Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu giải pháp phát triển và nâng cao năng lực thông tin đường sắt thuộc tổng công ty đường sắt Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.96 KB, 3 trang )

Nghiên cứu giải pháp phát triển và nâng cao
năng lực thông tin đường sắt thuộc tổng công
ty đường sắt Việt Nam
Vũ Thị Thu Hằng
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử; Mã số: 60 52 70
Người hướng dẫn: PGS TS Trần Quang Vinh
Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Trình bày tổng quan về hệ thống viễn thông đường sắt và hiện trạng hệ
thống viễn thông đường sắt Việt Nam, đi sâu tìm hiểu thực trạng của hệ thống truyền
dẫn và các thiết bị đang được sử dụng, đặc biệt một số tổng đài số đang được sử dụng
trên mạng viễn thông đường sắt, từ đó đưa ra một số giải pháp kỹ thuật của hệ thống
thông tin đường sắt Việt Nam, cách vận hành khai thác hệ thống và xây dựng trung
tâm điều hành thông tin
Keywords: Hệ thống chuyển mạch, Hệ thống truyền dẫn, Kỹ thuật viễn thông, Mạng
viễn thông đường sắt

Content
Mở đầu
Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ
quốc và công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong xu thế hội nhập quốc tế. Là doanh nghiệp nhà
nước chủ lực về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin tín hiệu đường sắt, Tổng công
ty Đường sắt Việt Nam đang tiếp tục từng bước tự đổi mới, tiếp tục phát triển. Nhưng thực tế
cơ sở hạ tầng và thông tin tín hiệu đường sắt chỉ mới thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển,
hiện đại hoá chứ chưa thực hiện được chiến lược hội nhập và phát triển.
Trong bối cảnh các hệ thống thông tin số hiện đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn
thế giới và đã thay thế hầu hết các hệ thống thông tin tương tự, ở nước ta, có thể nói rằng hiện
nay gần như tất cả các hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn của ngành Bưu điện đều đã được
số hoá. Nhưng đối với ngành Đường sắt, tiến trình số hoá các hệ thống thông tin tín hiệu mới
bắt đầu triển khai ở một số tuyến một cách không đồng bộ. Hiện tại các hệ thống truyền dẫn


đường trục và hệ thống chuyển mạch đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào vận hành khai
thác.


Điều quan trọng là khi Việt Nam ra nhập WTO, thị trường Việt Nam (bao gồm thị
trường khoa học công nghệ) được mở cửa, cần thiết phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan
trọng của WTO đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung cũng như sự tăng trưởng kinh
tế của mỗi quốc gia nói riêng. Ngành Đường sắt Việt Nam đã coi đây là một bước quan trọng
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó cơ sở hạ tầng và thông tin tín hiệu phải được
đầu tư hợp lý một cách đồng bộ để nâng cấp, thay mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến
trên thế giới. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nâng cao chất lượng với tất
cả các loại hình dịch vụ của vận tải đường sắt.
Trong Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), hệ thống thông tin đường sắt đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo an toàn chạy tàu, điều độ chỉ huy chạy tầu, trực tiếp liên quan đến
an toàn và hiệu quả sản xuất của kinh doanh vận tải đường sắt. Tuy nhiên hiện nay trên hầu
hết các tuyến đường sắt, hệ thống thông tin đều đang sử dụng các thiết bị kỹ thuật tương tự.
Hệ thống này đã không còn thoả mãn chiến lược tăng tốc phát triển và hội nhập kinh tế quốc
tế. Với việc nghiên cứu “hệ thống thông tin đường sắt và các giải pháp nâng cao năng lực
thông tin” đã trở thành nội dung quan trọng cho chiến lược “hiện đại hoá thông tin tín hiệu
đường sắt Việt Nam”.
Hệ thống thông tin được nghiên cứu trong luận văn dựa trên cơ sở tổng hợp các công
nghệ tiên tiến đã được triển khai rộng rãi trong ngành đường sắt ở các quốc gia phát triển trên
thế giới, nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cho hệ thống thông tin đường sắt Việt Nam.
Cấu trúc luận văn gồm bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống viễn thông Đường sắt. Trong đó trình bày hiện trạng hệ
thống viễn thông Đường sắt Việt Nam.
Chương 2: Các hệ thống truyền dẫn đang được sử dụng trên mạng viễn thông đường sắt.
Chương này tìm hiểu sâu hơn về hệ thống truyền dẫn và các thiết bị đang được sử dụng trên
mạng để từ đó đặt ra được giải pháp thiết thực nâng cao năng lực của hệ thống truyền dẫn.
Chương 3: Hệ thống chuyển mạch, tìm hiểu một số tổng đài số đang được sử dụng trên mạng

viễn thông đường sắt đặt nền móng cho vấn đề quy hoạch mạng viễn thông một cách hiệu
quả hướng đến hội nhập với các công nghệ mới trên thế giới.
Chương 4: Các giải pháp nâng cao năng lực mạng viễn thông, đây là phần giới thiệu một số
giải pháp kỹ thuật cho hệ thống đồng thời đưa ra các kiến nghị xây dựng hệ thống viễn thông
Đường sắt. Trong chương này nghiên cứu chi tiết giải pháp kỹ thuật của hệ thống thông tin
đường sắt Việt Nam, vận hành khai thác quản lý hệ thống và giải pháp tổng thể xây dựng
trung tâm điều hành thông tin.

References
Tiếng Việt
1. Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Hà nội (1995), Vi ba số, tr. 1-84


2. Lucent Technologies, Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và quản lý hệ thống tổng đài Definity, tr.
104-119
3. R.Boisgontier(2005), Hệ thống tổng đài chuyên dụng, tr.1-105
4. Tổng cục bưu điện(1999), Qui phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang, tr. 9-37
5. Hà Huy Trúc(2005), Qui trình quản lý và vận hành tổng đài Mattra 6550, tr. 1-20
Tiếng Anh
6. Alcatel and Alstom(2001), Modernization of railway signalling and telecommunications
Hanoi-Vinh, part I,II,III
7. RAD communication (2002) MP 2100 and DXC equipment catalog, part CD
8. Shanghai telecommunication equipments factory(1972), Intruction manual for 12Channel open wire carrier telephone system, pp 1-73



×