khác nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kể từ khi
có Nghị định 36/CP tháng 7/1995, trên hầu hết các tuyến đường mọi người đã tự
giác chấp hành thực hiện giải toả, tự di chuyển lùi vào sau cột mốc chỉ giới quy
định theo Nghị định 203/HĐBT để bảo vệ hành lang an toàn giao thông. Nhưng
cho đến nay, trên tất cả các ngã giao, các tuyến đường, quốc lộ 5 việc tái lấn
chiếm, vi phạm hành lang an toàn giao thông đã diễn ra khá dai dẳng. Các vi
phạm này chủ yếu là sự bung ra kiốt, lều quán, cơi nới nhà ven đường, xếp hàng,
vật liệu lấn ra, bành trướng chợ cóc, chợ tạm, đỗ xe tuỳ tiện
Tuy các biện pháp mạnh đầu năm 2003 được thực thi, nhưng thực trạng trên
vẫn tiếp diễn ngấm ngầm đây đó, nếu lơ là kiểm soát.
Theo báo cáo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông:
• Năm 2002:
+ Có 186 lều quán bán hàng, 954 phông, bạt, ô dù các loại, 121 con nêm
và 20 công trình xây dựng trái phép.
+ 802 bàn ghế, 499 biển quảng cáo, 148 xe, máy các loại và 1038 hàng
hoá khác vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 10
Đề án môn học
+ 3328 trường hợp vi phạm và bị thu nộp ngân sách 292.235.000 đồng;
283 trường hợp khác bị nhắc nhở cảnh cáo.
• Năm 2003:
+ Có 157 lều quán bán hàng trái phép, 1295 phông, bạt, ô dù các loại, 522
con nêm, 31 công trình xây dựng trái phép.
+ 1711 bàn ghế, 628 biển quảng cáo, 1198 xe, máy các loại và 1297 hàng
hoá khác vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ.
+ 6810 trường hợp đã bị xử phạt thu nộp ngân sách 549.584.000 đồng và
127 trường hợp khác bị cảnh cáo nhắc nhở.

• Năm 2004:
+ Có 3742 trường hợp bị lập biên bản về vi phạm xây dựng lều quán, mái
che, mái vẩy trái phép.
+ 2553 trường hợp lập hàng rào trái phép
+ 868 biển quảng cáo các loại bị thu giữ và 1365 m
2
bãi tập kết vật liệu
xây dựng và kinh doanh lấn chiếm lòng đường vỉa hè.
+ 702 m tường gạch bị buộc phải tháo dỡ, 16 chợ cóc và 7 bãi đỗ xe sai
quy định bị buộc phải giải toả.
Ngoài những sai phạm trên tình trạng vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ vẫn
thường xuyên xảy ra, nguyên nhân cho những sai phạm này là do ý thức của
người dân và do các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chưa
rộng rãi.
1.2. Các nguyên nhân sai phạm.
• Ý thức của người dân.
Nước ta là một nước nông nghiệp với thói quen sản xuất nhỏ, những năm
gần đây kinh tế xã hội phát triển, người dân cũng dần tiếp cận với phương tiện,
cách sống công nghiệp, văn minh còn tâm lý thì không thể ngày một ngày hai
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 11
Đề án môn học
thay đổi được. Nhiều người vẫn cho là đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ không là
vi phạm pháp luật. Người tham gia giao thông trên đường phổ biến vẫn quan tâm
“ đường này có đi được không” chứ không quan tâm vấn đề “đường này có được
đi không”.Do vậy cứ chỗ nào trống là lao vào bất kể phải trái dẫn đến ách tắc,
hỗn độn, nhiều loại xe vây lấy nhau. Trên đường đi thì rẽ ngang, rẽ tắt thoải mái
không nhìn trước, ngó sau gây tai nạn. Khi va chạm thì sẵn sàng lao vào nhau cãi
vã, ẩu đả giữa đường kéo theo lực lượng đông đảo đứng xem bất kể hai đầu có
nhiều xe dừng chờ. Trước đèn đỏ nếu có 1, 2 người vượt là kéo theo nhiều người
cũng vượt theo. Không chỉ có những người tham gia giao thông mà một số bộ

phận dân cư sản xuất kinh doanh, buôn bán ven đường giao thông ý thức chưa
cao, coi nhẹ kỷ cương phép nước. Tác phong tuỳ tiện, coi thường pháp luật khi
tham gia giao thông đã thấm sâu vào nhiều người, thậm chí nhiều người chấp
hành nghiêm chỉnh bị coi là “ngớ ngẩn, không bình thường”.
• Các hình thức thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chưa rộng
rãi.
Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là luật
lệ giao thông đường bộ tuy đã được triển khai nhưng chưa được coi trọng đầy
đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chưa tạo nên sự phối hợp đồng bộ của các
ngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao thông chưa
tạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn người dân còn thờ ơ chưa
coi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế.
Nghị định 36/CP và một số văn bản pháp luật khác giao cho Bộ Giáo dục và
Đào tạo khẩn trương đưa giảng dạy pháp luật an toàn giao thôngvào chương
trình chính khoá ở tất cả các cấp học trong một thời gian ngắn là phiến diện và
thiếu tính khả thi, vì giáo dục bao giờ cũng cần kết hợp cả nhà trường, gia đình
và xã hội, nên hình thức giáo dục còn hời hợt, nặng tính phong trào, theo chiến
dịch và hiệu quả đạt được chưa cao. Kết quả là nhận thức của người dân về pháp
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 12
Đề án môn học
luật giao thông thấp (chưa cần nói đến những vấn đề có tính lý luận mà ngay
việc nắm được 180 kiểu biển báo, vài chục vạch kẻ đường đã quá “hoa mắt”
rồi). Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chưa đưa được những hình ảnh, thông
tin sinh động từ thực tiễn gây hiệu ứng tình cảm cho mọi người. Ví dụ đưa hình
ảnh về tai nạn giao thông lên màn ảnh nhỏ thì có lẽ sẽ gây ra đau lòng nhiều hơn,
còn nếu chỉ đưa các số liệu tổng kết thì sẽ làm người dân khó hình dung được cụ
thể của việc chấp hành luật lệ và hậu quả xảy ra.
Như vậy có thể nói cả nhận thức về pháp luật giao thông, cả tâm lý giao
thông (ý thức) của người dân Hải Dương nói riêng và của cả nước nói chung đều
còn rất yếu. Mà hai mặt này là hai yếu tố cấu thành lên ý thức pháp luật, từ đó có

thể khẳng định rằng ý thức pháp luật về giao thông ở nước ta còn thấp, tất yếu
phải có những giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.
2. Tai nạn giao thông
2.1. Tình hình tai nạn giao thông
Tình trạng tai nạn giao thông gia tăng nhiều trong những năm qua ở đô thị
và đã đến hồi báo động . Các biện pháp mạnh được thực thi vào cuối năm 2002
và đầu năm 2003 đã góp phần kiềm chế, nhưng số vụ tai nạn giao thông không
giảm nhiều, mà đây đó còn tăng. Cụ thể trên địa bàn Thành phố Hải Dương:
• Năm 2001: Xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 22 người, bị thương
56 người và thiệt hại về tài sản trên 350 triệu đồng. So với năm 2000, là bằng
nhau về số vụ tai nạn và số người chết.
• Năm 2002: Xảy ra 58 vụ tai nạn giao thông làm chết 20 người, bị thương
45 người, và thiệt hại về tài sản trên 280 triệu đồng. Xử phạt 31 vụ, chuyển cơ
quan điều tra 20 vụ, trong đó chuyển cho bên quân đội điều tra2 vụ. So với năm
2001 giảm 13 vụ, 2 người chết và 11 người bị thương.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 13
Đề án môn học
• Năm 2003: Xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông (100% là đường bộ-giảm 25 vụ
= 34,7% so với năm 2002), bị thương 33 người (giảm 10 người so với năm
2002), thiệt hại về tài sản khoảng 400 triệu đồng (tăng 100 triệu đồng so với năm
2002).
Tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại lớn đối với đời sống
xã hội, là hiểm họa của mọi quốc gia phá hoại sự ổn định xã hội và thường
xuyên rình rập, đe dọa tính mạng của người tham gia giao thông. Vì vậy, phòng
ngừa và đấu tranh nhằm ngăn chặn và hạn chế tai nạn giao thông đường bộ đã và
đang được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Là loại cụ thể của tai nạn
xã hội , tai nạn giao thông đường bộ chịu sự tác động và chi phối bởi các mặt
hoạt động của xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí,
phong tục tập quán Những yếu tố này phản ánh điều kiện xã hội và đều trực
tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và gia tăng của tai nạn giao thông

đường bộ. Do đó phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông đường bộ là nội
dung quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Vấn đề đặt ra, phải
chủ động nghiên cứu, tìm ra các nhân tố gây ra tai nạn giao thông đường bộ, trên
cơ sở đó có giải pháp phòng ngừa, kiềm chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn
xảy ra và hậu quả, tác động của nó đối với hoạt động giao thông đường bộ cũng
như công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội khác.
2.2. Nguyên nhân
* Ý thức:
Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng gia tăng
ngày càng nhanh tai nạn giao thông đường bộ.
Ý thức của người dân tham gia giao thông còn thấp, chủ quan, chưa coi
trọng sức khoẻ, tài sản của mình và những người khác: vẫn còn tình trạng
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 14
Đề án môn học
đi đứng lộn xộn không đúng qui tắc. Khi có cảnh sát thì dở vờ chấp hành, khi
vắng cảnh sát lại giành đường phóng nhanh vượt ẩu. Đi đường theo luật chưa trở
thành thói quen của từng người. Nếu mỗi người đi ra đường theo sở thích hoặc
thói quen của mình thì xã hội sẽ rất hỗn loạn hậu quả sẽ rất khó lường.
Không chỉ có vậy việc chấp hành biển báo hiệu đương bộ, chạy quá tốc độ qui
định trong khu vực đông dân cư , trong thành phố, không chấp hành sự kiểm tra
của lực lượng cảnh sát giao thông vẫn còn tồn tại. Tình trạng người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông chưa đến tuổi cộng với ý thức chấp hành pháp
luật kém, không được đào tạo, không đi đúng phần đường qui định, đua xe trái
phép cũng là yếu tố gây nên tai nạn giao thông đường bộ. Thói quen “gần đâu
đi đó” của một số người coi thường pháp luật đã tự tháo dỡ giải phân cách, lan
can cùng với các đối tượng rải đinh đã làm cho tai nạn giao thông đường bộ
khó kiềm chế nổi.
Tại nút giao thông có điều khiển cưỡng chế bằng đèn tín hiệu, nhưng một số
phương tiện xe thô sơ bao giờ cũng luồn lách vượt lên trên đầu xe cơ giới để
dừng xe chờ đèn xanh qua nút. Những luồn lách đó thường gây ra những va

chạm, những vụ cãi cọ hàng giờ. Tính tuỳ tiện trong cuộc sống được mang vào
trong giao thông đô thị: sẵn sàng đứng giữa đường, đỗ xe giữa đường nói
chuyện, có thể vượt đèn đỏ qua ngã tư. Nhưng sau khi sang qua nút lại có thể
gặp bạn hoặc dừng xem một vụ xô xát dễ gây nguy hiểm cho những người và
phương tiện tham gia giao thông khác trên đường .
Vì lợi nhuận, lái xe, chủ xe thường chở quá tải trọng qui định làm hư hại
công trình cầu đường. Xe khách chở hàng hoá cồng kềnh trên nóc xe chạy lòng
vòng đón trả khách tăng lưu lựong giả tạo của xe, phóng nhanh vượt ẩu để tranh
dành khách hoặc đi trái chiều đường, hoặc chở vật liệu xây dựng rơi vãi ra
đường gây bụi bẩn, khi trời mưa tạo cho mặt đường trơn gây nguy hiểm cho
người điều khiển phương tiện giao thông.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 15
Đề án môn học
Còn có số đông người điều khiển ô tô, mô tô khi không có giấy phép lái xe,
trình độ kỹ thuật sử dụng xe, máy thấp, nhất là với những học sinh, sinh viên
mới có phương tiện mới điều đó cũng đồng nghĩa với việc mới được sử dụng nên
chưa thể làm chủ được ngay phương tiện về mặt kỹ thuật. Có những em học sinh
mang xe ra “khoe” với bạn bè, tệ hơn là “đua chơi ra vẻ sành điệu”.
Có thể coi đây là một trạng thái tâm ý quá khích lạm dụng các tính năng kỹ
thuật thiết bị hiện đại mà bản thân chưa hiểu biết thấu đáo, để cố chứng tỏ mình
là “dũng cảm, hảo hán”, tốc độ chuyển động quá nhanh không tương ứng với khả
năng xử lý, tầm nhìn nên khi có tình huống xảy ra cũng không thể đối phó kịp
thời. Bên cạnh đó, với những người khả năng phán đoán xử lý tình huống kém,
quay đầu chuyển hướng tuỳ tiện, sang đường chập chờn hoặc giật mình khi gặp ô
tô có tốc độ cao, hay cố tình không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường qui
định đều có khả năng dẫn đến tai nạn giao thông cao. Một điều phải công nhận
rằng, việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông còn qúa kém, đa số người
tham gia giao thông ít hiểu biết những nội dung tối thiểu của Luật giao thông
đường bộ. Những cuộc trắc nghiệm của Văn phòng uỷ ban ATGT quốc gia cho
thấy có đến 70% cán bộ viên chức không biết những nội dung cơ bản nhất của

quy tắc giao thông . Nhiều người không bao giờ hoặc rất ít khi sử dụng những
thiết bị an toàn của xe như phanh tay, đèn báo rẽ, đèn chiếu xa gần, còi , không
biết cách xử sự các tình huống trên đường. Đó chính là những đối tượng dễ gặp
khi tham gia giao thông.
Hơn nữa, nhận thức về tính cưỡng chế pháp luật an toàn giao thông ở nhiều
người chưa đúng đắn, kể cả cán bộ Đảng viên, coi đó chỉ là chuyện vặt, không
liên quan đến phẩm chất chính trị hoặc đạo đức, từ đó xem nhẹ việc chấp hành.
Một bộ phận không nhỏ coi thường, cố tình vi phạm hoặc “chép miệng cho qua”
chỉ để được việc mình. Họ khó chịu với những hành vi vi phạm của người khác,
nhưng không tỏ thái độ, bởi chính họ cũng thường xuyên vi phạm. Do ít khi bị
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 16
Đề án môn học
xử lý, đã hình thành một số ít người tham gia giao thông có những hành vi thái
quá, thậm chí có những hành vi côn đồ như lạng lách đánh võng, đua xe và cổ vũ
đua xe, chống người thi hành công vụ.
Ngoài ra người điều khiển ô tô, xe máy trong tình trạng say thường không
giữ được thăng bằng, bản thân người đó dễ bị tổn thương nhất do bị đập đầu
xuống đường hoặc đâm vào xe khác. Còn người say điều khiển ô tô khi xảy ra tai
nạn thì bản thân lại ít bị tổn thương hơn những người đi đường và những người
ngồi trên xe. Rõ ràng uống bia, rượu không đúng lúc, đúng chỗ, không với liều
lượng phải chăng thì người điều khiển phương tiện cơ giới thường dẫn đến
những tai họa thảm khốc.
* Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Trước đây đường xấu, xảy ra nhiều vụ tai nạn là điều dễ hiểu, để đổ trách
nhiệm cho cầu đường. Nay nhiều tuyến đường tốt, tai nạn lại nhiều hơn vì người
điều khiển phương tiện chủ quan, xem thường luật lệ.
Bên cạnh đó, việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống cầu đường, các
hệ thống đường trục chính, có lưu lượng lớn thì chưa được phát triển đồng bộ; tại
các điểm tránh xe, quay xe, cũng như các điểm giao cắt giữa đường bộ với
đường bộ, giữa đường bộ với đường sắt thường là những hội tụ về tai nạn giao

thông.
Hải Dương đang trong quá trình đô thị hoá, các dự án cải tạo nâng cấp làm
mới do thiếu vốn đầu tư chưa quy hoạch hoàn chỉnh, và thiếu tầm nhìn: khi xây
lát vỉa hè lại không chú ý đến việc để thuận tiện cho xe máy lên xuống nên mọi
người đều phải tự làm thêm đoạn bắc cầu cho xe máy lên xuống chiếm một phần
đường đi làm cản trở giao thông, ta tổ chức phá dẹp hôm trước, hôm sau dân
đành làm lại vì đó là nhu cầu thuận tiện nhiều lần trong ngày, sao không làm
ngay từ đầu việc này vừa đỡ tốn thêm xi măng sắt thép khi bó vỉa hè, mà lại đáp
ứng nhu cầu của dân, Hành lang an toàn đường bộ chưa được thu hồi, giải
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 17
Đề án môn học
phân cách còn xây dựng qua độ, gờ cưỡng bức tốc độ, độ dốc bán kính cong
không đảm bảo. Việc quy hoạch đường và các công trình như cây xăng, hay các
công trình phụ trợ khác chưa được đề cập thích đáng làm cho tình hình phát triển
tự phát này dẫn đến nhiều tai nạn giao thông xảy ra.
Nhiều năm qua mặc dù cũng có đèn tín hiệu do chế tạo với kỹ thuật thấp,
thường xuyên hư hỏng hoặc trục trặc kỹ thuật, người dân đi lại thấy hỏng nên dễ
suy luận cho những sự cố có thể xảy trên đường: thường các xe ô tô, xe máy và
các loại xe thô sơ nếu phải chờ lâu khoảng trên 30 giây tức hỏng thế là đi bừa,
vượt ẩu rất dễ gây tai nạn.
Việc tổ chức khẳng định chất lượng công trình chưa thực sự được quan tâm,
một số nhà thầu đã ăn bớt khối lượng, cắt xén công đoạn thi công công trình đã
làm cho chất lượng xây lắp của công trình không đảm bảo, còn nhiều thiếu sót.
Vì thế khi đưa công trình vào sử dụng, sẽ nhanh chóng xuống cấp, gây khó khăn
cho người và phương tiện khi tham gia giao thông như đường gồ ghề, có những
“ổ gà” đôi khi làm người xử lý phương tiện không chủ động, dễ gây ra tai nạn
giao thông.
*Trình độ nhận thức về luật lệ giao thông.
Tai nạn giao thông xảy ra, số người chết và bị thương trên đường bộ là lớn
nhất. Khi xem xét kỹ các tình huống dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ đều

cho thấy lỗi chủ quan là chính, đó là ý thức và nhận thức về việc chấp hành luật
lệ giao thông.
Ý thức pháp luật được hình thành bằng nhiều con đường, trong đó giáo
dục pháp luật là giải pháp cơ bản. Điều này đã được kiểm định về mặt lý luận
song thực tế triển khai vừa qua chưa được bao nhiêu bởi nhận thức về nội dung
giáo dục pháp luật còn chưa đúng. Phổ biến vẫn coi giáo dục pháp luật là tuyên
truyền các điều khoản của luật, song cách tuyên truyền hiện nay vẫn còn điều
phải bàn. Có thể nói các hoạt động giáo dục này còn phiến diện chưa đều khắp,
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 18
Đề án môn học
chưa đủ lượng cần thiết nên hiệu quả chưa cao. Đối tượng gây tai nạn giao thông
không ít là học sinh, sinh viên, rõ ràng việc giáo dục pháp luật đối với khối đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay khối phổ thông chưa được triển khai
đúng mức.
Ở nước ta những người tham gia giao thông ít được học luật, công việc
tuyên truyền còn rất hạn chế nên trình độ nhận thức còn hạn chế theo: có người
biết luật, có người chưa biết luật cũng tham gia giao thông trên đường. Thực tế
xảy ra những người không biết luật đi vô tổ chức, thì người biết luật vì những lý
do khác nhau cũng ùa theo làm nên một khái niệm chỉ có đường không đi được
(hố sâu, đường hỏng, chắn tàu ) còn không có khái niệm đường không được đi
(đường một chiều, đường có tín hiệu cấm ).
Ngoài ra do cơ chế, chính sách, quy định về luật giao thông còn nhiều thiếu
sót, nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau, làm cho người dân khó có thể tiếp
thu một cách triệt để và làm theo đúng quy định đó.
*Loai hình phương tiện tham gia giao thông.
Một là, về lưu lượng tham gia giao thông. Phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là xe máy do Trung Quốc sản xuất.Trong
khi phương tiện tăng nhanh đột biến, đa dạng các chủng loại thì đường xá ít được
cải tạo, nâng cấp, không đáp ứng kịp với tình hình phát triển của vận tải cũng
tăng khả năng va chạm, gây ách tắc, tai nạn. Tốc độ gia tăng xe đap, xe máy

nhanh hơn hẳn tốc độ gia tăng phương tiện giao thông công cộng, vỉa hè đa số bị
lấn chiếm mất chỗ cho người đi bộ. Chúng ta đã quy hoạch mở rộng đường phân
lại tuyến đường, mở rộng các nút giao thông đô thị, mở rộng đô thị, nhưng
không thể theo kịp tốc độ gia tăng xe đạp, xe máy ở mức độ quá cao tới mức
chóng mặt. Đến trường THCS , THPT, Trung cấp, Cao đẳng nào cũng thấy quá
nhiều xe của học sinh, khá nhiều xe của giáo viên nên tất yếu dẫn đến mật độ
giao thông của phương tiện này phải tăng lên đột biến, đến một cơ quan, hội nghị
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 19
Đề án môn học
bao giờ cũng thấy chật ních xe máy của cán bộ cơ quan, của khách đến làm việc,
họp chưa kể khách vãng lai, dọc đường phố có cửa hàng là có khá nhiều xe đạp,
xe máy để trên vỉa hè chiếm của người đi bộ.
Hai là, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông. Số phương tiện tham
gia giao thông có chất lượng thấp chiếm không nhỏ trong tổng số phương tiện
tham gia giao thông của Thành phố. Nếu xét cụ thể về xe máy, xe ô tô thì nhiều
xe do đặc điểm tuổi xe quá cũ, lại xuất phát từ nhiều nước khác nhau nên hiện
nay bị thiếu phụ tùng do chính hãng cung cấp. Đó là chưa nói đến xe Trung
Quốc do giá thành rẻ nên một chất lượng của loại xe nàycũng bị hạn chế. Nếu để
sửa chữa và thay thế các phụ tùng, các chủ phương tiện phải lắp phụ tùng chế
sửa hoặc gia công nên không đảm bảo chất lượng an toàn.
Nhiều phương tiện không đảm bảo kỹ thuật như thiếu phanh, hệ thống lái
kém, hệ thống chiếu sáng, còi điện, xin nhan đều dẫn tới mất an toàn. Nhiều
chủ phương tiện và lái xe thường thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ
giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định; coi thường các
qui định của nhà chế tạo. Do thiếu hiểu biết hoặc không được đào tạo bài bản cẩn
thận như tự nới lỏng phanh cho đỡ tốn nhiên liệu, nới lỏng hệ thống cho tay lái
nhẹ ; chở xe quá trọng tải để bù vào giá cước quá thấp, phương tiện được khai
thác quá triệt để, chạy theo lợi nhuận, xe quá liên hạn sử dụng nhưng vẫn lưu
hành do đó việc bảo dưỡng sửa chữa và điều chỉnh phương tiện đã không được
chú trọng thích đáng gây nguy hiểm cho lái xe và người ngồi trên xe.

Việc bảo đảm an toàn cho phương tiện giao thông còn được quyết định bởi
công tác kiểm định chất lượng phương tiện giao thông, nếu công tác kiểm định
tốt thì sẽ góp phần hạn chế tai nạn giao thông đường bộ và ngược lại, nếu công
tác kiểm định không tốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại khó lường.
* Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 20
Đề án môn học
Theo báo cáo của công an Thành phố mỗi năm lực lượng công an xử lý từ
2000-3000 trường hợp vi phạm trật tự vỉa hè. Các vi phạm diễn ra khá phổ biến,
nhưng ít bị xử lý, làm xâm hại đến các công trình giao thông đường bộ và gây
mất an toàn .
- Nhu cầu các cây xăng, dầu dọc theo đường bộ, của tổ chức cá nhân để
kinh doanh song nhiều trường hợp không có giấy phép của cơ quan quản lý
đường bộ có thẩm quyền.
- Tình trạng để nguyên vật liệu lấn chiếm vỉa hè lòng đường để sản xuất
kinh doanh như xây dựng các cửa hàng, cửa hiệu bày bán tạp hoá, đặt biển quảng
cáo sai qui định, tự ý cơi nới lều quán không bố trí nơi đỗ xe cho khách, nhiều
tuyến phố không có chỗ cho người đi bộ, nhiều đoạn quốc lộ bị biến thành
đường đô thị xảy ra ở nhiều nơi. Các hiện tượng dựng nhà, lều quán tạm, trái
phép, họp chợ ngay cả ở trên những tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường đô
thị. Tâm lý người “lấn chiếm vỉa hè” thường sợ phạt, không muốn vi phạm nếu
ta làm nghiêm, nhưng nếu người khác lấn chiếm được mà không làm sao thì
“tiếc” và lại làm theo nên thành thói quen cứ “lấn chiếm” thường xuyên và cứ
“lo chạy” khi có lực lượng đến bắt. Ngưòi thi hành công vụ không đủ sức, chán,
coi như “xua bèo” chốc lát. Do việc khắc phục của Thành phố còn thiếu kiên
quyết và đồng bộ nên các hiện tượng này tiếp tục tái phạm.
- Việc cấp đất, cấp phép xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư,
mở nhiều đường ngang nối với quốc lộ tạo nhiều ngã ba, ngã tư nguy hiểm
thường xảy ra tai nạn giao thông.
- Các điểm xe ôm, xe xích lô phần lớn hình thành tự phát không được tổ

chức quản lý, thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành khách, bắt chẹt khách
và đỗ đón trả khách tuỳ tiện. Nhiều chủ xe chở nguyên vật liệu chạy trong Thành
phố không có dụng cụ che phủ, xe đỗ nghỉ qua đêm trên đường phố vẫn diễn ra.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 21
Đề án môn học
- Hiện tượng phá hoại công trình giao thông như dải phân cách, đập vỡ
gương cầu lồi, tháo dỡ các biển báo vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Những vi phạm trên vừa là tồn tại, vừa là nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao
thông.
III. NHỮNG TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
1. Quản lý công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch giao thông đường bộ ở
Thành phố Hải Dương
Quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đô thị nói chung và mạng lưới
giao thông vận tải nói riêng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tế
phát triển. Giao thông vận tải đô thị gắn với quy hoạch đô thị, vì vậy quy hoạch
mạng lưới đường phố là vấn đề then chốt, có liên quan chặt chẽ với vấn đề cơ
cấu quy hoạch của thành phố. Nhưng trong tình hình hiện nay vấn đề này vẫn
còn nhiều bất cập, đó là vấn đề quy hoạch mạng lưới giao thông thô sơ (xe đạp)
đi trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường phố còn chưa phù hợp với chiều rộng đường
phố cho phép. Việc quy hoạch bến bãi, nhà để xe hay khu vực xây dựng các
hàng quán vẫn còn không hài hoà về không gian kiến trúc, vẫn còn các điểm họp
chợ tự phát nhưng chưa có chiến lược xoá bỏ và phát triển một cách triệt để.
Công việc quản lý mạng lưới đường và hè phố cũng như việc xây dựng
các nút giao thông giữa đường bộ và các đường vành đai khác còn tạo nên những
“điểm đen” là nơi thường xảy ra tai nạn giao thông đáng tiếc.
Về căn bản sự tồn tại của quản lý công tác xây dựng chiến lược và quy
hoạch giao thông đường bộ ở Hải Dương còn là sự không ăn khớp giữa cung và
cầu của giao thông vận tải đô thị tạo thành: lưu lượng xe và người tham gia giao
thông lớn trong khi các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống kết cấu

giao thông đường bộ chưa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu trên. Quản lý vẫn còn
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 22
Đề án môn học
bị buông lỏng, việc tổ chức thực hiện vẫn còn manh mún, làm lấy lệ theo các đề
tài khao học mà không áp dụng, chính quyền thành phố chưa có biện pháp đầu tư
mạnh, đồng bộ, hiệu quả giữa các đề tài, và giữa các đề tài với thực tế. Việc phát
triển tự phát của nhiều loại hình phương tiện đã đưa đến tình trạng lộn xộn và
khó có kiểm soát được.
Vấn đề quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ chưa được đặt trong
quy hoạch tổng thể của toàn tỉnh, quy hoạch còn đơn điệu, máy móc; việc thiết
lập các hệ thống biển báo, hệ thống đèn tín hiệu giao thông còn hơi thiếu cơ sở
khoa học, gây lãng phí và không hiệu quả, các giải phân cách còn đơn sơ nặng
nề, hiệu chỉnh chưa hợp lý.
Xảy ra những tình trạng trên có thể xét nguyên nhân từ phía các cơ quan,
các tổ chức chuyên ngành đã chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, sát sao với
thực tại nên dẫn đến các quy hoạch do mỗi cơ quan đưa ra thường có sự không
đồng khớp hoặc rất khó để có thể kiểm định tính ưu việt của dự án này so với dự
án kia, điều này đã gây ra tình trạng quy hoạch treo đối với các dự án về giao
thông đường bộ mà vấn đề tài chính để thực hiện các quy hoạch đó lại là một
điều đáng phải bàn.
Chiến lược phát triển giao thông đường bộ của thành phố và của tỉnh Hải
Dương mặc dù có dựa trên chiến lược phát triển chung của cả nước nhưng việc
cụ thể hoá những chiến lược đó vào thực tế trong điều kiện tình hình phát triển
và khả năng quản lý còn nhiều mâu thuẫn.
Trở ngại lớn nhất khi triển khai “giao thông tiếp cận” ở Việt Nam là nguồn
vốn, tiếp theo đó là nhận thức của cộng đồng dân cư và ý thức của mọi người về
“giao thông tiếp cận”. Vấn đề phát triển “giao thông cộng đồng” cũng đang được
đặt ra cho Hải Dương, nó có liên quan đến quy hoạch trong khu vực nội bộ. Một
vấn đề “giao thông tiếp cận” mới được đưa ra là giao thông cho người tàn tật
song hiện nay tính khả thi cho ý tưởng này vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.

Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 23
Đề án môn học
2. Đội ngũ cán bộ, tổ chức, chỉ đạo, điều hành quản lý hệ thống đô thị.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
• Có thể nói yếu tố năng lực ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công tác
quản lý; chính vì vậy công tác cán bộ hiện nay vẫn còn một số thiếu sót cần sớm
được khắc phục:
- Việc nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm chưa được cấp uỷ các cấp quan
tâm nghiêm túc, còn hình thức, chiếu lệ, chung chung nên tác dụng hạn chế.
- Thủ trưởng và cấp uỷ một số đơn vị chưa quan tâm đầy đủ đến việc lập
quy hoạch cán bộ, chưa tham khảo ý kiến của các cán bộ chủ chốt nên chưa phát
hiện hết những cán bộ có khả năng, có triển vọng để sử dụng một cách hợp lý.
- Cán bộ nữ, cán bộ trẻ chưa mạnh dạn tin tưởng vào bản thân, còn cục
bộ, khép kín nên đã gây khó khăn cho công tác đều động luân chuyển cán bộ.
• Còn thiếu các chuyên gia kinh tế và quy hoạch giao thông giỏi. Đội ngũ cán
bộ còn thiếu đồng bộ, số lượng đào tạo chính qui không nhiều. Nên thể hiện tầm
nhìn trong quy hoạch kém; điều này dẫn đến những bất hợp lý sau này khi triển
khai quy hoạch vào thực tế.
• Đội ngũ kỹ sư tư vấn nhiều người còn cá biệt, còn thiếu đạo đức nghề
nghiệp nên thông đồng với thầu tăng khống khối lượng trong bản thiết kế để giúp
nhà thầu thanh toán khống khối lượng tiền rút ra của Nhà nước. Mặt khác có thể
cắt xén vật liệu công trình dẫn đến công trình chất lượng thấp ảnh hưỏng nhiều
đến kết quả sau này khi đưa công trình vào vận hành khai thác. Trong khi đó có
một sự “thoả thuận ngầm” giữa người thiết kế, những người xây dựng và những
người nghiệm thu công trình hạ tầng giao thông đường bộ; rõ ràng chất lượng
quản lý cho vấn đề này là rất không hiệu quả.
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 24
Đề án môn học
• Do hạn chế về tài chính và khả năng cân đối các nguồn chi tiêu của ngân

sách thành phố, trong khi thực tại chúng ta chỉ có những lực lượng tư vấn về
kinh tế, môi trường thiếu kinh nghiệm nên khả năng đưa nguồn vốn đầu tư cho
những dự án thích hợp, có tính ưu tiên, tiết kiệm chi phí còn rất kém.
• Đội ngũ cán bộ kiểm định chất lượng phương tiện tham gia giao thông
chưa cao: khả năng kiểm tra chất lượng ô tô, xe máy mới lắp rảp trong nước,
cũng như được lắp ráp từ nước ngoài còn gặp những khó khăn về hiểu biết kỹ
thuật, trình độ ngoại ngữ, trình độ đàm phán và điều khiển hội nghị quốc tế, sự
phối hợp giữa các cơ quan và các bộ phận thuộc chuyên môn còn nhiều hạn chế,
còn thiếu thông tin kịp thời.
• Sự thiếu tinh thần trách nhiệm của các nhân viên thuộc lực lượng cảnh sát
giao thông trong việc xử lý không triệt để, không nghiêm minh, không công
bằng các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các hành vi như vượt
đèn đỏ, đi trái đường, đi sai đường đôi khi không được xử lý theo qui định, mà
những cảnh sát này có thể thu tiền của người vi phạm để “đút vào túi riêng”.
Tình trạng cửa quyền vẫn xảy ra trong chính nôi bộ ngành đảm bảo trật tự an
toàn giao thông đường bộ: người thân của một cán bộ có thể bị vi phạm luật giao
thông đường bộ nhưng do quen biết nên những cảnh sát giao thông không những
không xử phạt mà còn vui vẻ cho qua. Lực lượng cảnh sát là nhiệm vụ điều tra,
giải quyết tai nạn giao thông thường bị thay đổi, chưa được trang bị những kiến
thức kỹ thuật cơ bản, thiếu am hiểu về luật lệ giao thông. Kinh nghiệm trong
công tác khám nghiệm hiện trường, thu lượm bảo quản dấu vết trong quá trình
điều tra của cán bộ trực tiếp làm công tác này còn hạn chế. Do việc phân công
trách nhiệm chưa hợp lý giữa các lực lượng làm công tác điều tra, giải quyết tai
nạn giao thông cho nên dẫn đến sự trùng dẫm, né tránh, đùn đẩy không làm hết
trách nhiệm của mỗi lực lượng. Vì vậy có tình trạng các vụ tai nạn giao thông
xảy ra cần đưa ra truy tố trước pháp luật lại chỉ xử lý bằng hành chính, bỏ lọt tội
Lê Thu Hà - KT&QL Đô thị 43 25

×