BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
............../..............
......./.......
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LƢU VĂN QUANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư, Tiến Sĩ : Vũ Trọng Hách
Phản biện 1:……………………………………………....
Phản biện 2:…………………………………………….....
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Số: 10, Đường 3 tháng 2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên
trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng
quyết định sự thành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Các văn bản
của Đảng về công tác tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của công tác này.
Đối với Tỉnh Kiên Giang có 10 tôn giáo, với số lượng tín đồ chiếm khoảng
30% dân số của tỉnh. Riêng Phật giáo, có 03 hệ phái: Bắc tông, Nam tông (Kinh,
Khmer) và Khất sỹ. Từ tháng 11 năm 1981 (thời điểm thành lập Giáo hội Phật
giáo Việt Nam) đến nay luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn, bó nội bộ, góp phần
làm ổn định xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động của tăng, ni Phật giáo Việt Nam
ở tỉnh Kiên Giang xuất hiện những vấn đề đáng quan tâm, như:
Thứ nhất, về phía Giáo hội trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chưa có sự
thống nhất cao giữa chức sắc lãnh đạo giáo hội.
Thứ hai, xuất hiện hiện tượng tranh giành quyền lực lãnh đạo giáo hội, mâu
thuẫn nội bộ tăng, ni.
Thứ ba, trong sư sãi và Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer có mối quan hệ
với sư sãi ở Campuchia, thường xuyên qua lại biên giới trái pháp luật. Trong hoạt
động của sư sãi, luôn lấy danh nghĩa Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, không lấy
danh nghĩa của Giáo hội.
Thứ tứ, Một số phần tử xấu lợi dụng hoạt động của Phật giáo để hoạt động
mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân, xảy ra hiện tượng biến gia đình thành cơ sở thờ
tự, xây tượng, đặt tượng trái pháp luật, khiếu kiện, kích động tín đồ phá hoại
chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Công tác quản lý Nhà nước, đối với hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang
đạt được nhiều thành tựu quan trọng; Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, nhận thức
của một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức về công tác tôn giáo còn hạn chế,
việc giải quyết yêu cầu tôn giáo còn nhiều quan điểm và cách làm khác nhau,
công tác tham mưu cho cấp uỷ chưa kịp thời; đội ngũ làm công tác tôn giáo vừa
1
thiếu lại vừa yếu; sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong vùng đồng bào
có đạo chưa đồng bộ, nhất là ở cơ sở.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, tôi chọn đề tài
v
t
ủa Phật
tr
t
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.
u
làm
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Các tác phẩm lý luận về tôn giáo và kiến thức chung về tôn giáo:
- Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của GS. Đặng
Nghiêm Vạn Nxb Chính trị Quốc gia - 2003 và Tôn giáo học nhập môn của TS.
Đổ Minh Hợp, Nxb Tôn giáo, HN 2006 .
- Một số tôn giáo ở Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, Nxb Tôn
giáo - 2005 và nhiều tác phẩm khác.
2.2. Các tác phẩm về Phật giá
- Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, II, III của Nguyễn Lang, Nxb Văn học
- 2008; Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến 1975 của Trần Hồng Liên, NXB thành
phố Hồ Chí Minh 1996; Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ - Việt
Nam từ thế kỷ 17 đến 1975 của Trần Hồng Liên, NXB Khoa học Xã hội 2000.
Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ của PGS.TS Trần Hồng Liên, Nxb Khoa
học xã hội - 2004.
- Phật học Khái luận của Thích Chơn Thiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
Ban Giáo dục tăng ni - 1993;
2.3. Các tác phẩm, luậ vă
ến Phật giáo
ứu trực tiếp những vấ
ề liên quan
- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp hiện nay - Thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học
của Trần Hữu Thành, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014.
2
- Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Ngô Thị Hồng Huệ, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014.
- Tổ chức Gia đình phật tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với việc giáo dục
đạo đức thanh thiếu niên hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Nguyễn Thị
Minh Phượng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014 và 01 số tác
phẩm luận văn khác.
- Vai trò của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước trong Phật giáo Nam Tông
Khmer vùng Tây Nam Bộ hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận văn
Thạc sĩ tôn giáo học của Bạch Thanh Sang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2014.
Đây là những tác phẩm có thể cung cấp người đọc hiểu sâu hơn về những
đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Phật giáo và giới sư sãi, đồng bào Phật tử
hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ở Kiên Giang trong kháng chiến chống thực
dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà
nước về hoạt động tôn giáo ở Kiên Giang; từ đó đưa ra những giải pháp và đề
xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động
tôn giáo ở Kiên Giang.
4. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động
quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Về tình hình Phật giáo và hoạt động của Phật giáo
trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang;
Nội dung nghiên cứu: công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
Phật giáo trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang.
3
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004 (từ khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng,
tôn giáo) đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn vận dụng những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành Tôn giáo học và vận dụng các phương pháp cụ thể: khảo sát, tổng
hợp, phân tích, thống kê, so sánh, v.v...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ tính tất yếu và yêu cầu đổi mới quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung, Hoạt động Phật Giáo tỉnh Kiên
Giang nói riêng.
Về thực tiễn, chỉ ra vấn đề cần quan tâm, đưa ra dự báo và khuyến nghị
nhằm góp phần thúc đẩy quản lý nhà nướcđối với hoạt động của Phật giáo ở tỉnh
Kiên Giang thời gian tới đạt hiệu quả hơn.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho môn học Tôn giáo và quản lý
nhà nước về tôn giáo, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu tôn giáo học và một
số lĩnh vực liên quan tới tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết
cấu gồm 03 chương 10 tiết.
Chƣơng 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA PHẬT GIÁO
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Một số khái niệm
4
Tôn giáo:Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở đức
tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự
nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ, tôn
giáo nảy sinh rất sớm từ trong xã hội nguyên thủy.
Tổ chức tôn giáo: là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo
lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công
nhận. Những người cùng chung một tôn giáo, có Hiến chương, Điều lệ, có tôn
chỉ, mục đích phù hợp với thuần phong mỹ tục và được Nhà nước công nhận.
uyề tự d tô
: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình
đẳng trước pháp luật”.
ật
v
o Phật: Phật giáo là chỉ cho cái chung của một tôn giáo
về chiều rộng, còn Đạo Phật phải đòi hỏi ở sự thực hành thuộc về chiều sâu hơn.
H t
tô giáo: Có tôn giáo là có hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn
giáo để duy trì sự tồn tại và phát triển của tôn giáo.Tại Điều 3 Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo đã ghi rõ.” hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo
lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” [45].
Luật p p về tô
:là những quy định điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng,
hoạt động
Chính sách tôn giáo:là thuật ngữ để chỉ cơ sở cho quản lý nhà nước về tôn
giáo.
Và một số khái niệm khác liên quan đến tôn giáo như: Tín đồ, nhà tu hành,
Chức sắc tôn giáo, Tự do tôn giáo,Quản lý, Quản lý nhà nước, Quản lý hành
chính nhà nước, Quản lý nhà nước về tôn giáo,
1.1.2. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
5
Dung hợp các tín ngưỡng truyền thống; Là thành tố trong Tam giáo đồng
nguyên;Gắn bó với dân tộc;Đoàn kết nội bộ;Tính sơn môn, pháp phái;Là thành tố
tạo nên tính đặc trưng văn hóa.
1.1.3. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà
nƣớc về tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo
1.1.3.1. u
ểm,
ủ tr ơ
ủ Đ
Những văn kiện của Đảng từ năm 1990 trở lại đây, một mặt tiếp tục khẳng
định những quan điểm đúng đắn trước đây, mặt khác đề cao những quan điểm,
chính sách đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới:
Một là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Hai là, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Ba là, tôn trọng và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các
tôn giáo.
Bốn là, động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp
đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm là, quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh
hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước
công nhận, đúng quy định của pháp luật.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước.
1.1.3.2. Chính sách, pháp luật
c
Ngày 18/6/2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 11/3/2005Hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; được thay thế bằng Nghị
định số 92/NĐ-CP ngày 8/11/2012 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Thủ tướng Chính phủ ban hành hai văn bản giải quyết
6
vấn đề tôn giáo chuyên biệt, đó là Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg Về một số công tác
đối với đạo Tin Lành, thể hiện một chính sách rất táo bạo đối với tôn giáo này;
Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 Về vấn đề nhà, đất liên quan đến
tôn giáo. Năm 2016 Quốc hội Khóa XIV đã thông quan Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
1.2. MỤC TIÊU, CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚCĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
1.2.1. Mục tiêu
Một là, phải bảo đảm được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,
đảm bảo cho các hoạt động của Phật giáo được diễn ra bình thường theo quy
định của pháp luật, phù hợp với truyền thống tôn giáo.
Hai là, quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo phải phát huy được
mặt tích cực, khắc phục được những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo đối với sự
phát triển của xã hội.
Ba là, phải thực hiện được mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn
giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo và đoàn kết giữa người có đạo
với người có đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để thực hiện nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo phải đảm bảo sự tăng
cường vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo.
1.2.2. Chủ thể, khách thể, nội dung
1.2.2.1. C ủ t ể v k
t ể
Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo được hiểu là: các
cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các
cấp) các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp các cấp.
Khách thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là hoạt động tôn
giáo của các tổ chức, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Những hoạt động phong chức,
7
phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm, thuyên chuyển, đại hội, hội nghị, việc tổ
chức lễ nghị... đều được đưa vào quản lý theo pháp luật.
1.2.2.2. N i dung
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, gồm:ban hành các
văn bản quản lý, xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, quy định
việc phân cấp phối hợp quản lý, nôi dung cụ thể:Công nhận tổ chức tôn
giáo;Quản lý về bồi dưỡng, đào tạo của các tổ chức tôn giáo;Quản lý việc phong
chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tổ chức tôn giáo;Quản lý các
chương trình hoạt động thường xuyên, đột xuất của tổ chức tôn giáo;Quản lý về
đại hội, hội nghị;Quản lý việc sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự của tôn giáo, kinh
doanh, xuất nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo;Quản lý hoạt động
từ thiện xã hội của các tổ chức, cá nhân tôn giáo...
1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO
1.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nƣớc
1.3.2. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hợp pháp của ngƣời dân
1.3.3.Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của tôn giáo
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG NÓI VÀ RÚT RA BÀI HỌCCHO TỈNH
KIÊN GIANG
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng
1.4.1.1.
ệm qu
v
t
tô
ở Tr
1.4.1.2.
ệm qu
v
t
tô
ởA
1.4.1.3.
ệm qu
v
t
tô
ở Só
vinh
giang
tră
8
1.4.2. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý Nhà nƣớc
đối với hoạt động Phật giáo ở kiên giang
M t là, bằng nhiều hình thức và biện pháp, phải triển khai làm quán triệt
nhận thức về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về tôn giáo;
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, quan điểm,
chính sách, pháp luật về tôn giáo cho quần chúng hiểu, nhất là chức sắc đứng đầu
giáo hội tôn giáo các cấp, trong đó có Phật giáo.
Ba là, phải hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của Phật giáo, đảm bảo cho
việc giải quyết yêu cầu tôn giáo, xử lý các vi phạm đúng pháp luật, phù hợp với
truyền thống và các quy định của tổ chức Phật giáo.
B n là, phải được tiến hành đồng thời với công tác tuyên truyền vận động
và đấu tranh chống hành vi lợi dụng Phật giáo.
ăm , phải có sự tham gia, phối hợp của cả hệ thống chính trị, dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy, điều hành của chính quyền, đặc biệt là vai trò
của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp.
Sáu là, tuyên truyền chủ trương quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
Nhà nước về tôn giáo, nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã đựợc pháp luật
quy định cho phái đoàn, cá nhân Phật giáo khi vào hoặc ra nước ngoài.
B y là, phải quan tâm xây dựng củng cố, kiện toàn bộ máy, cán bộ làm
công tác tôn giáo;
Tám là, có giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, phát động
các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào tín đồ Phật giáo; tăng cường tiếp
xúc đối thoại với tổ chức, cá nhân Phật giáo, nhất là chức sắc đứng đầu giáo hội,
tạo sự đồng thuận cao giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể với tổ
chức, cá nhân tôn giáo trong về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của
pháp luật.
Chƣơng 2.
9
THỰC TRẠNG TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀCÁC
HOẠT ĐỘNGCỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA ÀNTỈNH KIÊN GIANG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1. V trí
a lý và sự phân b dâ
2.1.1.2. Tình hình kinh tế, vă
2.1.1.3. Đặ
ó , xã
i
ểm tình hình tôn giáo ở Kiên Giang
Là Tỉnh có nhiều tôn giáo đang sinh hoạt trên địa bàn; Các tôn giáo trên
địa bàn tỉnh luôn có tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước; Các hiện tượng tôn giáo mới, hoạt động
tôn giáo trái pháp luật thường xuyên xảy ra.
2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo ở Kiên Giang
Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang là tôn giáo có nhiều hệ phái; Có cơ sở tự viện
và tín đồ Phật tử rãi rác ở khắp các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Luôn thể
hiện tinh thần đoàn kết với các tôn giáo trên địa bàn; Luôn gắn bó, đồng hành
cùng dân tộc, đóng góp xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
2.2.1. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về tôn giáo
Về tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn
giáo:cấp tỉnh có Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ, cấp huyện có Phòng Nội vụ,
cấp xã do Phó Chủ tịch UBND phụ trách và 01 cán bộ phụ trách. Đến cuối
năm 2016, toàn Tỉnh có 332 công chức, trong đó cấp tỉnh có 12 công chức,
cấp huyện có 30 công chức, cấp xã có 290 cán bộ, công chức.
Các cấp ủy đều có thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo.
Nhìn chung, bộ máy, tổ chức, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo
nói chung, công tác quản lý nhà nước các cấp nói riêng ở trong Tỉnh Kiên
10
Giang được quan tâm củng cố, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí đến cơ
sở. Tuy nhiên, đội ngũ công chức của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn
còn thiếu, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện Phât giáo tiếp tục phát triển và mở rộng
phạm vi ảnh hưởng như hiện nay;
2.2.2. Triển khai thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật liên quan
đến các hoạt động tôn giáo
2.2.2.1. Thực tr ng thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo
2.2.2.2. Công tác vậ
2.2.2.3. Qu
ất
ú
ng quầ
tí
ồ, chức sắc tôn giáo
, xây dựng và sửa chữ
2.2.2.4. Việc gi i quyết khiếu kiệ
qu
ơ sở thờ tự của Phật giáo
ến Phật giáo
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
T ứ ất, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật Nhà nước về tôn giáo và các văn bản pháp luật liên quan
được triển khai đồng bộ, sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán
bộ, công chức và trong chức sắc, nhà tu hành tôn giáo nói chung,và Phật giáo.
T ứ , bộ máy cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được củng cố,
kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở; cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
T ứ , công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo ngày càng
được tăng cường. Các cấp, các ngành thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong giải
quyết vấn đề tôn giáo phát sinh, trong đó có Phật giáo, quan tâm giải quyết tốt
nhu cầu tôn giáo chính đáng của các Giáo hội cũng như cá nhân tăng, ni, tạo điều
kiện thuận lợi cho chức sắc, nhà tu hành Phật giáo sinh hoạt đúng pháp luật và
quy định của Giáo hội.
11
T ứ t , công tác vận động quần chúng trong Phật giáo được tăng cường,
nhất là trong tăng, ni tiêu biểu, quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán trong Phật
giáo.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Tổ chức bộ máy làm công tác Phật giáo trên địa bàn tỉnh còn qua nhiều
tầng nấc; cán bộ, công chức làm công tác Phật giáo còn thiếu và yếu về chuyên
môn; trong quá trình tham mưu còn sơ xuất, chưa phù hợp với truyền thống Phật
giáo và quy định pháp luật.Công tác tuyên truyền chưa được tổ chức thường
xuyên, đổi mới về phương thức.Một số nơi thiếu chủ động nắm tình hình Phật
giáo; giải quyết các phát sinh liên quan đếnPhật giáo còn nhiều bất cập, một số
nơi xảy ra tình trạng biến nhà thành cơ sở thờ tự.
Nguyên nhân của hạn chế:
Một bộ phận cán bộ, công chức có tư tưởng ngán dội. Nhận thức về
Phật giáo, công tác Phật giáo chưa nhất quán.Một số nơi chưa tổng kết, sơ kết
việc thực quan điểm của Đảng, văn bản pháp luật về tôn giáo chậm; thiếu kiểm
tra trong thực hiện công tác quản lý nhà nước. Sự chỉ đạo, điều hành còn thiếu
chặt chẽ, có hiện tượng khoán trắng cho cơ quan chuyên môn.Chính sách, pháp
luật về tôn giáo có một số nội dung chưa rõ, thiếu đồng bộ, trong thực hiện gặp
khó khăn, lúng túng, ngán ngại và đùn đẩy trách nhiệm. Tư tưởng ỷ lại, trong
chờ cấp trên chậm khắc phục.Thực trạng bộ máy tổ chức như hiện nay chưa
theo kịp yêu cầu phát triển của Phật giáo, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công
tác Phật giáo.
2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý nhà nƣớc
đốivới hoạt động Phật giáo giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
12
2.3.3.1. Vấ
tác tôn giáo
ề ặt r
ầ
quyết về tổ
ứ
m y,
m ô
- Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng của một bộ phận cán bộ làm
công tác quản lý nhà nước về Phật giáo và các cơ quan liên quan còn hạn chế,
nhất là ở cơ sở; thiếu cán bộ làm công tác tôn giáo.
- Một số cấp uỷ đảng do chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề tôn giáo, về quan
điểm, chính sách của Đảng; một bộ phận cán bộ, đảng viên còn định kiến, mặc
cảm, có tư tưởng cảnh giác với chức sắc Phật giáo.
- Trong phối hợp giải quyết hoạt động Phật giáo chưa xây dựng kế hoạch
chi tiết cơ chế phối hợp, còn tình trạng khoán trắng, chồng chéo, lấn sân.
- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành chỉ
quy định việc quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng, giao cơ quan quản lý nhà
nước về tôn giáo, nhưng vấn đề lễ hội thì do ngành Văn hóa, thể thao và Du lịch
quản lý, dẫn tới những cơ sở tín ngưỡng còn bỏ ngỏ, chưa có sự thống nhất trong
quản lý nhà nước của hai ngành.
2.3.3.2. Vấ
ề ặt ra cần gi i quyết về tình hình ho t
ng của Phật
giáo.
Thứ nhất, đối với hoạt động tăng sự, việc quản lý tăng, ni chưa chặt, nhất là
việc cấp chứng nhận tu sỹ cho sư sãi Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer.
Thứ hai, trong hoạt động giáo dục tăng ni, việc dạy và học của sư sãi Phật
giáo hệ phái Nam tông Khmer đều không thực hiện thủ tục hành chính theo quy
định.
Thứ ba,việc xây dựng mới các công trình tôn giáo ở các chùa Phật giáo,
mặc dù có sự chuyển biến trong việc xin, cấp giấy ph p xây dựng, nhưng vẫn còn
xảy ra nhiều trường hợp tự ý xây dựng công trình tôn giáo, xây dựng tượng đài
tôn giáo trong khuôn viên cơ sở thờ tự, quản lý chưa chặt chẽ.
Thứ tư, đối với hoạt động quốc tế của Phật giáo: thời gian qua các lễ nghi
diễn ra ở một số chùa có mời sư sãi, Phật tử ở Campuchia tham gia không được
thực hiện theo quy định của pháp luật.
13
Thứ năm việc đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm các quy
định hiện hành còn bất cập đối hoạt động tôn giáo diễn ra ở các tự viện.
Thứ sáu, đối với hoạt động xã hội: hiện nay một bộ phận tăng, ni để có
được số lượng Phật tử tới chùa đông, đã có những hình thức sinh hoạt trái với
truyền thống Phật giáo. Một bộ phận nhỏ chức sắc lợi dụng để tổ chức vận động,
quyên góp tiền, ngoài làm từ thiện còn phục vụ cho mục đích cá nhân;
Chƣơng 3.
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI
3.1. DỰ ÁO
3.1.1. Dự báo tình hình
3.1.1.1. Xu
ng tích cực
Xu hướng trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm giáo hội”; Xu hướng hoạt
động tuân thủ pháp luật của Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang; Xu hướng Từ
bi hỉ xả, vô ngã vị tha, lợi lạc quần sanh”; Xu hướng phát huy truyền thống yêu
nước.
3.1.1.2. Xu
ng tiêu cực
Vẫn còn xuất hiện ở một số tăng, ni có tư tưởng ly khai, thiếu hợp tác, nếu
không có sự chấn chỉnh, uốn nắn từ phía lãnh đạo Giáo hội Phật giáo, sẽ tiếp tục
có nhiều hoạt động độc lập, không tuân thủ quy định, thậm chí không chịu sự
quản lý của Giáo hội Phật giáo.
Trước tình hình hoạt động thiếu sự bình đẳng liên quan đến việc sắp xếp,
bố trí nhân sự, về quyền hạn giữa chức sắc các hệ phái trong Giáo hội, một số sư
sãi sẽ có tư tưởng bất mãn với Giáo hội, đặt vấn đề sẽ đòi tách khỏi Giáo hội Phật
giáo;
Một bộ phận tăng, ni trụ trì có quan niệm hệ phái, tông phái, tông môn, sơn
môn, thiếu nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp giáo hội,
14
lạm dụng về quyền quản lý cơ sở tự viện, xem tự viện là tài sản riêng, quan niệm
sẽ chọn người kế thừa.
Một bộ phận tu sỹ Phật giáo sẽ có xu hướng xuống cấp về đạo đức, phẩm
hạnh.
3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nƣớc về hoạt động của Phật
giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian tới
Các sở, ban ngành tỉnh và các địa phương ở Kiên Giang cần chủ động
tiếp cận, hướng dẫn và hỗ trợ cho các hoạt động của Phật giáo.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác quản lý nhà
nước về hoạt động của Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung giữa các cấp,
các ngành.
Cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Kiên Giang cần thực hiện đúng chính
sách, pháp luật về tôn giáo, chủ động trong xử lý vấn đề tôn giáo nói chung, Phật
giáo nói riêng, gắn với việc thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, củng cố hệ thống chính trị, hạn chế
các hoạt động vi phạm pháp luật của Phật giáo, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu
lợi dụng tôn giáo của các phần tử xấu.
3.2. ĐỊNH HƢỚNG CỦA TỈNH KIÊN GIANG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
Tiếp tục thực hiện kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị ngày
03/11/2009 về tiếp tục thực hiện NQ số 25-NQ/TW của Ban Chấp hànhtrung
ương Đảng khóa (IX) về công tác tôn giáo;
Triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách về tôn giáo, nhất là luật tín
ngưỡng, tôn giáo;
Thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, củng cố kiện toàn hệ
thống chính trị, quan điểm đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo,
tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo, thực hiện tốt công tác vận
động quần chúng về Phật giáo, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong Phật giáo.
15
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN
ĐỊA ÀN TỈNH KIÊN GIANG
3.3.1. Giải pháp
Một là, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm và trách nhiệm của hệ
thống chính trị về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Hai là, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý
nhà nước về hoạt động Phật giáo:Ban Tôn giáo tỉnh là cơ quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Do
vậy, cán bộ, công chức phải nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Khi có điểm nóng liên quan Phật giáo
phải được phát hiện kịp thời, xử lý có hiệu quả. Giải quyết các vấn đề phát sinh,
cần tuân thủ đúng đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về tôn giáo; thường
xuyên báo cáo, xin ý kiến và chấp hành sự chỉ đạo để đảm bảo tính thống nhất;
Cần quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về tôn giáo trong nội bộ đảng viên, cán
bộ, công chức và Nhân dân. Phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong
tỉnh; Khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành, công tác quản lý nhà
nước về các hoạt động tôn giáo cần thực hiện nghiêm các quy định của Luật.
Ba là, quan tâm hơn nữa đến công tác tranh thủ vận động quần chúng tín
đồ, chức sắc Phật giáo và xây dựng lực lượng nòng cốt ở cơ sở đấu tranh phòng
chống lợi dụng chức sắc, Phật tử Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Bốn là, đẩy nhanh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho đồng bàoPhật tử Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Năm là, củng cố, kiện toàn bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo.
Sáu là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở đối với hoạt
động quản lý nhà nước về hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
16
Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm việc chấp hành
pháp luật trong quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa ban tỉnh Kiên
Giang.
3.3.2. Một số kiến nghị
3.3.2.1. Về qu
Đ
v
ấp Tru
ểm,
ơ
í
s
u
:
Một là, đề nghị Trung ương Đảng tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số
25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về công tác tôn giáo.
Hai là, đề nghị Chính phủ kịp thời ban hành các văn bản Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Ba là, đề nghị Bộ Nội vụ ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định của Chính phủ. tham mưu Chính phủ quy
định biên chế cho cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp; Trình Chính phủ
cho ý kiến giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chính sách đặc thù cho cán bộ,
công chức làm công tác tôn giáo.
Bốn là, đề nghị các bộ, ngành trung ương như Bộ Văn hóa và Thể Thao, Bộ
Xây dựng, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài Nguyên - Môi trường,
Bộ Giáo dục - Đào tạo, trên cơ sở quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cần
nghiên cứu tham mưu Chính phủ điều chỉnh một số văn bản Nghị định liên quan
đến hoạt động tôn giáo.
Năm là, đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ đạo Trường Nghiệp vụ tôn
giáo tiếp tục biên soạn giáo trình, phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo
Đ
v
t
Thứ nhất, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tiến hành tổng kết Nghị
quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tiến tới tổng
kết việc thực Nghị quyết trên địa bàn tỉnh.
17
Thứ hai, đề nghị Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, giao cho Sở Nội vụ
(Ban Tôn giáo) chủ trì, phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân tộc, Công
an, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục - Đào tạo và một số
ban ngành liên quan xây dựng chương trình phối hợp tổ chức.
Thứ ba, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang giao cho các Ban trực thuộc
xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo tại các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Thứ tư, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có kế hoạch triển khai
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; chỉ đạo các sở ban
ngành của tỉnh tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực quản lý tôn giáo theo quy định
của Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Ủy ban Mặt trận Tổ qu c Việt Nam t nh Kiên Giang: Chủ trì, phối hợp
với các ban ngành chức năng tỉnh và chính quyền các địa phương tham mưu Tỉnh
ủy định kỳ một năm tổ chức gặp mặt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ Phật giáo để
tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và của đất nước.
Các tổ chức chính tr - xã h i(Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, Hội Nông dân): Các đoàn thể các cấp trên địa bàn cần củng cố tổ
chức, nâng cao chất lượng hoạt động để thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên
là tín đồ Phật giáo, từ đó phát huy sức mạnh của hội viên, đoàn viên trong việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thông qua đó, đoàn viên, hội
viên tuyên truyền trong nhân dân ở địa bàn dân cư thực hiện đúng chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách về Phật giáo.
3.3.2.2.
- Kiến ngh
ữ
kế
ụt ể
qu
ế
ật
ở
i v i các nhà nghiên cứu khoa học
Thứ nhất, phối hợp với Viện Nghiên cứu Phật học của Giáo hội tiếp tục
nghiên cứu về lý luận, khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thống
nhất, duy nhất đại diện cho tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước trong mọi Phật
sự.
18
Thứ hai, nghiên cứu về lý luận để giúp Giáo hội Phật giáo các cấp xây
dựng tổ chức thống nhất, có tổ chức Giáo hội cơ sở trực thuộc (tổ chức tôn giáo
cơ sở) phù hợp với đặc điểm, điều kiện và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ ba, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học để đánh giá đúng thực trạng
hoạt động của tổ chức, cá nhân chức sắc, nhà tu hành Phật giáo Việt Nam trong
lịch sử và hiện tại, giúp cho Chính phủ có chính sách phù hợp.
- Kiến ngh
sách, pháp luật li
iv
qu
Đ
,
c về m t s vấ
ến Phật giáo t
p ơ
ề qu
ểm, chính
Thứ nhất, đề nghị chỉ đạo các Tỉnh ủy có kế hoạch thăm hỏi, động viên
chức sắc, nhà tu hành Phật giáo; biểu dương thành tích cho tổ chức, cá nhân chức
sắc, nhà tu hành các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, nhằm động viên tinh
thần đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
Đề nghị Đảng, Nhà nướcBan hành văn bản quy định cụ thể việc thực hiện
công tác vận động, tranh thủ.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ tiếp tục có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp.
Thứ ba, đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ soạn thảo, điều chỉnh, bổ sung đề
cương tập huấn nghiệp vụ công tác tôn giáo một cách đầy đủ về nội dung các tôn
giáo, quan tâm chú trọng nội dung đối với Phật giáo Việt Nam.
- Kiến ngh
i v i Ủy ban Mặt trận Tổ qu c Việt Nam các cấp
Thứ nhất, đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp Chính
phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ tham mưu ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước
đối với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các địa phương, thống nhất trong công tác
quản lý đối với tổ chức và hoạt động của Hội.
Thứ hai, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố ở các tỉnh
Tây Nam bộ có Hội Đoàn kết yêu nước, hướng dẫn thống nhất về tổ chức, nhân
sự và hoạt động của Hội, không để tình trạng mỗi tỉnh hoạt động một cách khác
nhau, dễ bị lợi dụng để hoạt động không đúng với chức năng, nhiệm của tổ chức
xã hội, đoàn thể, tránh việc chồng chéo trong việc thực hiện chức năng giữa tổ
chức Hội và tổ chức Giáo hội.
19
- Kiến ngh
i v i Giáo h i Phật giáo Việt Nam
Thứ nhất, đề nghị Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quy
định cụ thể việc bố trí nhân sự đầy đủ của 03 hệ phái Bắc tông; Nam tông Kinh Nam tông Khmer; Khất sỹ từ Giáo hội trung ương, các ban chuyên ngành, Ban
Trị sự các cấp, nhưng phải theo tỷ lệ số lượng tu sỹ ở mỗi địa phương.
Thứ hai, đề nghị xem xét, sắp xếp đưa các Tự Viện vào một cấp Giáo hội tổ chức tôn giáo cơ sở.
Thứ ba, đề nghị Hội đồng Trị sự ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện
Hiến chương, trong đó có quy định phẩm trật Đại đức” đối với tăng, Sư cô” đối
với ni, cho các vị đã thọ giới tỳ kheo từ năm năm trở lên theo giới luật.
Thứ tư, có kế hoạch tổ chức triển khai hướng dẫn việc thực hiện quy chế trụ
trì và ban quản trị chùa Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer, tránh chồng chéo
nhiệm vụ giữa sư trụ trì và ban quản trị chùa như hiện nay.
Thứ năm, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có văn bản
hướng dẫn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các Tỉnh có Phật giáo hệ phái
Nam tông Khmer, trao đổi với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, thống nhất trong
hoạt động, tránh trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa hoạt động của
Ban Trị sự và Hội Đoàn kết s sã y u
c.
Thứ sáu, đề nghị Hội đồng Trị sự chỉ đạo cho Ban Hướng dẫn Phật tử trao
đổi, phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh khảo sát,
cho đồng bào; vận động các tổ chức Phật giáo thực hành tiết kiệm, chống
lãng rà soát và lập hồ sơ đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương theo quy
định của pháp luật. Đồng thời khảo sát, nắm chắc số lượng đạo tràng, số lượng
người tham gia đạo tràng, có văn bản hướng dẫn sinh hoạt đúng quy định của
pháp luật, phù hợp với truyền thống tu học của Phật giáo.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia đa thành phần tộc người, là đất nước có nhiều
hình thức tín ngưỡng, có nhiều tôn giáo đang hoạt động, sinh hoạt, trong đó có
Phật giáo. Hiện nay, các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đang có sự phục
20
hồi, phát triển khá mạnh và các hoạt động trở nên sinh động hơn, thu hút đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia. Vì vậy, công tác Phật giáo từ Trung ương đến
địa phương cơ sở đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó làm tốt công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo, cũng như các hoạt động của Phật
giáo sẽ góp phần đưa hoạt động Phật giáo dần đi vào nề nếp, ổn định, tuân thủ
pháp luật, đúng truyền thống Phật giáo, ngăn chặn hành vi lợi dụng Phật giáo để
hoạt động mê tín dị đoan, đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của
thế lực thù địch.
địa bàn Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Nước ta, Phật giáo đã ảnh
hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đến tâm lý, tình cảm, đạo
đức của người Việt. Do đó, Phật giáo là một lĩnh vực xã hội đặc biệt, nên tất yếu
phải chịu sự quản lý của Nhà nước về các hoạt động. Mục đích quản lý Nhà nước
là nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời góp phần
cho hoạt động tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật, theo phong tục tập
quán, văn hóa truyền thống, vì lợi ích của dân tộc và cộng đồng, trong đó có lợi
ích của Phật giáo, hạn chế mặt tiêu cực nảy sinh trong Phật giáo, phát huy những
mặt tích cực của Phật giáo.
Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên tỉnh Kiên
Giang những năm qua, đã đạt được một số thành tựu khá quan trọng, đã định
hướng cho Giáo hội Phật giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật, tạo mối
quan hệ tốt đẹp giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp với các tổ
chức Phật giáo; đảng viên, cán bộ, công chức có mối quan hệ gần gũi với chức
sắc, nhà tu hành và quần chúng tín đồ Phật giáo; khuyến khích, hỗ trợ tạo điều
kiện cho các Phật giáo tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, góp phần cùng với
21
các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận đoàn thể xóa đói, giảm nghèo phí trong thờ
cúng, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, Phật giáo đã
tích cực mạnh dạn đóng góp xây dựng Đảng, Nhà nước ở địa phương. Những hoạt
động này góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội ở địa phương. Tuy nhiên,
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang vẫn còn một số bất cập như: một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức
chưa nhận thức đầy đủ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về tôn giáo; sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị chưa thật sự
đồng bộ và hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác
Phật giáo mặc dù Tỉnh đã quan tâm nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ công tác Phật
giáo vẫn còn thiếu, yếu, chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang; hoạt động Phật
giáo của chức sắc, nhà tu hành một số nơi còn vi phạm pháp luật, hoạt động của
cá nhân, hộ gia đình không phải là tu sỹ còn diễn ra phức tạp, việc qua lại biên
giới của tu sỹ Phật giáo còn diễn ra, khó khăn trong công tác quản lý.
Thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo tỉnh Kiên Giang
những năm qua cho thấy, việc cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về tôn giáo, việc tăng cường điều kiện vật chất, xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực này chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới. Nhận thức về Phật giáo và công tác tôn giáo của một bộ phận cán bộ
trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Cơ chế phối hợp giải quyết
những việc liên quan đến hoạt động Phật giáo giữa chính quyền, các ban ngành,
đoàn thể ở một số nơi trong Tỉnh chưa cụ thể và rõ ràng. Việc tham mưu, đề xuất
giải quyết các vụ việc liên quan đến Phật giáo có lúc, có nơi còn chậm và hiệu quả
chưa cao. Công tác vận động quần chúng tín đồ Phật giáo thiếu chiều sâu, thiếu
22
chọn lọc, chậm đổi mới về phương pháp và hình thức. Cơ cấu tổ chức bộ máy làm
công tác tôn giáo có nhiều sự biến động qua việc sáp nhập, chia tách. Chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực Phật giáo
chưa thường xuyên.
Để khắc phục bất cập nêu trên, các cấp ủy, chính quyền ở trên địa bàn
Tỉnh Kiên Giangcần quan tâm nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, đường
lối của Đảng về tôn giáo; đổi mới và hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước đối
với hoạt động của Phật giáo; tăng cường giáo dục chính trị, đào tạo cán bộ làm
công tác Phật giáo; chú trọng công tác vận động quần chúng tín đồ và xây dựng
lực lượng chính trị ở cơ sở; giải quyết dứt điểm những vụ khiếu kiện liên quan
đến Phật giáo; ngăn chặn kịp thời âm mưu lợi dụng Phật giáo vì lợi ích kinh tế và
chính trị... Những giải pháp này cần được triển khai đồng bộ, từ Tỉnh đến cơ sở,
trong sự sáng tạo và quán triệt quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể của chủ thể
quản lý Nhà nước đối với Phật giáo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động tín
ngưỡng, Phật giáo của người dân, góp phần vào sự ổn định, phát triển bền vững
của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới./.
23