Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.01 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐỖ CAO KHOA

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60340403

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO ĐĂNG KIÊN

Phản biện 1: TS. NGUYỄN NGỌC THAO
Phản biện 2: TS. ĐINH CÔNG TIẾN

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính
Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn Thạc sỹ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Số: 10-Đường 3 tháng 2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh


Thời gian: Vào lúc 13h30’-15h00’, ngày 09 tháng 8 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang
Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển kinh tế luôn gắn liền với bảo vệ môi trường, các nước trên thế giới
nói chung và nước ta nói riêng đều quan tâm đến quản lý nhà nước về môi trường,
nhằm hạn chế và ngăn chặn ô nhiễm, phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái.
Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên đang là vấn đề cấp bách trên toàn
thế giới hiện nay.
Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Luật số
55/2014/QH13). Các chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường về cơ
bản đã được thể chế hóa thành chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tại tỉnh Đồng Nai nói chung, Huyện Cẩm Mỹ nói riêng hoạt động quản lý
nhà nước về môi trường đã và đang được ngày càng chú trọng nhiều hơn, đồng
thời đạt được những kết quả tích cực nhất định, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại,
bất cập cần khắc phục,
Từ thực tế đó, với mục đích những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản
lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” để làm đề
tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả cũng đã tham khảo một
số nghiên cứu trước, cùng với một số đề tài luận văn của các khóa học trước viết
về vấn đề quản lý nhà nước về môi trường nhằm tìm ra những vấn đề phát sinh
mà các đề tài trước chưa đề cập, đến hay những vấn đề đó đã còn không phù
hợp với điều kiện thực tế hiện tại để đưa ra những vẫn đề mới về đề tài quản lý
nhà nước về môi trường nhằm hoàn thiện hơn quản lý về môi trường trên địa

bàn Huyện Cẩm Mỹ. Trong thực tế, mỗi đề tài phản ánh một khía cạnh khác
nhau tại những thời điểm khác nhau về vấn đề quản lý nhà nước về môi trường,
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích:

1


Luận văn nghiên cứu khung lý thuyết nhằm quản lý nhà nước về môi trường
trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Nhiệm vụ:
Với mục đích nghiên cứu đã xác định, nhiệm vụ cụ thể của luận văn nhằm:
- Hệ thống cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện.
- Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Đề ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng môi trường huyện giai
đoạn 2011 - 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận:
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch s và tư tưởng
Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để triển khai các phương
pháp nghiên cứu cụ thể.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp chung, phương pháp thống kê, phân tích, chuyên
gia, tổng hợp…
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
nhà nước về môi trường cấp huyện.
- Ý nghĩa thực tiễn:
2


Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai trong giai đoạn 2011-2016 về những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trên
địa bàn huyện. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và có
những kiến nghị đề xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện để có thể đề xuất
với UBND huyện Cẩm Mỹ về đề tài nghiên cứu này và áp dụng các phương án đề
xuất trong đề tài nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa
bàn có hiệu quả hơn.
Luận văn là công trình khoa học, có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các
nhà hoạt động thực tiễn tại địa phương và học viên chuyên ngành.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của bản luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Chƣơng 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
1. 1. Môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm
Môi trường là một thuật ngữ được s dụng đa nghĩa. Trong cách tiếp cận
chung, chúng ta hiểu đó là môi trường sinh thái, nơi đó con người sống tồn tại, vận
động và phát triển.
Pháp luật Việt Nam quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố tạo nên môi trường. Thành phần môi trường

3


là yếu tố vật chất tao thành môi trường bao gồm: đất, nước, không khí, âm thanh,
ánh sang, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Thuật ngữ môi trường (environment) được nhiều tài liệu đưa ra những cách
tiếp cận khác nhau
1.1.2. Tầm quan trọng của môi trường
Con người nhận thức rằng môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và sự sống con người. Bởi vì, môi
trường là không gian sống của con người, nơi chứa đựng và cung cấp nguồn tài
nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Ngoài ra,
môi trường còn là nơi chứa đựng chất thải và phân hủy các chất thải do con người
tạo ra trong quá trình sinh hoạt và quá trình sản xuất.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường:
Là xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích
hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững.
1.2.2. Vai trò công tác quản lý nhà nước về môi trường:

Được thể hiện trong việc chỉ đạo tổ chức bảo vệ môi trường và phân phối
nguồn lợi chung giữa chủ thể quản lý tài sản và xã hội.
Tổ chức khai thác và s dụng tối ưu nguồn tài nguyên quốc gia và môi
trường. Ngoài ra, còn phối hợp với quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
1.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường
1.2.3.1. Đối tượng quản lý nhà nước về môi trường:
* Đối tượng quản lý môi trường:
Điều tiết các lợi ích sao cho hài hòa trên nguyên tắc ưu tiên lợi ích quốc gia
và toàn xã hội.
* Chủ thể quản lý môi trường:

4


Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Chương XIV, từ Điều 140 đến
Điều 143, có quy định cụ thể về chủ thể quản lý nhà nước về môi trường một cách
thống nhất và toàn diện như sau, bao gồm các chủ thể sau:
- Chính phủ.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ
- UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã): Có trách nhiệm chủ trì thực hiện các
nhiệm vụ được giao (cấp tỉnh có 8 nhiệm vụ; cấp huyện có 9 nhiệm vụ; cấp xã có 8
nhiệm vụ). Ngoài ra, đối với các cấp UBND đều có cơ quan chuyên môn tham
mưu giúp việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương.
Cụ thể, đó là:
+ Cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường;
+ Cấp xã có Ban Địa chính-Xây dựng và Môi trường.
1.2.3.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường:

Một là, khắc phục môi trường và phòng chống suy thoái môi trường.
Hai là, phát triển bền vững theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững.
Ba là, xây dựng các công cụ quản lý môi trường có hiệu lực quốc gia và các
vùng, lãnh thổ.
1.2.3.3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, việc bảo vệ môi trường cần tuân
thủ 8 nguyên tắc
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường:
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, theo Điều 139, nội dung quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường có 11 nội dung.
* Riêng nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện (được
quy định tại Điều 143, khoản 2) có một số nhiệm vụ trọng tâm được quy định
như sau:
Một là, ban hành chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo thẩm
quyền quy định.
5


Hai là, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về
bảo vệ môi trường.
Ba là, xác nhận, kiểm tra việc thực hiện giấy phép môi trường theo thẩm
quyền (Bản Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường).
Bốn là, truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ
môi trường.
Năm là, kiểm tra, thanh tra x lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường theo quy
định thẩm quyền.
Sáu là, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND
cấp xã.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường

1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học đúc kết cho
1.3.1. Mô hình xã hội hóa thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3.2. Mô hình Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng
1.3.3. Mô hình Khu Công nghiệp sinh thái:
1.3.4. Mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường:
1.3.5. Mô hình kinh tế thân thiện với môi trường
1.3.6. Bài học kinh nghiệm có thể đúc kết cho huyện Cẩm Mỹ

Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế-xã hội và các nhân tố tác động
đến QLNN về môi trƣờng trên bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Vị trí địa lý:

6


Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Ranh giới Huyện
tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp TX. Long Khánh và Xuân Lộc;
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
- Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp huyện Long Thành.
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội:
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong năm 2016, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn huyện
đạt 100,05% so với kế hoạch và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó
ngành nông, lâm, thủy sản tăng 8,41%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng
12,19%; ngành thương mại - dịch vụ tăng 16,54%. Thu nhập bình quân đầu người

đạt 39.663.360/năm, đạt 100,32% so kế hoạch, tăng 9,4% so cùng kỳ 2015. Tổng
thu ngân sách vượt 79,67% so với kế hoạch, tăng 11,01% so với cùng kỳ năm
2015. Chi ngân sách tiết kiệm và đúng quy định hiện hành.

7


Tổng thu ngân sách giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 446,852 tỷ đồng. Tổng
chi ngân sách khoảng 2.817,16 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn huyện giai
đoạn 2010-2015 đạt 6.722 tỷ đồng.
2.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội
Dân số và lao động
Năm 2016, dân số trung bình huyện Cẩm Mỹ có 154.612 người, mật độ dân
số 330 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,38% năm 2010 xuống còn
1,3% năm 2016, tỷ lệ dân số cơ học thấp, năm 2016 là 0,58%.
Hệ thống đào tạo, y tế
Trong năm 2016, tỉ lệ trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt
81,4%; chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các
cấp học đạt từ 97% trở lên, có 24/59 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Văn hóa, thông tin và Thể dục, thể thao:
Năm 2016, toàn huyện có 75/79 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa (đạt tỷ lệ 94,94%),
số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 98,6%, tỷ lệ cơ quan đơn vị có đời sống văn
hóa đạt 100%. Trên địa bàn huyện có 11/13 xã có Trung tâm văn hóa – Học tập
cộng đồng (đạt tỷ lệ 84,6%), 27/79 ấp có nhà văn hóa (đạt tỷ lệ 34,1%). Đối với
tiêu chí nông thôn mới về xây dựng điểm học tập cộng đồng và thông tin KHCN
hiện toàn huyện đạt tỷ lệ 100%, tiêu chí có điểm phục vụ bưu chính viễn thông và
có Internet đến ấp (hiện nay đã đạt và vượt).
2.2. Thực trạng QLNN về môi trƣờng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai
2.2.1. Thực trạng về chất lƣợng môi trƣờng trên địa bàn huyện Cẩm

Mỹ, tỉnh Đồng Nai
2.2.1.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, nước thải công nghiệp
và nước ngầm.
a) Chất lượng nước mặt:
- Nhìn chung chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ còn tốt, chưa
chịu nhiều tác động bởi các hoạt động phát triển KT-XH của địa phương. Đa phần
đạt các chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt sau khi x lý.
8


- Tuy nhiên, có một số nơi chất lượng nước mặt có dấu hiệu nhiễm bẩn chất
hữu cơ ở mức độ nhẹ. Có một số hồ bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vượt ngưỡng cho
phép vào một số thời điểm nhất định trong năm
b) Chất lượng nước thải công nghiệp
- Nước thải chăn nuôi heo có mức độ ô nhiễm cao nhất, nước thải chế biến
hạt điều, sản xuất bún tươi có mức độ ô nhiễm trung bình so với TCVN 5945-2005
(cột A, B). Chỉ có các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Biomix và chế biến
mủ cao su là có nguồn nước thải có thể chấp nhận được theo TCVN 5945-2005.
c) Chất lượng nước ngầm
* Chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ có chất lượng tốt và
đạt TCVN 5944-1995. Song tại một số khu vực nhạy cảm về môi trường như: gần
bãi rác tạm tự phát, chợ, chuồng trại chăn nuôi heo thì chất lượng nước ngầm bị ô
nhiễm cục bộ nhẹ về chất hữu cơ, thông số vi sinh (Coliform) do công tác bảo quản
các giếng chưa hợp vệ sinh và chưa đúng quy định.
2.2.1.2. Đánh giá chất thải rắn
Việc thu gom và x lý các loại chất thải đều đảm bảo quy trình và x lý đạt
tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Bộ Y
tế. Tất cả chất thải đều được đem về nhà máy x lý chất thải Thiên Phước (xã
Xuân Mỹ) để x lý để đảm bảo theo quy định.
2.2.1.3. Đánh giá chất lượng không khí

- Có thể khẳng định vào thời điểm hiện tại chất lượng môi trường không khí
xung quanh tại huyện Cẩm Mỹ vẫn còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm.
- Tình hình kiểm soát ô nhiễm không khí trong các lĩnh vực chăn nuôi, sản
xuất TTCN- Làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ chưa đạt yêu cầu, các biện
pháp x lý và kiểm soát khí thải áp dụng còn rất hạn chế.
2.2.1.4. Đánh giá chất lượng môi trường đất
Chất lượng môi trường đất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ còn rất tốt, không có
dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, dầu mỡ khoáng và hóa chất thuốc BVTV
2.2.1.5. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học
9


Nhìn chung, tài nguyên đa dạng sinh học tại địa phương được bảo vệ ổn
định, công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm nhằm phát huy chức năng
phòng hộ của rừng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giữ nguồn nước, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật rừng.
2.2.1.6. Hiện trạng môi trường do khai thác khoáng sản
Trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ trong thời gian vừa qua có xảy ra tình trạng ô
nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Các vi phạm phổ biến là
gây tiếng ồn, ô nhiễm bụi trong quá trình khai thác và vận chuyển; không cải tạo,
phục hồi môi trường và để lại các hồ sâu nguy hiểm; không thực hiện đầy đủ các
nội dung cam kết về bảo vệ môi trường và tài nguyên trong hồ sơ cấp phép môi
trường (ĐTM, BKM, KH BVMT) đã được các cơ quan chức năng phê duyệt.
2.2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai
2.2.2.1. Những kết quả đạt được về quản lý nhà nước về môi trường trên
địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
2.2.2.1.1. Thực trạng ban hành theo thẩm quyền quy định về chương
trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường
Nhìn chung công tác xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ

môi trường trong thời gian qua luôn được huyện chú trọng, quan tâm chỉ đạo, kịp
thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
thành các quy định để áp dụng trên địa bàn.
Qua các năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu UBND
huyện ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng để triển khai tổ chức tại địa
phương
Bên cạnh kết quả đạt được, việc ban hành theo thẩm quyền quy định về
chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ vẫn còn
tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:
Một là, trình độ công chức quản lý môi trường còn hạn chế nên việc cụ thể
hóa văn bản của cấp trên, ban hành văn bản pháp luật chưa kịp thời và đầy đủ
10


Hai là, văn bản quy phạm pháp luật giữa các bộ, ngành chồng chéo nhau; các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định chưa ban hành kịp thời nên cấp huyện
lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch để triển khai tổ chức thực hiện tại địa
phương.
Ba là, việc nắm bắt thực trạng diễn biến môi trường tại địa phương còn chậm,
chưa chủ động, dự báo tốt và quyết liệt xây dựng chương trình hành động, kế
hoạch bảo vệ môi trường kịp thời.
2.2.2.1.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế
hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng kế hoạch, chương trình của
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có nhiều tiến bộ, đã làm tốt vai trò tham
mưu trong công tác quản lý môi trường tại địa phương. Cụ thể như sau:
Một là, Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Hai là, Chương trình thu gom và xử lý chất thải nguy hại trong sản xuất nông
nghiệp.
Ba là, Kế hoạch “Đổi chất thải nguy hại lấy tập học” nhằm tuyên truyền,

nâng cao nhận thức cộng đồng và học sinh về bảo vệ môi trường.
Bốn là, Kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt tồn lưu tại các bãi rác tạm có 1
bãi rác lớn, nh ) tự phát trên địa bàn huyện.
Năm là, Kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại chăn nuôi
gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư tập trung và khu vực quy hoạch xây
dựng đô thị
Sáu là, chương trình hỗ trợ kinh phí thực hiện Mô hình chăn nuôi bằng đệm
lót sinh học, xây dựng hầm biogas
Bảy là, triển khai Đề án xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện
Tám là, thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý môi trường
trên địa bàn huyện
2.2.2.1.3. Xác nhận, hậu kiểm tra việc thực hiện giấy phép môi trường
theo thẩm quyền (Bản Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi
trường)
11


Trong giai đoạn 2011-2016 năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thẩm
định và tham mưu cho UBND huyện xác nhận cấp 236 Bản cam kết BVMT, Đề án
BVMT, Kế hoạch BVMT cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.
Việc hậu kiểm tra các giấy phép, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
UBND các xã kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong năm.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc xác nhận, hậu kiểm tra việc thực hiện giấy
phép môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần
khắc phục trong thời gian tới:
Một là, trình độ thẩm định của cán bộ môi trường còn hạn chế, chưa nắm bắt
đầy đủ về kỹ thuật, công nghệ môi trường do một số công nghệ x lý nước thải,
khí thải hiện đại được chủ đầu tư áp dụng trong hệ thống x lý của dự án.
Hai là, quy trình giải quyết hồ sơ xin đăng ký xác nhận Bản Cam kết bảo vệ
môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ.

Ba là, việc hậu kiểm tra các dự án sau cấp phép không đầy đủ theo định kỳ
và cơ quan chức năng chưa kiên quyết x lý nghiêm khắc khi chủ đầu tư không
thực hiện đúng các nội dung như cam kết.
Bốn là, tìm lực tài chính chủ đầu tư không tương xứng quy mô dự án.
2.2.2.1.4. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo
vệ môi trường
Trong những năm vừa qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm
Mỹ luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách
và pháp luật về bảo vệ môi trường bàn huyện Cẩm Mỹ vẫn còn tồn tại một số hạn
chế cần khắc phục trong thời gian tới:
Một là, việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục chính sách, pháp luật về bảo
vệ môi trường chưa được thường xuyên, chỉ tập trung vào ngày lễ môi trường
trong năm.

12


Hai là, về hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường chưa
thật sự hấp dẫn, sáng tạo và thu hút người dân quan tâm. Mặc dù, địa phương cũng
đã rất nhiều cố gắng và có một số ít mô hình truyền thông hấp dẫn và sáng tạo.
Ba là, lực lượng tuyên truyền viên môi trường vừa ít và thiếu kỹ năng về
truyền thông môi trường. Do đó, hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến pháp
luật chưa đạt hiệu quả cao.
Bốn là, kinh phí phân bổ cho công tác truyền thông môi trường trong năm
còn hạn chế, chỉ đáp ứng một số nhiệm vụ thường xuyên và nhằm phục vụ chủ yếu
cho các ngày lễ môi trường trong năm.
2.2.2.1.5. Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường

theo quy định thẩm quyền
Trong 5 năm (2011-2016), Phòng Tài nguyên và Môi trường đã lập Biên bản
vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm và đã tham mưu Chủ tịch
UBND huyện ban hành 38 Quyết định x phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
môi trường, với tổng số tiền: 112.800.000đ.
Số đơn thư khiếu nại, phản ánh về ô nhiễm môi trường đã được Phòng Tài
nguyên và Môi trường tiếp nhận và x lý dứt điểm theo quy định Luật Khiếu nại
Tố cáo là 26 thư. Kết quả giải quyết bước đầu mang lại sự hài lòng và niềm tin cho
nhân dân trong thời gian qua.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc kiểm tra, thanh tra x lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm
môi trường theo quy định thẩm quyền trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ vẫn còn tồn tại
một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:
Một là, việc x lý các vi phạm chưa thật sự nghiêm khắc và răn đe, vẫn còn
tư tưởng “cho khắc phục để tồn tại”.
Hai là, việc khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường còn chậm và khắc
phục chưa triệt để khi các cơ quan chức năng hậu kiểm việc chấp hành các Quyết
định x lý vi phạm hành chính.
13


Ba là, việc x lý các vi phạm môi trường chưa được kịp thời và dứt điểm.
2.2.2.1.6. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của
UBND cấp xã
Để triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp xã, UBND huyện thường
xuyên chỉ đạo UBND các xã cụ thể hóa các văn bản pháp luật của huyện như:
Quyết định, Kế hoạch, Chương trình và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trên địa
bàn các xã.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ vẫn còn tồn tại một số

hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:
Một là, trình độ công chức môi trường cấp xã còn nhiều hạn chế, trình độ
chuyên môn không đồng đều và chưa phù hợp ngành quản lý môi trường khi tuyển
dụng
Hai là, có một số xã công chức địa chính, xây dựng kiêm nhiệm lĩnh vực
môi trường. Đồng thời, công tác phối hợp giữa cán bộ môi trường cấp huyện và xã
cũng chưa thật sự tích cực và hiệu quả
Ba là, UBND các xã x lý còn chậm và tinh thần trách nhiệm giải quyết
chưa cao nên để phát sinh một số trường hợp tụ tập đông người, khiếu kiện, khiếu
nại vượt cấp, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Bốn là, có một số xã chưa làm hết trách nhiệm, công tác quản lý nhà nước
môi trường còn buôn lỏng, để phát sinh hậu quả về ô nhiễm môi trường rồi mới
báo cáo UBND huyện hỗ trợ, phối hợp, x lý.
2.3. Đánh giá chung về nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế
Qua phân tích, đánh giá các tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ tại mục 2. 2 của Luận văn;
tác giả nhận thấy có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập
trung ở một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, trình độ công chức môi trường cấp huyện còn hạn chế trong việc
xây dựng văn bản pháp luật để tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường tại
địa phương.
14


Hai là, hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực môi trường vẫn còn tồn
tại một số nội dung chưa đồng bộ, cụ thể, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn
cuộc sống.
Ba là, chưa tích cực và bị động trong việc xây dựng chính sách, chương
trình hành động bảo vệ môi trường tại địa phương.
Bốn là, Ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp về phân

loại rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp tại nguồn còn nhiều hạn chế nên việc
phân loại đúng chưa đạt theo yêu cầu.
Năm là, vẫn còn tồn tại một bộ phận các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm trong khu
dân cư nông thôn chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường, ý thức chấp hành pháp luật chưa
Sáu là, việc phân bổ ngân sách cho lĩnh vực quản lý môi trường chưa được
đầy đủ, kịp thời để thực hiện nhiệm tại địa phương.
Bảy là, trình độ cán bộ môi trường bộ phận thẩm định cấp phép môi trường
chưa đáp ứng.
Tám là, tính pháp lý đối với việc thẩm định hồ sơ quy định chưa thật sự chặt
chẽ, dẫn đến việc thẩm định còn lỏng lẻo.
Chín là, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của một số doanh
nghiệp còn thấp, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thanh tra môi trường còn hạn
chế, còn mang tư tưởng buôn lỏng, dễ dãi trong việc kiểm tra, x lý nghiêm các
trường hợp vi phạm về môi trường
Mƣời là, nguồn lực tài chính của chủ đầu tư chưa tương xứng với quy mô
đầu tư dự án
Mƣời một là, hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường còn
đơn điệu, chưa thật sự thu hút đối tượng truyền thông để tích cực hưởng ứng.
Mƣời hai là, việc phân bổ ngân sách nhà nước về công tác truyền thông môi
trường chưa hợp lý và chưa đúng mức để đáp ứng nhu cầu chính trị đặt ra.
Mƣời ba là, một số cán bộ thanh tra môi trường còn thiếu tinh thần trách
nhiệm, phẩm chất đạo đức còn hạn chế trong thực thi công vụ.
15


Mƣời bốn là, ý thức và trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ phận cán
bộ cấp xã còn hạn chế, việc triển khai các dự án trái phép và gây ô nhiễm môi
trường không được chính quyền cơ sở giám sát, kiểm tra, can thiệp kịp thời.
Mƣời lăm là, việc tuyển dụng và bố trí công chức làm công tác môi trường

cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập. Trình độ chuyên ngành của công chức môi
trường chưa phù hợp, tương thích với công việc đảm nhận.
Mƣời sáu là, kỹ năng hòa giải của cán bộ môi trường cấp cơ sở chưa được
đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ.

Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng
Việc xác định định hướng được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể như
sau:
- Giảm cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường;
- Khắc phục, cải tạo, phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái; đồng
thời cải thiện đời sống của người dân;
- Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, kiềm chế tốc
độ suy giảm đa dạng sinh học;
- Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ
mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.
3.2. Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng huyện Cẩm
Mỹ giai đoạn đến năm 2020.
* Về mục tiêu chung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đến năm 2 2 :
Xây dựng Cẩm Mỹ thành huyện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xanh,
sạch, đẹp, văn minh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ
môi trường, tập trung ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái,
16


phục hồi và nâng cao chất lượng môi trường. Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động
thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính;

có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, s dụng tài nguyên theo hướng hợp
lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm
đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh
thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên
địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Bảo vệ môi trường trong quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay là yêu cầu
cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi
công dân trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Huyện ủy,
HĐND và UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương, chương trình
và kế hoạch về bảo vệ môi trường, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường khu vực nông
thôn.
Vì vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu, khắc phục có hiệu quả các
hành vi gây ô nhiễm môi trường, tác giả xin đề xuất cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp chủ yếu sau đây:
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng
cường việc ban hành các chương trình, chỉ thị, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo
thẩm quyền quy định kịp thời; cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của
Trung ương, HĐND, UBND tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu
tại địa phương.
Thứ nhất, rà soát các văn bản pháp luật không còn phù hợp liên quan đến
lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu mà HĐND, UBND
tỉnh đã ban hành để bãi bỏ, s a đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định hiện
hành.
Thứ hai, tăng cường công tác cải cách hành chính đối với các thủ tục môi
trường
17



Thứ ba, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị cấp Trung ương (Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường) sớm ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành
Luật, điều chỉnh một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cho phù
hợp với thực tiễn cuộc sống
Thứ tư, xây dựng và ban hành Chương trình hành động bảo vệ môi trường
giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Thứ năm, UBND huyện cần quan tâm xây dựng Kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực quản lý môi trường tại địa phương.
3.3.2. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ về bảo vệ môi trường tại địa phương, đặc biệt là tập trung thực hiện
Chương trình hành động giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại địa
phương.
Thứ nhất, tiếp tục nhân rộng mô hình Chương trình việc phân loại chất thải
rắn tại nguồn trên địa bàn 12 xã còn lại.
Thứ hai, xây dựng Kế hoạch di dời các hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình,
nhỏ lẻ ra khỏi khu dân cư tập trung.
Thứ ba, UBND huyện cần phân bổ ngân sách cho lĩnh vực quản lý môi
trường đầy đủ, kịp thời để đáp ứng nhu cầu về nhiệm vụ tại địa phương.
Thứ tư, tổ chức thực hiện Chương trình hành động bảo vệ môi trường huyện
Cẩm Mỹ giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
3.3.3. Nâng cao chất lượng việc thẩm định, hậu kiểm tra việc cấp phép môi
trường theo thẩm quyền quy định, phân cấp cho huyện Bản Cam kết bảo vệ môi
trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường)
Thứ nhất, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cán
bộ môi trường thuộc bộ phận thẩm định hồ sơ cấp phép môi trường.
Thứ hai, rà soát lại bộ thủ tục hành chính về thẩm định, cấp phép hồ sơ môi
trường; đề xuất cấp trên bổ sung các quy định pháp lý phù hợp với thực tiễn để
việc thẩm định được chặt chẽ.
Thứ ba, hàng năm xây dựng Kế hoạch kiểm tra định kỳ sau cấp phép môi

trường.
18


3.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản
ánh về ô nhiễm môi trường theo đúng quy định về thẩm quyền và kịp thời, tránh
gây bức xúc trong nhân dân, làm dịu các điểm nóng, góp phần đảm bảo an ninh,
trật tự xã hội tại địa phương.
Thứ nhất, chú trọng công tác truyền thông môi trường, thường xuyên có kế
hoạch tập huấn, tuyên truyền cho các doanh nghiệp các văn bản pháp luật về môi
trường, nhất là các văn bản quy định x lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi
trường.
Thứ hai, tổ chức phải thường xuyên giáo dục đạo đức cách mạng và bản
thân người công chức phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức,
tích cực học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Thứ ba, chính quyền địa phương cần quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp và giúp
tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ
doanh nghiệp có phương án x lý ô nhiễm môi trường.
Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng
năm nhằm tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra môi trường có trọng tâm,
trọng điểm đối với các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi
trường.
3.3.5. Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông, phổ biến, giáo dục
chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch truyền thông môi trường ngay từ đầu năm. Cần
nghiên cứu, đầu tư chất xám với hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi
trường thật sáng tạo, phong phú, hấp dẫn, ấn tượng và gây thu hút đối tượng truyền
thông để tích cực hưởng ứng.

Thứ hai, việc truyền thông môi trường phải được tổ chức thực hiện thường
xuyên trong năm.
Thứ ba, Sở Tài nguyên và Môi trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo
thường xuyên để các tuyên truyền viên được tập huấn nâng cao trình độ về kiến
19


thức và và kỹ năng truyền thông môi trường, làm cầu nối hiệu quả giữa kiến thức
pháp luật môi trường của nhà nước đến người dân.
Thứ tư, UBND tỉnh sớm cân đối và bổ sung phù hợp, kịp thời biên chế cho
UBND huyện làm công tác truyền thông môi trường vì đa phần công chức làm
công tác kiêm nhiệm.
Thứ năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tập trung tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ
chức tập huấn các văn bản pháp luật, các quy định mới của Trung ương, tỉnh về
môi trường cho các tổ chức, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện;
Thứ sáu, cần đưa nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường và bảo vệ rừng vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp từ tiểu học đến
phổ thông; thường xuyên đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức môi
trường tại địa phương
Thứ bảy, thực hiện Chương trình ký kết liên tịch với các tổ chức đoàn thể chính trị và phát động hưởng ứng các tuần lễ về bảo vệ môi trường hàng năm.
3.3.6. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
đối với UBND cấp xã
Thứ nhất, UBND huyện xây dựng Kế hoạch, Chương trình về bảo vệ môi
trường và thường xuyên chỉ đạo UBND cấp xã cụ thể hóa để tổ chức triển khai
thực hiện ở chính quyền cơ sở theo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện.
Thứ hai, thường xuyên theo dõi và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện 08
nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường được quy định tại Điều 143, Chương
XIV, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Thứ ba, thường xuyên giám sát định kỳ kết quả thực hiện các kế hoạch,

nhiệm vụ môi trường được phân cấp đối với UBND cấp xã; kịp thời chấn chỉnh,
hướng dẫn UBND các xã thực hiện theo đúng chức năng và thẩm quyền quy định.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho công
chức môi trường cấp xã nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp
vụ trong công tác quản lý môi trường.
20


Thứ năm, đầu năm tổ chức phát động phong trào thi đua các địa phương; kịp
thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị xã, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc biểu dương, khen thưởng được lồng ghép
trong Hội nghị tổng kết ngành tài nguyên và môi trường cuối năm.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Đề xuất UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường
Một là, sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm
2014 và các văn bản pháp quy chuyên ngành môi trường để địa phương căn cứ xây
dựng Chương trình, Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.
Hai là, sớm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước
thải chăn nuôi để doanh nghiệp và người dân chăn nuôi có cơ sở pháp lý thiết kế,
xây dựng hệ thống x lý nước thải cho phù hợp với công nghệ và điều kiện kinh tế.
Ba là, xây dựng quy định hướng dẫn chi tiết về việc tái s dụng nước thải
cho các mục đích khác nhau trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chăn
nuôi.
Bốn là, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí đối với mùi và
quy chuẩn môi trường không khí trong nhà.
Năm là, cần s a đổi và quy định cụ thể để đảm bảo sự hài hòa giữa Luật
BVMT và Luật Đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình
lập thủ tục đầu tư và Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
3.4.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Nai
Một là, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho công chức môi trường

cấp huyện, cấp xã nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ
trong công tác quản lý môi trường.
Hai là, bổ sung biên chế làm công tác môi trường đảm bảo cho việc vận
hành bộ máy quản lý môi trường cấp huyện, xã được hiệu quả; tránh tình trạng
công chức phải kiêm nhiệm giải quyết nhiều công việc và bố trí trái chuyên ngành
quản lý môi trường, nhất là chính quyền cơ sở của xã.
Ba là, phân cấp cho UBND cấp huyện được chủ động kiểm tra hoạt động
bảo vệ môi trường của các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc quy mô do
21


UBND cấp tỉnh cấp phép môi trường (ĐTM). Nếu phát hiện vi phạm, cấp huyện
củng cố hồ sơ pháp lý và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định x phạt theo thẩm
quyền quy định.
3.4.3. Một số kiến nghị tác nghiệp:
Về công tác quy hoạch: Các sở, ngành khi phối hợp với địa phương lập quy
hoạch chuyên ngành (môi trường, đất đai, xây dựng, chăn nuôi, chợ…) cần rà soát
tổng thể, chi tiết đảm bảo việc quy hoạch được đồng bộ và phù hợp với quy hoạch
phát triển KT-XH.
Về thu hút đầu tư: Chủ trương của huyện Cẩm Mỹ ưu tiên thu hút các dự án
sạch, thân thiện với môi trường, phát triển theo hướng hình thành các Khu cụm
công nghiệp sinh thái. Do đó, kiến nghị các sở, ngành cần quan tâm hơn, kêu gọi
và giới thiệu nhà đầu tư cho địa phương theo tiêu chí trên trong thời gian tới.
Về tác nghiệp thanh, kiểm tra môi trường: Đối với các dự án thuộc quy mô
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), kiến nghị phân cấp cho huyện chủ
động kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường.
Về chế tài xử phạt vi phạm môi trường: Cần bổ sung chi tiết các biện pháp
chế tài và những quy định cụ thể ứng với từng trường hợp vi phạm về pháp luật
môi trường.


22


KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về môi trường nhằm mang lại hiệu lực, hiệu quả là vấn đề
hết sức quan tâm của cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp và địa phương. Trước
thực trạng môi trường diễn biến ngày càng phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu và phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất
nước. Mỗi địa phương, đặc biệt là cấp huyện có những chính sách, biện pháp, giải
pháp khác nhau để quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương nhằm phòng
ngừa, cải thiện, hạn chế, kiểm soát và x lý ô nhiễm môi trường.
Qua luận văn, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề về cơ sở pháp lý,
cơ sở thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Cẩm Mỹ trong thời gian vừa qua. Đồng thời, luận văn cũng đã phản ánh được
những thành tựu đạt được và cả hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về
môi trường tại địa phương.
Pháp luật (Luật Bảo vệ môi trường 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực môi trường) trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường trong những năm gần đây đã có nhiều bổ sung, điều
chỉnh và thay đổi theo hướng phù hợp hơn với thực tế, góp phần đáng kể vào việc
BVMT và phát triển bền vững đất nước. Hơn thế nữa, nhiều mô hình quản lý môi
trường trong nước được các địa phương học tập kinh nghiệm, chia sẻ lẫn nhau và
áp dụng tại địa phương, bước đầu đã nâng cao nhận thức cộng đồng, nhà quản lý
và mang lại thành công nhất định bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước nói
chung và huyện Cẩm Mỹ nói riêng việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã phát sinh nhiều
mặt trái của đất nước, trong đó tình trạng gây ô nhiễm môi trường, sinh thái ngày
càng diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà
nước phải có giải pháp để giải quyết, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.
Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu qua thực tiễn tại

huyện Cẩm Mỹ nên chưa thể đầy đủ và toàn diện được. Một số giải pháp và kiến
23


×