Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.7 KB, 5 trang )

Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải
Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn
Phạm Anh Tuấn
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Ngọc Giao
Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Nghiên cứu tổng quát về lịch sử ra đời của ngành bảo hiểm hàng hải trên
thế giới và bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải Anh
năm 1906. Nghiên cứu các nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm
1906 (Marine Insurance Act - MIA), bao gồm: các khái niệm định nghĩa được sử
dụng trong MIA năm 1906 như bảo hiểm hàng hải, hợp đồng đánh cước, quyền lợi có
thể bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, tổn thất, bảo hiểm trùng, đóng góp ... Các
nguyên tắc áp dụng và các nội dung chủ yếu được đề cập trong các điều khoản.
Nghiên cứu việc lựa chọn Luật áp dụng trong phạm vi Luật bảo hiểm hàng hải Anh
năm 1906 và một số văn bản pháp luật liên quan. Tìm hiểu một số án lệ áp dụng trong
thực tế; sự tương thích giữa Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và Bộ luật hàng
hải Việt Nam năm 2005
Keywords: Bảo hiểm hàng hải, Luật Bảo hiểm, Pháp luật Anh

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường bảo hiểm hàng hải Anh phát triển sớm nhất trong lịch sử. Bộ luật bảo hiểm
hàng hải Anh ra đời năm 1906 tính đến nay đã tròn 100 năm với khá nhiều sự thay đổi của
khoa học kỹ thuật, sự phát triển của thương mại hàng hải và thị trường bảo hiểm hàng hải cũng
có những bước tiến tương ứng. Các nguyên tắc vẫn có những giá trị nhất định, là nền tảng cho
việc vận hành của thị trường bảo hiểm hàng hải và khuôn mẫu cho việc xây dựng các bộ luật
về bảo hiểm của các nước trên thế giới, điều này được chứng tỏ trong việc áp dụng Bộ luật vào
thực tiễn xét xử, hiệu lực và sự tồn tại của các điều khoản MIA. Luật bảo hiểm hàng hải Anh


năm 1906 luôn được coi là chuẩn mực cho việc giải quyết các tranh chấp trong bảo hiểm hàng
hải và trong việc xây dựng các Luật bảo hiểm hàng hải của các nước trên thế giới.
2. Mục đích-nhiệm vụ-phạm vi nghiên cứu


 Mục đích nghiên cứu
Thị trường bảo hiểm hàng hải Việt Nam cũng phải tuân theo các quy tắc chung của thị
trường bảo hiểm hàng hải quốc tế, mà hiện nay bộ luật hàng hải Việt Nam cũng còn nhiều bất
cập, cũng nên xây dựng theo hướng tôn trọng các quy tắc thương mại quốc tế. Do vậy, việc
nghiên cứu MIA là rất cần thiết trong quá trình hội nhập và gia nhập WTO của Việt Nam, tạo
thuận lợi trong quá trình thông thương vì kênh vận chuyển hàng hải quốc tế vẫn là kênh chủ
yếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, đòi hỏi phải có một khung pháp lý
về bảo hiểm hàng hải hoàn thiện.
Đặc thù của ngành hàng hải nói chung và ngành bảo hiểm hàng hải nói riêng có rất
nhiều các trường hợp rủi ro dẫn đến tổn thất phức tạp và đa dạng. Nên trong việc áp dụng Luật
bảo hiểm hàng hải của Anh có nhiều quy định gây cho người áp dụng lúng túng rất cần đến
việc tìm hiểu các trường hợp áp dụng trong thực tiễn như các án lệ (case law),. Chính vì vậy đề
tài sẽ tập trung nghiên cứu cũngmột cách tương đối hoàn chỉnh bối cảnh ra đời của MIA, các
nội dung quy định trong MIA và quá trình áp dụng thực tế.
Để đạt được những mục đích trên đòi hỏi đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quát về lịch sử ra đời của ngành bảo hiểm hàng hải trên thế giới nói
chung và bối cảnh cũng như các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải
Anh năm 1906.
- Nghiên cứu các nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 bao gồm:
Các khái niệm định nghĩa được sử dụng trong MIA năm 1906. Các nguyên tắc áp dụng và các
nội dung chủ yếu được đề cập trong các điều khoản.
- Nghiên cứu việc lựa chọn Luật áp dụng trong phạm vi Luật bảo hiểm hàng hải Anh
năm 1906 và một số văn bản pháp luật liên quan. Một số án lệ (caselaw) liên quan đến MIA
năm 1906.

 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu khát quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành bảo
hiểm hàng hải nói chung và Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 nói riêng. Sau đó tập trung
nghiên cứu một cách tổng quát những nội dung chính của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm
1906. Phần cuối cùng sẽ nghiên cứu một số trường hợp áp dụng trong thực tế của MIA để từ đó
có thể hiểu chính xác các quy định thể hiện trong MIA và đánh giá phần nào hiệu lực áp dụng
pháp luật của đạo luật này.
3. Nhận định về đề tài và phương pháp thực hiện đề tài
a. Nhận định đề tài
“Một số vấn đề cơ bản của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng
trong thực tiễn” là đề tài tuy không còn mới ở các nước phát triển. Nhưng ở Việt Nam lại chưa
có nhiều tài liệu và nghiên cứu mang tính tổng quát, mà chủ yếu chỉ được trích dẫn ở một số
trường hợp. Việc đi sâu vào nội dung các quy định trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh mang
hiệu quả tốt trong cả lý luận và thực tiễn, để từ đó có thể vận dụng và giải thích các quy định
đó trong từng trường hợp thực tế.


b. Phương pháp thực hiện đề tài (Phương pháp đánh giá hiệu qủa pháp luật, phương
pháp dịch thuật)
Đề tài luận văn sử dụng một số tài liệu nguyên bản bằng tiếng Anh của các nhà Luật
học nước ngoài về bảo hiểm hàng hải. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều khái niệm và cụm từ
cũng như ý nghĩa của các từ và các cụm từ mang tính chuyên ngành trích dẫn tiếng Anh được
tác giả Luận văn cố gắng dịch thuật với nghĩa sát nhất của tiếng Việt, để tạo nên sự giải thích
cặn kẽ nhất, đồng thời cũng trích dẫn bằng tiếng Anh bên cạnh để người đọc tiện theo dõi.
Phương pháp đánh giá hiệu quả pháp luật giúp ta nhận biết, đánh giá được tính hữu hiệu
hoặc sự hạn chế của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906, nguyên nhân của những hạn chế
bất cập đó… Trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục nếu là sự hạn chế và tiếp tục
phát huy nếu là tính hữu hiệu. Hiệu quả của pháp luật bất kỳ không bao giờ phụ thuộc tuyệt đối
vào tính đúng đắn, tính thực thi của pháp luật đó mà nó còn bị chi phối bởi các yếu tố khác
trong các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực thương mại quốc tế như: sự phát triển của

khoa học kỹ thuật dẫn đến sự thay đổi căn bản đối tượng được bảo hiểm trong hàng hải như tàu
thuyền, hàng hóa, lợi ích được bảo hiểm, các quy tắc và tập quán trong bảo hiểm hàng hải, sự
ra đời của các văn bản pháp luật khác, sự ra đời của các bản án mang tính hướng dẫn thậm chí
xung đột với một số quy định của pháp luật do sự lỗi thời của một số quy định trong Luật…

References
Tiếng Việt
1. GS.TS Hoàng Văn Châu, Đỗ Hữu Vinh (2003), Từ điển kinh tế bảo hiểm Anh – Việt,
Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
2. Đặng Hoàn (năm xuất bản), Từ điển ngoại thương và tài chính Anh – Việt hiện đại,
Nhà xuất bản, nơi xuất bản.
3. Dương Hữu Hạnh (2004), Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. TS. Nguyễn Như Tiến (2001), Hướng dẫn sử dụng vận đơn đường biển trong thương
mại và hàng hải quốc tế, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
5. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình luật thương mại quốc tế,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế,Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


8. Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản, Lương Hữu Định (1994) Từ điển pháp luật Anh –
Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội.
10. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
11. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nhà

xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
12. Trường Đại học Ngoại thương (1999), Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
13. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế
chọn lọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
14. Brussels Convention on Jurisdiction and the Enforcement of Judgments in Civil

and

Commercial Matters (1968).
15. Institute Cargo Clauses (A) (1982), The Institute of London Underwriters.
16. Institute Cargo Clauses (B) (1982), The Institute of London Underwriters.
17. Institute Cargo Clauses (C) (1982), The Institute of London Underwriters.
18. Institute Time Clauses Hulls (1982), The Institute of London Underwriters.
19. Institute Time Clauses Freight (1982) The Institute of London Underwriters.
20. Institute War Clauses (Cargo) (1982) The Institute of London Underwriters.
21. Institute Strikes Clauses (Cargo) (1982) The Institute of London Underwriters.
22. Institute War and Strikes Clauses (Freight-Time ) (1982) The Institute of London
Underwriters.
23. Lloyd’s S.G. policy(1906), Lords Spiritual and Temporal, and Commons, London.


24. Marine Insurance Act (1906), Lords Spiritual and Temporal, and Commons,
London.
25. Marine Insurance (Gambling policies) Act (1909), Lords Spiritual and

Temporal,

and Commons, London.

26. Rules for Construction of Polic y(1906), Lords Spiritual and Temporal, and
Commons, London.
27. Rules of the Britainnia Steam Ship Mutual Insurance Association Ltd.
28. Standard Forms and Clauses (1991), The Institute of London

Underwriters.

29. The Civil Jurisdiction and Judgments Act (1982), Parliament, United

Kingdom.

30. Third parties (rights against insurers) Act (1930), Lords Spiritual and

Temporal,

and Commons, London.
31. Creswell J (2005), William Francis Rendall v Combined Insurance Co of America,
Commercial Court, England.
32. Howard Bennett. (1996), The law of marine insurance, Clarendon Press, Oxford.
33. Dr. Kyriaki Noussia (), The History, Evolution and Legislative Framework

of

Marine Insurance in England
34. Jonathan Crowther (1995), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford
University Press, London.
35. Moore-Bick J (2002) Agapitos and Laiki Bank (Hellas) SA. v. Agnew and Others1
(24

July


2002),

English

Commercial

Court

Press,

London.

Rose Fenne (2004), Marine Insurance, Lloyds of London Press, London.
36. Sara Cockerill. (2001), The utmost good faith, Lord Mansfield, Essex Court
Chambers, London.
37. Thomas, R Jones (2002), The Modern Law of Marine Insurance, Lloyd’s of London
Press, London.



×